Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Giải độc tin đồn năm 2020 VN sáp nhập vào TQ



Đường Vô Xứ Huế Quanh Quanh


Đường Vô Xứ Huế Quanh Quanh









ĐƯỜNG VÔ XỨ HUẾ QUANH QUANH.
Ca dao viết: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/Ai vô xứ Nghệ thì vô." Lại có ca dao mô tả xứ Huế:“Đường vô xứ Huế quanh quanh/
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/
Yêu em anh cũng muốn vô/
Sợ truông Nhà Hồ sợ phá Tam Giang/ Phá Tam Giang ngày rày đã cạn/
Truông Nhà Hồ Nội Tán phá tan/
Đường vô muôn dặm quan san/
Anh vô anh được bình an em mừng”
Ca dao thì nói lên cái gì rất phổ thông nên người dân không ai là không biết chuyện nó mô tả nhưng cảm nhận, và hình dung được rõ ràng hệ giao thông vùng này trong lịch sử thì không dễ dàng nếu không tiếp cận sách Hồng Đức Bản Đồ. Tôi từng nghiên cứu hành trình đánh Chiêm Thành của Lý Thánh Tông và Lê Thánh Tông ngang qua địa phận Nghệ An, việc đào kinh đắp đường của Lê Đại Hành qua khu vực, việc nạo vét kinh Sen, lấp cữa Eo, sách sử nói về Đại Trường Sa-Tiểu Trường Sa mà chẳng hiểu mô tê gì hết phải đợi đến khi đọc Hồng Đức Bàn Đồ mới hiểu hết đường vô Xứ Huế quanh quanh là sao, sợ truông Nhà Hồ là sao, sợ phá Tam Giang là sao, vô được bình an em mừng là sao. Lật trang lịch sử đọc thì thấy xứ này là vùng chiến lược hiểm yếu.
 1- Lịch sử về xứ Huế. Xứ Huế phải hiểu rộng ra là Bình Trị Thiên mà ngày xưa gọi là châu Ô châu Ri và Lâm Bình, là Thuận Hóa. Cả 2 đều do vua Chiêm dâng đất chứ ta không có ý đánh chiếm. Xứ này không những để ấn tượng trong lịch sử của ta mà còn trong lịch sử nước Lâm Ấp, Hoàng Vương, Chiêm Thành, nói chung là lịch sử của người Phương Nam.
Thời nước Lâm Ấp và Hoàng Vương. ĐVSKTT dẫn Đào Hoàng(ĐH) truyện nói “Tướng Di là Phạm Hùng(Nước Lâm Ấp) đời đời trốn tránh làm giặc, tự xưng vương, nhiều lần đánh phá trăm họ. Vả lại nước ấy liền với nước Phù Nam, rất nhiều chủng người, bè đảng dựa nhau, cậy thế đất hiểm không phục. Trước còn nước Ngô nhiều lần đánh phá. Đào Hoàng từng đóng giữ hơn 10 năm đã trừ được những tên đầu sỏ. Nhưng ở chốn hang cùng núi sâu vẫn còn có kẻ trốn tránh.” Người ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam(Xứ Huế) nổi lên chống lại Phương Bắc từ đầu Thiên Niên Kỷ thứ nhất của Công Nguyên(năm 100) rồi lập quốc đương đầu xâm lược Bắc Phương trải qua các triều Hán, Ngô(Tam Quốc), Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường là nhờ địa hình như đoạn ĐH mô tả nói trên.
Tướng Lưu Phương(LP) nhà Tùy sang đánh Lâm Ấp thì binh sĩ thủng chân 10 phần chết 4 năm phần. LP ốm chết dọc đường. Do đó khi nhà Đường lên thay nhà Tùy cử Lư Tổ Thượng(LTT) sang cai trị Giao Châu, LTT không dám sang. ĐVSKTT viết “Thượng dùng dằng không chịu đi. Vua dụ nói 3 năm thì về. Tổ Thượng nói “Đất Lĩnh Nam chướng, dịch lệ, đó là cái lẽ ra đi không trở về”. Vua sai chém Thượng”. Sai đi khó khăn như thế nên nhà Đường dẹp Giao Châu rút lại lập ra An Nam Đô Hộ Phủ chỉ ở phía Bắc Đèo Ngang mà thôi. Quận Nhật Nam do nhà Hán lập ra trải qua Hán, Ngô Tấn Tống Tề Lương Tùy không còn nữa. Khi Trung Quốc(TQ) lập quốc thì chỉ có 9 châu. Về sau chinh phục vùng ngoại vi đặt thêm các châu mới. Giao Châu của người Việt là 1 trong số đó. Vì vậy Giao Châu mới gọi bị ngàn năm Bắc Thuộc.
Thời người Việt lập quốc. Mãi cuối Thiên Niên Kỷ, năm 939 Ngô Quyền phá quân Nam Hán, người Bắc Đèo Ngang của ta mới lập quốc được. Bên kia là nước Chiêm Thành. Năm 1069 Chế Củ nước Chiêm dâng cho nhà Lý 3 châu Bố Chánh Địa Lý Ma Linh rồi Chế Mân năm 1306 dâng đất thiêng Ô Lý để lấy được công chúa vua Trần. Tức thì năm sau 1307 người các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo. Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên và cũng 1 năm sau(1307) Chế Mân chết. Đại Việt vất vả mới giữ được xứ này(Thuận Hóa).
Lịch sử Chiêm Thành đòi đất. Nhà Trần suy yếu Chiêm Thành(CT) uy hiếp thành Hóa Châu. Năm 1353 tháng 9 CT vào cướp Hóa Châu vua Trần sai mưu sĩ Trương Hán Siêu đem quân Thần Sách đến trấn Hóa Châu và lập kế sách chống giữ nhưng chẳng bao lâu bịnh chết. Năm 1362 tháng 3 CT lại vào cướp Hóa Châu. Tháng 5 sai Đỗ Tử Bình điểm duyệt quân đội ở Lâm Bình và Thuận Hóa, sửa đắp thành Hoá Châu. Thời Chế Bồng Nga(Po Binasor, Che Bonguar hay Po Bhinethuor trị vì 1360-1390) gây mưa gây gió chống Đại Việt, uy hiếp kinh đô Thăng Long, ra vào vùng từ Thanh Hóa trở vô như chỗ không người. Tân Bình(Lâm Bình) và Thuận Hóa nhiều người ngả theo Chiêm. Nhờ tên bay đạn lạc mà Chế Bồng Nga mới tình cờ trúng tên đành tử trận. Cục diện xoay chiều bất lợi cho dân Chiêm.
Nhà Hồ lên thay nhà Trần ra uy, Hồ Hán Thương đánh Chiêm năm 1402. Hồ Qúi Ly ép Chiêm Thành dâng Đại Chiêm Cổ Lũy để tha mạng cho Ba Địch Lai. Năm 1403 dân Chiêm dời hết dân đi nơi khác, bỏ đất không(ĐVSKTT). Quý Ly chia đất ấy làm lộ Thăng Hoa, đem người nào không có ruộng mà có của đến đấy để ở. Người mới đến cùng với người cũ đều biên tên vào quân ngũ, nhưng thích hai chữ tên châu hiện ở vào cánh tay. Năm sau, lại cho vợ con những người đã di đến khi trước đi theo. Những người này, lúc đi đường biển gặp gió bão, bị chết đuối nhiều. Lòng dân rất là náo động. Thật là một sự cưỡng bức di dân để xâm lăng. Nhà Minh sang diệt nhà Hồ. Cơ hội đến cho dân Chiêm lấy lại đất đuổi người Việt về Hóa Châu. Đế Ngỗi và Đế Qúi Khoáng lập ra nhà Hậu Trần chống quân Minh và hùng cứ ở Hóa Châu. Hóa Châu nổi tiếng như thế nên tướng Trương Phụ nhà Minh khi truy bức tàn quân  Trần Qúi Khoáng nói "Tôi có sống được là ở Hóa Châu, tôi có chết cũng là ở Hóa Châu, Hóa Châu mà chưa bình định xong, thì tôi còn mặt mắt nào trông thấy chúa thượng nữa?"(ĐVSKTT).
Lê Lợi khởi nghĩa năm 1418 đánh đuổi quân Minh cũng thấy hóa châu là vùng chiến lược. Năm 1425 Lê Lợi vây thành Nghệ An. Hóa Châu đứt liên lạc với Tây Đô(Thanh Hóa) và Đông Đô(Thăng Long).  Trần Hãn và Lê Nỗ đi tuần các xứ Tân Bình và Thuận Hóa để có thêm lực lượng và chia cắt quân Minh rồi kéo ra Bắc chận viện từ TQ sang để vây thành Đông Đô buộc Vương Thông đầu hàng năm 1427. Năm 1428 Lê Lợi lập ra triều Lê. Lê Thánh Tông chiếm thành Đồ Bàn lập ra thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam, đẩy biên giới xa xuống phía Nam. Ngừng nói chuyện lịch sử để chuyễn sang nói chuyện đất thiêng của xứ Huế. Chế Mân dâng đất này cho ngoại bang thì bị chết tức thì. Đại Việt được đất thì to lớn ra. Người Chiêm đi đòi đất.
2- Đất Thiêng của xứ Huế. Đất này từng giúp Lâm Ấp lập quốc rồi phát triển đến cực thịnh là thời nước Hoàng Vương và nước Bắc Chiêm Thành với kinh đô Đồng Dương và trung tâm tín ngưỡng văn hóa Trà Kiệu. Khi mất đất thiêng kinh đô Đồng Dương-Trà Kiệu rồi tới lược mất thành Đồ Bàn nước Chiêm Thành trở nên suy yếu nhường chỗ cho Đại Việt vươn lên, to lớn ra. Sau đó nước Nam Chiêm Thành mất hẳn.
Khi nhà Lê suy, có nội chiến. Đáng lẽ nước Nam Chiêm Thành lợi dụng ĐV suy yếu đánh sang đòi lại đất đai nhưng hồn thiêng xui khiến đất Hóa Châu lại dung thân cho lực lượng thứ 3(nhà Nguyễn) có cơ hội giữ được nước 42 năm(1558-1600) và sau đó mở rộng nước(1600-1835 là năm Minh Mạng lập trấn Tây Thành ở Nam Vang). Rủi là có nội chiến Nguyễn Kim-Mạc Đăng Dung đánh nhau. Nhưng may là xoay trục thành nội chiến Trịnh-Mạc tạo duyên đẻ ra thế lực thứ 3 Nguyễn Hoàng(NH) “rảnh tay.
Năm 1558 NH vào lập nghiệp ở cữa Việt huyện Vũ Xương của phủ Triệu Phong(Vũ Xương, Hải Lăng, Quảng Điền, Hương Trà và  Phú Vinh) là đất Ô Lý của Chế Mân tiếp giáp phủ Tân Bình(Khang Lộc, Lệ Thủy và 2 châu Bố Chánh và Minh Linh theo Hồng Đức Bản Đồ) của Chế Củ. Cho trấn thủ là nói để giử biên giới phía Nam chống Chiêm Thành và ngừa nhà Mạc vượt biển đánh bọc hậu. Nhưng sự thực chiến tranh gây đói khổ dân phía Bắc bỏ chạy vào Nam có cả người của nhà Mạc về sau như Mạc Cảnh Huống là em của danh tướng Mạc Kính Điển và nhà Tống Phước Trị, nhà Nguyễn Ứng Dị(Tỵ). Sau này trong triều chúa Nguyễn có nhiều nhân vật quan trọng họ Tống, họ Nguyễn hữu(Mạc Cảnh Vinh đổi họ sang Nguyễn Hữu Vinh). Họ Mạc gây dây mơ rễ má với nhà chúa Nguyễn: Con gái Kính Điển lấy chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên; con trai Mạc Cảnh Huống là Mạc Cảnh Vinh lấy con gái của chúa Sãi được đổi họ là Nguyễn Hữu Vinh(có tác giả ghi Nguyễn Phúc Vinh cho gần hoàng tộc hơn) làm Trấn Biên ở đất Phú Yên. Có phải những người đồng hội cùng thuyền Mạc-Nguyễn này ở trong tầm ngắm dè chừng của họ Trịnh gặp nhau rồi hình thành lực lượng thứ 3 sau này chống thù chung là Trịnh? Đầu tiên NH lo vỗ yên được dân thành 1 xứ thanh bình thịnh trị. KĐVS viết việc năm 1572 nói: “Thái Tổ Gia Dụ ta cai trị trong trấn mười năm,chính sự thì khoan hòa, quân lệnh thì nghiêm túc. Dân vùng Thuận Hóa và Quảng Nam đều được nhuần thấm ân đức và tắm gội giáo hóa. Dân buôn thì lạc nghiệp, chợ búa không bán hai giá, trong xứ không có trộm cướp. Nhiều người các nước đều xum vầy làm ăn. Trong trấn ngày một đông đúc thịnh vượng.”Lý tưởng này 1 lần nữa cũng được thấy ở người khai mở triều chúa Nguyễn sau này, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sứ giả Văn Khuông trong sứ mạng ra Bắc trả lại sắc của vua Lê để Đàng Trong ly khai khỏi xứ Bắc trả lời Trịnh Tráng vặn hỏi: “Người ta nói Nam chúa là bậc anh hùng hào kiệt, sao không nghĩ đến đánh giặc lập công?”Sứ giả trả lời: “Chúa tôi không mê tửu sắc, không thích đàn hát, chỉ muốn đem ân huệ vỗ về dân chúng, uy tín cảm phục người xa…Nếu có những bọn Vương Mãng, Tào Tháo tiếm lạm danh nghĩa, giết hại dân sinh thì chúa tôi vì nghĩa mà đi đánh, xây dựng công nghiệp, không việc gì lớn hơn thế nữa. ”Sau năm 1945 đánh nhau với Pháp nên người đương thời ghét vua Nguyễn(phong kiến) nói là cõng rắn cắn gà nhà và có tội là đã tiêu diệt nhà Tây Sơn(cách mạng) làm cuộc nhân dân vùng lên nên quên công lao của vua và chúa Nguyễn.
Chiến tranh gây xứ Bắc đói khổ là chuyện có thật. Ngay đầu cuộc nội chiến trung ương đã đói khổ rồi. Năm 1517 nhà nước định lệnh thưởng công vận tải thóc công ở Thuận Hoá. Ai  vận tải thóc công ở Thuận Hoá hai lần, đều siêng năng cả được thưởng vào các thứ bậc quan quân phẩm trật(ĐVSKTT). Dương Văn An mô tả một thành Hóa Châu phồn vinh an lạc thời Mạc Phúc Nguyên(ngụy Mạc). Vùng biên thoát khỏi nội chiến, tranh ngôi thì bình yên làm ăn nên no đủ hơn.
Khi Trịnh Kiểm chết, năm 1570 Mạc Kính Điển ra quân lớn, các đạo cùng tiến. Khói lửa mù trời, cờ xí rợp đất. Nhân dân Thanh Hoa dắt già cõng trẻ, chạy nhớn nhác ngoài đường, không biết nương tựa vào đâu, tiếng kêu khóc vang trời, bao nhiêu tiền của, đàn bà con gái đều bị quân Mạc lấy cả. Bấy giờ, họ Mạc cậy có tướng nhiều quân mạnh định thôn tính cả đất Ái Hoan(ĐVSKTT). Lê Cập Đệ dùng kế giúp Trịnh Tùng lật ngược thế cờ. Trịnh phản công đánh đuổi Mạc rơi vào tình thế nguy khốn. Dân Sơn Nam Hải Dương vượt biển vào Nam ở Thuận Quảng hay chạy ra biên giới phía Bắc vùng Trường Bình Bạch Long thành nhóm người Việt Ly Hương nay gọi là dân tộc Kinh(Jing) sống ở Kinh Đảo thuộc thị xã Đông Hưng Trung Quốc. Khi Mạc Kính Điển(MKĐ) bại vong thì em là Mạc Cảnh Huống dẫn cháu gái là con của KĐ vào Nam ẩn ở chùa Lam Sơn, sau được lấy tên là Nguyễn Thị Băng(NTB) và được tiến gả cho chúa Sãi làm nguyên phi. Năm 1630, tháng 11 NTB mất được an táng ở xã Chiêm Sơn(ĐNTL-CB).
Xứ Huế là đất Địa Linh là chuyện cũng có thật. Trong PBTL, Lê Qúi Đôn viết “Bấy giờ (sau năm 1600)Nguyễn Hoàng thấy địa hình núi Hải Vân lấy làm lạ lại bèn qua núi vào phủ Thăng Hoa xứ Quảng trải xem tình thế rồi sai dựng hành dinh và kho tàng để chứa lương tiền(năm 1602).” NH cải tổ cai trị. Năm 1604 cắt huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong nâng lên 1 phủ mới là phủ Điện Bàn. Phủ Thăng Hoa đổi tên thành phủ Thăng Bình, phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi. Quảng Nam có tới 4 phủ thay vì 3 phủ 9 huyện như thời Lê Thánh Tông. Năm 1611 lấy đất Nam Cù Mông đặt thêm 1 phủ mới nữa là phủ Phú Yên. Rõ ràng mãi sau năm 1600 NH mới để ý đến đất ở 2 bên đèo Hải Vân và bắt đầu cải tổ sự cai trị xứ này. Trước năm 1600 NH vẫn chỉ là 1 Tổng Trấn Thuận Quảng thái phó Đoanquận công(trước năm 1593) và là Trung Quân Đô Đốc thái úy Đoanquốc công(ở Bắc sau khi trịnh Tùng lấy lại được Đông Đô cho nhà Lê năm 1592) trung thành với Lê triều, xem Mạc là ngụy.  Năm 1613 NH mất để lại lời trối trăn cho Nguyễn Phúc Nguyên là rể của nhà Mạc, rể của danh tướng Mạc Kính Điển, bây giờ Mạc-Nguyễn như Loan Phụng hòa minh. Lời căn dặn nói là: “Đất Thuận, Quảng này bên Bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”(Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim). Linh giang trong nhiều sách chỉ cả 2 sông Hương và sông Gianh. Theo như văn cảnh các đoạn ghi trên đây ta tin NH nói Linh Giang là sông Hương, địa linh xứ Huế. Dương Văn An(DVA) trong Ô Châu Cận Lục cũng mô tả Linh Giang là sông Hương. DVA đã ca ngợi thành Hóa Châu với nguồn Kim Trà,  Đan Điền và Linh Giang.
Linh thiêng thật. Chuyện NH trở về Nam năm 1600 như trời xui đất khiến. Năm 1592 Trịnh Tùng lấy được Đông Đô. Năm 1593 NH theo về vua Lê và cháu ngoại Trịnh Tùng tiếp tục sự nghiệp của ông, cha là đi đánh dẹp tàn dư loạn thần họ Mạc(ngụy Mạc), giúp phục hồi ngôi vị vua Lê. Từ TháiPhó Đoan Quận Công được Trịnh Tùng tâu vua Lê thăng NH lên TháiÚy Đoan Quốc Công và được làm Trung Quân Đô Đốc ngang bằng tướng Hoàng Đình Ái vào sinh ra tử, chỉ thua tiết chế Trịnh Tùng mà thôi. Cứ như NH mãn nguyện hoài bảo của cha, ông là phục hồi được ngôi vị của vua Lê, lấy lại kinh thành Thăng Long từ tay ngụy Mạc cho Lê triều. Hoài bảo nay cháu ngoại của họ thực hiện được. Chỉ có chuyện sau đây xui khiến NH bỏ đất bắc.
