Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Quái Kiệt Trần Văn Trạch (1924-1994)

Quái Kiệt Trần Văn Trạch (1924-1994)

Tân nhạc Việt Nam có nhiều những tình ca buồn, số lượng đến hàng ngàn bản nhạc. Khi nghe những bản nhạc buồn, con người cũng lắng hồn vào tiếng nhạc và có cảm giác buồn.
Ngược lại khi nghe nhạc vui, tâm hồn người cũng mở rộng chào đón hân hoan. Những bản hùng ca lại làm khơi động những ý chí hào hùng, yêu nuớc. Nghe những bản du ca thấy muốn dấn thân làm việc xã hội. Những bản nhạc nhi đồng làm người nghe thấy tâm hồn trẻ lại.
*
Một loại nhạc có thể nói khó sáng tác nhất là nhạc hài hước, loại nhạc nghe có thể vui đến bật tiếng cười. Nhạc hài hước Việt Nam có lẽ chỉ có độ chừng vài chục bản, do những nhạc sĩ thật đặc biệt sáng tác. Một trong những người đó, một ngạc nhiên cho hầu như tất cả mọi người, là tác giả Trường Ca Hòn Vọng Phu. Chính Lê Thương là người đầu tiên viết nhạc hài hước Việt Nam với những bản nhạc Hòa Bình 48, Liên Hiệp Quốc, Làng Báo Sài Gòn…
Nhưng nói đến chuyện viết nhạc hài hước và rồi tự đơn ca trình diễn lấy, nổi tiếng cả nước, trong lịch sử âm nhạc Việt Nam chỉ có một người: Trần Văn Trạch.
Ca nhạc sĩ Trần Văn Trạch, tên thật là Trần Quang Trạch, sinh năm 1924 ở Mỹ Tho, sinh trưởng trong một gia đình toàn là những nhân vật có tiếng về Cổ Nhạc Việt Nam. Tuy trong gia đình có những nhân vật khoa bảng lỗi lạc về âm nhạc như anh ruột giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê, cháu ruột tiến sĩ âm nhạc Trần Quang Hải… Trần Văn Trạch phải nói được nhiều người Việt Nam biết đến hơn cả.
*
Ông Trần Văn Trạch có khiếu âm nhạc từ nhỏ, biết nhiều về Cổ Nhạc, thông thạo đàn kìm và tỳ bà, hát Vọng Cổ rất “mùi”, nhưng lại thích Tân Nhạc hơn.
Sau khi học xong trường Trung Học Mỹ Tho, Trần Văn Trạch bắt đầu với nghề thương mại, lập lò làm chén bán ở Vĩnh Kim nhưng không đuợc khá lắm.
Năm 1945, ông Trần Văn Trạch bỏ nghề buôn bán, lên Sài Gòn “giang hồ” và tìm cách đi hát cho những phòng trà, vũ trường nhỏ.
Đến khoảng năm 1947, nghệ sĩ Trần Văn Trạch bắt đầu trình diễn những bài hát hài hước. Những bản nhạc hài hước đầu tiên ông trình bầy là những bản sáng tác bởi nhạc sĩ Lê Thương đã kể ở trên.
Nhưng về sau, vì nhu cầu trình diễn, ông Trần Văn Trạch đã tự sáng tác ra những bản nhạc hài hước để tự mình trình diễn lấy.
*
Bản nhạc Anh Phu Xích Lô là sáng tác đầu tiên của ca nhạc sĩ Trần Văn Trạch:
Có ai mà muốn đi tới Chợ Lớn
Có ai mà muốn đi tới Chợ Mới
Có ai mà muốn đi chóng cho mau tới
Ê! Tôi xin mời lại đây…
*
Những bài hát nổi tiếng ngày đó là Cái Đồng Hồ Tay, Cây Bút Máy, Anh Chàng Thất Nghiệp, Sở Vòi Rồng, Đừng Có Lo, Tôi Đóng Xi-Nê, Ba Chàng Đi Hỏi Vợ, Chiếc Ô-Tô Cũ… Bài nhạc nào của nhạc sĩ Trần Văn Trạch cũng làm người nghe cười… bể bụng. Thí dụ bài Tai Nạn Tê-lê-phôn:
Từ đâu nạn đưa tới
Gắn chi cái tê-lê-phôn
Bởi tôi muốn làm tài khôn
Khiến tôi muốn thành ra ma
Không vào Chợ Quán, cũng ra Biên Hòa
*
Tuy vậy, không phải ông Trần Văn Trạch chỉ sáng tác nhạc hài hước.
