Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

NGUYỄN CÔNG KHẾ VÀ CÚ LỪA 300 TỶ

NGUYỄN CÔNG KHẾ VÀ CÚ LỪA 300 TỶ

Trong phóng sự đầu, CLB Nhà báo trẻ đã phanh phui việc Nguyễn Công Khế đã dùng thủ đoạn “đầu tư” thêm 300 tỷ đồng (khống) vào tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp), nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên tới 74,39% (chưa kể số cổ phần của vợ, con, công ty “ma” Quế Mi do vợ đứng tên,…). Như vậy, Nguyễn Công Khế đã chính thức “hô biến” tập đoàn kinh tế thuộc Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân, điều hành theo mô típ gia đình trị. Trong phóng sự này, chúng tôi sẽ làm rõ nguồn gốc của nguồn vốn 300 tỷ và thủ đoạn “lấy mỡ cá rán cá”, “đảo nợ” của Nguyễn Công Khế nhằm chiếm đoạt tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và tài sản của tổ chức, cá nhân.
Vợ chồng Nguyễn Công Khế - Đặng Thị Thanh Xuân
Nhắc lại việc tăng vốn thêm 300 tỷ của TNCorp nhằm thực hiện việc xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Theo phóng sự trước, độc giả đã biết, Nguyễn Công Khế là nhà đầu tư “chiến lược” duy nhất góp toàn bộ khoản vốn khống trên, nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên 74,39%.
Danh sách cổ đông nội bộ và người có liên quan sau thời điểm tăng vốn cho thấy, chưa tính anh em, dâu, rể, riêng vợ chồng Khế đã sở hữu tới 75,793% CP của TNCorp

Dự án đã hết hạn nhưng vẫn chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư?

Ngày 09/12/2011 TNCorp được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 43121000162 với mục đích đầu tư xây dựng Khu Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy trên lô đất 29,65 ha tọa lạc tại Bãi Lớn và Bải Hời, thôn Vĩnh Hy, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng. Theo giấy CNĐT, tiến độ thực hiện dự án phải thực hiện trong vòng 30 tháng, tức là khoảng thời gian từ tháng 01/2014 đến tháng 06/2014 dự án phải hoàn tất và đưa vào hoạt động kinh doanh.  
Giấy chứng nhận đầu tư của dự án Vĩnh Hy (trang 1)
Theo Giấy chứng nhận đầu tư, dự án của TNCorp đã quá hạn 18 tháng nhưng chưa hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa bị thu hồi giấy phép. Mãi đến Quý 3/2014, TNCorp mới làm thủ tục “tăng vốn” nhằm triển khai dự án này và đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn còn nằm trên giấy ngoài việc ký hợp đồng với công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Ninh Thuận nhằm “khảo sát địa hình”. Trình bày bản Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông TNCorp tổ chức ngày 29/5/2015, Nguyễn Công Khế lớn tiếng khẳng định: “Dự án "cơ bản" đã xong các bước hoàn thiện thủ tục để xin cấp phép và "dự kiến" vào Quý 3/2015 dự án sẽ khởi công xây dựng” (!?)
Khu nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy đã quá hạn 18 tháng mà vẫn còn nằm trên giấy  với những ý tưởng thiết kế cóp nhặt từ nhiều nơi
Nguồn gốc nguồn vốn khống 300 tỷ Nguyễn Công Khế đầu tư nhằm chiếm đoạt Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên

Tham khảo các hồ sơ, chứng từ tài chính, chúng tôi đã phát hiện thủ đoạn gian lận vô cùng táo tợn và tinh vi của Nguyễn Công Khế nhằm hợp thức hóa việc chiếm đoạt TNCorp và hàng loạt hành vi “đảo nợ” nhằm chiếm đoạt tài sản ngân hàng, tổ chức.

Tháng 11/2014, dùng quyền của Chủ tịch HĐQT, Nguyễn Công Khế đã dùng chính nguồn lợi tức của các cổ đông và các khoản vay ngân hàng của TNCorp để “góp vốn”, mua cổ phần của của chính tập đoàn này dưới danh nghĩa cá nhân.