Tham gia đánh dẹp tàn quân Mạc cùng với hàng tướng nhà Mạc theo về vua Lê(như Bùi Văn Khuê), NH thấy lòng người còn theo Mạc không thôi(ĐVSKTT). Người đời không xem Mạc là loạn thần, là ngụy nữa. Nội chiến chỉ là cuộc tranh hùng Trịnh-Mạc. Ai chính ai tà đây? Vua Lê chỉ là cái bình phong cho Trịnh. Tham gia việc nhà Minh tổ chức hội khám danh phận vua Lê ở cữa Trấn Nam Giao vì bị nhà Mạc tố cáo họ Trịnh tiếm danh vua Lê. Nhà Minh hẹn tới hẹn lui hành hạ vua tôi nhà Lê và còn dung túng con cháu nhà Mạc ở Cao bằng nữa. Nhà Minh chỉ ban cho vua Lê chức Đô Thống và chiếc ấn nói là bằng bạc ngang bằng nhà Mạc thay vì phongvương như tiên triều nhà Lê. Sứ Phùng Khắc Khoan phản đối. Hoàng đế nhà Minh chỉ dỗ dành và hứa hẹn. Về tới kinh đô mở ra xem thấy ấn bạc bị tráo thành ấn đồng(ĐVSKTT)! Năm 1599 Trịnh Tùng xui vua Lê phongvương cho, Bình An Vương(vua Lê chỉ là Đô Thống Sứ!). Có lẽ người theo về vua Lê có sự xét lại thân phận vua Lê và thân phận làm tôi vua Lê của mình(có thể nghĩ là hàng thần lơ láo phận mình ra đâu chăng?) Năm 1600 có sự cố nói là bọn thủy binh hàng thần nhà Mạc Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê làm phản ở cữa Đại An. Nguyễn hoàng bỏ đất Bắc chạy về Nam.
Nói hồn thiêng xui khiến là chuyện tâm linh. Logic mà nói là duyên run rủi. Tất cả thứ gì tôi mô tả trên đây là nghiệp duyên run rủi đưa đến Xứ Đàng Trong ra đời trong bối cảnh một thứ thế chân vạc “Tam Quốc Mạc-Trịnh-Nguyễn ở Đại Việt”. Xứ Đàng Trong hoàn thành được thành quả thứ 2(thành quả thứ nhất là giữ nước khỏi bị Chiêm đòi lại đất) là mở rộng đất nước. Giữ vững và mở rộng được đất là nhờ những người nối nghiệp xử dụng được thiên thời(thế Tam Quốc) và địa lợi(địa hình xứ Thuận Quảng). Nếu xứ Thuận Hóa dùng làm kinh đô và phòng thủ thì xứ Quảng là xứ làm giàu và Trấn Biên ở Phú Yên là tiền đồn dùng làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.
3- Xứ Huế là đất chiến lược dùng để giữ vững được biên cương ở phía Bắc giúp phía trong Nam mở mang được bờ cõi. Mở mang bờ cõi. Năm 1658 Nặc Ông Chân bị Yến Vũ hầu ở dinh Trấn Biên(Phú Yên) đánh bắt thì được giải về hành dinh ở Quảng Bình(Gia Định Thành Thông Chí(GĐTTC)) lúc chúa đang đánh nhau với Trịnh để giữ vững biên cương ở phía Bắc. Sự việc xảy ra 5 năm sau năm 1653 Hùng Lộc hầu đem quân từ Phú Yên vượt đèo Hổ Dương qua khỏi rặng Đại Lãnh đánh Chiêm lấy đất lập ra dinh Thái Khang và 38 năm sau(năm 1620) gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chey Chetta II để bảo vệ di dân đến Mô Xoài. Phú Yên có cái hãnh diện là nơi xuất phát 2 cuộc Nam Tiến song song và đồng thời.
Địa lợi xứ Thuận Hóa. Mưu sĩ Đào Duy Từ biết dùng địa lợi. Trước nhất nói về các cữa sông. Trong trận đánh Chiêm năm 1069 bắt Chế Củ Hoàng Xuân Hãn mô tả rõ ràng hành trình. Vào lãnh thổ Chiêm Thành bắt đầu qua 3 cữa biển. Cữa Di Luân và cữa Gianh thì cạn khó phòng thủ. Đến cữaNhật Lệ thì mới có đụng độ với thủy binh Chiêm Thành đóng giữ ở đấy. Lý Thường Kiệt phá tan. Quân tiến an bình đến nghỉ chân ở cữa Tư Dung hay Tư Khách(cữa Thuận An ở Huế). Bây giời Đào Duy Từ lại chọn cữa Nhật Lệ để xây trường lũy.
Trường lũy chiến lược. Họ Trịnh năm 1626 mới bắt đầu gây sự. Trước kia Trịnh để yên Phương Nam vì sợ Mạc ở Cao Bằng. Bây giờ Trịnh cho sứ đem sắc vua Lê vào đòi thuế và triệu chúa Sãi về kinh. Năm 1627Trịnh lại sai sứ đem sắc vua Lê đòi cho con về chầu, nộp voi, thuyền để dùng vào lệ cống cho nhà Minh. Bị từ chối họ Trịnh phát binh đánh lần thứ nhất(năm 1627) bị thua và rút về. Mưu sĩ Đào Duy Từ từ năm 1625 bỏ Thanh Hóa vào Vũ Xương tìm chúa Nguyễn không ai hay biết rồi vào Hoài Nhân trọ lại ở nhà Trần Đức Hòa nay được họ Trần tiến cử ra giúp chúa. Năm1629 Trịnh lại sai sứ đem sắc vua đòi chúa về Bắc đánh Mạc. Đào Duy Từ thưa không nhận sắc thì Trịnh có cớ để đánh. Nhận đi là bị lừa chi bằng tạm nhận để họ không ngờ mà lo phòng thủ rồi có kế trả sắc sau. Đào Duy Từ cho đắp lũy chiến lược rồi năm 1630 sai Văn Khuông(VK) thi hành kế xử dụng mâm đồng 2 đáy dấu sắc vua Lê bên trong để trả sắc cho triều đình. Bị vặn hỏi những yêu sách trước kia phía Nam không chịu thi hành, VK trả lời thông suốt nói voi và thuyền không phải lệ cống cho nhà Minh; không cho con sang chầu là vì nghĩa 1 nhà cho con làm con tin làm chi; không đi đánh Mạc vì là giặc bị khốn cùng Đông Đô dư sức dẹp, việc quan trọng là giữ biên cương phòng Chiêm Thành và giặc Mạc nên chúa không dám đi xa; giữ đất đắp lũy phòng bị sao gọi là chống mệnh; hỏi về tướng tá thì nói Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật chẳng kém vài chục người; chúa không muốn lập công vì muốn đem ân huệ vỗ về dân chúng, uy tín cảm phục người xa. Trịnh Tráng lặng người cho phía Nam có người tài giỏi rồi nhận mâm đồng. Khi sứ cao bay xa chạy rồi thì đáy mâm được khui ra. Người ta thấy sắc của vua và tờ thiếp mà Phùng Khắc Khoan nói ẩn nghĩa là “ta chẳng nhận sắc.”
Cũng trong năm 1630 lũy Trường Dục(lũy Thầy) được đắp từ chân núiTrường Dục đến bãi cát Hạc Hải hơn 1 tháng thì xong. Trên bản đồ Jim Henthorn( bản đồ quân sự chiến tranh Việt Nam thập niên 1960) thấy sông Kiên Giang(Nhật Lệ) có nhánh sông gọi là Rào Lệ Ky chạy từ núi Cao Khế(482m) đến cữa Đồng Hới. nếu núi Cao Khế là núi Trường Dục thì lũy thứ nhất này chạy theo tuyến Rào Lệ Ky . Tháng 9 lấy châu Nam Bố Chính lập ra dinh Bố Chính(Dinh Ngói), lấy sông Gianh làm giới hạn để mà giữ vững bờ Nam. Năm 1631 đắp lũy Nhật Lệ. Sau khi quan sát, Đào Duy Từ thưa: “Từ cữa Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, phía ngoài có nước khe bùn lầy sâu đọng, nhân đó làm hào rãnh, trong thì đắp lũy mới, hình thể hiểm yếu gấp mười lũy Trường Dục.”Lũy cao 1 trượng 5 thước, ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất làm 5 bậc, voi ngựa đi được, dựa núi men khe, dài hơn 3000 trượng; mỗi trượng đặt 1 súng quá sơn; cách 3 hay 5 trượng lập 1 pháo đài đặt 1 khẩu súng nòng lớn; thuốc đạn chứa như núi; mấy tháng mới đắp xong…lại đặt xích sắt chắn ngang cữa Nhật Lệ và Minh Linh(Đại Nam Thực Lục Chính Biên(ĐNTLCB). Trên bản đồ Jim Henthorn cũng thấy có 1 nhánh sông từ núi Đa Mao(734m) chạy tới địa điểm ở phía Bắc chỗ hợp lưu sông Đại Giang và sông Kiên Giang. Có phải Đa Mao là Đâu Mâu? Nếu đúng thì lũy thứ 2 Nhật Lệ này theo nhánh sông ấy rồi theo đoạn còn lại của họp lưu mà chạy tới cữa Nhật Lệ. Lũy nằm phía sau lũy Trường Dục. Năm 1633 Nguyễn Hữu Dật đắp lũy thứ 3 là lũy Trường Sa để bảo vệ lũy chính. Trên Hồng Đức Bản Đồ trang 90 ta thấy lũy bắt đầu ở hữu ngạn cữa Nhật Lệ(Mũi Chùy lũy) chạy dọc theo giải cát ven biển(Trường Sa). Trong bản đồ trang 141 ta thấy giữa lũy Trường Sa và cữa Minh Linh là dãy núi. Một dãy hỏa hiệu dùng để báo động giặc tấn công từ mặt biển. Cữa Nhật Lệ và cữa Minh Linh bị xích sắt và cọc chắn ngang. Nhìn vào đó ta thấy rõ ràng là 1 hệ thống phòng thủ kiên cố. Năm sau, năm 1634,      Đào Duy Từ chết. 
Đường nội thủy. Ít ai biết cái quan trọng giữ được thành lũy là nhờ hệ thống hậu cần để hỗ trợ bảo vệ thành lũy đã lập ra. Đọc Hồng Đức Bản Đồ ta mới thấy một hệ thống giao thông đường thủy thông suốt từ kinh đô Phú Xuân đến chiến lũy ở địa đầu nằm trong nội địa mà dọc theo có kho tàng chiến cụ và lương thực nhằm cung ứng đầy đủ, tức thì và an toàn cho binh sĩ giữ lũy. Đó là đường nội thủy ở Hóa Châu, truông Nhà Hồ-phá Tam Giang. Nội thủy là đường thủy ở trong đất liền. Di chuyển theo đường nội thủy thì an ninh, không sợ thuyền lương và vũ khí bị giặc chặn đánh cướp trên biển và giữ được bí mật. Ngay từ các tiên triều đã xử dụng nội thủy rồi.
Lê Đại Hành năm 982 đi đánh Chiêm di quân ở địa phận Thanh Hóa phải qua núi Đồng Cổ để đến sông Bà Hòa đường núi khó đi. Đường biển thì sóng to gió lớn. Vua bèn đào kinh Mới đến nay(năm 983) thì xong(ĐVKTTT). Năm 1003 vua Lê đi Hoan Châu vét kinh Đa Cái cho thông tới Tư Củng trường ở Ám Châu. Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt nói Lý Thánh Tông và Lê Thánh tông đi đánh Chiêm đều xử dụng nội thủy từ cữa Hội Thống vào sông Lam, vòng qua phía Tây núi Hồng Lĩnh(sông Nghèn)rồi ra cữa Sót(cữa Nam Giới) rồi vào đất Chiêm. Khi ta xuất quân thì Chiêm thành mới hay bị tấn công, trở tay không kịp. Tiếp theo ở phía Nam, ta lại thấy có đường nội thủy nối cữa Nhật Lệ tới thành Phú Xuân. Suốt dòng lịch sử đều thấy các triều về sau đều lo khai thông các lộ trình này.
Năm 1382 triều Trần đào các kênh ở Hải Tây(ĐVSKTT). Đạo Hải Tây là vùng Thanh Hóa Nghệ An(sử gia đời Lê dùng tên này. Lê Lợi gọi 4 đạo Đông, Tây, Nam, Bắc và đặt thêm đạo thứ 5 là Hải Tây Đạo chỉ vùng Thanh Nghệ). Chuẩn bị đánh Chiêm năm 1402 nhà Hồ đắp đường từ Tây Đô đến Hoan Châu, dọc đường đặc phố xá trạm truyền thư gọi là đường Thiên Lý; khai Liên Cảng từ Tân Bình đến địa giới Thuận Hóa vì bùn cát đùn lên không khai thông được. Cữa Eo ở Hóa Châu bị vỡ, sai đắp lại. Năm 1438 đời nhà Lê đào kênh ở Thanh Hóa Nghệ An( có thể là hệ thống kinh đào như nói ở trên). Năm 1445 đào kênh ở lộ Thanh Hóa. Năm 1446 vận lương đến chứa ở Hà Hoa để đánh vua Chiêm Bí Cai. Năm 1467 Đặng Thiệp ở châu Hóa tâu lên vua Lê Thánh Tông dựng đồn lũy ở cữa Tư Dung, lấp cữa Eo, đào kênh Sen. Vua cho mở rộng Kênh Sen và các kênh ở Thanh Hóa Nghệ An. Năm 1471 Đánh Trà Toàn vua xuất quân từ núi Thiết Sơn ở nghệ An. Dọc theo bờ biển Hóa Châu là giải cát dài gọi Trường Sa. Cữa Eo chia Trường Sa thành Đại Trường Sa(phía Bắc) và Tiểu Trường Sa. Phía trong giải cát có nhiều đầm lầy mà HĐBĐ ghi chú là nê điền.
Nội thủy phía Nam trường lũy(NTPNTL) Theo dõi lộ đồ trong sách Hồng Đức Bản Đồ(HĐBĐ) và đối chiếu với bản đồ Jim Henthorn thì hình dung được “đường vô xứ Huế quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”
Trang 88 HĐBĐ mô tả: Đường chính từ An Bài tới doanh Niểu(Bảng Đồ(BĐ) trang(tr) 89-3E, thấy ở phía Bắc lũy) thì đi 1 ngày, đến doanh Mười (Đồn doanh: BĐ tr 90-14C, ở phía Nam lũy) thì đi 1 ngày, đến doanh Tạm thì đi 1 ngày; từ doanh Mười đi thuyền(đường thủy trên sông Kiên Giang trên bản đồ Jim Henthorn?) đến doanh Tạm thì đi 1 con nước. Hai bên sông ở cữa Yêu(BĐ tr 93-12E thấy ở phía Bắc Tư Khách hải môn. Tài liệu khác nói cữa  ở Hóa Châu mở ra ở làng Hòa Dân có tên là Cữa Eo còn có tên là Yêu hải môn, Noãn hải môn, Nhuyễn hải môn. Cữa Eo di dịch đóng mở nhiều lần)đều có 10 chiếc thuyền. Ở bên đường thủy chánh có 1 kho gọi là kho Quần Mông chứa toàn khí giới đạn dược. Ở địa phận xã Vũ Xá có thuyền, ở sông Tạm Độ(trung lưu sông Kiên Giang?)cũng có thuyền. Ở sông Cuộc có 1 kho chứa thóc. Ở địa phận xã Nguyệt Áng(Nguyệt Án: BĐ tr90-13B) cùng với phía Nam sông Tạm Độ cũng có kho thóc đều có để nhân dân làm đề lãnh trông giữ. Sông Tạm Độ khá rộng, ước 30 dặm. Ở trong có chỗ đất cạn, nếu không hiểu đường nước chảy đi thuyền sẽ mắc cạn…” Mô tả như thế thì ta thấy 2 cữa quan trọng còn lại là cữa Việt và cữa Yêu. Cữa Nhật Lệ và Minh Linh thì bị khóa lại rồi. Trang 91 viết tiếp “…không thông. Đường thủy thì đi thuyền từ doanh Lại ra đến kinh nhà Hồ(kinh Sen hay Liên Cảng, Liên Cừ như các đoạn sử ở trên đề cập. Đây là đoạn nội thủy chuyển tiếp từ sông Kiên Giang ra kinh Sen) thì để thuyền lại rồi tự gánh vác lấy đi, không dùng đến quân lính. Dân chúng và lái buôn chỉ mướn xe trong ruộng mà chở đi. Đến Tạm Độ xuống thuyền trở về đến kinh Sen. Kinh ấy đang đào nhiều chỗ nên cạn mà không có nước thuyền không xuôi được. Từ ngoài mà vào đến Tạm Độ thì để thuyền lại, mướn xe trong ruộng mà chở đi như thế, đến kinh Nhà Hồ mới xuống thuyền. Thuyền đến bến Khu Voi thì dừng. Lệ mướn xe trong ruộng mà chở mỗi gánh là 1 tiền”.
Và sau đây là đoạn mô tả đường bộ: “đi bộ thì trọ lại ở quán nhà Hồ(Hồ Xá thị, tức Nhà Hồ: BĐ tr 142-8C và Quán: -BĐ tr90-5C), ăn thì ở chợ Sài, trọ thì ở quán Mỗi Thụy, ăn thì ở Đồng Giám, trọ thì ở quán Quy Thuận, ăn thì ở cầu Ngói, trọ thì ở quán Cám, làng Lao, ăn thì ở Sa Đôi, trọ thì ở Thu Bài, ăn thì ở Mối Nông, trọ thì ở quán Cao Đôi”(BĐ tr 93-3D thuộc huyện Phú Vinh, phía Nam Huế). Hết hành trình trên bộ đi qua Thuận Hóa.
Trang 143 HĐBĐ mô tả tiếp theo đường nội thủy từ cữa Việt đến phá Tam Giang.“Từ Cữa Việt đến trại Toàn Thắng (BĐ tr 142-2D, ở gần doanh Cát) đi 2 canh; từ Toàn Thắng đến chợ Cam Lộ (BĐ tr 142-2C) đi 2 canh rưỡi; từ chợ Cam Lộ đến tuần Ba Lăng đi 1 ngày; đến lũy Ba Ngư (BĐ tr 142-1B) đi 2 ngày, đến Phường Sĩ (BĐ tr 142-1A) đi 5 ngày”. Bản đồ tr 142 của HĐBĐ có ghi chú: Ba Lăng thượng hành (BĐ tr 142-2B), Ba Lăng hạ hành(BĐ tr 142-1B).  Ghi chú 1D bản đồ 142 ghi: “Miếu mộ-Đò-Đoan Công phủ-Cát Doanh-Tự nhà Hồ chí doanh nhất nhật-Đò.” Có nghĩa là từ Nhà Hồ(Kinh Sen) đến Cát Doanh ở cữa Việt đi 1 ngày. Đố là mô tả đường nội thủy đi từ kinh Sen qua cữa Minh Linh tới cữa Việt rồi đi trên sông Thạch Hãn ngày nay. Bản đồ tr 93 tiếp theo bản đồ tr 90 mô tả nội thủy phía Nam trường lũy(NTPNTL) có ghi chú Yêu hải môn(12E). Phía trên cữa biển này có ghi chú “…phủ”(13B), “Sĩ Doanh-Cát Doanh” (13D), “Thủy tụ phả khoát”(8D). Suy ra giả thiết Yêuhải môn là cữa của sông Ô Lâu ngày nay và đây là đoạn NTPNTL thông với phá Tam Giang. Cũng như bản đồ tr 145 tiếp theo bản đồ tr 142 mô tả NTPNTL có ghi chú “kho Đá Bàn”(12C) bên cạnh có ghi chú “Tự Phù Nhậm chí Đá Bàn nhị canh-Phá Tam Giang”(10D) cũng cho thấy NTPNTL xuôi Nam cũng thông vào phá Tam Giang. Có phải từ Phù Nhậm đến Đá Bàn là Ba Lăng hạ hành còn đoạn từ cữa Việt đến Cam lộ là Ba Lăng thượng hành? Trên bản đồ Jim Henthorn cho thấy giữa sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu-sông Ô Giang có nhiều kinh rạch(sông Vĩnh Định).
Thế là ta hình dung được “đường vô xứ Huế quanh quanh.”
Hai bản đồ Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư(TNTCLĐT) trang 90, 93 và 3 bản đồ Giáp Ngọ Bình Nam Đồ(GNBNĐ) trang 141, 142, 145 minh họa con đường  đi vô xứ Huế quanh quanh. Bản đồ quân sự Jim Henthorn cho thấy  địa hình1 bên là đồi cát trùng điệp nối dài, 1 bên là đầm lầy(HĐBĐ gọi là nê điền) và kinh rạch. Qanh quanh là như thế đó. Ô Lý, Ô Châu là như thế đó.
Tết Dương Lịch 2013
Huynh Ba Cung

