Ý NGHĨA TRẠCH CÁT CỦA 12 TRỰC
Đăng ngày: Thứ sáu, 08 Tháng 7 2016 07:33
Ý NGHĨA TRẠCH CÁT CỦA THẬP NHỊ TRỰC :
Cuộc sống con người tồn tại và phát triển trong môi trường không gian và thời gian. Từ ngàn xưa con người đã phát minh ra phép tính thời gian và đã làm được lịch. Ở nước ta hiện nay đang sử dụng lịch âm dương, dương lịch để dùng trong hoạt động hành chính nhà nước, văn bản giao tiếp kinh tế, chính trị, xã hội. Âm lịch sử dụng trong đời sống và các hoạt động nông nghiệp, truyền thống, dân gian. Trong một tờ lịch âm dương thường có các yếu tố sau: Ngày tháng năm dương lịch, ngày tháng năm âm lịch, có Hành, có Sao, có Trực. Trong chừng mực bài viết này tôi xin giới thiệu về Thập nhị trực để bạn đọc tham khảo…
Theo tư tưởng biến dịch thì “Thập nhị trực” (12 trực) diễn đạt quá trình vận động luân hồi qua 12 cung đoạn sinh - trưởng - thành - hoại của vạn vật trong vũ trụ. Con người trong quá trình hành sự phải tôn trọng tính khách quan đó. Vì vậy nhân gian cho rằng việc chọn “ngày tốt”, tránh “ngày xấu” phải căn cứ vào sự biến dịch của các cung đoạn của thập nhị trực là : Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Ngụy, Thành, Thu, Khai, Bế…
1. Ngày có trực KIẾN: “Kiến” là kiến lập, khai tạo ra cái mới.
Vì vậy, vào ngày có trực này nói chung mọi việc khởi đầu đều tốt. Tuy nhiên theo cuốn “Trạch cát thần bí” thì người Trung Hoa thường không chọn ngày này để xây cất, động thổ.
2. Ngày có trực TRỪ: Cái mới đã được kiến lập thời cái cũ được loại trừ, nên sau Kiến là Trừ. Tức là giai đoạn cái mới – cái cũ ganh đua nhau, tranh tối tranh sáng. Vì vậy ít có việc thuận lợi vào ngày có trực này.
3. Ngày có trực MÃN: Theo mặt chữ thì “Mãn” có nghĩa là đầy tràn. Nghĩa là cái mới đã phát triển ở giai đoạn sung mãn, đủ đầy như trăng ngày rằm hàng tháng vậy. Thế nên những việc như cầu phúc, cúng bái, lễ tế, cầu xin nhân gian hay tiến hành vào ngày có trực Mãn. Tuy nhiên, theo tư tưởng dịch lý phương Đông thì cái gì đầy tất sẽ dừng lại và có nguy cơ tiêu giảm. Vì vậy, một số việc tốt cần phát triển thì cũng nên chú ý có thể tránh ngày này như nhận chức vụ mới chẳng hạn. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì việc cưới xin cũng không nên chọn ngày có trực Mãn
4. Ngày có trực BÌNH: Vì sự vật đã phát triển đến độ sung mãn thì tất phải dừng lại để hoàn thiện nên tiếp sau Mãn là Bình. Bình cũng giống như “bình định”, làm cho yên ổn, bổ sung chỗ còn khuyết tật cho thật hoàn mỹ. Vì vậy ngày có trực này là đều tốt cho mọi việc.
5. Ngày có trực ĐỊNH: Định cũng giống như Bình. Nó là sự bình đã đạt tới đầy đủ, đâu vào đó. Vậy nên mọi sự đều tốt. Tuy nhiên, những việc phá thế ổn định thì không nên ví như hội họp tranh luận, cử tướng xuất binh hay chữa bệnh.
6. Ngày có trực CHẤP: Theo nghĩa của chữ này là mắc vào, dính vào. Theo ý nghĩa của thập nhị trực thì chấp có nghĩa là giữ lại cái đã hoàn thành nhờ Bình – Định. Vậy nên tiến hành những việc có lợi cho việc lưu giữ lâu dài cái tốt cho mai sau như trồng trọt, cất giữ tiền bạc, hạt giống… Đồng thời nên kiên những việc như xuất tiền của, dời nhà ở, xuất hành, mở cửa hàng, công xưởng…
7. Ngày có trực PHÁ: “Phá” có nghĩa là bỏ cái bất lợi, cái cũ nát. Vậy nên ngày có trực này có thể dỡ bỏ vật cũ để chuẩn bị tiến hành cái mới như dỡ bỏ nhà cũ chẳng hạn để chuẩn bị kiến tạo nhà mới.
8. Ngày có trực NGUY: “Nguy” tức là nguy hiểm. Cái mới chưa tạo dựng mà cái cũ đã bị xóa bỏ nên không biết theo cái nào, dựa vào đâu. Vậy nên muôn việc vào ngày có trực này đều là bất lợi.
9. Ngày có trực THÀNH: Cái mới đã bắt đầu được tạo ra. Vậy nên muôn việc khởi đầu có thể chọn ngày này như bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhận chức, dọn nhà mới. Tuy vậy, việc tố tụng là việc cần được giải bỏ thì không nên chọn ngày có trực Thành.
10. Ngày có trực THU: “Thu” có nghĩa là gặt hái kết quả. Vậy nên ngày có sao này nên làm các công việc có sự thu hái kết quả như thu hoạch hoa mầu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải… Trái lại nên kị những công việc khởi đầu. Nhập trạch cũng vào ngày này.