Trích bản sao kê tài khoản của TNCorp tại Eximbank do chính Nguyễn Công Khế chỉ đạo mở, chuyển tiền từ TNCorp vào dưới danh nghĩa “góp vốn mua cổ phần công ty CP Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên”
Tháng 3/2015, dưới áp lực Đại hội Cổ đông TNCorp đã gần kề, để làm đẹp báo cáo tài chính và hợp thức hóa khoản 300 tỷ góp vốn, Nguyễn Công Khế cùng vợ là Đặng Thị Thanh Xuân đã liều lĩnh móc nối cùng Nguyễn Văn Thu  (sinh ngày 4/3/1960, thường trú tại 154 Ngõ 158, phố Ngọc Hà, phường Ngọc Hà, Q. Bà Đình, Hà Nội) - Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư Thương mại và Kinh doanh Bất động sản NewStar để lập hồ sơ hợp tác đầu tư khống nhằm thuyết phục tỷ phú Phạm Nhật Vượng (ông chủ VinGroup) bảo lãnh cho vợ chồng Khế vay 300 tỷ của Sacombank nhằm “trả nợ” TNCorp.
Hợp đồng “hợp tác đầu tư” giữa vợ chồng Nguyễn Công Khế và công ty New Star (trang 1)
Hợp đồng “hợp tác đầu tư” giữa vợ chồng Nguyễn Công Khế và công ty New Star (trang 2)
Hợp đồng “hợp tác đầu tư” giữa vợ chồng Nguyễn Công Khế và công ty New Star (trang 5)
“Phương án vay vốn” của Khế lập ra để thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng đứng tên bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ tại Sacombank (trang 1)

“Phương án vay vốn” của Khế lập ra để thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng đứng tên bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ tại Sacombank (trang 2)
Bằng hợp đồng hợp tác đầu tư và phương án vay vốn trên cùng với “uy tín” sẵn có, Khế đã thuyết phục ông Phạm Nhật Vượng (vốn là nhà đầu tư, nhà tài trợ lâu năm cho TNCorp, đã nhiều lần góp vốn, tài trợ cho các “dự án truyền thông” của tập đoàn này) dùng 13 triệu cổ phiếu của VinGroup (trị giá 637 tỷ đồng) để làm tài sản bảo lãnh cho khoản vay 300 tỷ của vợ chồng Khế tại Sacombank.
Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 1)
Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 2)
Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 3)

Hợp đồng vay 300 tỷ ngày 20/5/2015 từ Sacombank của vợ chồng Khế dưới sự bảo đảm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (trang 4)
Tháng 6/2015, Nguyễn Công Khế chuyển vào tài khoản của TNCorp khoản 300 tỷ từ nguồn vay của Sacombank. Đến tháng 9/2015, trước áp lực trả lãi cho Sacombank khoảng 2,4 tỷ đồng/tháng, Nguyễn Công Khế đã gửi 300 tỷ của TNCorp vào ngân hàng Kiên Long (chi nhánh Sài Gòn) theo hợp đồng tiền gửi sốHD0078-2015 mở ngày 29/9/2015. Ngay sau đó, Khế lại tiếp tục làm thủ tục vay 300 tỷ từ Ngân hàng Kiên Long theo hợp đồng tín dụng số 964/15/HĐTD/1500-5121 với mục đích được ghi rõ: “Góp vốn vào Công ty CP Tập Đoàn Truyền Thông Thanh Niên”(!?) với lãi suất đầu tư ưu đãi 3,5%/năm và tài sản thế chấp lại là sổ tiền gửi của TNCorp (!?).
Bản Đề nghị vay vốn của Nguyễn Công Khế tại Ngân hàng Kiên Long ghi rõ vay để “góp vốn” vào TNCorp với lãi suất 3,5%/năm và tài sản bảo đảm là Hợp đồng tiền gửi của chính TNCorp
 Như vậy, thủ đoạn của Khế từ chỗ không có một đồng nào, đi lừa tỷ phú Phạm Nhật Vượng bảo lãnh lấy 300 tỷ tiền mặt. Sau đó dùng 300 tỷ chuyển vào tài khoản TNCorp để chứng minh đã nộp tiền mua cổ phần, nâng khống số cổ phần cá nhân lên 74,36% nhằm chiếm đoạt TNCorp làm của riêng. Sau đó tiếp tục dùng 300 tỷ này đưa qua ngân hàng Kiên Long cầm cố để lấy tiền mặt ra sử dụng cá nhân. Đến đây bạn đọc đã rõ chiêu trò “lấy mỡ cá rán cá” và dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Công Khế. Theo các nguồn tin từ Phòng Tài chính – Kế toán cho biết, chị Bùi Thị Hồng Minh, Kế toán trưởng tập đoàn đã nhiều lần kiến nghị, cảnh báo nhưng Khế phớt lờ tất cả, táo tợn thực hiện hành vi lừa đảo kể trên, đẩy TNCorp vào một vòng tài chính luẩn quẩn, không có lối thoát.