Đường Vô Xứ Huế Quanh Quanh

Đường Vô Xứ Huế Quanh Quanh









ĐƯỜNG VÔ XỨ HUẾ QUANH QUANH.
Ca dao viết: "Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/Ai vô xứ Nghệ thì vô." Lại có ca dao mô tả xứ Huế:“Đường vô xứ Huế quanh quanh/
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ/
Yêu em anh cũng muốn vô/
Sợ truông Nhà Hồ sợ phá Tam Giang/ Phá Tam Giang ngày rày đã cạn/
Truông Nhà Hồ Nội Tán phá tan/
Đường vô muôn dặm quan san/
Anh vô anh được bình an em mừng
Ca dao thì nói lên cái gì rất phổ thông nên người dân không ai là không biết chuyện nó mô tả nhưng cảm nhận, và hình dung được rõ ràng hệ giao thông vùng này trong lịch sử thì không dễ dàng nếu không tiếp cận sách Hồng Đức Bản Đồ. Tôi từng nghiên cứu hành trình đánh Chiêm Thành của Lý Thánh Tông và Lê Thánh Tông ngang qua địa phận Nghệ An, việc đào kinh đắp đường của Lê Đại Hành qua khu vực, việc nạo vét kinh Sen, lấp cữa Eo, sách sử nói về Đại Trường Sa-Tiểu Trường Sa mà chẳng hiểu mô tê gì hết phải đợi đến khi đọc Hồng Đức Bàn Đồ mới hiểu hết đường vô Xứ Huế quanh quanh là sao, sợ truông Nhà Hồ là sao, sợ phá Tam Giang là sao, vô được bình an em mừng là sao. Lật trang lịch sử đọc thì thấy xứ này là vùng chiến lược hiểm yếu.
 1- Lịch sử về xứ Huế. Xứ Huế phải hiểu rộng ra là Bình Trị Thiên mà ngày xưa gọi là châu Ô châu Ri và Lâm Bình, là Thuận Hóa. Cả 2 đều do vua Chiêm dâng đất chứ ta không có ý đánh chiếm. Xứ này không những để ấn tượng trong lịch sử của ta mà còn trong lịch sử nước Lâm Ấp, Hoàng Vương, Chiêm Thành, nói chung là lịch sử của người Phương Nam.
Thời nước Lâm Ấp và Hoàng Vương. ĐVSKTT dẫn Đào Hoàng(ĐH) truyện nói “Tướng Di là Phạm Hùng(Nước Lâm Ấp) đời đời trốn tránh làm giặc, tự xưng vương, nhiều lần đánh phá trăm họ. Vả lại nước ấy liền với nước Phù Nam, rất nhiều chủng người, bè đảng dựa nhau, cậy thế đất hiểm không phục. Trước còn nước Ngô nhiều lần đánh phá. Đào Hoàng từng đóng giữ hơn 10 năm đã trừ được những tên đầu sỏ. Nhưng ở chốn hang cùng núi sâu vẫn còn có kẻ trốn tránh.” Người ở huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam(Xứ Huế) nổi lên chống lại Phương Bắc từ đầu Thiên Niên Kỷ thứ nhất của Công Nguyên(năm 100) rồi lập quốc đương đầu xâm lược Bắc Phương trải qua các triều Hán, Ngô(Tam Quốc), Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường là nhờ địa hình như đoạn ĐH mô tả nói trên.
Tướng Lưu Phương(LP) nhà Tùy sang đánh Lâm Ấp thì binh sĩ thủng chân 10 phần chết 4 năm phần. LP ốm chết dọc đường. Do đó khi nhà Đường lên thay nhà Tùy cử Lư Tổ Thượng(LTT) sang cai trị Giao Châu, LTT không dám sang. ĐVSKTT viết “Thượng dùng dằng không chịu đi. Vua dụ nói 3 năm thì về. Tổ Thượng nói “Đất Lĩnh Nam chướng, dịch lệ, đó là cái lẽ ra đi không trở về”. Vua sai chém Thượng”. Sai đi khó khăn như thế nên nhà Đường dẹp Giao Châu rút lại lập ra An Nam Đô Hộ Phủ chỉ ở phía Bắc Đèo Ngang mà thôi. Quận Nhật Nam do nhà Hán lập ra trải qua Hán, Ngô Tấn Tống Tề Lương Tùy không còn nữa. Khi Trung Quốc(TQ) lập quốc thì chỉ có 9 châu. Về sau chinh phục vùng ngoại vi đặt thêm các châu mới. Giao Châu của người Việt là 1 trong số đó. Vì vậy Giao Châu mới gọi bị ngàn năm Bắc Thuộc.
Thời người Việt lập quốc. Mãi cuối Thiên Niên Kỷ, năm 939 Ngô Quyền phá quân Nam Hán, người Bắc Đèo Ngang của ta mới lập quốc được. Bên kia là nước Chiêm Thành. Năm 1069 Chế Củ nước Chiêm dâng cho nhà Lý 3 châu Bố Chánh Địa Lý Ma Linh rồi Chế Mân năm 1306 dâng đất thiêng Ô Lý để lấy được công chúa vua Trần. Tức thì năm sau 1307 người các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không chịu theo. Đoàn Nhữ Hài đến vỗ yên và cũng 1 năm sau(1307) Chế Mân chết. Đại Việt vất vả mới giữ được xứ này(Thuận Hóa).
Lịch sử Chiêm Thành đòi đất. Nhà Trần suy yếu Chiêm Thành(CT) uy hiếp thành Hóa Châu. Năm 1353 tháng 9 CT vào cướp Hóa Châu vua Trần sai mưu sĩ Trương Hán Siêu đem quân Thần Sách đến trấn Hóa Châu và lập kế sách chống giữ nhưng chẳng bao lâu bịnh chết. Năm 1362 tháng 3 CT lại vào cướp Hóa Châu. Tháng 5 sai Đỗ Tử Bình điểm duyệt quân đội ở Lâm Bình và Thuận Hóa, sửa đắp thành Hoá Châu. Thời Chế Bồng Nga(Po Binasor, Che Bonguar hay Po Bhinethuor trị vì 1360-1390) gây mưa gây gió chống Đại Việt, uy hiếp kinh đô Thăng Long, ra vào vùng từ Thanh Hóa trở vô như chỗ không người. Tân Bình(Lâm Bình) và Thuận Hóa nhiều người ngả theo Chiêm. Nhờ tên bay đạn lạc mà Chế Bồng Nga mới tình cờ trúng tên đành tử trận. Cục diện xoay chiều bất lợi cho dân Chiêm.
Nhà Hồ lên thay nhà Trần ra uy, Hồ Hán Thương đánh Chiêm năm 1402. Hồ Qúi Ly ép Chiêm Thành dâng Đại Chiêm Cổ Lũy để tha mạng cho Ba Địch Lai. Năm 1403 dân Chiêm dời hết dân đi nơi khác, bỏ đất không(ĐVSKTT). Quý Ly chia đất ấy làm lộ Thăng Hoa, đem người nào không có ruộng mà có của đến đấy để ở. Người mới đến cùng với người cũ đều biên tên vào quân ngũ, nhưng thích hai chữ tên châu hiện ở vào cánh tay. Năm sau, lại cho vợ con những người đã di đến khi trước đi theo. Những người này, lúc đi đường biển gặp gió bão, bị chết đuối nhiều. Lòng dân rất là náo động. Thật là một sự cưỡng bức di dân để xâm lăng. Nhà Minh sang diệt nhà Hồ. Cơ hội đến cho dân Chiêm lấy lại đất đuổi người Việt về Hóa Châu. Đế Ngỗi và Đế Qúi Khoáng lập ra nhà Hậu Trần chống quân Minh và hùng cứ ở Hóa Châu. Hóa Châu nổi tiếng như thế nên tướng Trương Phụ nhà Minh khi truy bức tàn quân  Trần Qúi Khoáng nói "Tôi có sống được là ở Hóa Châu, tôi có chết cũng là ở Hóa Châu, Hóa Châu mà chưa bình định xong, thì tôi còn mặt mắt nào trông thấy chúa thượng nữa?"(ĐVSKTT).
Lê Lợi khởi nghĩa năm 1418 đánh đuổi quân Minh cũng thấy hóa châu là vùng chiến lược. Năm 1425 Lê Lợi vây thành Nghệ An. Hóa Châu đứt liên lạc với Tây Đô(Thanh Hóa) và Đông Đô(Thăng Long).  Trần Hãn và Lê Nỗ đi tuần các xứ Tân Bình và Thuận Hóa để có thêm lực lượng và chia cắt quân Minh rồi kéo ra Bắc chận viện từ TQ sang để vây thành Đông Đô buộc Vương Thông đầu hàng năm 1427. Năm 1428 Lê Lợi lập ra triều Lê. Lê Thánh Tông chiếm thành Đồ Bàn lập ra thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam, đẩy biên giới xa xuống phía Nam. Ngừng nói chuyện lịch sử để chuyễn sang nói chuyện đất thiêng của xứ Huế. Chế Mân dâng đất này cho ngoại bang thì bị chết tức thì. Đại Việt được đất thì to lớn ra. Người Chiêm đi đòi đất.
2- Đất Thiêng của xứ Huế. Đất này từng giúp Lâm Ấp lập quốc rồi phát triển đến cực thịnh là thời nước Hoàng Vương và nước Bắc Chiêm Thành với kinh đô Đồng Dương và trung tâm tín ngưỡng văn hóa Trà Kiệu. Khi mất đất thiêng kinh đô Đồng Dương-Trà Kiệu rồi tới lược mất thành Đồ Bàn nước Chiêm Thành trở nên suy yếu nhường chỗ cho Đại Việt vươn lên, to lớn ra. Sau đó nước Nam Chiêm Thành mất hẳn.
Khi nhà Lê suy, có nội chiến. Đáng lẽ nước Nam Chiêm Thành lợi dụng ĐV suy yếu đánh sang đòi lại đất đai nhưng hồn thiêng xui khiến đất Hóa Châu lại dung thân cho lực lượng thứ 3(nhà Nguyễn) có cơ hội giữ được nước 42 năm(1558-1600) và sau đó mở rộng nước(1600-1835 là năm Minh Mạng lập trấn Tây Thành ở Nam Vang). Rủi là có nội chiến Nguyễn Kim-Mạc Đăng Dung đánh nhau. Nhưng may là xoay trục thành nội chiến Trịnh-Mạc tạo duyên đẻ ra thế lực thứ 3 Nguyễn Hoàng(NH) “rảnh tay.
Năm 1558 NH vào lập nghiệp ở cữa Việt huyện Vũ Xương của phủ Triệu Phong(Vũ Xương, Hải Lăng, Quảng Điền, Hương Trà và  Phú Vinh) là đất Ô Lý của Chế Mân tiếp giáp phủ Tân Bình(Khang Lộc, Lệ Thủy và 2 châu Bố Chánh và Minh Linh theo Hồng Đức Bản Đồ) của Chế Củ. Cho trấn thủ là nói để giử biên giới phía Nam chống Chiêm Thành và ngừa nhà Mạc vượt biển đánh bọc hậu. Nhưng sự thực chiến tranh gây đói khổ dân phía Bắc bỏ chạy vào Nam có cả người của nhà Mạc về sau như Mạc Cảnh Huống là em của danh tướng Mạc Kính Điển và nhà Tống Phước Trị, nhà Nguyễn Ứng Dị(Tỵ). Sau này trong triều chúa Nguyễn có nhiều nhân vật quan trọng họ Tống, họ Nguyễn hữu(Mạc Cảnh Vinh đổi họ sang Nguyễn Hữu Vinh). Họ Mạc gây dây mơ rễ má với nhà chúa Nguyễn: Con gái Kính Điển lấy chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên; con trai Mạc Cảnh Huống là Mạc Cảnh Vinh lấy con gái của chúa Sãi được đổi họ là Nguyễn Hữu Vinh(có tác giả ghi Nguyễn Phúc Vinh cho gần hoàng tộc hơn) làm Trấn Biên ở đất Phú Yên. Có phải những người đồng hội cùng thuyền Mạc-Nguyễn này ở trong tầm ngắm dè chừng của họ Trịnh gặp nhau rồi hình thành lực lượng thứ 3 sau này chống thù chung là Trịnh? Đầu tiên NH lo vỗ yên được dân thành 1 xứ thanh bình thịnh trị. KĐVS viết việc năm 1572 nói: “Thái Tổ Gia Dụ ta cai trị trong trấn mười năm,chính sự thì khoan hòa, quân lệnh thì nghiêm túc. Dân vùng Thuận Hóa và Quảng Nam đều được nhuần thấm ân đức và tắm gội giáo hóa. Dân buôn thì lạc nghiệp, chợ búa không bán hai giá, trong xứ không có trộm cướp. Nhiều người các nước đều xum vầy làm ăn. Trong trấn ngày một đông đúc thịnh vượng.”Lý tưởng này 1 lần nữa cũng được thấy ở người khai mở triều chúa Nguyễn sau này, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sứ giả Văn Khuông trong sứ mạng ra Bắc trả lại sắc của vua Lê để Đàng Trong ly khai khỏi xứ Bắc trả lời Trịnh Tráng vặn hỏi: “Người ta nói Nam chúa là bậc anh hùng hào kiệt, sao không nghĩ đến đánh giặc lập công?”Sứ giả trả lời: “Chúa tôi không mê tửu sắc, không thích đàn hát, chỉ muốn đem ân huệ vỗ về dân chúng, uy tín cảm phục người xa…Nếu có những bọn Vương Mãng, Tào Tháo tiếm lạm danh nghĩa, giết hại dân sinh thì chúa tôi vì nghĩa mà đi đánh, xây dựng công nghiệp, không việc gì lớn hơn thế nữa. ”Sau năm 1945 đánh nhau với Pháp nên người đương thời ghét vua Nguyễn(phong kiến) nói là cõng rắn cắn gà nhà và có tội là đã tiêu diệt nhà Tây Sơn(cách mạng) làm cuộc nhân dân vùng lên nên quên công lao của vua và chúa Nguyễn.