Chuyến Xe Lửa Mùng 5, kể chuyện đi thăm mẹ của một anh chàng. Đây là một bản nhạc lúc đầu nghe thấy có vẻ là nhạc hài hước, với những tiếng động của nhà ga, xe lửa… Nhưng đoạn cuối là một khúc thương ca, khi người về đến nhà mới biết mẹ đã qua đời.
Một bản nhạc có cả hài hước pha lẫn chút triết lý là Khi Người Ta Yêu Nhau:
Khi người ta yêu nhau
Yêu trong lúc hai mươi tuổi đầu
Thì không phải vì tiền đâu
Nhưng mà chẳng được bao lâu…
Những đoạn giữa nói về các tuổi ba mươi, bốn mươi, năm mươi, sáu mươi và:
Khi người ta yêu nhau
Yêu trong lúc bẩy mươi tuổi đầu
Thì không phải vì tiền đâu
Nhưng mà chẳng còn bao lâu.
Hai câu Nhưng mà chẳng được bao lâu và Nhưng mà chẳng còn bao lâu nghe có vẻ giống nhau. Nhưng suy nghĩ cho kỹ thấy hai ý nghĩa khác hẳn nhau và cho thấy Trần Văn Trạch là người có đầu óc, biết dùng chữ khá thâm thúy. Cái triết lý giản dị, có thể học được từ bài hát là nếu vì vấn đề tiền mà yêu nhau, thì đó không phải là tình yêu chân thật.
*
Một bản nhạc phải nói hầu như ngày xưa người Việt Nam nào cũng phải biết đến, vì được ông hát đi hát lại mỗi tuần khi có xổ số tại rạp Thống Nhất, Sài Gòn và sau này trực tiếp truyền thanh qua đài phát thanh Sài Gòn. Tuần lễ nào người dân nước Việt ở khắp nơi đều nghe thấy tiếng người nghệ sĩ trình bầy bài này qua làn sóng điện. Đó là bài hát Xổ Số Kiến Thiết Quốc Gia, do Trần Văn Trạch viết và hát:
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Xây đắp muôn người
Được nên cửa nhà
Tô điểm giang san
Qua bao lầm than
Ta thề kiến thiết
Trong giấc mộng vàng
Triệu phú đến nơi
Năm muời đồng thôi
Mua lấy xe nhà
Giàu sang mấy hồi
Kiến thiết quốc gia
Giúp đồng bào ta
Ấy là thiên chức
Của người Việt Nam
Mua số mau lên
Xổ số gần đến
Mua số mau lên
Xổ số… gần… đến…
*
Một bản nhạc khác Trần Văn Trạch sáng tác không hài hước một chút nào cả là bản nhạc hùng mạnh Chiến Xa Việt Nam, bài được hát đi hát lại trong những dịp đài phát thanh cần chạy nhạc hùng như Ngày Quân Lực, Ngày Quốc Khánh… hay khi có… đảo chánh.
Ca sĩ Trần Văn Trạch cũng có hát những nhạc không hài hước và hát thật hay. Một thí dụ điển hình là bản Chiều Mưa Biên Giới của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã nổi tiếng sau khi chính do Trần Văn Trạch hát rất điêu luyện, với phần nhạc đệm từ một băng nhạc thu sẵn, của một ban nhạc bên Pháp. Lúc đó vào khoảng thập niên 1960, phương pháp trình diễn này coi như rất mới. Từ đây, đã phát sinh ra những loại hát có nhạc đệm sẵn (karaoké).
Ngoài sáng tác nhạc, hát ông còn là trưởng ban nhạc Sầm Giang của đài phát thanh Pháp Á, vào khoảng thập niên 1950. Ban này gồm những ca sĩ nổi tiếng đương thời như Linh Sơn, Tâm Vấn, Minh Diệu, Mạnh Phát, Tôn Thất Niệm…
*
Trần Văn Trạch không chỉ hoạt động trong lãnh vực âm nhạc. Cũng trong thập niên 1950, khi điện ảnh vẫn còn là một môn nghệ thuật phôi thai ở Việt Nam, Trần Văn Trạch đã đóng cùng với nữ nghệ sĩ Kim Cương trong những phim như Lòng Nhân Đạo, Giọt Máu Rơi… và về sau còn làm đạo diễn điện ảnh cho những phim như Thoại Khanh Châu Tuấn (do Kim Cương và Vân Hùng đóng), Trương Chi Mỵ Nương (do Trang Thiên Kim và La Thoại Tân đóng)…

