Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Đại biểu Quốc hội: Chỉ 'bắn chỉ thiên' đã phát hiện 5 dự án làm tiêu tan 30.000 tỷ đồng

Thứ ba, 01/11/2016, 17:06 PM




(VTC News) - Đại biểu Quốc hội dẫn chứng chỉ 5 dự án, xơ sợi Đình Vũ, gang thép Thái Nguyên, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, nhiên liệu sinh học Dung Quất đã làm tiêu tan ngân sách trên 30.000 tỷ đồng.

Góp ý thảo luận tại hội trường sáng 1/11, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình cho biết báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách phản ánh khá đầy đủ về tình hình nợ công, về đầu tư công giai đoạn năm 2011 - 2015.
nguyen ngoc phuong hoi truong -1

 Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình 

Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ, cũng như thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách chưa chỉ ra cụ thể thực tế hiệu quả đầu tư có bao nhiêu dự án đưa lại hiệu quả, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét, đề nghị điều tra, truy tố, nguyên nhân, giải pháp xử lý.
“Có như thế mới xác định được trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xử lý, làm bài học cho tổ chức, quản lý, hy vọng ngăn chặn được tình trạng thất thoát vốn đầu tư hiện nay”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bày tỏ.
“Theo báo cáo chỉ 5 dự án, xơ sợi Đình Vũ, gang thép Thái Nguyên, bột giấy Phương Nam, đạm Ninh Bình, nhiên liệu sinh học Dung Quất đã làm tiêu tan trên 30.000 tỷ đồng. Trong đó gang thép Thái Nguyên đầu tư dự kiến 3.800 tỷ đồng tăng lên 8.100 tỷ đồng, tăng hơn hai lần”, vị đại biểu tỉnh Quảng Bình dẫn chứng.
Ngoài ra, ông Phương cũng phân tích trường hợp nhà máy bột giấy Phương Nam. Sau khi nghiệm thu chạy thử thì thành công nhưng chạy tải thì không thành công. Do cây đay không phù hợp và cuối cùng đổi sang gỗ tràm nhưng cũng không hiệu quả, bây giờ xử lý nhà máy này gần như là bỏ.
“Kiểu báo cáo và thẩm tra như trên là chỉ bắn chỉ thiên. Cái chung chỉ ra được nhưng cái cụ thể trong vốn đầu tư thì thất thoát, lãng phí, trách nhiệm tổ chức, cá nhân không chỉ ra được và không tạo ra bước đột phá làm chuyển biến nhận thức trong quản lý vốn đầu tư trong thời gian tớí”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.
Video: Quốc hội sẽ nghe báo cáo vấn đề nợ công tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ nguyên nhân nợ công và áp lực nợ hiện nay.
“Nhân gian có câu "thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi", tâm lý người dân Việt Nam là lo nợ, nợ công cao thì càng lo. Cho nên cần làm rõ nguyên nhân, cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới thì Quốc hội mới giải quyết được những vướng mắc hiện nay”, đại biểu Phương nói.
Vị đại biểu Quốc hội Quảng Bình cũng đề nghị Quốc hội và Chính phủ phải xem ưu tiên bổ sung vốn đầu tư cho các tỉnh miền Trung do sự cố Formosa và lũ lụt gây ra.
“Đề nghị đầu tư thêm y tế để giải quyết quá tải bệnh viện và chăm sóc sức khỏe của người dân. Đề nghị đầu tư thêm cho Ngân hàng chính sách để tăng thêm vốn vay và giải quyết phương án sắp tới của chúng ta, đó là giảm nghèo đa chiều”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương kiến nghị.
Bo truong Dinh Tien Dung