Chiến tranh gây xứ Bắc đói khổ là chuyện có thật. Ngay đầu cuộc nội chiến trung ương đã đói khổ rồi. Năm 1517 nhà nước định lệnh thưởng công vận tải thóc công ở Thuận Hoá. Ai  vận tải thóc công ở Thuận Hoá hai lần, đều siêng năng cả được thưởng vào các thứ bậc quan quân phẩm trật(ĐVSKTT). Dương Văn An mô tả một thành Hóa Châu phồn vinh an lạc thời Mạc Phúc Nguyên(ngụy Mạc). Vùng biên thoát khỏi nội chiến, tranh ngôi thì bình yên làm ăn nên no đủ hơn.
Khi Trịnh Kiểm chết, năm 1570 Mạc Kính Điển ra quân lớn, các đạo cùng tiến. Khói lửa mù trời, cờ xí rợp đất. Nhân dân Thanh Hoa dắt già cõng trẻ, chạy nhớn nhác ngoài đường, không biết nương tựa vào đâu, tiếng kêu khóc vang trời, bao nhiêu tiền của, đàn bà con gái đều bị quân Mạc lấy cả. Bấy giờ, họ Mạc cậy có tướng nhiều quân mạnh định thôn tính cả đất Ái Hoan(ĐVSKTT). Lê Cập Đệ dùng kế giúp Trịnh Tùng lật ngược thế cờ. Trịnh phản công đánh đuổi Mạc rơi vào tình thế nguy khốn. Dân Sơn Nam Hải Dương vượt biển vào Nam ở Thuận Quảng hay chạy ra biên giới phía Bắc vùng Trường Bình Bạch Long thành nhóm người Việt Ly Hương nay gọi là dân tộc Kinh(Jing) sống ở Kinh Đảo thuộc thị xã Đông Hưng Trung Quốc. Khi Mạc Kính Điển(MKĐ) bại vong thì em là Mạc Cảnh Huống dẫn cháu gái là con của KĐ vào Nam ẩn ở chùa Lam Sơn, sau được lấy tên là Nguyễn Thị Băng(NTB) và được tiến gả cho chúa Sãi làm nguyên phi. Năm 1630, tháng 11 NTB mất được an táng ở xã Chiêm Sơn(ĐNTL-CB).
Xứ Huế là đất Địa Linh là chuyện cũng có thật. Trong PBTL, Lê Qúi Đôn viết “Bấy giờ (sau năm 1600)Nguyễn Hoàng thấy địa hình núi Hải Vân lấy làm lạ lại bèn qua núi vào phủ Thăng Hoa xứ Quảng trải xem tình thế rồi sai dựng hành dinh và kho tàng để chứa lương tiền(năm 1602).” NH cải tổ cai trị. Năm 1604 cắt huyện Điện Bàn của phủ Triệu Phong nâng lên 1 phủ mới là phủ Điện Bàn. Phủ Thăng Hoa đổi tên thành phủ Thăng Bình, phủ Tư Ngãi thành phủ Quảng Ngãi. Quảng Nam có tới 4 phủ thay vì 3 phủ 9 huyện như thời Lê Thánh Tông. Năm 1611 lấy đất Nam Cù Mông đặt thêm 1 phủ mới nữa là phủ Phú Yên. Rõ ràng mãi sau năm 1600 NH mới để ý đến đất ở 2 bên đèo Hải Vân và bắt đầu cải tổ sự cai trị xứ này. Trước năm 1600 NH vẫn chỉ là 1 Tổng Trấn Thuận Quảng thái phó Đoanquận công(trước năm 1593) và là Trung Quân Đô Đốc thái úy Đoanquốc công(ở Bắc sau khi trịnh Tùng lấy lại được Đông Đô cho nhà Lê năm 1592) trung thành với Lê triều, xem Mạc là ngụy.  Năm 1613 NH mất để lại lời trối trăn cho Nguyễn Phúc Nguyên là rể của nhà Mạc, rể của danh tướng Mạc Kính Điển, bây giờ Mạc-Nguyễn như Loan Phụng hòa minh. Lời căn dặn nói là: “Đất Thuận, Quảng này bên Bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập quân sĩ để mà gây dựng cơ nghiệp về muôn đời”(Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim). Linh giang trong nhiều sách chỉ cả 2 sông Hương và sông Gianh. Theo như văn cảnh các đoạn ghi trên đây ta tin NH nói Linh Giang là sông Hương, địa linh xứ Huế. Dương Văn An(DVA) trong Ô Châu Cận Lục cũng mô tả Linh Giang là sông Hương. DVA đã ca ngợi thành Hóa Châu với nguồn Kim Trà,  Đan Điền và Linh Giang.
Linh thiêng thật. Chuyện NH trở về Nam năm 1600 như trời xui đất khiến. Năm 1592 Trịnh Tùng lấy được Đông Đô. Năm 1593 NH theo về vua Lê và cháu ngoại Trịnh Tùng tiếp tục sự nghiệp của ông, cha là đi đánh dẹp tàn dư loạn thần họ Mạc(ngụy Mạc), giúp phục hồi ngôi vị vua Lê. Từ TháiPhó Đoan Quận Công được Trịnh Tùng tâu vua Lê thăng NH lên TháiÚy Đoan Quốc Công và được làm Trung Quân Đô Đốc ngang bằng tướng Hoàng Đình Ái vào sinh ra tử, chỉ thua tiết chế Trịnh Tùng mà thôi. Cứ như NH mãn nguyện hoài bảo của cha, ông là phục hồi được ngôi vị của vua Lê, lấy lại kinh thành Thăng Long từ tay ngụy Mạc cho Lê triều. Hoài bảo nay cháu ngoại của họ thực hiện được. Chỉ có chuyện sau đây xui khiến NH bỏ đất bắc.
Tham gia đánh dẹp tàn quân Mạc cùng với hàng tướng nhà Mạc theo về vua Lê(như Bùi Văn Khuê), NH thấy lòng người còn theo Mạc không thôi(ĐVSKTT). Người đời không xem Mạc là loạn thần, là ngụy nữa. Nội chiến chỉ là cuộc tranh hùng Trịnh-Mạc. Ai chính ai tà đây? Vua Lê chỉ là cái bình phong cho Trịnh. Tham gia việc nhà Minh tổ chức hội khám danh phận vua Lê ở cữa Trấn Nam Giao vì bị nhà Mạc tố cáo họ Trịnh tiếm danh vua Lê. Nhà Minh hẹn tới hẹn lui hành hạ vua tôi nhà Lê và còn dung túng con cháu nhà Mạc ở Cao bằng nữa. Nhà Minh chỉ ban cho vua Lê chức Đô Thống và chiếc ấn nói là bằng bạc ngang bằng nhà Mạc thay vì phongvương như tiên triều nhà Lê. Sứ Phùng Khắc Khoan phản đối. Hoàng đế nhà Minh chỉ dỗ dành và hứa hẹn. Về tới kinh đô mở ra xem thấy ấn bạc bị tráo thành ấn đồng(ĐVSKTT)! Năm 1599 Trịnh Tùng xui vua Lê phongvương cho, Bình An Vương(vua Lê chỉ là Đô Thống Sứ!). Có lẽ người theo về vua Lê có sự xét lại thân phận vua Lê và thân phận làm tôi vua Lê của mình(có thể nghĩ là hàng thần lơ láo phận mình ra đâu chăng?) Năm 1600 có sự cố nói là bọn thủy binh hàng thần nhà Mạc Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê làm phản ở cữa Đại An. Nguyễn hoàng bỏ đất Bắc chạy về Nam.
Nói hồn thiêng xui khiến là chuyện tâm linh. Logic mà nói là duyên run rủi. Tất cả thứ gì tôi mô tả trên đây là nghiệp duyên run rủi đưa đến Xứ Đàng Trong ra đời trong bối cảnh một thứ thế chân vạc “Tam Quốc Mạc-Trịnh-Nguyễn ở Đại Việt”. Xứ Đàng Trong hoàn thành được thành quả thứ 2(thành quả thứ nhất là giữ nước khỏi bị Chiêm đòi lại đất) là mở rộng đất nước. Giữ vững và mở rộng được đất là nhờ những người nối nghiệp xử dụng được thiên thời(thế Tam Quốc) và địa lợi(địa hình xứ Thuận Quảng). Nếu xứ Thuận Hóa dùng làm kinh đô và phòng thủ thì xứ Quảng là xứ làm giàu và Trấn Biên ở Phú Yên là tiền đồn dùng làm bàn đạp để tiến xuống phía Nam.
3- Xứ Huế là đất chiến lược dùng để giữ vững được biên cương ở phía Bắc giúp phía trong Nam mở mang được bờ cõi. Mở mang bờ cõi. Năm 1658 Nặc Ông Chân bị Yến Vũ hầu ở dinh Trấn Biên(Phú Yên) đánh bắt thì được giải về hành dinh ở Quảng Bình(Gia Định Thành Thông Chí(GĐTTC)) lúc chúa đang đánh nhau với Trịnh để giữ vững biên cương ở phía Bắc. Sự việc xảy ra 5 năm sau năm 1653 Hùng Lộc hầu đem quân từ Phú Yên vượt đèo Hổ Dương qua khỏi rặng Đại Lãnh đánh Chiêm lấy đất lập ra dinh Thái Khang và 38 năm sau(năm 1620) gả công nương Ngọc Vạn cho vua Chey Chetta II để bảo vệ di dân đến Mô Xoài. Phú Yên có cái hãnh diện là nơi xuất phát 2 cuộc Nam Tiến song song và đồng thời.
Địa lợi xứ Thuận Hóa. Mưu sĩ Đào Duy Từ biết dùng địa lợi. Trước nhất nói về các cữa sông. Trong trận đánh Chiêm năm 1069 bắt Chế Củ Hoàng Xuân Hãn mô tả rõ ràng hành trình. Vào lãnh thổ Chiêm Thành bắt đầu qua 3 cữa biển. Cữa Di Luân và cữa Gianh thì cạn khó phòng thủ. Đến cữaNhật Lệ thì mới có đụng độ với thủy binh Chiêm Thành đóng giữ ở đấy. Lý Thường Kiệt phá tan. Quân tiến an bình đến nghỉ chân ở cữa Tư Dung hay Tư Khách(cữa Thuận An ở Huế). Bây giời Đào Duy Từ lại chọn cữa Nhật Lệ để xây trường lũy.
Trường lũy chiến lược. Họ Trịnh năm 1626 mới bắt đầu gây sự. Trước kia Trịnh để yên Phương Nam vì sợ Mạc ở Cao Bằng. Bây giờ Trịnh cho sứ đem sắc vua Lê vào đòi thuế và triệu chúa Sãi về kinh. Năm 1627Trịnh lại sai sứ đem sắc vua Lê đòi cho con về chầu, nộp voi, thuyền để dùng vào lệ cống cho nhà Minh. Bị từ chối họ Trịnh phát binh đánh lần thứ nhất(năm 1627) bị thua và rút về. Mưu sĩ Đào Duy Từ từ năm 1625 bỏ Thanh Hóa vào Vũ Xương tìm chúa Nguyễn không ai hay biết rồi vào Hoài Nhân trọ lại ở nhà Trần Đức Hòa nay được họ Trần tiến cử ra giúp chúa. Năm1629 Trịnh lại sai sứ đem sắc vua đòi chúa về Bắc đánh Mạc. Đào Duy Từ thưa không nhận sắc thì Trịnh có cớ để đánh. Nhận đi là bị lừa chi bằng tạm nhận để họ không ngờ mà lo phòng thủ rồi có kế trả sắc sau. Đào Duy Từ cho đắp lũy chiến lược rồi năm 1630 sai Văn Khuông(VK) thi hành kế xử dụng mâm đồng 2 đáy dấu sắc vua Lê bên trong để trả sắc cho triều đình. Bị vặn hỏi những yêu sách trước kia phía Nam không chịu thi hành, VK trả lời thông suốt nói voi và thuyền không phải lệ cống cho nhà Minh; không cho con sang chầu là vì nghĩa 1 nhà cho con làm con tin làm chi; không đi đánh Mạc vì là giặc bị khốn cùng Đông Đô dư sức dẹp, việc quan trọng là giữ biên cương phòng Chiêm Thành và giặc Mạc nên chúa không dám đi xa; giữ đất đắp lũy phòng bị sao gọi là chống mệnh; hỏi về tướng tá thì nói Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật chẳng kém vài chục người; chúa không muốn lập công vì muốn đem ân huệ vỗ về dân chúng, uy tín cảm phục người xa. Trịnh Tráng lặng người cho phía Nam có người tài giỏi rồi nhận mâm đồng. Khi sứ cao bay xa chạy rồi thì đáy mâm được khui ra. Người ta thấy sắc của vua và tờ thiếp mà Phùng Khắc Khoan nói ẩn nghĩa là “ta chẳng nhận sắc.”
