Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Formosa đừng phát ngôn thách thức!

Formosa đừng phát ngôn thách thức!

                                                              

  Người Việt vốn  nhẫn nhịn tốt nhưng không bao giờ chịu nhục, nên nếu muốn làm ăn ở Việt Nam, Formosa phải bỏ ngay tư duy thách thức và kiểu ăn nói xấc xược!

formosa dung phat ngon thach thuc
ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Khi các phóng viên phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm - Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, ông này nói thẳng: Chỉ có một sự lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm.
"Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại".
Giám đốc đối ngoại của Formosa cho rằng người dân ở đây cũng như Nhà nước sẽ phải cân nhắc và lựa chọn, vì việc xả thải chắc chắn có tác động đến môi trường. Không thể có chuyện vừa có nhà máy thép mà biển nơi đây vẫn nhiều tôm cá.
Phát ngôn này đã ngay lập tức gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng.
Có lẽ hiếm có người phát ngôn của một doanh nghiệp nước ngoài nào lại “dám” phát ngôn mang tính chất thách thức trước truyền thông bản địa như thế.
Đây không còn là sự “mặc cả” mà gần như đã lên tầm “thách thức”, đặt ra bài toán cho người Việt lựa chọn.
Câu nói này này thể hiện rõ ràng tư duy làm ăn “kiểu Trung Quốc”: Buộc phải lựa chọn mà không thể hài hòa.
Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường.  Làm giàu bất chấp tác động đến tài nguyên, đến môi trường. Làm giàu bằng cách phải lựa chọn: Hoặc là kinh tế hoặc là môi trường.
Đây là quan điểm làm ăn mà những nền kinh tế hiện đại và văn mình không hướng đến.
01:14
01:36