*
Nhưng có lẽ công trình ông đóng góp nhiều nhất cho nghệ thuật là những buổi Đại Nhạc Hội, với chuyện sáng tác và sự trình diễn những bản nhạc hài hước đã kể trên của ông.
Danh từ Đại Nhạc Hội chỉ những buổi trình diễn ca nhạc xen kẽ với kịch, ảo thuật… tại các rạp hát do chính ông Trần Văn Trạch đặt ra và từ đó cũng do chính ông đã phát huy chủ trương, bắt đầu từ khoảng năm 1949. Dĩ nhiên một trong những tiết mục quan trọng nhất của những buổi Đại Nhạc Hội này là màn hát nhạc hài hước của chính Trần Văn Trạch.
Nghe Trần Văn Trạch hát thấy vui và lạ. Ông có biệt tài bắt chước được những âm thanh như tiếng còi tầu xe lửa, tiếng xe hơi chạy, tiếng những cầm thú… Nhưng nếu chỉ nghe không cũng chưa thấy hết cái hay của ông, mà phải nhìn ông trình diễn mới thấy hết được cái linh hoạt của bài hát do ông sáng tác. Giọng hát mộc mạc, đơn giản của người Nam và cách trình diễn hoạt náo những bản nhạc hài hước của chính mình, đã làm nên tên tuổi Trần Văn Trạch, người được dân chúng Việt Nam gọi là Quái Kiệt.
Với những chương trình Đại Nhạc Hội, Trần Văn Trạch đã trình diễn rất nhiều tại Sài Gòn. Danh tiếng của ông nổi như cồn. Ông đã đi khắp các tỉnh ở miền Nam và trước khi xẩy ra Hiệp Định Genève 1954 chia cắt đất nước, có lần ông ra cả miền Bắc trình diễn.
Về sau có những người khác theo quan niệm như vậy của ông tổ chức Đại Nhạc Hội cũng rất thành công như nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, nữ nghệ sĩ Kim Cương…
*
Sau “Giải Phóng 1975”, Trần Văn Trạch ở Việt Nam và ông cũng vẫn đi lưu diễn thường xuyên cho đến khi qua Pháp năm 1977. Từ đó, ở Paris, ngoài việc mưu sinh hàng ngày, ông cũng vẫn có những hoạt động âm nhạc như băng nhạc và video Hài Hước Trần Văn Trạch, trình diễn nhạc ở Pháp hay ở Úc, Hoa Kỳ… và hoạt động xã hội nhất là trong những buổi hát giúp quyên tiền cho những con tầu về lại biển Đông vớt người Việt tỵ nạn vượt biển.
Năm 1994, nghệ sĩ Trần Văn Trạch qua đời tại Paris, vì bệnh ung thư gan.
Nhớ lại hình ảnh ngày xưa của người nghệ sĩ quá cố, có dáng dấp giang hồ với mái tóc dài và phong trần, lái chiếc xe mui trần cũ kỹ và bụi bậm, đang thân thiện hiền hòa vẫy chào mọi người ở đường phố Sài Gòn, phải công nhận một điều:
Ca nhạc sĩ Trần Văn Trạch, người có một không hai trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, quả là một Quái Kiệt tài hoa trong tâm tưởng của mọi người dân Việt mãi mãi./.
(BS Lê Trung Ngân)