11. Ngày có trực KHAI: “Khai” nghĩa là mở cửa. Vậy nên tổ chức những công việc mới như kết hôn, bắt đầu kinh doanh… Tuy nhiên cần kiêng các công việc không sạch sẽ như đào đất, chôn cất… rất kị những công việc mang tính hủy diệt như săn bắt, chặt cây…
12. Ngày có trực BẾ: “Bế” là ngưng trệ, vùi lấp, vậy nên chỉ thích hợp những công việc mang tính chất của “Bế” như đắp đập, ngăn nước, xây vá những chỗ sụt lở đê, đập, tường vách…
2. Ngày có trực TRỪ: Cái mới đã được kiến lập thời cái cũ được loại trừ, nên sau Kiến là Trừ. Tức là giai đoạn cái mới – cái cũ ganh đua nhau, tranh tối tranh sáng. Vì vậy ít có việc thuận lợi vào ngày có trực này.
3. Ngày có trực MÃN: Theo mặt chữ thì “Mãn” có nghĩa là đầy tràn. Nghĩa là cái mới đã phát triển ở giai đoạn sung mãn, đủ đầy như trăng ngày rằm hàng tháng vậy. Thế nên những việc như cầu phúc, cúng bái, lễ tế, cầu xin nhân gian hay tiến hành vào ngày có trực Mãn. Tuy nhiên, theo tư tưởng dịch lý phương Đông thì cái gì đầy tất sẽ dừng lại và có nguy cơ tiêu giảm. Vì vậy, một số việc tốt cần phát triển thì cũng nên chú ý có thể tránh ngày này như nhận chức vụ mới chẳng hạn. Theo quan niệm của người Trung Hoa thì việc cưới xin cũng không nên chọn ngày có trực Mãn
4. Ngày có trực BÌNH: Vì sự vật đã phát triển đến độ sung mãn thì tất phải dừng lại để hoàn thiện nên tiếp sau Mãn là Bình. Bình cũng giống như “bình định”, làm cho yên ổn, bổ sung chỗ còn khuyết tật cho thật hoàn mỹ. Vì vậy ngày có trực này là đều tốt cho mọi việc.
5. Ngày có trực ĐỊNH: Định cũng giống như Bình. Nó là sự bình đã đạt tới đầy đủ, đâu vào đó. Vậy nên mọi sự đều tốt. Tuy nhiên, những việc phá thế ổn định thì không nên ví như hội họp tranh luận, cử tướng xuất binh hay chữa bệnh.
6. Ngày có trực CHẤP: Theo nghĩa của chữ này là mắc vào, dính vào. Theo ý nghĩa của thập nhị trực thì chấp có nghĩa là giữ lại cái đã hoàn thành nhờ Bình – Định. Vậy nên tiến hành những việc có lợi cho việc lưu giữ lâu dài cái tốt cho mai sau như trồng trọt, cất giữ tiền bạc, hạt giống… Đồng thời nên kiên những việc như xuất tiền của, dời nhà ở, xuất hành, mở cửa hàng, công xưởng…
7. Ngày có trực PHÁ: “Phá” có nghĩa là bỏ cái bất lợi, cái cũ nát. Vậy nên ngày có trực này có thể dỡ bỏ vật cũ để chuẩn bị tiến hành cái mới như dỡ bỏ nhà cũ chẳng hạn để chuẩn bị kiến tạo nhà mới.
8. Ngày có trực NGUY: “Nguy” tức là nguy hiểm. Cái mới chưa tạo dựng mà cái cũ đã bị xóa bỏ nên không biết theo cái nào, dựa vào đâu. Vậy nên muôn việc vào ngày có trực này đều là bất lợi.
9. Ngày có trực THÀNH: Cái mới đã bắt đầu được tạo ra. Vậy nên muôn việc khởi đầu có thể chọn ngày này như bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhận chức, dọn nhà mới. Tuy vậy, việc tố tụng là việc cần được giải bỏ thì không nên chọn ngày có trực Thành.
10. Ngày có trực THU: “Thu” có nghĩa là gặt hái kết quả. Vậy nên ngày có sao này nên làm các công việc có sự thu hái kết quả như thu hoạch hoa mầu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải… Trái lại nên kị những công việc khởi đầu. Nhập trạch cũng vào ngày này.
11. Ngày có trực KHAI: “Khai” nghĩa là mở cửa. Vậy nên tổ chức những công việc mới như kết hôn, bắt đầu kinh doanh… Tuy nhiên cần kiêng các công việc không sạch sẽ như đào đất, chôn cất… rất kị những công việc mang tính hủy diệt như săn bắt, chặt cây…
12. Ngày có trực BẾ: “Bế” là ngưng trệ, vùi lấp, vậy nên chỉ thích hợp những công việc mang tính chất của “Bế” như đắp đập, ngăn nước, xây vá những chỗ sụt lở đê, đập, tường vách…
Việc chọn ngày tốt xấu theo các phương pháp cổ truyền dựa vào lịch âm dương mang tính tham khảo, nó còn nhiều yếu tố chi phối trong quá trình nghiên cứu về dịch học của văn hóa Phương Đông. Bài viết dừng lại ở yếu tố gợi mở những điều mà văn hóa truyền thống còn lưu lại đến ngày nay, mà chúng ta vẫn phải nghiêm túc nghiên cứu ở góc độ khoa học…
Phong Thủy Vạn Quang Vũ fengshui