VIDEO: Ông Chu Xuân Phàm nói về việc lựa chọn giữa nhà máy thép và tôm cá.
Formosa là tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Đài Loan (Trung Quốc – cũng có thông tin rằng, người Trung Quốc bản địa đã sở hữu rất nhiều cổ phần ở tập đoàn này). Tập đoàn công nghiệp nặng này có mặt ở nhiều nơi trên thế giới và có doanh thu hàng chục tỷ đô la mỗi năm – một con số đáng kể nếu đặt bên cạnh GDP một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam.
Nhưng “hồ sơ đen” của Formosa cũng rải khắp nơi trên thế giới với những tác động khủng khiếp đến môi trường.
Formosa nhận giải "Hành tinh đen" năm 2009. Đây là một giải do Ethecon - tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức "đóng góp" vào việc phá hủy môi trường. Formosa cũng đã có “tiền án” và bị phạt rất nặng ở Hoa Kỳ, Campuchia…
Trong bối cảnh này, mọi nghi ngờ đang đổ dồn vào Formosa, mặc dù chưa có kết luận nào được các cơ quan chức năng đưa ra. Những tác động đến môi trường đang ngày càng trở nên rõ ràng, đời sống người dân ven biển đang chịu nhiều tác động, ngành du lịch miền Trung đang bị ảnh hưởng trầm trọng.
Là người phát ngôn của một tập đoàn lớn, ông Chu Xuân Phàm đáng lẽ nên đưa ra một thông điệp cầu thị, thể hiện sự tôn trọng người dân và chính quyền  địa phương hơn. Ít ra cũng nên là sự sẻ chia, cảm thông với người dân bị thiệt hại hơn là sự thách thức.
formosa dung phat ngon thach thuc
Cá chết ở biển Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Từ một tính toán nhỏ, luật sư Trường Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “Tôm cá quý hơn thép”.
"Theo Tổng Cục Thủy sản: “Vùng biển Vịnh Bắc Bộ Nghề lưới kéo hoạt động ổn định, các tàu chủ yếu hoạt động ở vùng biển ven bờ và vùng lộng. Tuy giá bán sản phẩm thấp nhưng sản lượng cao do vậy nghề lưới kéo tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ vẫn có lãi. Nghề lưới rê có đối tượng khai thác chọn lọc là những loại hải sản có giá trị cao như cá thu, cá ngừ,… Trong vụ cá năm 2015, hiệu quả kinh tế của nghề lưới rê ổn định, sản lượng khá cao, đạt từ 12 -18 tấn/chuyến. Doanh thu khoảng 270 - 290 triệu”.
Như vậy, trung bình người dân thu được trung bình 12 – 13 triệu đồng mỗi tấn.
Một tấn thép được bao nhiêu tiền?
Theo hiệp hội kế toán cũng như các chuyên gia ngành thép, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm thép (80% đến 90%). Như vậy chỉ có 10 – 20% còn lại cho các chi phí khác trong đó có nhân công.
Một tấn thép bán sỉ có giá khoảng 10 – 10,5 triệu/tấn (theo vật giá của Hiệp hội Xây dựng). Trong giá nhân công khoảng gần 10% giá bán thép thì một phần lớn là chi phí cho nhân lực cao cấp nước ngoài, những người lao động Hà Tĩnh chẳng được là bao, cộng với các khoản thuế phí khác (10% VAT, thuê đất vùng đặc biệt khó khăn rất rẻ mạt, thuế TNDN thì đừng hòng thu được vì DN nước ngoài toàn báo lỗ).
Tóm lại mỗi tấn thép chúng ta chỉ thu về 1 - 2 triệu đồng.
Như chúng ta đã thấy, mỗi chiếc điện thoại Samsung Galaxy, chúng ta được hưởng lợi bằng giá trị cái dây sạc, một đôi giầy Nike chúng ta hưởng lợi một cái... dây giầy.
Rõ ràng, giá trị một tấn cá cao hơn so với một tấn thép rất nhiều, đấy là chưa kể sự trả giá cho môi trường, món nợ với con cháu ngàn đời."
Đương nhiên, những tính toán trên chỉ mang tính chất khái lược, chưa khoa học và toàn diện, chưa đề cập đến cái gọi là “động lực thúc đẩy nền kinh tế” và các lợi ích khác từ khu công nghiệp Formosa.
Tuy nhiên, cũng để thấy rằng: Không phải cứ công nghiệp là “đắt tiền”, còn những gì thuộc về thiên nhiên là “rẻ mạt”.
Quan trọng hơn là, người Việt vốn nhẫn nhịn nhưng không bao giờ chịu nhục, nên nếu muốn làm ăn ở Việt Nam, Formosa phải bỏ ngay tư duy thách thức và kiểu ăn nói xấc xược!
25/04/2016    20:45
formosa dung phat ngon thach thuc
Formosa: Không thể được cả 2, phải chọn nhà máy hoặc cá tôm
Giám đốc đối ngoại nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh cho rằng vì không phải được cả hai nên phải ...
formosa dung phat ngon thach thuc
Phải mở chuyên án điều tra nghi vấn phá hoại môi trường ở Formosa
Hiện tượng cá chết hàng loạt đang gây nên một cuộc khủng hoảng môi trường thực sự ở ven biển ...

Rợn người nơi biệt thự hoang tàn của bạo chúa tàn độc Ngô Đình Cẩn

Rợn người nơi biệt thự hoang tàn của bạo chúa tàn độc Ngô Đình Cẩn

(VTC News) – Căn biệt thự từng là nơi Ngô Đình Cẩn dùng để nghỉ mát và thưởng thức những thú vui của bản thân bây giờ là cảnh hoang tàn và nguội lạnh đến mức “rợn người”.

Video: Biệt thự hoang tàn, nguội lạnh của Ngô Đình Cẩn

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì Ngô Đình Cẩn sinh ngày 01/11/1910 tại Phủ Cam (tên thánh Jean Baptiste) con thứ năm của ông Ngô Đình Khả và bà Phạm Thị Thân.
 
Tên tục lúc nhỏ của Ngô Đình Cẩn là Cậu Ụt hay Cậu Út (út ở đây không phải là con út). Tên này chỉ được gọi trong gia đình chứ đám thuộc hạ không ai dám gọi.
 
Tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn sống trong nhung lụa cùng với các anh chị, em. Năm lên lớp ba, khi đang theo học trường dòng Pellerin (Huế) Cẩn bị nhọt to mọc ngay ở đỉnh đầu nên nghỉ học để chữa bệnh, sau đó Cẩn bỏ học luôn.

Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học.
Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học. 

Khi Ngô Đình Khả bị bãi quan, gia đình Cẩn bắt đầu sa sút. Các anh của Cẩn người thì lập gia đình ra ở riêng, người đi làm quan hoặc học bên trời Tây, các chị cũng yên bề gia thất nên Cẩn phải chăm sóc mẹ già. Chính vì điều này nên Cẩn được các anh chị cưng chiều.
 