Quan Nguyen Thanh

====
Nghệ sĩ Trần Văn Trạch.
Nghệ sĩ Trần Văn Trạch và cháu dâu ca sĩ Bạch Yến.
'Nghệ sĩ Trần Văn Trạch.'
'Nghệ sĩ Trần Văn Trạch và cháu dâu ca sĩ Bạch Yến.'
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận

Ông quá coi thường dân thưa ông Phát

Ông quá coi thường dân thưa ông Phát

"Đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết", đó là câu nói "bất hủ" của ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
 >> “Đa số thực phẩm của chúng ta an toàn nhưng nhân dân không biết”


Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại Quốc hội (Ảnh: Q.H)
Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu tại Quốc hội (Ảnh: Q.H)
Một câu nói làm dân kinh ngạc. Một câu nói làm dân nổi giận.
Ông Cao Đức Phát đưa ra một vài số liệu của cấp dưới ông báo cáo để rồi khẳng định như vậy trước toàn dân. Ông còn căn cứ vào những con số đó để trách nhân dân không biết. Ông đã quá coi thường dân rồi thưa ông Phát.
Nhân dân biết hết thưa ông bộ trưởng. Nhân dân không quan tâm đến các báo cáo của ngành ông bởi vì nó xa lạ với những gì dân đang chứng kiến. Hiện thực mà nhân dân đang đối mặt là thực phẩm bẩn tràn vào mâm cơm từng gia đình, đe dọa mạng sống từng người và sức khỏe giống nòi.
Ông bộ trưởng đang đứng ở đâu để quan sát và phát ngôn như vậy, hãy gần dân chúng hơn để hiểu được dân đang nghĩ gì về những nhà lãnh đạo "quan lại".
Thực phẩm bẩn tấn công đất nước, nguy hiểm như vậy mà ông bộ trưởng cho rằng an toàn? Đúng ra, ông phải nhân trách nhiệm trước dân về thực phẩm bẩn và đưa ra cam kết giải quyết có hiệu quả.
Còn nói "đa số thực phẩm an toàn" như ông Phát, nếu nhân dân dại dột tin ông, cứ nhắm mắt ăn uống thoải mái thì bệnh viện không đủ để chứa bệnh nhân.
May thay, nhân dân không tin lời ông, chính vì thế, hôm qua tại TPHCM, đã khởi động chương trình "Nói không với thực phẩm bẩn" với sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng.
Nếu như đa số thực phẩm của chúng ta an toàn thì triển khai các chiến dịch chống thực phẩm bẩn làm gì cho mất thì giờ thưa ông Phát?
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động

Ếch ra đi, “quả đấm thép” vẫn thế

Ếch ra đi, “quả đấm thép” vẫn thế
Nguyễn Bá Chổi (‪#‎Danlambao‬) - Sau tháng Tư, 75, khi Việt Nam thống nhất về mặt địa lý hai miền, thì trên phần đất Miền Nam vừa phỏng hai hòn, có một nhân vật bị “xẻ làm đôi” (1): Một nửa Khánh Ly (KL) chạy nhào ra biển tìm đường thoát thân, một nửa Trịnh Công Sơn (TCS) ở lại “nối vòng tay lớn” với “Giặc Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em, đồng bào...”
Sau ngày đó một thời gian (tác giả) không rõ là bao lâu, xuất hiện bài hát do “nửa người” ở lại sáng tác, “Em ra đi nơi này vẫn thế”.
TCS nhắn với KL “Em ra đi nơi nầy vẫn thế” rõ ràng là lời nhắn bố láo. “Vẫn thế”, nhưng “thế” đây là thế nào? Có phải là cái “thế” TCS phải vác cuốc đi đào thủy lợi, gồng lưng còm vác mía nông trường (2); “Thế” là thế này:

Tranh HatKa
Tháng Tư về
Mà em còn nhớ?
Cờ đỏ dép râu tai bèo nón cối
Ùa vào Nam cơn dịch họa tai ương
Từ Miền Bắc, cả nước chìm thê lương ác mộng
Tháng Tư về
Mà Em còn nhớ?
Người Đất Nam như đàn chim vở tổ
Tứ phương trời bão bùng giông tố
Biển Đông quỷ dữ nước độc rừng thiêng
Tháng Tư về
Mà em còn nhớ?
Mặt trời buồn cám cảnh tang thương
Phố thị im lìm người qua đường gục mặt
Nơi làng quê tiếng sáo bặt tăm
Tháng Tư về
Mà Em còn nhớ?
Ai dắt Em về thời hoang dại xa xăm
Sách Em học Chữ Người bằng Khỉ
Thầy cô Em hóa mặt bủng da chì
Tháng Tư về
Mà Em còn nhớ?
Mái nhà Em ai cướp đoạt trên tay
Đuổi Em lên rừng dạy Em bài củ sắn
Đêm mắt phờ đớ đẩn ngẩn ngơ hồn
Tháng Tư về
Mà Em còn nhớ?
Đạo Phật Trời ai báng bổ vùi chôn
Nơi linh thiêng loài chồn cáo huênh hoang chễm chệ
Đất trời Nam quằn quại tỉnh mê
Tháng Tư về
Còn bao điều Em nhớ?
Mấy chục năm ôn dịch hoành hành
Nát bấy giang sơn Tổ Tiên gầy dựng
Em phải nhớ
Và nhắc từng con cháu mai sau (3)
Xem thế thì sau ngày “Em” Khánh Ly ra đi, “anh Sơn” ở lại, “Nơi này” đã không “vẫn thế” mà đã rõ ràng là nó khốn nạn như thể ai cũng đã biết, đến cái cột đèn cũng biết và đòi đi, huống chi là “anh Sơn”, “phù thủy của những lời nhạc đầy ẩn dụ và đẹp mê hồn”.
Nhưng đó là chuyện 41 năm về trước. Chuyện bây giờ đang kể là Ếch ra đi, những “quả đấm thép” vẫn thế.
Những “quả đấm thép” của Ba Ếch đã giáng vào nền kinh tế VN bầm dập mặt mày, chí tử, bằng cơ bắp của tập đoàn tham nhũng được hậu thuẫn bởi lực lượng Côn An. Nay Ếch ra đi giao lại cho Phúc cùng bộ sậu cũng một đồng một cốt tham ô.
Kinh tế Việt Nam đang choáng váng ngất ngư con tàu đi dở chết dở sống vì những “cú đấm thép” của Ba Ếch, nay giao lại cho “võ sư” đồng môn đồng phái thì rõ ràng là Ếch ra đi, những “quả đấm thép” dáng xuống nơi này vẫn thế, và không chừng có khi còn “điêu luyện” hơn.
Ngày nào còn cờ búa liềm vắt chéo bay phất phới trên nhà Việt Nam, ngày đó dân Việt còn bị những cú đấm thép hành hạ.
08.04.2016
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
____________________________________________
Ghi chú:
(1) Nếu tác giả nhớ không lầm, Khánh Ly từng tuyên bố đại khái “Anh Sơn là một phần đời tôi”- Xin bà Khánh Ly bỏ qua, nếu tác giả nhớ sai).
(2) Những bài viết liên quan đến chi tiết này (TCS đi nông trường...), tác giả đã đọc, nhưng rất tiếc, nay tìm không ra nữa. Nếu quý độc giả nào biết, xin bổ sung giùm để làm bằng chứng. Cảm ơn).
(3) ”Tháng Tư về, Em còn nhớ/NBC).
http://danlambaovn.blogspot.com/…/ech-ra-i-qua-am-thep-van-…

