Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Thủ tướng Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!

Thủ tướng Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!

Tuyên chỉ có vài trăm trong hàng vạn chữ của báo cáo đọc trước quốc hội hôm 5/3, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông. 

thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ điều hàng không mẫu hạm tới biển Đông 'dằn mặt' Trung Quốc
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ sẽ phá thế “không tranh chấp” của Trung Quốc
Và đây là điều đang khiến dư luận cũng như các nước trong khu vực bàn luận. Bởi theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải, an ninh tại các vùng biển và sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm “chủ quyền Trung Quốc trên biển".
"Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không", ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh. Trong báo cáo chính phủ còn viết, tỉnh Hải Nam sẽ nhận được ngân sách hỗ trợ của Trung ương để "khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông".
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Ngày 5/3, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, để bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".
Tờ South China Morning Post cũng dẫn phát biểu của ông Vương Hàn Linh, nhà nghiên cứu trẻ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc rằng, chủ quyền lãnh thổ và an ninh biển của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đồng thời đổ lỗi cho Mỹ trong việc tuần tra gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông những tháng gần đây, khiến Bắc Kinh phải tập trung nhiều hơn vào an ninh hàng hải.
Giới quân sự cho rằng, quyết định cắt giảm 300.000 quân hôm 3/9/2015 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có ảnh hưởng tới việc tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng năm 2016 - ở mức 954,35 tỉ NDT (146,67 tỉ USD), chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2016 (573 tỉ USD).
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bắc Kinh vẫn ưu tiên cho chi tiêu quân sự bởi con số được công bố chính thức không phản ánh đúng thực tế bởi Trung Quốc không đưa các khoản nhập khẩu vũ khí và những trang thiết bị đắt tiền vào “danh mục phải công bố”.
Theo nhận định của hãng AP, mặc dù ngân sách quốc phòng năm 2016 của Bắc Kinh chỉ tăng khiêm tốn (7,6%) so với các năm trước, nhưng vẫn phải chú ý tới những động thái của quân đội Trung Quốc. Bởi Trung Quốc tiếp tục coi hải quân và không quân là 2 mũi chính trong việc đối phó với các mối đe dọa hiện hữu tới các lợi ích của Bắc Kinh. Ngoài lực lượng hạt nhân, Bắc Kinh còn sở hữu ít nhất 1.200 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường, tên lửa hành trình đất đối đất và đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
Tờ The Wall Street Journal cũng vừa dẫn nhận định của Giáo sư Andrew Erickson đến từ Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, quyết định tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh giảm khả năng quân sự - Trung Quốc muốn tránh để quân đội phình to quá mức như Liên Xô trước đây. Và Trung Quốc vẫn tăng cường khả năng thúc đẩy các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho rằng, dự thảo kế hoạch 5 năm 2016-2020 của chính phủ đã khẳng định, Bắc Kinh sẽ củng cố năng lực chấp pháp trên biển và điều này đồng nghĩa với việc, căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang ở Biển Đông.
Ngày 4/3, hãng Kyodo dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động và năng lực trên biển cũng như trên không nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền và lợi ích biển của Bắc Kinh, có thể "làm đảo lộn" an ninh ở khu vực Đông Á. Và cảnh báo, nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á và nếu những thách thức này được chứng minh có hiệu quả, trật tự an ninh hiện nay ở Đông Á có thể thay đổi đáng kể. Bởi hải quân Trung Quốc đã có thể tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, và đây giống như một hành động răn đe đối với lợi ích của Mỹ tại những khu vực này.
Đồng thời cho rằng, việc mở rộng hoạt động và hiện đại hóa trang thiết bị cho hải quân, không quân và lực lượng tên lửa của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông diễn ra căng thẳng. Và giới phân tích chính trị cảnh báo, Bắc Kinh sẽ có những bước đi quyết liệt nhằm khẳng định vị thế của họ trong khu vực, cũng như “định vị” tại Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của các nước hữu quan.

thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Trung Quốc ngoan cố "khuấy sóng" Biển Đông
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
ASEAN không nên để bất cứ nước nào độc chiếm Biển Đông
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Vì sao Mỹ-Nhật quyết không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?

Mỹ tăng cường năng lực đối phó tên lửa Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương

Mỹ tăng cường năng lực đối phó tên lửa Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương

  
(GDVN) - Tiến bộ về tên lửa của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đối với các căn cứ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, nhưng Mỹ có thể nắm chắc phần thắng..
Asia Times xuất bản tại Hồng Kông ngày 1/3 cho rằng, trong cuộc chạy đua ngày càng nguy hiểm với Trung Quốc, một ưu thế lớn duy nhất của Mỹ là Washington có số lượng đồng minh tuyệt đối ở khu vực này. Những đồng minh này đã cung cấp khả năng tiếp cận nhiều căn cứ quân sự cho Mỹ. Một khi xảy ra khủng hoảng với Bắc Kinh, những căn cứ này sẽ rất có ích.
Bãi đỗ máy bay ở căn cứ Kadena quân Mỹ tại Okinawa, Nhật Bản
Mỹ đang áp dụng hình thức đóng quân luân phiên ở một số căn cứ, trong khi đó, Mỹ triển khai các tài sản tuyến đầu quan trọng ở một số căn cứ, đặc biệt là lực lượng không chiến.
Nhưng do Trung Quốc đạt được tiến bộ về công nghệ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, Trung Quốc đã có khả năng đe dọa những căn cứ này, thậm chí có thể khiến cho rất nhiều căn cứ không thể phát huy tác dụng khi xung đột hai nước xảy ra.
Trung Quốc quan tâm đến những công nghệ rất khó đáp trả, đó là những công nghệ “phi đối xứng”. Trong đó, hệ thống tên lửa là một phương diện quan trọng.
Từ tên lửa tầm ngắn đến tên lửa tầm trung, cho đến tên lửa tầm xa có thể tiến hành bắn phá điên cuồng đối với căn cứ Mỹ ở tận Guam, Trung Quốc luôn phát triển và triển khai chương trình tên lửa lớn nhất (và có thể tiên tiến nhất – bài báo tự tin) toàn cầu này.
Hiện nay, Mỹ và đồng minh đang triển khai những biện pháp gì để bảo vệ các căn cứ của họ, ngăn chặn tên lửa Trung Quốc tấn công? Theo nhiều quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Mỹ và nhiều nhà phân tích, Mỹ và đồng minh không đầu tư nhiều cho vấn đề này.
Máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ trên bầu trời căn cứ Okinawa
Năm 2012, nhà nghiên cứu cấp cao Roger Cliff đến từ Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng: “Việc gia cố vừa bao gồm các biện pháp phòng thủ tích cực như tên lửa đất đối không, vừa bao gồm các biện pháp phòng thủ như gia cố công sự”.
Roger Cliff chỉ ra, có thể gia cố các công trình hạ tầng như nhà chứa máy bay, để nó đủ khả năng chống lại các cuộc tấn công của tên lửa hành trình… Vấn đề ở chỗ, ở các căn cứ trên toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương có ít các công trình nhà chứa như vậy.
Chẳng hạn, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản tổng cộng có 15 nhà chứa máy bay, mỗi nhà chứa chỉ chứa được 2 máy bay, tổng cộng chứa được khoảng 30 máy bay chiến đấu.
Nhưng căn cứ không quân Futenma của lực lượng Thủy quân lục chiến cũng ở Okinawa lại không hề có nhà chứa máy bay. Căn cứ Iwakuni của lực lượng Thủy quân lục chiến, căn cứ không quân Yokota ở đảo Honshu và căn cứ không quân Anderson cũng đều không có nhà chứa máy bay.
Việc xây dựng các nhà chứa máy bay chiến đấu ở căn cứ Kadena đã cho thấy Trung Quốc đã gây ra thách thức nghiêm trọng cho Washington. Trong diễn tập mô phỏng do Công ty RAND tiến hành vào năm 2008, chỉ 34 quả tên lửa là đủ để tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho căn cứ Kadena, phá hoại hoặc phá hủy 75% máy bay.
Căn cứ Futenma của Quân đội Mỹ ở Nhật Bản
Cuối năm 2014, một nhà nghiên cứu cấp cao đến từ Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ cho rằng: “Thông thường, các căn cứ nằm trong phạm vi tấn công của máy bay ném bom đối phương đều có thể bị tên lửa đạn đạo tấn công tập trung”.
Theo học giả này, những tên lửa này có thể tiêu diệt tất cả máy bay không được bảo vệ, gây ra tình trạng rất nhiều mảnh kim loại sắc nhọn tản mát ở trên đường băng sân bay. Điều này sẽ còn khiến cho máy bay không thể rời khỏi nhà chứa, trừ phi làm sạch trước các mảnh vỡ.
Quá trình này có thể làm tiêu tốn rất nhiều thời gian và nhân lực. Đồng thời, đối phương có thể sử dụng máy bay có người lái và tên lửa hành trình trang bị vũ khí dẫn đường chính xác để phát động tấn công tiếp theo, mục tiêu là các kho nhiên liệu, máy bay trên đường băng sân bay và trong nhà chứa máy bay, làm tê liệt toàn bộ căn cứ, buộc phải sửa chữa lớn.
Mặc dù triển vọng không hề lạc quan, nhưng Washington ít nhất đã bắt đầu quan tâm giải quyết vấn đề này. Song Washington phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn để giải quyết thách thức to lớn và không hề dễ dàng này.
Căn cứ quân sự Guam Mỹ
Quân đội Mỹ đang sử dụng hình thức triển khai luân phiên để tăng quân ở châu Á, phạm vi đã vượt xa tầm bắn của tên lửa Trung Quốc. Chẳng hạn, một báo cáo của báo “War is Boring” Mỹ cho hay, đảo Tinian ở lân cận Guam đang trở thành một trong những căn cứ dự phòng của Không quân Mỹ.
Cộng với việc triển khai lâm thời hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến như hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) khi xảy ra khủng hoảng có thể làm cho Trung Quốc phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng tên lửa tiến hành tấn công.
Nếu kết hợp hai biện pháp này với một số biện pháp gia cố (chẳng hạn nhà chứa máy bay chiến đấu trong tầm bắn của tên lửa Bắc Kinh), thì giải pháp 3 bước này có thể giúp Washington nắm chắc phần thắng khi ứng phó với ưu thế quân sự mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. 
Mỹ vừa triển khai thêm máy bay chiến đấu tàng hình F-22 ở Nhật Bản
ĐÔNG BÌNH