Ngay sáng hôm nay, ngày 10/12/2015, như con linh cẩu đánh hơi thấy mùi nguy hiểm, Nguyễn Công Khế đã chỉ đạo cho đội ngũ tài chính thực hiện việc xóa dấu vết, hợp thức hóa các hành vi gian lận:
  • Rà soát lại xem đã có văn bản xin ý kiến cổ đông về việc ủy quyền cho chủ tịch HĐQT cách sử dụng “hiệu quả” khoản 300 tỷ vốn góp khi dự án Vĩnh Huy chưa triển khai hay chưa? Nếu chưa có cần phải làm ngay, đảo ngày để ký và đóng dấu.
  • Tìm hướng tiếp tục đảo nợ bằng cách hủy các hồ sơ Chủ tịch HĐQT vay tập đoàn hoặc dùng khoản tiền gửi của tập đoàn để bảo lãnh vay. Chuyển chủ thể đứng vay, được bảo lãnh bằng người khác (không phải là cổ đông hoặc người có liên quan).
  • Bầu "bổ sung" thành viên HĐQT, trong đó phải có tối thiểu 2 thành viên độc lập để khách quan hóa Hội đồng quản trị.

Liệu thủ đoạn nhằm che dấu hành vi lừa đảo này của Nguyễn Công Khế có thành công? Ai dám liều lĩnh đứng tên thay cho vợ chồng Khế trong cả 02 khoản vay lên tới 600 tỷ đồng này? Ai dám đứng "bổ sung" làm thành viên “chân gỗ” trong Hội đồng Quản trị khi Khế nắm trong tay mọi quyền sinh sát? 

Đón xem kỳ tiếp: Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên

Tân Chủ tịch TP.HCM: Cam kết giải quyết nhiều 'vấn nạn' khiến dân bức xúc


 Ông Nguyễn Thành Phong đã chia sẻ những cảm xúc và những việc phải làm sau khi nhậm chức Chủ tịch UBND TP.HCM.

- Cảm xúc của ông như thế nào khi nhận nhiệm vụ mới? Một thành phố đông dân, phát triển nhanh nhất nước, làm thế nào kêu gọi người dân đoàn kết, thúc đẩy phát cuộc sống tốt hơn như đại hội Đảng bộ TP.HCM đã đề ra?

Cảm giác của tôi rất vui, tự hào vinh dự vì được sự tín nhiệm, ủng hộ của bà con nhân dân thành phố, cũng như sự quan tâm tin tưởng của lãnh đạo cấp trên. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng là trách nhiệm lớn lao, nặng nề của người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính nhà nước thành phố lớn với số dân hơn 10 triệu người, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học. 

Chúng tôi cố gắng làm sao thực hiện tốt nhất trách nhiệm mà nhân dân, Đảng bộ thành phố giao phó. Tất nhiên, chúng tôi cũng mong có sự hợp tác của các đồng chí thường trực ủy ban và sự lãnh đạo thường xuyên của thành ủy mà cũng không quên sự hỗ trợ tích cực của người dân thành phố.
Lãnh đạo thành phố kỳ này kế thừa những thành tựu to lớn của các lãnh đạo thành ủy khóa trước.
 Tân Chủ tịch UBND TP.HCM trả lời báo chí trưa 11/12/2015. Ảnh: Phan Cường
Tân Chủ tịch UBND TP.HCM trả lời báo chí trưa 11/12/2015. Ảnh: Phan Cường 
Chúng tôi sẽ kế thừa và phát huy, phấn đấu thực hiện hiệu quả mục tiêu đưa thành phố chúng ta giữ vững vai trò là động lực, vai trò đầu tàu để xây dựng thành phố là một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, thương mại, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ đưa ra. 