Các anh của Ngô Đình Cẩn biết thằng em ngổ ngáo bất trị, ham chơi, lười học, mỗi khi về thăm mẹ là bà Phạm Thị Thân đều khuyên răn thằng em để thành tài. 

Thế nhưng Cẩn dựa vào việc hiếu chăm sóc mẹ già, kể công rằng: “Các anh đi hết. Tui mắc lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui ri là được rồi. Tui mô có muốn làm quan.”


Sau này anh ruột của Cẩn là Ngô Đình Diện lên làm tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Cẩn được cử làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung – Tây Nguyên. 

Ngô Đình Cẩn cũng nổi tiếng là người có nhiều thú chơi dân dã để thỏa mãn bản thân. Theo anh Nguyễn Ngọc Kiên – cán bộ của Bảo tàng Cách mạng Huế: “Ngô Đình Cẩn có rất nhiều trò như đá gà, câu cá, chơi chim, đi săn…cho dù khi đã trở thành cố vấn Trung phần thì Cẩn vẫn thích những thú vui đó”.

Có một thú chơi rất “ngông” của Ngô Đình Cẩn là mỗi khi hứng chí gã thường sai người hầu dắt bò ra cưỡi. Cẩn vừa cưỡi vừa hò hét phi quanh vườn, có hôm phi ra dọc sông An Cựu khiến người dân đi đường khiếp vía, quăng áo nón chạy thoát thân.

Ngoài nơi làm việc gần nhà thờ Phú Cam, Cẩn cho xây cất thêm “khu an dưỡng” trên vùng đồi thông thuộc phường An Tây (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Biệt thự rộng rãi với kiến trúc y hệt như cung điện phong kiến. Đây cũng là nơi để Cẩn thưởng cái thú chơi cây cảnh và dựng hòn non bộ.

Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km).
Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km).

Theo tài liệu, khu đất mà Cẩn cho xây căn biệt thự nguyên là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn). Sau đó, ông bán lại cho một quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo, con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) để lập vườn.

Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn, thương nhân người Hoa này buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Cẩn. Tại đây, Cẩn cho xây dựng một số công trình: Khu biệt thự, nhà thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, vườn cây ăn quả…biến nơi đây thành một địa điểm vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tra tấn tù nhân cách mạng ở Chín Hầm.

Năm 1964, tập đoàn gia đình trị bị lật đổ, Ngô Đình Cẩn bị bắt và tử hình. Biệt thự xa hoa trở nên vắng chủ từ đó.

Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng.
Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình, căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng.

Khu biệt thự được xây cao khoảng 2 mét so với mặt đường, biệt thự có hai tầng và một hầm. Hệ thống bậc thang ở mặt tiền của biệt thự với hai bậc thang ở hai bên. Bên trong có nhiều phòng được xây ở hai bên.

Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn.
Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn. 
Bậc thang lên căn biệt thự sau những tháng ngày bỏ không trở nên cũ kỹ, cỏ mọc xung quanh.
Cỏ dại mọc đầy ở những bậc thac lên căn biệt thự. 
Phía trước có nhà Thủy tạ với diện tích chừng 5m2, được thiết kế theo kiểu phong kiến với cột hình rồng và 4 mái xung quanh. Ở đường ra vào, có hồ Khánh Nguyệt với hệ thống núi và suối đá nhân tạo.

Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm.
Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm. 
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn.
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn.

Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự.
Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự. 

Xung quanh là cây cối mọc um tùm. Dưới mỗi cây ăn quả của Cẩn là những thân phận oan ức. Tương truyền, ngày xưa những ai chống đối Cẩn thì ông đem về nhà rồi giết và chôn vào gốc cây để làm phân bón cho cây.

Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối.
Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối. 

Bước vào khu biệt thự, cảm giác lạnh người khi tận mắt thấy những công trình một thời tráng lệ. Không gian biệt thự hoang tàn, vắng hoe, không một bóng người. 

Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến rợn người.
Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến "rợn người".

Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung.
Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung.

Năm 1993 căn biệt thự kể trên được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. 