Cũng trong năm 1630 lũy Trường Dục(lũy Thầy) được đắp từ chân núiTrường Dục đến bãi cát Hạc Hải hơn 1 tháng thì xong. Trên bản đồ Jim Henthorn( bản đồ quân sự chiến tranh Việt Nam thập niên 1960) thấy sông Kiên Giang(Nhật Lệ) có nhánh sông gọi là Rào Lệ Ky chạy từ núi Cao Khế(482m) đến cữa Đồng Hới. nếu núi Cao Khế là núi Trường Dục thì lũy thứ nhất này chạy theo tuyến Rào Lệ Ky . Tháng 9 lấy châu Nam Bố Chính lập ra dinh Bố Chính(Dinh Ngói), lấy sông Gianh làm giới hạn để mà giữ vững bờ Nam. Năm 1631 đắp lũy Nhật Lệ. Sau khi quan sát, Đào Duy Từ thưa: “Từ cữa Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu, phía ngoài có nước khe bùn lầy sâu đọng, nhân đó làm hào rãnh, trong thì đắp lũy mới, hình thể hiểm yếu gấp mười lũy Trường Dục.”Lũy cao 1 trượng 5 thước, ngoài đóng gỗ lim, trong đắp đất làm 5 bậc, voi ngựa đi được, dựa núi men khe, dài hơn 3000 trượng; mỗi trượng đặt 1 súng quá sơn; cách 3 hay 5 trượng lập 1 pháo đài đặt 1 khẩu súng nòng lớn; thuốc đạn chứa như núi; mấy tháng mới đắp xong…lại đặt xích sắt chắn ngang cữa Nhật Lệ và Minh Linh(Đại Nam Thực Lục Chính Biên(ĐNTLCB). Trên bản đồ Jim Henthorn cũng thấy có 1 nhánh sông từ núi Đa Mao(734m) chạy tới địa điểm ở phía Bắc chỗ hợp lưu sông Đại Giang và sông Kiên Giang. Có phải Đa Mao là Đâu Mâu? Nếu đúng thì lũy thứ 2 Nhật Lệ này theo nhánh sông ấy rồi theo đoạn còn lại của họp lưu mà chạy tới cữa Nhật Lệ. Lũy nằm phía sau lũy Trường Dục. Năm 1633 Nguyễn Hữu Dật đắp lũy thứ 3 là lũy Trường Sa để bảo vệ lũy chính. Trên Hồng Đức Bản Đồ trang 90 ta thấy lũy bắt đầu ở hữu ngạn cữa Nhật Lệ(Mũi Chùy lũy) chạy dọc theo giải cát ven biển(Trường Sa). Trong bản đồ trang 141 ta thấy giữa lũy Trường Sa và cữa Minh Linh là dãy núi. Một dãy hỏa hiệu dùng để báo động giặc tấn công từ mặt biển. Cữa Nhật Lệ và cữa Minh Linh bị xích sắt và cọc chắn ngang. Nhìn vào đó ta thấy rõ ràng là 1 hệ thống phòng thủ kiên cố. Năm sau, năm 1634,      Đào Duy Từ chết. 
Đường nội thủy. Ít ai biết cái quan trọng giữ được thành lũy là nhờ hệ thống hậu cần để hỗ trợ bảo vệ thành lũy đã lập ra. Đọc Hồng Đức Bản Đồ ta mới thấy một hệ thống giao thông đường thủy thông suốt từ kinh đô Phú Xuân đến chiến lũy ở địa đầu nằm trong nội địa mà dọc theo có kho tàng chiến cụ và lương thực nhằm cung ứng đầy đủ, tức thì và an toàn cho binh sĩ giữ lũy. Đó là đường nội thủy ở Hóa Châu, truông Nhà Hồ-phá Tam Giang. Nội thủy là đường thủy ở trong đất liền. Di chuyển theo đường nội thủy thì an ninh, không sợ thuyền lương và vũ khí bị giặc chặn đánh cướp trên biển và giữ được bí mật. Ngay từ các tiên triều đã xử dụng nội thủy rồi.
Lê Đại Hành năm 982 đi đánh Chiêm di quân ở địa phận Thanh Hóa phải qua núi Đồng Cổ để đến sông Bà Hòa đường núi khó đi. Đường biển thì sóng to gió lớn. Vua bèn đào kinh Mới đến nay(năm 983) thì xong(ĐVKTTT). Năm 1003 vua Lê đi Hoan Châu vét kinh Đa Cái cho thông tới Tư Củng trường ở Ám Châu. Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt nói Lý Thánh Tông và Lê Thánh tông đi đánh Chiêm đều xử dụng nội thủy từ cữa Hội Thống vào sông Lam, vòng qua phía Tây núi Hồng Lĩnh(sông Nghèn)rồi ra cữa Sót(cữa Nam Giới) rồi vào đất Chiêm. Khi ta xuất quân thì Chiêm thành mới hay bị tấn công, trở tay không kịp. Tiếp theo ở phía Nam, ta lại thấy có đường nội thủy nối cữa Nhật Lệ tới thành Phú Xuân. Suốt dòng lịch sử đều thấy các triều về sau đều lo khai thông các lộ trình này.
Năm 1382 triều Trần đào các kênh ở Hải Tây(ĐVSKTT). Đạo Hải Tây là vùng Thanh Hóa Nghệ An(sử gia đời Lê dùng tên này. Lê Lợi gọi 4 đạo Đông, Tây, Nam, Bắc và đặt thêm đạo thứ 5 là Hải Tây Đạo chỉ vùng Thanh Nghệ). Chuẩn bị đánh Chiêm năm 1402 nhà Hồ đắp đường từ Tây Đô đến Hoan Châu, dọc đường đặc phố xá trạm truyền thư gọi là đường Thiên Lý; khai Liên Cảng từ Tân Bình đến địa giới Thuận Hóa vì bùn cát đùn lên không khai thông được. Cữa Eo ở Hóa Châu bị vỡ, sai đắp lại. Năm 1438 đời nhà Lê đào kênh ở Thanh Hóa Nghệ An( có thể là hệ thống kinh đào như nói ở trên). Năm 1445 đào kênh ở lộ Thanh Hóa. Năm 1446 vận lương đến chứa ở Hà Hoa để đánh vua Chiêm Bí Cai. Năm 1467 Đặng Thiệp ở châu Hóa tâu lên vua Lê Thánh Tông dựng đồn lũy ở cữa Tư Dung, lấp cữa Eo, đào kênh Sen. Vua cho mở rộng Kênh Sen và các kênh ở Thanh Hóa Nghệ An. Năm 1471 Đánh Trà Toàn vua xuất quân từ núi Thiết Sơn ở nghệ An. Dọc theo bờ biển Hóa Châu là giải cát dài gọi Trường Sa. Cữa Eo chia Trường Sa thành Đại Trường Sa(phía Bắc) và Tiểu Trường Sa. Phía trong giải cát có nhiều đầm lầy mà HĐBĐ ghi chú là nê điền.
Nội thủy phía Nam trường lũy(NTPNTL) Theo dõi lộ đồ trong sách Hồng Đức Bản Đồ(HĐBĐ) và đối chiếu với bản đồ Jim Henthorn thì hình dung được “đường vô xứ Huế quanh quanh, non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”
Trang 88 HĐBĐ mô tả: Đường chính từ An Bài tới doanh Niểu(Bảng Đồ(BĐ) trang(tr) 89-3E, thấy ở phía Bắc lũy) thì đi 1 ngày, đến doanh Mười (Đồn doanh: BĐ tr 90-14C, ở phía Nam lũy) thì đi 1 ngày, đến doanh Tạm thì đi 1 ngàytừ doanh Mười đi thuyền(đường thủy trên sông Kiên Giang trên bản đồ Jim Henthorn?) đến doanh Tạm thì đi 1 con nước. Hai bên sông ở cữa Yêu(BĐ tr 93-12E thấy ở phía Bắc Tư Khách hải môn. Tài liệu khác nói cữa  ở Hóa Châu mở ra ở làng Hòa Dân có tên là Cữa Eo còn có tên là Yêu hải môn, Noãn hải môn, Nhuyễn hải môn. Cữa Eo di dịch đóng mở nhiều lần)đều có 10 chiếc thuyềnỞ bên đường thủy chánh có 1 kho gọi là kho Quần Mông chứa toàn khí giới đạn dược. Ở địa phận xã Vũ Xá có thuyền, ở sông Tạm Độ(trung lưu sông Kiên Giang?)cũng có thuyền. Ở sông Cuộc có 1 kho chứa thóc. Ở địa phận xã Nguyệt Áng(Nguyệt Án: BĐ tr90-13B) cùng với phía Nam sông Tạm Độ cũng có kho thóc đều có để nhân dân làm đề lãnh trông giữ. Sông Tạm Độ khá rộngước 30 dặm. Ở trong có chỗ đất cạn, nếu không hiểu đường nước chảy đi thuyền sẽ mắc cạn…” Mô tả như thế thì ta thấy 2 cữa quan trọng còn lại là cữa Việt và cữa Yêu. Cữa Nhật Lệ và Minh Linh thì bị khóa lại rồi. Trang 91 viết tiếp “…không thông. Đường thủy thì đi thuyền từ doanh Lại ra đến kinh nhà Hồ(kinh Sen hay Liên Cảng, Liên Cừ như các đoạn sử ở trên đề cập. Đây là đoạn nội thủy chuyển tiếp từ sông Kiên Giang ra kinh Sen) thì để thuyền lại rồi tự gánh vác lấy đi, không dùng đến quân lính. Dân chúng và lái buôn chỉ mướn xe trong ruộng mà chở đi. Đến Tạm Độ xuống thuyền trở về đến kinh Sen. Kinh ấy đang đào nhiều chỗ nên cạn mà không có nước thuyền không xuôi được. Từ ngoài mà vào đến Tạm Độ thì để thuyền lại, mướn xe trong ruộng mà chở đi như thế, đến kinh Nhà Hồ mới xuống thuyền. Thuyền đến bến Khu Voi thì dừng. Lệ mướn xe trong ruộng mà chở mỗi gánh là 1 tiền”.
Và sau đây là đoạn mô tả đường bộ: “đi bộ thì trọ lại ở quán nhà Hồ(Hồ Xá thị, tức Nhà Hồ: BĐ tr 142-8C và Quán: -BĐ tr90-5C), ăn thì ở chợ Sài, trọ thì ở quán Mỗi Thụy, ăn thì ở Đồng Giám, trọ thì ở quán Quy Thuận, ăn thì ở cầu Ngói, trọ thì ở quán Cám, làng Lao, ăn thì ở Sa Đôi, trọ thì ở Thu Bài, ăn thì ở Mối Nông, trọ thì ở quán Cao Đôi”(BĐ tr 93-3D thuộc huyện Phú Vinh, phía Nam Huế). Hết hành trình trên bộ đi qua Thuận Hóa.
Trang 143 HĐBĐ mô tả tiếp theo đường nội thủy từ cữa Việt đến phá Tam Giang.“Từ Cữa Việt đến trại Toàn Thắng (BĐ tr 142-2D, ở gần doanh Cát) đi 2 canh; từ Toàn Thắng đến chợ Cam Lộ (BĐ tr 142-2C) đi 2 canh rưỡi; từ chợ Cam Lộ đến tuần Ba Lăng đi 1 ngày; đến lũy Ba Ngư (BĐ tr 142-1B) đi 2 ngày, đến Phường Sĩ (BĐ tr 142-1A) đi 5 ngày”. Bản đồ tr 142 của HĐBĐ có ghi chú: Ba Lăng thượng hành (BĐ tr 142-2B), Ba Lăng hạ hành(BĐ tr 142-1B).  Ghi chú 1D bản đồ 142 ghi: “Miếu mộ-Đò-Đoan Công phủ-Cát Doanh-Tự nhà Hồ chí doanh nhất nhật-Đò.” Có nghĩa là từ Nhà Hồ(Kinh Sen) đến Cát Doanh ở cữa Việt đi 1 ngày. Đố là mô tả đường nội thủy đi từ kinh Sen qua cữa Minh Linh tới cữa Việt rồi đi trên sông Thạch Hãn ngày nay. Bản đồ tr 93 tiếp theo bản đồ tr 90 mô tả nội thủy phía Nam trường lũy(NTPNTL) có ghi chú Yêu hải môn(12E). Phía trên cữa biển này có ghi chú “…phủ”(13B), “Sĩ Doanh-Cát Doanh” (13D), “Thủy tụ phả khoát”(8D). Suy ra giả thiết Yêuhải môn là cữa của sông Ô Lâu ngày nay và đây là đoạn NTPNTL thông với phá Tam Giang. Cũng như bản đồ tr 145 tiếp theo bản đồ tr 142 mô tả NTPNTL có ghi chú “kho Đá Bàn”(12C) bên cạnh có ghi chú “Tự Phù Nhậm chí Đá Bàn nhị canh-Phá Tam Giang”(10D) cũng cho thấy NTPNTL xuôi Nam cũng thông vào phá Tam Giang. Có phải từ Phù Nhậm đến Đá Bàn là Ba Lăng hạ hành còn đoạn từ cữa Việt đến Cam lộ là Ba Lăng thượng hành? Trên bản đồ Jim Henthorn cho thấy giữa sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu-sông Ô Giang có nhiều kinh rạch(sông Vĩnh Định).
Thế là ta hình dung được “đường vô xứ Huế quanh quanh.”
Hai bản đồ Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư(TNTCLĐT) trang 90, 93 và 3 bản đồ Giáp Ngọ Bình Nam Đồ(GNBNĐ) trang 141, 142, 145 minh họa con đường  đi vô xứ Huế quanh quanh. Bản đồ quân sự Jim Henthorn cho thấy  địa hình1 bên là đồi cát trùng điệp nối dài, 1 bên là đầm lầy(HĐBĐ gọi là nê điền) và kinh rạch. Qanh quanh là như thế đó. Ô Lý, Ô Châu là như thế đó.
Tết Dương Lịch 2013
Huynh Ba Cung