Đối với những vấn đề bức xúc hiện nay, chúng tôi trăn trở khi đánh giá việc thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua, có những vấn đề cần phải có những giải pháp có hiệu quả hơn nữa, cụ thể hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, đột phá hơn nữa mới có thể giải quyết những vấn đề người dân thành phố đặt ra.

Thứ nhất, vấn đề ngập nước, kẹt xe, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường… chúng tôi thấy được những bức xúc đó, trong nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố cũng đã đề ra 7 chương trình đột phá.

Trong 7 chương trình, thì chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị được ưu tiên hàng đầu, kế đến là chương trình tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người dân hiện nay như môi trường, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ngập nước…

 

Một trong những vấn đề quan tâm hiện nay là mô hình chính quyền đô thị chưa được Trung ương chấp nhận. Tuy nhiên, chúng ta sẽ kiên trì vấn đề này, đề xuất Trung ương có những cơ chế làm sao phát huy được đội ngũ quản lý để tạo điều kiện thúc đẩy xã hộiphát triển.
Ông Nguyễn Thành Phong
 
- Trong các nhiệm kỳ qua UBND TP.HCM đã nhiều lần đề xuất Trung ương có cơ chế đặc biệt về mô hình chính quyền đô thị, việc đó đến nay như thế nào?

Để nâng cao yêu cầu tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và hội nhập của thành phố, vươn lên trở thành trung tâm khu vực Đông Nam Á, thời gian vừa qua chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn để làm sao tạo những bứt phá lớn. 

Một trong những vấn đề quan tâm hiện nay là mô hình chính quyền đô thị chưa được Trung ương chấp nhận. Tuy nhiên, chúng ta sẽ kiên trì vấn đề này, đề xuất Trung ương có những cơ chế làm sao phát huy được đội ngũ quản lý để tạo điều kiện thúc đẩy xã hội phát triển. 

Hiện nay, trong yêu cầu phát triển vùng kinh tế TP.HCM tôi cho rằng vấn đề liên kết vùng cũng hết sức cần quan tâm.

Làm sao những địa phương lân cận tận dụng kết nối, xem đây là điều kiện mở rộng và phá huy nguồn lực, trong thực tiễn đã chứng minh sức cạnh tranh của thành phố chỉ có thể tốt hơn, khá hơn nếu chúng ta biết phát huy những địa phương lân cận, tác động, thúc đẩy lẫn nhau. 

Lợi thế lớn nhất của TP.HCM là trung tâm cung cấp dịch vụ và tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao. Lãnh đạo nhiệm kỳ tới cũng sẽ xem xét, thúc đẩy phát huy những lợi thế này, “trung tâm dịch vụ không những mang tầm quốc gia mà còn là cả khu vực Đông Nam Á”.

Điều nữa mà tôi cảm nhận được là người dân TP.HCM có tinh thần cầu tiến, mong muốn được làm giàu chính đáng, lập nghiệp, chịu đựng được rủi ro cao, vì vậy chúng ta nên tạo ra những cơ chế để khuyến khích, phát triển các nhà doanh nghiệp, có thể khẳng định được trên thương trường quốc tế. 

Nếu có cơ chế thích hợp, tạo môi trường thuận lợi thì đó là mảnh đất màu mỡ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và tạo ra những giá trị mới. 

Ngoài ra, cần tạo cho thế hệ trẻ, có trình độ, có năng lực có cơ hội được cống hiến, phục vụ cho xã hội cho đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

- Hiện con của nhiều lãnh đạo có xu hướng tiếp nối truyền thống gia đình, nhưng con ông lại trở thành nhà thiết kế. Ông định hướng nghề nghiệp cho con thế nào?

Con trai đầu của tôi học ngành thiết kế đồ họa, hiện đang là cán bộ phòngkinh doanh của một tờ báo tại TP.HCM. 

Tôi tôn trọng hoàn toàn sự chọn lựa ngành nghề của con, miễn sao đáp ứng tốt nhu cầu và đóng góp vào sự phát triển thành phố. 

Con trai sau của tôi đang học Đại học Kiến trúc TP.HCM. Con chúng tôi không đi du học nước ngoài, chỉ có học ngoại ngữ ở trường nước ngoài đóng tại Việt Nam.

Huy Cường 
(VTC News)