“Trò chơi” Hiến Pháp, “Cây Dù” Trung Quốc và “nỗi sợ” của công an phiệt

“Trò chơi” Hiến Pháp, “Cây Dù” Trung Quốc và “nỗi sợ” của công an phiệt
 - Vào khoảng 9h15 sáng ngày 31-3-2016, Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội CSVN. Tay đặt lên cuốn Hiến pháp 2013 màu đỏ, Tay phải giơ cao hướng lòng bàn tay về hội trường, Bà nói: "Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được đảng, nhà nước và nhân dân giao phó".
Còn nhớ:
- Sáng 21-3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khai mạc Kỳ họp thứ 11 – kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XIII.
- Sáng ngày 30-3, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Sau đó, bầu Chủ tịch Quốc hội mới là Nguyễn Thị Kim Ngân.
- Sáng 31-3 Chủ tịch tân nhiệm tuyên thệ.
- Chiều 31-3, Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau đó, Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới là Đại tướng công an Trần Đại Quang.
- Sáng 2-4, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tuyên thệ.
- Sáng 6-4, miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng mới là Nguyễn Xuân Phúc.
- Ngày 7-4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ.
Xa hơn nữa, dư luận hẳn không quên cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rớt nước mắt khóc tại Hội nghị Trung ương 6, vào cuối năm 2012, khi không thể kỷ luật được Nguyễn Tấn Dũng vì tội Dũng quá trầm trọng trên lãnh vực tham nhũng. Đã vậy, không ai dám gọi đích danh Nguyễn Tấn Dũng mà chỉ dám gọi “tội phạm” là “đồng chí X”. Từ đó, ai cũng thấy là “hoạn lộ” của Nguyễn Tấn Dũng thênh thang như đường băng trên phi trường quốc tế. Nhưng, mọi người cũng không thể không thấy Nguyễn Phú Trọng thấm thía hẳn bài học đắt giá về công tác tổ chức và xử thế nhân sự. Đặc biệt là Trung quốc không thể nhìn vào đó rồi im lặng, để cho người lãnh đạo “ngạo mạn” của CSVN vượt ra ngoài con đường khống chế của Bắc Kinh.
Do vậy, trước ngày khai diễn Đại hội XII, Nguyễn Phú Trọng đã cấp tốc cho Nguyễn Sinh Hùng hối hả đi Bắc Kinh báo cáo tình hình và nhận chỉ thị từ Tập Cận Bình. Từ đó, số phận của Nguyễn Tấn Dũng coi như xong, kéo theo số phận của Trương Tấn Sang, và cả Nguyễn Sinh Hùng. Theo lịnh của Tập Cận Bình cả 2 đều phải rút lui khỏi Bộ Chính trị, nhằm “kéo” Nguyễn Tấn Dũng “rút lui” theo, làm thành sự thay đổi lãnh đạo trong guồng máy cai trị của CS trên toàn lãnh thổ VN, theo tiến trình thể hiện “thỏa ước Thành Đô”.
Điều khiến Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng lo là không thể để Nguyễn Tấn Dũng hay Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng thống Mỹ Obama tại Hà Nội, vào tháng 5 tới, khi họ vẫn còn là Thủ tướng, hay Chủ tịch nước, vì họ có thể nhân danh người lãnh đạo nhà cầm quyền Việt Nam thương lượng với Tổng thống Obama, ký các hiệp ước hay văn kiện nào đó bất lợi cho Trung quốc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tham vọng của Trung quốc ở biển đông.
Do vậy, Nguyễn Phú Trọng phải hấp tấp cho cả 3 Hùng, Sang, Dũng “đi chỗ khác chơi” bằng việc bãi nhiệm trước thời hạn, bất kể chúng có vi phạm kỷ luật, có xin từ nhiệm, có vi hiến hay không; vì từ lâu Hiến pháp chỉ là “trò chơi” của Đảng. Cả 4 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 và mới đây Hiến pháp 2013 chỉ là văn bản để CSVN lợi dụng cho những mưu đồ chánh trị lòe bịp quốc tế và người dân quốc nội. Ngoài ra, khi tuyên thệ, từ Nguyễn Thị Kim Ngân, cho đến Trần Đại Quang, và tiếp theo sau nữa, chúng chỉ nói “trung thành với Hiến pháp” chớ tuyệt đối không nói “bảo vệ Hiến pháp”; “trung thành” hoàn toàn khác với “bảo vệ”.
Đúng ra, Trọng chỉ hành động theo sự dàn dựng của Tập Cận Bình, từ “quyền danh” cho tới “đồng tiền”, dành cho các ủy viên Bộ chánh trị, các ủy viên Trung ương Đảng, các “nhóm lợi ích”… gắn liền với sự thăng tiến của bọn chúng. Hãy xem lại một phần bài viết của Nguyễn Thị Cỏ May, được cho đăng trên một số diễn đàn. Giáo Già xin trích một phần nguyên văn:
…"Tập Hérodote [chuyên về Việt nam, do nhà La Découverte, 9 bis, rue Abel-Hovelacque, 75013, Paris] ấn bản quí II – 2015, với chủ đề “Những thách thức địa chánh của Việt Nam” (Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) qui tụ 18 nhà biên khảo chuyên về Vìệt Nam và Á châu thực hiện dưới cùng trách nhiệm của học giả Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt Nam. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu “Việt Nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân”. Ông lược qua tình hình chánh trị việt nam từ “Đổi Mới”, những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của "Nhà nước-Đảng” (Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng cộng sản Hà Nội với đảng cộng sản Bắc kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rõ:
“Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt Nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng Cộng sản Bắc Kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà Nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc Kinh khá lớn”.