Đường sắt răng cưa Tháp Cham-Đalat


ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM-ĐA LẠT





Di chuyển về ga Tháp Chàm
Di chuyển về ga Sóng Thần
Tân trang để đưa vào xử dụng tuyến du lịch xe lửa hoài cổ
Tân trang(Bộ khung đầu máy)

Bô bánh răng cưa và bánh trơn
Bộ hãm bánh răng kiểu mới

Hệ đường xe lửa răng cưa kiểu Abt(Cog rail of Abt system) dùng ở Đa Lat và ở Furka bên Thụy Sỹ
Dâu may chay ngược để xuống dốc
Đổ dốc từ đèo Furka xuống ga Gletsch

 ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA
THÁP CHÀM-ĐA LẠT(Cổ vật quí hiếm cấp quốc gia bị đánh mất).

Năm 1990 tờ Bangkok Post đăng bài “back to Switzerland” của công ty DFB(Dampfbahn Furka-Bergstrecke AG) ở Thụy Sĩ(Switzerland). Bài viết nói về hành trình đi tìm đầu máy và các chi tiết đường sắt răng cưa(ĐSRC) kiểu Abt mà Thụy Sĩ đã chế tạo. Bấy giờ người ta mới hay Việt Nam(VN) đã bán cho công ty nói trên toàn bộ đầu máy và các chi tiết phế liệu của ĐSRC kiểu Abt của tuyến đường ThápChàm-ĐàLạt do Thụy Sĩ chế tạo còn sót lại ở VN. Khi thương vụ được thực hiện thì coi như “châu về Họp Phố.”Đường sắt “đặt chủng leo núi” (đặt biệt dùng cho vùng Đà Lạt) có 1 không 2 trên thế giới được Công ty Đường Sắt Đông Dương Chemin de Fer de l’Indochine(CFI) đặt hàng mua ở Thụy Sĩ nay trở về đất mẹ Thụy Sĩ. Trước kia CFI  đã đặt mua rồi nay VN bán đứt đi. VN mất độc quyền sở hữu đầu kéo hơi nước cổ nhất có bánh răng cưa. Thụy Sĩ là nơi chế tạo đầu máy hơi nước HG 4/4(cổ nhất) nhưng chỉ CFI mới dùng nó cho tuyến Tháp Chàm-Đà Lạt mà thôi(CFI độc quyền sở hữu). Nay công ty DFB vớ được đồ cổ quí giá do chính nước mình đã chế tạo thì lập tức thu hồi đem về nói là để bảo tàng nhưng sự thiệt là tái khai thác tuyến xe lửa có đường răng cưa hoài cổ Glacier Express ở đèo Furka . Người Đà Lạt nói riêng, VN nói chung tiếc rụng lông tai, và nghĩ người mình không giữ được tài sản quí hiếm “tình cờ” được người Pháp gọi là thực dân đô hộ để lại! Khoảng năm 2009 rộ lên bài viết “Từ KrongPha đến Furka” trích từ nguồn chiến dịch “Back to Switzerland” do công ty DFB thực hiện.
Tuyến đường sắt răng cưa(Cog railway)Tháp Chàm-Đà Lạt.
Tuyến được lên dự án xây dựng trong 30 năm(1902-1932) từ thời toàn quyền Doumer và bac sĩ Yersin lập trại nghỉ mát Đà Lạt. Nhưng tới năm 1908 đoạn đường Tháp Chàm-Xóm Gòn mới được thi công. Những chuyến tàu đầu tiên hoạt động từ năm 1916. Năm 1917 tuyến đường chạy đến sông Pha. Năm 1922 xây tuyến Sông Pha tới Trạm Hành(Đơn Dương) và đến Đà Lạt. Đó là tuyến đường săt leo núi gồm có đoạn đường bằng và đoạn leo dốc. Năm 1932 thì hoàn tất tuyến Tháp Chàm-Đa Lạt.Toàn tuyến dài 84km
Tuyến miền núi Tháp Chàm-Đà Lạt có 3 đoạn có đường ray răng cưa để leo dốc và xuống dốc trên 12%(Tuyến leo núi ở đèo Furka bên Thụy Sĩ dốc tối đa chỉ 11,8%): Sông Pha-Eo Gió(có độ cao từ 186m đến 991m), Đơn Dương-Trạm Hành(1016-1515m), Đa Thọ-Trại Mát(1402-1550m). Xen kẽ là các đoạn đường bằng phẳng chạy bằng ray thông thường. Có 5 hầm xuyên đồi núi(xem hình).
Đầu kéo là đầu máy hơi nước chuyên dụng HG. HG: là là mã hiệu của đầu kéo dùng cho đường sắt có đoạn có ray răng cưa. Công ty SLM( Schweizerische Lokomotiv) Winterthur Thụy Sĩ chế tạo loại đầu máy HG này. Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng công ty SLM Winterthur Thụy Sĩ để mua đầu máy đặc hiệu HG4/4. Loại đầu HG4/4 này chỉ dùng ở VN. Loại đầu máy này với 4 trục bánh vận hành đồng bộ là kiểu đầu kéo đặc biệt chế tạo riêng cho tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt nhằm đáp ứng chạy tàu vùng có độ dốc trên 12%. Ba đoạn có ray răng cưa để leo núi có tổng chiều dài 16km. tàu chạy đến ga chót Đà Lạt không cần trở đầu mà chỉ chạy ngược đầu(tức khoang lái ở phía trước) để đổ dốc về lại ga Tháp Chàm.
Khi tàu chạy đến gần đoạn răng cưa, lái tàu giảm tốc độ, khởi động giàn bánh răng ở đầu tàu, cho móc vào đường ray răng cưa (nằm giữa 2 thanh ray trơn) rồi khóa hệ thống bánh răng. Bánh răng của đầu máy bám chặt vào răng cưa đường ray để tàu leo dốc và xuống dốc. Những bánh răng cưa nầy có thể tự điều chỉnh chiều cao phù hợp với độ mòn của các bánh xe mặt bằng. Hệ thống vận hành răng cưa Winterthur bao gồm 2 bộ phận cơ khí vận chuyễn sức kéo biệt lập: một bộ vận hành sức kéo đường mặt bằng và một cho đường răng cưa. Trục bánh kéo đường mặt bằng được vận hành bởi 2 xy-lanh áp suất cao(đường kính nhỏ). Trục bánh răng cưa vận hành bỡi 2 xy lanh áp suất thấp(đường kính lớn). Khi kéo trên đường răng cưa, đầu kéo vận hành cả hai bộ phận cơ khí, hơi nước ép vào xy-lanh áp suất cao được thải qua các xy-lanh áp suất thấp để vận hành bộ trục bánh răng cưa. Tốc độ trên đường bằng 35km/giờ tuột xuống còn 15km/giờ trên đường răng cưa. Cũng có hệ thống hãm trục bánh răng cưa. Người ta hảm các bánh xe răng cưa với những bánh răng cơ khí ghép vào hai bên bánh răng cưa nối liền với hệ thống truyền động. Ngày nay người ta dùng hệ thống phanh bằng bố thắng tương tự như bộ phận phanh hảm của xe mô-tô và ô-tô.
Sức kéo tối đa của tàu cũng chỉ ở mức không quá 65 tấn khi lên dốc và 55 tấn khi xuống dốc. Công suất của đầu kéo là 75 tấn(xem hình).
Qúa trình nhập nhập đầu kéo. Thập niên 1920 CFI ở Đông Dương nhập 7 đầu HG 4/4 do SLM Winterthur chế tạo theo kiểu mẫu của kỷ sư Roman Abt và năm 1929 nhập thêm 2 đầu GH 4/4 do công ty MFE(Maschinenfabrik Esslingen) Đức Quốc chế tạo dựa trên mẫu của SLM nhượng quyền dưới chương trình bồi thường chiến tranh cho Pháp khi Đức thua trận thế chiến 1914-1918. Hai đầu này mang số hiệu CFI 40-308 và 40-309. Như vậy CFI     sở hữu tất cả 9 đầu HG 4/4 chỉ có ở Việt Nam. Trong chiến tranh với Nhật 4 đầu HG 4/4 mất tích(bị phá hoại?).
Công ty SLM lại chế tạo đầu HG ¾ cuối đời đầu máy HG cho tuyến đường Furka bên Thụy Sĩ. Như vậy đầu HG4/4 dùng ở Đông Dương cổ hơn đầu HG3/4 dùng ở Thụy Sĩ.
Rồi công ty FO(Furka-Oberwald) thay thế công ty SLM khai thác tuyến đường miền núi Furka-Oberwald. Hết thế chiến thứ 2, công ty FO khai thác nguồn điện  chủ yếu. Công ty CFI ở Đông Dương sang Thụy Sĩ hỏi mua đầu HG ¾. FO tính toán chỉ cần giử 4 cổ máy HG¾ đủ dùng vào việc khai thông tuyến đường hàng năm và dùng vào việc khẩn cấp khi đường dây điện bị cắt đứt vì tuyết rơi. Họ giử lại các đầu kéo mang số 3, 4, 5 và 10 và bán đi 4 đầu kéo khác (số 1, 2, 8 và 9) vào năm 1947. Bấy giờ tuyến Tháp Chàm-Đà Lạt xử dụng9 đầu HG: 5 đầu HG 4/4(mất 4 đầu thời Nhật đô hộ) và 4 đầu HG ¾(sau thế chiến thứ 2).
Khi công ty CFI rời Việt Nam vào năm 1954, CFI chuyễn giao lại cho Việt Nam Hoả Xa(VNHX) 5 đầu kéo HG 4/4. Mã số chỉ thay CFI bằng VHX: VHX 40-302 (702), 40-303 (703), 40-304 (704), 40-306 (706) và 40-308 (708) cùng với 4 đầu kéo HG ¾ HG(VHX 31-201(công ty FO đánh số là FO-1), VHX 31-302(FO-2), VHX 31-303(FO-8), VHX 31-204(FO-9). Đầu kéo CFI 40-308 là do Đức chế tạo như nói trên đây. Bốn đầu kéo HG 4/4 mất tích thời Nhật đô hộ mang mã số 701, 705, 707 và 709.