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng 

Trả lời về giải pháp hạn chế vấn đề nợ công, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, quản lý ngân sách.
“Luật quản lý nợ công hiện nay chúng tôi đã tổng kết đánh giá và theo chương trình trong thời gian tới sẽ báo cáo Chính phủ trình Quốc hội để sửa đổi, bổ sung Luật quản lý nợ công.
Chúng tôi đang rà soát lại chiến lược nợ công cũng như các chính sách về thuế theo đề án tái cơ cấu lại ngân sách nhà nước, đảm bảo an toàn nợ công. Chúng tôi đã báo cáo Bộ Chính trị, Bộ Chính trị thống nhất. Tới đây sẽ ra nghị quyết về đề án này theo tinh thần nghị quyết đại hội Đảng XII”, ông Dũng nói.
Bộ trưởng Tài chính khẳng định từng bước tiến hành tái cơ cấu lại nợ công. Đầu tiên tái cơ cấu lại, đẩy mạnh phần nợ trong nước và giảm dần nợ nước ngoài.
“Đến thời điểm này, nợ trong nước của chúng ta đã lên 57% và nợ nước ngoài của chúng ta 43%. Tái cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất của nợ công - việc này hai năm vừa qua làm rất tốt”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Phạm Thịnh
http://www.vtc.vn/dai-bieu-quoc-hoi-chi-ban-chi-thien-da-phat-hien-5-du-an-lam-tieu-tan-30000-ty-dong-d284793.html

Thuoc Nam / Lá cây mật gấu: Dược liệu quý chữa 'trăm thứ bệnh' không phải ai cũng biết

Lá cây mật gấu: Dược liệu quý chữa 'trăm thứ bệnh' không phải ai cũng biết

Soha 
Cây mật gấu là loại thảo dược có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, kiểm soát đường huyết, trị bệnh sốt rét, ho... và tăng cường khả năng sinh sản.
La cay mat gau: Duoc lieu quy chua 'tram thu benh' khong phai ai cung biet - Anh 1
Lá cây mật gấu: Dược liệu quý chữa 'trăm thứ bệnh' không phải ai cũng biết
Cây mật gấu là loại thảo dược có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, kiểm soát đường huyết, trị bệnh sốt rét, ho... và tăng cường khả năng sinh sản.
Cây mật gấu là thảo mộc được gọi với nhiều tên như hoàng liên ô rô, mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, khê hoàng thảo, hùng đởm thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo…
Ở Việt Nam, cây mật gấu mọc hoang, được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Lâm Đồng…
La cay mat gau: Duoc lieu quy chua 'tram thu benh' khong phai ai cung biet - Anh 2
Cây mật gấu là loại thảo dược có tác dụng làm tiêu mỡ.
Toàn thân cây đều dùng làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng lá. Lá mật gấu màu xanh đậm, hình bầu dục, mép lá có khía, người ta thường dùng lá để nấu nước uống hỗ trợ trị đau nhức và hạ đường trong máu.
Một số công dụng chữa bệnh của cây mật gấu
Kiểm soát đường huyết
Trong lá mật gấu chứa nhiều hoạt chất đắng - hỗn hợp của các hoạt chất sinh học gồm vitamin (A, C, E, B1, B2), glycoside, saponin, alkaloid và tannin. Alcoloid nhóm benzyl isoquinolein gồm berberin, berban amin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin..
Hoạt chất đắng trong cây rất tốt cho những người bị đái tháo đường do chúng kiểm soát tốt đường huyết trong cơ thể người bệnh.
Chống ung thư
Theo một số nghiên cứu trên động vật thí nghiệm thì trong cây mật gấu chứa các chất rabdoserrin A và excisanin A có tác dụng ức chế nhất định đối với sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung, trong lá cây mật gấu còn có Alcoloid cũng là một hoạt chất chống ung thư mạnh.
La cay mat gau: Duoc lieu quy chua 'tram thu benh' khong phai ai cung biet - Anh 3
Chất đắng trong lá giúp nhuận trường và chữa táo bón.
Chống sốt rét
Chất đắng trong lá mật gấu còn có thể thay thế cho quinine, giúp nhuận trường và chữa táo bón. Lá mật gấu cũng giúp hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá.
Chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.
Tăng cường khả năng sinh sản
Cây mật gấu giúp duy trì sức sống tình dục, uống nước lá đắng giúp kích thích khả năng sinh sản ở phụ nữ khó sinh.
Các lá có chứa nhiều carotene, giúp cân bằng quá trình tổng hợp các hormone sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen do đó giúp phụ nữ khỏe mạnh và kéo dài tuổi xuân.
Một số công dụng chữa bệnh khác
Ngoài ra, lá mật gấu còn có những công dụng tuyệt vời như: chống buồn nôn và tăng cường cảm giác ngon miệng, hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B và C, tẩy độc cho cơ thể, bảo vệ gan thận, hạ cholesterol xấu,…
theo VTC News

Tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần tăng trưởng

Thứ Ba, ngày 01/11/2016 14:01 PM (GMT+7)
Sự kiện: Thời sự
"Quy mô năm 2015 nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, tốc độ tăng nợ công 2011 – 2015 bằng 18,4% một năm, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trao đổi tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 1/11.
Tốc độ tăng nợ công gấp 3 lần tăng trưởng - 1
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trao đổi tại phiên thảo luận ở Quốc hội ngày 1/11.
Thảo luận ở hội trường về kế hoạch tài chính 5 năm, nợ công và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng các báo cáo chưa nêu được hiệu quả đầu tư thực tế của các dự án, bao nhiêu dự án thua lỗ, bao nhiêu dự án cần xem xét đề nghị điều tra, truy tố; nguyên nhân và giải pháp. 
Điểm lại một số dự án thua lỗ như Xơ sợi Đình Vũ, Gang thép Thái Nguyên, nhà máy bột giấy Phương Nam, nhà máy Đạm Ninh Bình, nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất... làm tiêu tan trên 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư, ĐB Phương bày tỏ quan điểm: “Cách báo cáo, thẩm tra hiện mới "bắn chỉ thiên", nêu ra cái chung chứ không truy được trách nhiệm, không tạo ra đột phá làm chuyển biến nhận thức về vốn đầu tư, nhất là chống tham nhũng, lãng phí”.
ĐB Phương đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình, làm rõ nguyên nhân, áp lực nợ công và khả năng trả nợ của Chính phủ. “Người xưa có câu “thứ nhất nhà dột, thứ hai nợ đòi’, tâm lý người dân Việt Nam rất lo nợ và trả nợ càng nhiều thì càng lo, vì vậy Bộ trưởng Tài chính phải nói rõ để người dân được biết”, ông Phương nêu.
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) bày tỏ đồng tình việc Chính phủ xác định ưu tiên đầu tiên các công trình dự án trọng điểm, cấp bách; hạn chế cơ chế xin cho.
Theo bà Kim Bé, đồng bằng sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vụ mùa bị hạn mặn vừa qua có nơi 80% thanh niên bỏ quê đi vì đất không còn sản xuất được. Do vậy, Chính phủ cần tập trung đầu tư đồng bộ hạ tầng thuỷ lợi để "cứu đồng bằng sông Cửu Long", để vùng đất này hoàn thành sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 
ĐB Phạm Phú Quốc (TP HCM) đề nghị Chính phủ phải tìm cách để khơi thông nguồn lực xã hội; để doanh nghiệp, người dân mạnh dạn tham gia đầu tư vốn, thay vì gửi tiết kiệm, giữ tiền trong két sắt.
Trước vấn đề ĐB nêu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, nhìn lại giai đoạn 2011 – 2015, đánh giá nợ công tăng nhanh là đúng, cần có sự đồng thuận cao. 
Theo Bộ trưởng, năm 2001, nợ công là 36,5%; đến năm 2015 lên đến 62,2% GDP. Quy mô năm 2015 nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, tốc độ tăng nợ công 2011 – 2015 bằng 18,4% một năm, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế.
Một trong những giải pháp, theo Bộ trưởng Dũng, tới đây là tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nợ công, ngân sách và thời gian tới sẽ trình Quốc hội sửa đổi Luật quản lý nợ công, hiện đang rà soát lại chiến lược nợ công và chính sách về thuế theo đề án đảm bảo an toàn nợ công.