Duy trì một người ở chức vụ lãnh đạo ở Việt Nam sau này đòi hỏi phải có quan hệ tốt với Tàu và có tiền để chia chác trong bộ máy cầm quyền. Nhờ sử dụng hành lang này mà quan hệ giữa hai Nhà nước-Đảng Tàu và Việt Nam trở thành tốt đẹp, tránh được mọi mâu thuẫn, xung đột không cần thiết.
Đặc biệt những dự án kinh tế ở Việt Nam, những chương trinh đầu tư vào Việt Nam đều phải thông qua những thảo luận và duyệt xét của những nhà lãnh đạo chánh trị.
Như vậy phải chăng Đại hội đảng cộng sản XII vừa qua ở Hà nội được Bắc Kinh mua trọn gói với giá hơn 15 tỷ mỹ kim? Số tiền này được đưa cho đảng cộng sản Hà Nội qua nhiều hình thức, qua tay của đảng cộng sản Hà Nội. Nghĩa là qua tay của ông Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.
Những khoản tiền dành cho phát triển, hợp tác,… là bao nhiêu? Được sử dụng thật sự là bao nhiêu, còn bao nhiêu chạy vào túi của ai? Riêng khoản tiền “yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo Việt Nam” là bao nhiêu? Có bao nhiêu người được chia phần? Và những người này, mỗi người được bao nhiêu? Riêng ông Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu? Và ông Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình “Hãy đi chỗ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi"?
Câu chuyện “hơn 15 tỷ đô-la” này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội. Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong một sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chổ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ổn định và sự đoàn kết trong đảng”.
Giá những món hàng Hà Nội bán cho Tàu
Cái triết lý “miệng túi áo mở ra phía trên” của văn hóa chánh trị Tàu đang được triệt để áp dụng ở Việt Nam và quả thật nhờ đó mà quyền lực và trật tự xã hội được ổn định. Hệ thống này dành cho mọi người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau: “Ai có tiền, hảy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm”.
Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100 000 mỹ kim. Giá mua Ủy viên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triệu mỹ kim.
Như vậy quá hiển nhiên là Bắc Kinh bỏ túi trọn đảng cộng sản ở Việt Nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng cộng sản ở Việt Nam đã ăn thì phải ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt Nam có lên tiếng phản kháng Bắc Kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp thanh niên biểu tình chống Tàu là thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình.
Cả hai đảng cộng sản Bắc Kinh và Hà Nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc “quyền lực” làm sức mạnh và “tiền” làm lý tưởng. [hết trích].
Ảnh hưởng của Tàu cộng rất rõ nét trong buổi lễ tuyên thệ của Chủ tịch nước Kim Ngân khi bà xuất hiện trên sân khấu, với chiếc áo dài chưa có một phụ nữ nào từng mặc khi xuất hiện trước đám đông [Xem youtube:https://www.youtube.com/watch?v=X3Z9fJ_cXX0]. Bà là người phụ nữ nổi tiếng ăn mặc theo thời trang, nhưng chưa ai thấy bà mặc chiếc áo dài lạ lùng [xem hình trên] có đủ màu sắc mang đủ “sắc màu phường tuồng Tàu”, khi tuyên thệ. Nó đã khiến nhà vẽ biếm họa Babui sáng tác bức biếm họa độc đáo, cho đăng trên một số diễn đàn [trích từ Danchimviet]
Quốc hội là sân chơi của Trọng lú
Dưới bóng mát của cây dù Tàu, và cái “bùng rền” Quốc hội Kim Ngân, sử dụng Hiến pháp như một thứ trò chơi, Nguyễn Phú Trọng lo củng cố quyền lực “Công An Phiệt” bằng 4 nhân vật cầm đầu 4 cơ quan trọng yếu của Nhà nước, từ Hành pháp đến Tư pháp, bằng 4 nhân vật đều là công an. Đó là:
- Chủ tịch nước: Đại tá công an Trần Đại Quang;
- Bộ trưởng Công an: Thượng tướng công an Tô Lâm;
- Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: Trung tướng công an Trương Hòa Bình;
- Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Thiếu tướng công an Nguyễn Hòa Bình.
Để an tâm phát triển màng lưới “Công An Phiệt”; và ngăn ngừa mọi biến loạn có thể xảy ra từ phía quân đội, sau khi chiêu dụ được một số tướng lãnh quân đội đứng về phe mình, đưa những vây cánh trung thành vào trong quân uỷ trung ương, lấy Ngô Xuân Lịch, Lương Cường từ quân khu 3 vào Ban Bí Thư… Nguyễn Phú Trọng đã mau chóng triệt hạ ảnh hưởng của Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, bằng cách cho hắn vào Quốc hội, làm Phó Chủ tịch cho “thím Kim Ngân’… hình thành dấu chấm than cho con đường binh nghiệp của tướng Tỵ, người bắt đầu đội nón cối năm 1972, được xem là kẻ có kinh nghiệm cầm quân trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Tàu Cộng, vào những năm 80; có trong tay gần nửa triệu quân chính quy.
Điều đó bộc lộ “nỗi lo” biến loạn mà công an của Chủ tịch nước Trần Đại Quang do chỉ có kinh nghiệm đàn áp dân, sợ không trấn áp nổi, nếu có nổi dậy từ quân đội, khi Đỗ Bá Tỵ còn nắm binh quyền. Nó khiến dư luận nhớ lại 2 câu ca dao cải biên nói về Võ Nguyên Giáp:
Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em
Từ đó, đẻ ra 2 câu ca dao tân thời:
Hôm qua đại tướng cầm quân
Hôm sau đại tướng cầm quần thím Ngân
Ngày 7 tháng 4 năm 2016