Thời Quốc Gia Việt Nam và Việt Nam Cọng Hòa và sau 1975.
Trong suốt gần 30 năm(1947-1967), 4 đầu HG¾ của công ty FO ở bên Thụy Sĩ(Việt Nam đánh số HVX 31-201 đến HVX 31-204) làm nhiệm vụ trên tuyến đường Lang Bian trước khi bị ép buộc vào cơn ngủ dài đến tận năm 1990 thì may mắn hồi hương trở về Thụy Sĩ.
Trước nhất chúng “ngủ” vì tuyến đường mất an ninh nên phải ngưng xử dụng vào năm 1968. Tuyến đường bị phơi sương từ đây tới tháng 4 năm 1975. Hai tháng sau chợt thức dậy. Ngày 6-6-1975, chiếc đầu máy răng cưa lăn bánh gần 70km, vượt D’ran(Đơn Dương), qua Eo Gió(đèo Ngoạn Mục), qua Krongpha về Tân Mỹ. Chỉ chờ cầu Tân Mỹ hoàn nhịp thì về tới ga chót Tháp Chàm để hoàn tất tuyến đường 84km. Nhưng chỉ chạy đúng 27 chuyến. Đến tháng 8-1975 thì bị ngưng chạy. Người ta lệnh cho tháo gỡ ray và tà vẹt đường sắt leo núi ThápChàm-ĐàLạt để dùng vào việc đại tu đường sắt mặt bằng Thống Nhất nối liền BắcNam. Phần đường có ray răng cưa không phù họp thì bỏ phơi sương để rồi bị đánh cắp bán làm sắt vụn. Tiếp sau đó đến lượt các cầu cũng bị tháo dỡ bán nốt làm sắt vụn. Tuyến đường chỉ còn trơ ra những cái hầm đục trong khối đá còn sót lại tiếp tục“trơ gan cùng tuế nguyệt” để cho người đời ngâm câu “nước còn cau mặt với tang thương.” “Nước”là đất nước chăng?
Chiến dịch “back to Switzerland.” Công ty DFB là công ty thứ 3 sau công ty SLM và FO khai thác tuyến đường sắt miền núi Furka ở Thụy Sĩ, trên dãy núi Alps. Tuyến có tên xưa cũ là Glacier Express.
Một chút về xứ sở Thụy Sĩ và dãy núi Alps. Đó là nơi sinh ra bác sĩ Pháp có tên là Yersin đã chọn Suối Dầu dưới chân Trường Sơn ở VN làm quê hương thứ 2 khi mất. Trong hành trình lần thứ 3 năm 1893 khám phá cao nguyên Langbiang, đứng trên ngọn núi Tadung nhìn xuống những mê lộ sâu và lạnh của dòng Da Dung, bác sĩ Yersin nhớ đến quê nhà bên Thụy Sĩ của ông(hồi ký "Bảy Tháng Nơi Xứ Thượng" của BS Yersin). Nếu Thụy Sĩ là xứ lạnh miền núi bên Âu châu trên dãy núi Alps thì Đà lạt là xứ lạnh miền núi ở trên dãy Trường Sơn ở Đông Dương. Nơi đây người Pháp xây dựng tuyến đường sắt có đoạn ray răng cưa(CĐRC) cùng kích cỡ và phẩm chất như tuyến đường đèo Furka bên Thụy Sĩ. Nếu như ngày xưa tuyến đường sắt CĐRC kiểu Abt ThápChàm-ĐàLạt là 1 trong 2(Việt Nam và Thụy Sĩ) tuyến đường sắt CĐRC kiểu Abt nổi tiếng trên thế giới thì nay chỉ có 1 đường sắt CĐRC kiểu Abt nổi tiếng là tuyến leo đèo Furka ở Thụy Sĩ  mà thôi. Người Thụy Sĩ sở hữu độc quyền!
Dãy núi Alps hình lưỡi liềm chạy từ Áo đến Thụy Sĩ rồi đến Ý. Trên “đỉnh” của nó có tuyến đường sắt Furka. Tiền thân của nó là tuyến  đường sắt răng cưa Glacier Express ở vùng băng giá mà công ty SLM và FO đã từng khai thác. Khi công ty DFB khai thác(năm 1989) thì đường sắt của họ chạy từ thị trấn Realp trong thung lũng đầu nguồn sông Rhin, leo dốc lên đèo Furka, chui qua 1 cái hầm dài gần đỉnh núi Furka rồi xuống dốc, vượt qua đường bộ đèo Furka 2 lần rồi đến gaGletsch nằm trong thung lũng đầu nguồn sông Rhône. Sông Rhin đổ nước vào Biển Bắc. Sông Rhône đổ nước vào Địa Trung Hải. Đây là 2 thung lũng lớn. Đèo Furka nằm giữa 2 thung lũng và là ranh của 2 trấn(canton) Uni(phía Realp) và Valais(phía Gletsch) (xem hình).
Lịch sử chiến dịch hồi hương các đầu kéo hơi cước của Thụy Sĩ(Back to Switzerland). Năm 1983 hội Association Ligne Sommitale de la Furka(ALSF) được thành lập mà mục đích là bảo vệ tuyến đường sắt Oberwald-Realp ở Thụy Sĩ sau khi tuyến đường này bị Công Ty FO ngưng khai thác vì tuyến đường hầm xe lửa mặt bằng Glacier Express được đưa vào sử dụng kể từ năm 1982.
Năm 1985, công ty DFB được thành lập với sự bảo trợ của ALSF, tái khai thác tuyến đường sắt răng cưa leo núi Furka. Năm 1987 DFB được giử quyền sở hửu chặng đường từ Realp đến Gletsch ngoại trừ chặng đường Gletsch-Oberwald vẫn còn thuộc quyền sở hửu của Công Ty FO.  Hội viên tình nguyện của ALSF và Công Ty DFB thu lượm và tân trang những gì còn sót lại trong những xưởng nằm rải rác trên tuyến đường leo núi. Để giử gìn dịch vụ của Glacier Express xưa cũ, họ cần có những đầu kéo hơi nước chạy đường sắt răng cưa. Họ truy lục trong các tài liệu của công ty FO thấy việc FO đã bán lại cho công ty CFI ở Đông Dương 4 đầu kéo hơi nước HG 3/4 do SLM Winterthur chế tạo. Họ hướng sự tìm kiếm đến Việt Nam. Lãnh sự Thụy Sĩ viếng thăm Đà Lạt nắm được thông tin về đường sắt Tháp Chàm-ĐaLạt bị bỏ hoang. Hình chụp các đầu kéo rỉ sét được gởi về Thụy Sĩ. Công ty DFB có ý định thu mua đầu kéo cổ của tuyến đường Furka đã “lưu lạc” sang Đông Dương để đem về. Tháng 6 năm 1988 kỷ sư Ralph Schorno và Roger Waller đến Việt Nam theo lời mời CHXHCNVN. Mục đích của chuyến đi là khảo sát những đầu kéo hơi nước còn có thể tìm thấy. Đến nơi, không những họ tìm lại được đầu kéo HG ¾ mà công ty FO đã bán nhượng lại cho công ty CFI ở Đông Dương năm 1947 mà còn phát hiện đầu HG 4/4(cổ hơn) mà SLM đã chế tạo riêng cho CFI dùng ở VN. Có 2 đầu kéo HG ¾ và 2 đầu kéo HG 4/4 đều có thể sửa chửa để dùng được và những phế liệu của đầu kéo khác còn tốt có thể dùng như cơ phận rời.
Ở bên Thụy Sĩ, ngày 19-10-1989  công ty DFB nhận và sửa chữa, sau đó đem vào sử dụng trên tuyến đường Realp-Furka chiếc đầu kéo hơi nước HG 2/3 mang số 6 Weisshorn bỏ hoang phế trong sân của một trường học tại Coire. Cũng trong năm này họ tìm đến VN để thu hồi các đầu kéo HG3/4 mà FO đã bán cho CFI.
DFB thu hồi đầu kéo hơi nước ở VN:  Ở ga ĐàLạt 2 đầu HG4/4 số hiệu HVX 40-304 và HVX 40-308 còn tốt, 2 đầu HG3/4 số VHX 31-201 tức FO-1 và VHX 31-204 tức FO-9 còn khá tốt. Ở ga Cầu Đất 1 đầu HG4/4 không rõ số hiệu. Ở ga Đơn Dương một đầu kéo HG 4/4 số hiệu VHX 40-306cùng với một sườn xe và bộ răng cưa của đầu kéo VHX 40-302 bị trúng mìn tại Sông Pha.
Thương lượng: năm 1990 với sự giúp đỡ của đại sứ quán và đặc biệt bởi ông lãnh sự Joseph Koch ở Hà Nội, thương lượng mua bán diễn ra.  Mãi ước được soạn với chỉ đạo của Công ty Đường Sắt Việt Nam(ĐSVN). Trong mãi ước ký kết định rỏ về 4 đầu kéo còn sử dụng được. Họ mua lại tất cả 7 đầu kéo trong số 9 đầu mà VHX xử dụng tới năm 1967 gồm đầu kéo HG 4/4 và đầu HG¾ cùng với 2 bộ sườn xe và một số thiết bị, toa chở hàng... đem về Thụy Sĩ trong chiến dịch “Back to Switzerland”.
Qúa trình chuyên chở. 36 tấn thiết bị kỹ thuật dùng vào việc hồi hương các đầu kéo và phế liệu rời khỏi Thụy Sĩ ngày 18-6-1990. Các thiết bị đó phải thích hợp tình trạng cầu đường ở VN. Ngày 26-7 toán chuyên viên kỹ thuật và hậu cần tập hợp lại. Ngày 2-8 chiếc tầu thủy “Georg Handke” cập bến tại Sài Gòn. Cùng ngày đó, tất cả các thiết bị kỹ thuật và toán chuyên viên đáp chuyến tầu hoả đặc biệt đến Tháp Chàm. Những lều trại khác nhau được thiết lập tại chổ. Trên quảng đường bộ dốc núi, các chuyên viên cho chạy thử những sàn tải “Lococarriers” được kéo bởi những đầu kéo “Kamaz” do Nga chế tạo. Ngày 9-8 những chuyến xe tải 20 tấn phải mất 16 giờ để đi đến Đà Lạt. Một phần đầu kéo hơi nước FO số 9 (sau là DFB-9 Gletshhorn) được tháo rời chở đến Sông Pha 3 ngày sau đó. Đầu kéo số 1 (sau là DFB-1 Furkahorn) được chở vào ngày 16-8. Có chút trở ngại là chính quyền địa phương cản trở lý do về trọng tải không phù họp tình trạng cầu đường và đầu kéo hơi nước bị cấm không cho bốc dở lên tầu chuyên chở. Nhưng trở ngại rồi cũng qua. Tất cả tập trung ở ga Tháp Chàm để kéo về ga Sóng Thần. Hàng tiếp tục được bốc xuống rồi bốc lên tàu thủy. Ngày 20-9-1990 chiếc tầu thủy cựu Đông Đức “Friedrich Engels” với các đầu kéo hơi nước, toa xe, cơ phận rời và thiết bị mà trọng lượng tổng cộng là 250 tấn rời khỏi Việt Nam, vượt trên biển cả vào lúc nước Đức thống nhất, dự tính sẽ cập bến Hamburg vào ngày 31-10.  Đầu kéo HG 4/4 mã số VHX 40-306 được để lại và đem về Thụy Sĩ vào năm 1997. Số lượng chính xác của các đầu kéo hơi nước đem về Thụy Sĩ không được Công Ty DFB cho biết. Theo báo Bangkok Post thì công ty DFB sẽ tân trang 4 đầu kéo đem vào xử dụng, còn 3 đầu kéo khác được giử lấy để thu hồi cơ phận rời. Dựa theo những tài liệu của các nhân viên tham dự thì có tất cả 7 đầu kéo HG và 2 bộ khung sườn xe được đem về Thụy Sĩ.
Đến Đức Quốc, 250 tấn hàng được bốc lên sàn chở hàng của tuyến đường xe hoả Đức Quốc DB(Deutsche Bahn) để được vận chuyển về Thụy Sĩ. Chiến dịch “Back to Switzerland” hoàn thành nhiệm vụ tại thời điểm khánh thành cuộc triển lãm “Tuyến đường sắt miền núi Furka” vào ngày 30-11-1990 ở Bảo Tàng Vận Tải ở Lucerne. Rồi các đầu kéo được tân trang để đưa vào xử dụng.
Tái hoạt động 2 đầu kéo HG3/4. Đầu kéo VHX 31-201 tức FO-1 sau tân trang có tên mới là DFB-1 Furkahorn(lấy tên thị trấn Furka) trở lại hoạt động trên tuyến Furka kể từ 9-6-1993 và đầu kéo VHX 31-204 tức FO-9 có tên mới là DFB-9Gletschhorn(lấy tên thị trấn Gletsch) tái hoạt động từ ngày 25-8-1993. Từ năm 2006, tại cơ xưởng của công ty DFB ở Chur (Coire) cả 2 đầu kéo có 4 trục bánh vận chuyển đồng bộ(HG 4/4) đều được tân trang để được tái hoạt động. Rõ ràng “châu về Họp Phố!”
Ngày nay ở Việt Nam đâu còn thấy hình ảnh đoàn tàu ì ạch “thở” phì phò leo núi! Còn đâu ngắm cảnh con tàu nhả làn khói than đá hay gỗ thông băng qua cánh rừng thông trong làn khói phản phất mùi nhựa thông, mùi than đá! Có ai còn nghe tiếng “xình xịch” phát ra từ cỗ máy chạy bằng hơi nước? Hình ảnh đầu kéo phì phò xịt từng “chùm” cụm hơi nước trắng toát tuồng như phà hơi ấm lên đường ray mỗi khi đầu tàu lui tới nay còn đâu? Có ai còn nhớ tiếng va chạm kim khí răng của bánh răng đầu máy với răng của đường ray mà tưởng tượng cảnh con tàu ghì sát “người” ôm chặt vào đường sắt như “người”mình yêu để leo lên hay tuột xuống núi vùng mù sương Langbiang Đalat? Có ai còn nhớ tiếng còi “hít”chói tai(tàu diesel chỉ kêu ò e) đặc trưng của tàu chạy bằng hơi nước xưa kia…? Những thứ đó phải vượt hành trình nửa vòng trái đất để đến xứ Thụy Sĩ mà nghe, mà thấy những đầu kéo của ta đang hoạt động trên hành trình du lịch hoài cổ, hành trình hoài cổ Glacier Express.
  