Thủy điện Hố Hô xả lũ trong mưa lớn, Hà Tĩnh chìm trong lũ 

31/10/2016 21:16 GMT+7
TTO - Ngày 31-10, tại huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh, mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ đã khiến nhiều tuyến đường bị chia cắt, đặc biệt quốc lộ 1 đoạn qua xã Kỳ Thư, xe cộ bị ùn tắc.
Thủy điện Hố Hô xả lũ trong mưa lớn, Hà Tĩnh chìm trong lũ 
Bị cô lập người dân xã Phương Điền, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh đi lại bằng thuyền - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Ông Lê Văn Trọng - trưởng phòng nông nghiệp huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết mưa lũ làm cho 180 hộ dân ngập trên 1m. Nhiều người dân phải sơ tán tài sản, gia súc, gia cầm để phòng nước lũ lên cao. Hơn 21 nghìn học sinh trên địa bàn huyện phải nghỉ học.
Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến đường ở thị xã Kỳ Anh ngập nặng. Công an thị xã đã huy động gần 100 chiến sĩ giúp dân di dời tài sản, xuống đường dọn đất đá, điều tiết giao thông những đoạn đường bị ngập.
Ông Vũ Mạnh Hùng, giám đốc Công ty CP thủy điện Hồ Bốn - chủ đầu tư thủy điện Hố Hô cho biết từ ngày 28-10 thủy điện Hố Hô bắt đầu điều tiết nước trong hồ để ứng phó với mưa lũ. Đêm 29-10, đỉnh lũ về hồ gần 600m3/s, thủy điện đã xả gần 300m3/s, sau đó tăng lên 400m3/s.
Theo ông Hùng, đài khí tượng thủy văn thông báo đêm 31-10 có mưa lớn, nước lũ đổ về hồ lớn nên trong ngày 30-10 thủy điện đã xã 312m3/s để làm giảm mực nước chứa trong hồ.
Do mưa lớn kéo dài, kết hợp với nước từ thượng nguồn sông Ngàn Sâu đổ về đã gây ngập lụt, chia cắt toàn xã Phương Mỹ và Phương Điền. Người dân phải đi lại bằng thuyền.
Vì mưa lũ, toàn huyện có 13 trường học với hơn 4.600 học sinh phải nghỉ học.
Theo ông Trần Đức Bá - giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, đêm 31-10 đến 1-11 trên tỉnh Hà Tĩnh vẫn xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, lũ các sông tiếp tục dâng lên, lượng mưa từ 200-300mm, có nơi hơn 500mm.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ủy ban tỉnh Hà Tĩnh có công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị chủ động triển khai các biện pháp ứng phó;
Nhất là các đơn vị quản lý hồ chứa, hồ thủy điện cần theo dõi sát tình hình diễn biến mưa, lũ và ngập lụt phía hạ du công trình để chủ động điều tiết, hạ thấp mực nước trong hồ vừa đảm bảo an toàn cho các công trình, vừa giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du, tránh trường hợp lũ chồng lũ do mưa lớn và xả lũ gây ra.
Thủy điện Hố Hô xả lũ trong mưa lớn, Hà Tĩnh chìm trong lũ 
Rất nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh bị chia cắt nên hàng nghìn học sinh phải nghỉ học - Ảnh: VĂN ĐỊNH
Thủy điện Hố Hô xả lũ trong mưa lớn, Hà Tĩnh chìm trong lũ 
Nhiều nhà dân ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bị ngập sâu trong nước lũ - Ảnh: THẮNG DINH
VĂN ĐỊNH

Nối tiếp sai lầm, Mỹ sắp sửa mất thêm Malaysia 'vào tay' Trung Quốc?

Chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Najib Razak đang khiến truyền thông sục sôi với những bàn tán cho rằng ông sẽ "rời Mỹ - thân Trung" giống như nhà lãnh đạo Philippines Duterte.

Chính sách của Mỹ ở Biển Đông đang phải nhận lấy những đòn giáng mạnh mẽ sau chuyến thăm của Tổng thống Philippines Duterte đến Bắc Kinh hồi cuối tuần trước.
Nhà lãnh đạo Manila tuyên bố sẽ tách khỏi đồng minh lâu năm của mình và hòa vào "dòng chảy ý thức hệ" với Trung Quốc. Tuyên bố này đi cùng với thỏa thuận trị giá 13,5 tỷ USD giữa Trung Quốc và Philippines, bao trùm trên một loạt các lĩnh vực hợp tác.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài một tuần.
Ngày 31/10, Bắc Kinh sẽ đón tiếp một vị khách cũng không kém phần quan trọng, đó là Thủ tướng Malaysia Najib Razak, người sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh kéo dài hẳn một tuần, với sự hộ tống của một loạt các quan chức chính phủ và doanh nghiệp trong nước.