Rợn người nơi biệt thự hoang tàn của bạo chúa tàn độc Ngô Đình Cẩn

Rợn người nơi biệt thự hoang tàn của bạo chúa tàn độc Ngô Đình Cẩn


(VTC News) – Căn biệt thự từng là nơi Ngô Đình Cẩn dùng để nghỉ mát và thưởng thức những thú vui của bản thân bây giờ là cảnh hoang tàn và nguội lạnh đến mức “rợn người”.

Video: Biệt thự hoang tàn, nguội lạnh của Ngô Đình Cẩn

Theo nhiều tài liệu lịch sử thì Ngô Đình Cẩn sinh ngày 01/11/1910 tại Phủ Cam (tên thánh Jean Baptiste) con thứ năm của ông Ngô Đình Khả và bà Phạm Thị Thân.
 
Tên tục lúc nhỏ của Ngô Đình Cẩn là Cậu Ụt hay Cậu Út (út ở đây không phải là con út). Tên này chỉ được gọi trong gia đình chứ đám thuộc hạ không ai dám gọi.
 
Tuổi thơ của Ngô Đình Cẩn sống trong nhung lụa cùng với các anh chị, em. Năm lên lớp ba, khi đang theo học trường dòng Pellerin (Huế) Cẩn bị nhọt to mọc ngay ở đỉnh đầu nên nghỉ học để chữa bệnh, sau đó Cẩn bỏ học luôn.

Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học.
Thời nhỏ Ngô Đình Cẩn được đánh giá là kẻ ngỗ ngược và lười học. 

Khi Ngô Đình Khả bị bãi quan, gia đình Cẩn bắt đầu sa sút. Các anh của Cẩn người thì lập gia đình ra ở riêng, người đi làm quan hoặc học bên trời Tây, các chị cũng yên bề gia thất nên Cẩn phải chăm sóc mẹ già. Chính vì điều này nên Cẩn được các anh chị cưng chiều.
 
Các anh của Ngô Đình Cẩn biết thằng em ngổ ngáo bất trị, ham chơi, lười học, mỗi khi về thăm mẹ là bà Phạm Thị Thân đều khuyên răn thằng em để thành tài. 

Thế nhưng Cẩn dựa vào việc hiếu chăm sóc mẹ già, kể công rằng: “Các anh đi hết. Tui mắc lo thờ tự, chăm sóc mợ, thời gian tiền bạc mô mà học. Nhà ni có mấy anh học cao là đủ. Tui ri là được rồi. Tui mô có muốn làm quan.”


Sau này anh ruột của Cẩn là Ngô Đình Diện lên làm tổng thống của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, Cẩn được cử làm cố vấn Trung phần, phụ trách miền Trung – Tây Nguyên. 

Ngô Đình Cẩn cũng nổi tiếng là người có nhiều thú chơi dân dã để thỏa mãn bản thân. Theo anh Nguyễn Ngọc Kiên – cán bộ của Bảo tàng Cách mạng Huế: “Ngô Đình Cẩn có rất nhiều trò như đá gà, câu cá, chơi chim, đi săn…cho dù khi đã trở thành cố vấn Trung phần thì Cẩn vẫn thích những thú vui đó”.

Có một thú chơi rất “ngông” của Ngô Đình Cẩn là mỗi khi hứng chí gã thường sai người hầu dắt bò ra cưỡi. Cẩn vừa cưỡi vừa hò hét phi quanh vườn, có hôm phi ra dọc sông An Cựu khiến người dân đi đường khiếp vía, quăng áo nón chạy thoát thân.

Ngoài nơi làm việc gần nhà thờ Phú Cam, Cẩn cho xây cất thêm “khu an dưỡng” trên vùng đồi thông thuộc phường An Tây (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Biệt thự rộng rãi với kiến trúc y hệt như cung điện phong kiến. Đây cũng là nơi để Cẩn thưởng cái thú chơi cây cảnh và dựng hòn non bộ.

Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km).
Căn biệt thự nay thuộc phường An Tây (thành phố Huế) được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng làm nơi nghỉ mát và trực tiếp chỉ đạo tay sai thực hiện các hành động tra tấn tù nhân tại nhà tù Chín Hầm (cách khu biệt thự khoảng 1 km).