Hành trình chuyến xe hoả hoài cổ trên đèo Furka bên Thụy Sĩ chạy bằng đầu kéo mua lại ở VN:
Các đầu tàu: Đó là tuyến Glacier Express ở Furka xưa cũ nay đang hoạt động nối liền 2 thung lũng rộng lớn ở đầu nguồn sông Rhône và sông Rhin ở Thụy Sĩ nói trên đây. Công ty SLM và FO từng khai thác tuyến đường leo núi này. Đến năm 1973, công ty FO khởi công đào một hầm xuyên qua núi dưới đèo Furka dài 15,4km từ Oberwald đến Realp. Năm 1982 thì hoàn thành hầm đường xe lửa mặt bằng Furka. Kể từ đó tuyến đường leo núi Furka bị bỏ hoang phế. Năm 1983 hội Association Ligne Sommitale de la Furka(ALSF) được thành lập mục đích bảo vệ tuyến đường sắt Oberwald-Realp ở Thụy Sĩ bị FO bỏ hoang. Năm 1985một công ty mới được thành lập, Công ty DFB, được ALSF bảo trợ, tái khai thác tuyến leo núi này. DFB thu gom những gì còn sót trên tuyến xưa. Họ chỉ được 1 đầu kéo HG2/3đem tu sửa và đưa vào xử đụng đoạn Realp đến Furka. Năm 1987, Công Ty DFB được giao quyền khai thác lại tuyến đường Furka và được giử quyền sở hửu từ chặng đường từ Realp đến Gletsch ngoại trừ chặng đường Gletsch-Oberwald vẫn còn thuộc quyền sở hửu của Công Ty FO(Furka Oberwald). Ngày 19-10-1989, Công Ty DFB nhận và sửa chữa, sau đó đem vào sử dụng trên tuyến đường Realp-Furka chiếc đầu kéo hơi nước đầu tiên HG 2/3 mang số 6 Weisshorn trước đây bỏ hoang phế trong sân của một trường học tại Coire.
Rồi thì họ hướng sang VN để hồi hương các đầu HG3/4 mà FO đã bán cho CFI ở Đông Dương năm 1947 như đã nói trên đây. Năm 1990 họ thu hồi được 7 đầu kéo cũ và các bộ phận rời trong chiến dịch “Back to Switzerland”. Vì có nhu cầu đòi hỏi thu hút khách du lịch hoài cổ nên việc tân trang tu sửa đầu kéo đã hồi hương trở nên cấp bách. Các tình nguyện viên(làm việc không hưởng lương) của hội  ALSF ra tay nhiệt tình. Đầu kéo VHX 31-201 tức FO-1 tân trang thành đầu DFB-1 Furkahorn và đầu VHX 31-204 tức FO-9 tân trang thành đầu DFB-9 Gletschhorn. Năm 1993 chúng được đưa vào khai thác. Các đầu còn lại tiếp tục tân trang. Cả 2 đầu Furkahorn và Gletschhorn được xử dụng hiện nay chủ yếu để chở khách tham quan như hành trình sau đây mô tả hoạt động của nó ở bên Thụy Sĩ(chúng đã từng hoạt động như vậy trước năm 1975 ở Sông Pha VN). Trước đây(năm 1989), lúc khởi đầu việc khai thác tuyến đường, DFB chỉ có đầu kéo HG ¾ mang mã số FO 4 và HG 2/3 “Weisshorn” dùng để chở vật liệu xây dựng để tân trang toàn bộ tuyến đường mà thôi. Như vậy việc họ tìm thấy các đầu kéo bị bỏ hoang ở VN(năm 1990) như tìm được vàng. Người Thụy Sĩ ma mảnh dấu nhẹm việc thu hồi. Họ chỉ đăng bài “Back to Switzerland” bằng tiếng pháp và tiếng Anh. Chỉ trang tiếng Đức mới đăng đầy đủ chi tiết và hình ảnh chiến dịch. Người VN xem mới ngộ ra thì sự đã rồi!
Hành trình Realp-Furka-Gletsch hiện nay. Trạm khởi hànhRealp ở độ cao 1546m cách trung tâm thể thao muà đông Andermatt vài cây số. Tàu có những toa có cữa thoáng rộng để khách nhìn thấy quang cảnh hùng vĩ ở nơi đây.  
Mời lên xe! Một đầu tầu hơi nước đáng ngưởng mộ với trên 80 tuổi đã từng qua lại đèo SôngPha ở VN, kéo theo đoàn toa nhắm trực chỉ các nhà ga Furka ở trên đỉnh 2 thung lũng của sông Rhin và sông Rhône và ga Gletsch ở ngay bên cạnh biển băng tuyết vạn niên Rhône. Leo núi về hướng Furka, bác tài giảm tốc độ xuống 10km/giờ để cho bộ cơ khí bánh răng đầu tầu bám vào trục đường sắt răng cưa Abt. Những chiếc bánh có răng của đầu tầu và các toa bắt đầu ăn vào khớp răng cưa trên đường rây làm vang lên tiếng kim khí va chạm. Cuộc leo núi bắt đầu. Đoạn dốc đầu tiên là 11%.
Sau khi chui ra khỏi hầm thứ ba của hệ thống hầm Alt Senntumtafel, thung lũng trải rộng ra. Tàu leo gần đến cao độ 1800m. Những đỉnh núi cao xuất hiện từ xa.  
Băng qua cầu Steffenbach với nhiều tiếng động điếc tai. Nếu ở trạm Realp nằm sâu trong thung lủng Urseren không khí là tiết mùa hè thì ở đây không khí như mới vào mùa xuân. Gần tới trạm Tiefenbach đường dốc thoải bằng ra, đoàn tầu tạm rời bộ phận bánh răng cưa để chạy vào nhà ga Tiefenbach.
 Ga Tiefenbach ở độ cao 1849m. Chỉ mặt tiền lộ ra, toàn bộ cơ sở của trạm ẩn mình trong sườn núi để tránh khỏi những tảng băng tuyết vào mùa đông. Châm thêm nước vào nồi súp de rồi kéo còi ra đi. Vừa ra khỏi ghi đường ray, lại nạp bộ cơ khí răng cưa leo dốc 11%  để lên trạm Furka.
Qua cầu Steinstafel được bảo trì ở dạng nguyên thủy. Một vài con bò sữa ngưng ăn cỏ để nhìn xem một đoàn những “con vật” lạ kỳ đang leo lên đỉnh núi, được kéo bởi cổ tầu phun khói và thở phì phò.
Rồi băng qua cây cầu nhỏ nhắn Sidelenbach đến độ cao1950m. Chạy tiếp 50 phút.
Đoàn tàu lại rời khúc đường sắt răng cưa để tiến vào nhà ga Furka ở độ cao 2163m. Nhà ga cũng ẩn mình vào vách núi như ga Tienfenbach.  Hành khách Ăn trưa và ngắm phong cảnh trong khi đầu kéo chạy vào một bàn xoay tại ga để quay ngược đầu(khoang lái hướng về phiá trước đường) để xuống dốc. Thủ tục này áp dụng đến năm 2001. Với đầu HG ¾ số 1 Furkahorn và số 9 Gletschhorn và một bàn xoay đầu kéo mới ở ga Gletsch từ năm 2002, việc phải quay ngược đầu kéo ở ga Furka trở nên không cần thiết, nhưng vẫn còn luôn xử dụng để xoay ngược đầu kéo HG 2/3 mang số 6 Weisshorn. Vượt hầm dài 1874 mét 10 phút xuyên qua ngọn núi «Blauberg» với chiều cao 2758m và ở dưới đường đèo Furka.
Ra khỏi hầm tới trạm Muttbach-Belvédère ở độ cao 2120mnằm bên phiá Tây của đường hầm. Ra khỏi trạm lại nạp bộ cơ khí răng cưa lên đường sắt bảo đảm cho sức tải nặng của đoàn tầu được ghì hảm tốc độ bởi đường sắt răng cưa và bộ bánh răng khi xuống dốc. Độ dốc ở một vài nơi được ghi nhận đến 11,8%(thua dốc đèo ở SôngPha-ĐàLạt trên 12%).
Đoàn tầu xuyên 2 lần băng qua đoạn đường bộ của đèo Furka trước khi vào lòng chảo của nhà ga Gletsch. Giao lộ được thiết kế để độ dốc của đường sắt đạt độ dốc 3% không xử dụng đường ray răng cưa làm cản trở giao thông đường bộ. Sau đó đoàn tàu lại nạp bộ cơ khí răng cưa để đi vào đoạn đường răng cưa cuối cùng và xuống dốc cho đến nhà ga Gletsch ở cao độ 1762m. Khung cảnh bây giờ đẹp hơn tất cả là phong cảnh toàn bộ biển băng tuyết Rhône ở bên phải đoàn tầu. Cho Mãi đến năm 1990 công ty DFB AG mới làm sống lại giai đoạn “Glacier Express. Người VN muốn khôi phục tuyến xe lửa ThápChàm leo núi lên cao nguyên LangBiang thì đã trễ rồi.

Phục hồi tuyến xe lửa đường răng cưa ThápChàm-ĐàLạt.
Khi bài viết Chiến Dịch “Back to Switzerland” và các bài viết “Từ Krongpha tới Furka” lan truyền trên mạng toàn cầu thì cũng có tin Bộ Giao Thông Vận Tải VN quyết định đầu tư tới 5.000 tỷ đồng để phục hồi tuyến đường leo núi ThapChàm-ĐàLạt…hoàn tất vào năm 2015 !! Rồi sau đó việc này không thấy nói năng gì đến nữa. Trộm nghĩ là nói “để chơi” chứ chẳng làm được gì. Nếu có thực hiện được thì cũng là tuyến mới chứ chẳng hoài cổ gì như trường hợp công ty DFB và hội ALSF đã làm được ở bên Thụy Sĩ. Theo gương DFB và hội ALSF, ở VN người ta cũng phục hồi tuyến ĐàLạt-Trại Mát nhưng chẳng thu hút được ai, chỉ là chuyện bắt chước chạy theo thôi. Hệ thống truyền thông nói có du khách nước ngoài đến tham quan nhưng chỉ có 1 lần rồi không quay trở lại nữa vì họ có cảm giác bị lừa bỡi các quảng cáo về đường sắt răng cưa cổ ở Đà Lạt. Cũng có đường ray răng cưa nhưng chỉ để chưng diện dưới gầm tàu giữa 2 ray trơn chứ không gắn liền với tà vẹt như đường ray răng cưa Abt thực thụ và đầu kéo là đầu kéo diesen.
Câu hỏi liệu VN có phục hồi được đường xe lửa leo núi chuyên biệt kiểu Abt cổ xưa được hay không? Câu trả lời là có nhưng chuyện đã trễ rồi. Nếu năm 1975 chính quyền hiểu được giá trị đường sắt đặc chủng leo núi kiểu Abt của CFI và giá trị hoài cổ của nó thì không có lệnh phá hủy tuyến đường để tu bổ đường xe lửa mặt bằng BắcNam. Hai tháng sau “giải phóng” Miền Nam, tuyến đặc chủng leo núi lên ĐàLạt còn hoạt động được và Cơ Xưởng Gia Lâm chế tạo được đầu kéo hơi nước Tự Lực thành công. Đầu này được dùng để kéo chuyến tàu Thống Nhất đầu tiên thống nhất BắcNam khởi hành ngày 31/12/1976. Cơ Xưởng Gia Lâm như vậy có khả năng khôi phục trang thiết bị tàu hỏa chạy bằng hơi nước. Việc phục hồi thành công tuyến ThápChàm-ĐàLạt sao không tin được? Để cho tới năm 1990 khi tang hoang toàn tuyến, đầu kéo phong sương rỉ sét rồi bán đổ bán tháo thì phục hồi sao được. Đầu kéo Tự Lục thì chỉ đem chưng bày lộ thiên ở sân ga Sài Gòn và Cơ Xưởng Gia Lâm thì không còn nữa.
Mùa lễ hội 30-4.
Kỷ niệm thứ 38 năm(2013) ngày Miền Nam Việt Nam sụp đổ.
Huynh Ba Cung.

THỨ NĂM, 16 THÁNG 5, 2013