"Chúng tôi sẽ ký kết nhiều thỏa thuận mới và sự thấu hiểu lẫn nhau sẽ nâng cao mối quan hệ giữa hai nước chúng ta lên một tầm rất cao so với mong đợi", các phương tiện truyền thông Malaysia dẫn lời ông Najib Razak cho biết hôm thứ Hai.
Chuyến thăm của Thủ tướng Najib Razak dường như sẽ đánh dấu một bước ngoặt đối với chính sách đối ngoại của Malaysia, điều có thể tương tự với động thái gần đây được thực hiện bởi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Giới quan sát lưu ý, tâm điểm của cuộc thảo luận sẽ xoay quanh vấn đề mua tàu hải quân của Kuala Lumpur, sau thông báo của Bộ Quốc phòng Malaysia được đăng tải trên trang Facebook chính thức vài ngày trước.
Thông báo này cho biết: "Ngày 5/11 Bộ Quốc phòng sẽ ký một hợp đồng mua sắm tàu tuần tra Littoral Mission Ships (LMS) với SASTIND (Cục Quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc), một phần quan trọng trong lịch trình thăm chính thức của ông Razak".
Thông tin nói trên đã được xóa ngay sau đó và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ giải thích Trung Quốc và Malaysia đang tiếp tục "hợp tác và giao tiếp thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực" mà không cung cấp thêm bất kỳ chi tiết liên quan nào khác, theo Reuters.
Theo Asia Times, tàu LMS là tàu tuần tra triển khai nhanh, có thể được trang bị sàn đáp máy bay trực thăng và mang theo tên lửa. Chúng được sử dụng chủ yếu cho các hoạt động an ninh ven biển, tuần tra trên biển và giám sát, bên cạnh cứu trợ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Nếu thông tin mua tàu tuần tra được xác thực, đây sẽ là thỏa thuận quốc phòng quan trọng đầu tiên của Malaysia với Trung Quốc giữa lúc căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông cũng như sự cạnh tranh của Mỹ và Trung Quốc về tầm ảnh hưởng trong khu vực đang leo thang.
Tàu tuần tra Littoral Mission Ships.
Mối quan hệ giữa Kuala Lumpur với Washington đã trở nên xấu đi sau khi Bộ Tư pháp Mỹ khởi kiện liên quan đến cuộc điều tra rửa tiền tại quỹ nhà nước Malaysia Development Berhad (1MDB), mà Thủ tướng Najib là người thành lập và giám sát dưới vai trò chủ tịch của Hội đồng tư vấn.
Trước đó mối quan hệ giữa Mỹ với Philippines cũng trở nên tồi tệ sau khi Tổng thống Duterte không hài lòng trước những lời chỉ trích nhắm vào chiến dịch ma túy đẫm máu của ông.
Theo Lam Choong Wah, thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu vì sự tiến bộ xã hội (REFSA) cho biết Malaysia có thể mua 10 tàu tuần tra ven biển, mỗi chiếc trị giá khoảng 7 triệu USD.
"Sự thật là chúng tôi có thể mua chúng từ một số quốc gia khác," Lam thừa nhận, đồng thời giải thích rằng Trung Quốc được lựa chọn vì đã ủng hộ và giúp đỡ Malaysia trong vụ bê bối tài chính 1MDB.
Một tháng trước, Malaysia là một trong những quốc gia phản đối với những tuyên bố ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông. Kuala Lumpur cũng được coi là đối tác quan trọng của Mỹ trong việc nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Do vậy, chuyên gia Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney cho rằng ý định mua tàu tuần tra của Trung Quốc vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại rất có thể là một tín hiệu "xa rời Mỹ và tiếp cận gần hơn với Trung Quốc".
Trong vài năm qua, Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền dựa theo cái gọi là "đường lưỡi bò", nuốt trọn Biển Đông. Hành động của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế và xâm lấn lãnh thổ của các quốc gia láng giềng.
Cả Philippines và Malaysia cùng các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều cố gắng tạo ra một mặt trận kết hợp để chống lại những yêu sách và tuyên bố phi lý của Trung Quốc trong vùng biển khu vực.
Dù mọi thứ vẫn đang trong tầm dự đoán, nhưng các chuyên gia cho rằng một chính khách vốn được biết đến là cứng rắn như ông Najib Razak cũng đang thể hiện những thay đổi nhất định. Điều này cho thấy ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực đang ngày một xấu đi.
Quốc Vinh