Theo tài liệu, khu đất mà Cẩn cho xây căn biệt thự nguyên là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn). Sau đó, ông bán lại cho một quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo, con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa ở đường Trần Hưng Đạo (thành phố Huế) để lập vườn.

Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Cẩn, thương nhân người Hoa này buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Cẩn. Tại đây, Cẩn cho xây dựng một số công trình: Khu biệt thự, nhà thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, vườn cây ăn quả…biến nơi đây thành một địa điểm vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, đồng thời theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tra tấn tù nhân cách mạng ở Chín Hầm.

Năm 1964, tập đoàn gia đình trị bị lật đổ, Ngô Đình Cẩn bị bắt và tử hình. Biệt thự xa hoa trở nên vắng chủ từ đó.

Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng.
Sau khi Ngô Đình Cẩn bị bắt và kết án tử hình, căn biệt thự xã hoa trở nên hoang vắng.

Khu biệt thự được xây cao khoảng 2 mét so với mặt đường, biệt thự có hai tầng và một hầm. Hệ thống bậc thang ở mặt tiền của biệt thự với hai bậc thang ở hai bên. Bên trong có nhiều phòng được xây ở hai bên.

Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn.
Lối vào khu biệt thư của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn. 
Bậc thang lên căn biệt thự sau những tháng ngày bỏ không trở nên cũ kỹ, cỏ mọc xung quanh.
Cỏ dại mọc đầy ở những bậc thac lên căn biệt thự. 
Phía trước có nhà Thủy tạ với diện tích chừng 5m2, được thiết kế theo kiểu phong kiến với cột hình rồng và 4 mái xung quanh. Ở đường ra vào, có hồ Khánh Nguyệt với hệ thống núi và suối đá nhân tạo.

Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm.
Căn biệt thư xa hoa một thời giờ đây hoang lạnh, cỏ dại bao trùm. 
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn.
Tầng hầm đổ nát, hoang tàn.

Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự.
Hồ Thủy tạ ở trước khu biệt thự. 

Xung quanh là cây cối mọc um tùm. Dưới mỗi cây ăn quả của Cẩn là những thân phận oan ức. Tương truyền, ngày xưa những ai chống đối Cẩn thì ông đem về nhà rồi giết và chôn vào gốc cây để làm phân bón cho cây.

Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối.
Dưới mỗi gốc cây được cho là nơi Ngô Đình Cẩn chôn xác những kẻ chống đối. 

Bước vào khu biệt thự, cảm giác lạnh người khi tận mắt thấy những công trình một thời tráng lệ. Không gian biệt thự hoang tàn, vắng hoe, không một bóng người. 

Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến rợn người.
Bên trong căn biệt thự là cảnh hoang vắng, lạnh lẽo đến "rợn người".

Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung.
Những chi tiết rồng phượng được trạm khắc tinh xảo tại ngôi biệt thự là minh chứng cho một chốn nghỉ mát xa hoa, tráng lệ như cung điện của bạo chúa miền Trung.

Năm 1993 căn biệt thự kể trên được Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích cấp Quốc gia. 

Nửa đêm dùng máy cẩu phá hiện trường đường dây 500kv bị đổ gãy?

Nửa đêm dùng máy cẩu phá hiện trường đường dây 500kv bị đổ gãy?

 Video
 

(PL+) - Tại vị trí chiếc cột điện bị hư hỏng nặng nhất, thì phần móng của 2 chân cột bị đổ đã bị phá hiện trường ngay trong đêm 22/4.


Hiện trường 2 cột điện đường dây 500kv bị gãy đổ tại khu vực xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Sau giông lốc cột điện 500 KV được thiết kế bê tông cốt thép ở phần móng và thân là khung thép đã đổ sập.
Sau giông lốc cột điện 500 KV được thiết kế bê tông cốt thép ở phần móng và thân là khung thép đã đổ sập.
Sáng ngày 23/4 nhóm phóng viên Pháp luật Plus đã có mặt tại hiện trường. Việc đầu tiên nhóm PV nhìn thấy là 1 chiếc cột điện gẫy ngang và một chiếc đổ sập xuống giữa cánh đồng lúa. Hàng chục công nhân đang tiến hành tháo dỡ phần hư hỏng của hai chiếc cột điện này. 
Cảnh tưởng khiến người ta liên tưởng phải có một cơn bão rất lớn đi ngang qua thì mới làm đổ được cột điện được thiết kế bê tông cốt thép ở phần móng và thân là khung thép như thế này.
Tuy nhiên điều ngạc nhiên là những vườn cây ở khu vực gần 2 cột truyền tải điện 500 KV đổ gãy này không có biểu hiện của nghiêng hay đổ do bão lớn đi qua. Đơn cử ngay vườn chuối nằm sát chân cột điện bị đổ này vẫn đứng yên không có một cây nào rạp lá hay gãy thân.
Cột điện bằng thép dễ dàng gãy đôi trước cơn bão nhẹ.
Cột điện bằng thép dễ dàng gãy đôi trước cơn bão nhẹ.
Cũng theo một số người dân địa phương nơi xảy ra hiện trường hai cột điện bị gãy đổ cho biết, sức gió hôm qua (22/4) không thực sợ lớn, nếu cột điện làm đúng theo tiêu chuẩn thì không thể nào đổ sập được, bởi những vườn cây xung quanh vị trí cột điện này đều không bị gãy, hay đổ gì cả.
Ông Khang, người dân có trang trại ở cạnh đó, cũng là người theo dõi toàn bộ sự việc cho biết: "Hôm qua lúc đổ cột điện gió khá to, nhưng mức gió như thế mà làm đổ cột điện kiên cố thì không có, tôi nghĩ là cột điện cao thế thì gió phải giật cấp bao nhiêu mới đổ chứ. Cột này làm tác động đổ cột kia, tôi thấy có sự chuyển động của cột khoảng 10 phút, cột nghiêng sau đó nó vặn rơi cột kia. Hôm qua nhìn cái cọc như cái chân răng thì ăn thua gì, các cọc ấy không nhầm thì 70 phân, không biết còn bao cột điện khác có tình trạng như thế này."
Tại vị trí chiếc cột điện bị hư hỏng nặng nhất, khi phóng viên có mặt tại hiện tường, thì phần móng của 2 chân cột gãy đổ đã bị phá hiện trường ngay trong đêm hôm qua (22/04).
Phần móng của 2 chân cột đổ đã bị phá hiện trường ngay trong đêm hôm qua ( 22/4).
Phần móng của 2 chân cột đổ đã bị phá hiện trường ngay trong đêm hôm qua ( 22/4).
Ông Khang cho biết thêm: "Có 2 người lạ mặt, lúc tối cho máy xúc tiến vào nhưng tôi không cho vào, thừa lúc tôi về ăn cơm họ đã cho máy xúc tiến vào vườn cam của tôi, tôi phản đối không cho vào với lý do là vào phải có đền bù cây cối  bị hỏng bằng văn bản, đây không phải việc cháy nhà chết người mà phải làm như thế. Nhưng khi tôi đi về nhà cách trang trại không xa thì nghe tiếng máy móc hoạt động, tôi quay ra thì máy múc đã làm việc được khoảng 15 phút, tôi liền báo cho người trông hiện trường ngủ ở trang trại và sau đó về đi nghỉ. Sau đó tôi nghe thấy tiếng cãi vã rất to giữa hai bên, một lúc lâu sau thì dừng lại, sáng ra đã thấy phần móng của 2 chân cọc đã bị máy múc đào bới".
Một trong 2 trụ móng của điện đổ bị đào bới ngay trong đêm 22/4. 
Một trong 2 trụ móng của điện đổ bị đào bới ngay trong đêm 22/4. 
Theo Công an huyện Yên Dũng, phía công an huyện đã phối hợp cùng với cán bộ cục an ninh kinh tế lập biên bản yêu cầu giữ nguyên hiện trường.
Việc phá bỏ hiện trường này đã vi phạm pháp luật, tang vật bỏ lại là một chiếc máy xúc.
Pháp luật Plus đề nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ thủ phạm việc này là ai.
Tại sao lại phải bằng được múc phần móng 2 cột lên bất chấp lệnh của cơ quan chức năng cũng như phản đối của người dân? Phải chăng có điều gì mờ ám ở đây?
Được biết, đường dây 500 KV Quảng Ninh - Hiệp Hòa là dự án năng lượng cấp I, có tổng mức đầu tư hơn 2.260 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 3 là đơn vị tư vấn thiết kế. Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 và Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam là hai đơn vị thi công công trình.
Phú Đô - Thanh Thắng