Dòng Mekong đang hấp hối: Đến đập Cảnh Hồng thấy viễn cảnh đáng lo

Dòng Mekong đang hấp hối: Đến đập Cảnh Hồng thấy viễn cảnh đáng lo

08/04/2016 12:37 GMT+7
TTO - Sau khi Trung Quốc thông báo nước này thông qua đập thủy điện Cảnh Hồng xả lượng nước lên đến 2.190m3/s từ 15-3 đến 10-4 giúp chống hạn ở hạ lưu sông Mekong, PV Tuổi Trẻ tìm đường đến đập thủy điện này.
Dòng Mekong đang hấp hối: Đến đập Cảnh Hồng thấy viễn cảnh đáng lo
Nước từ cửa xả của đập thủy điện Cảnh Hồng đang chảy xuống hạ lưu sông Mekong, phía Trung Quốc gọi là sông Lan Thương (ảnh chụp chiều 6-4) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Cảnh Hồng là một trong sáu đập thủy điện thuộc tỉnh Vân Nam mà Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng. Các con đập này nằm chắn ngang thượng nguồn sông Mekong, bao gồm: Cảnh Hồng, Nọa Trát Độ, Đại Triều Sơn, Mạn Loan, Tiểu Loan và Công Quả Kiều.
Xả nước 2.300m3/s
Đập Cảnh Hồng cách trung tâm du lịch Cao Trang khoảng 10-15 phút đi xe. Trên đường đến con đập thủy điện này là một khu vực dân cư thưa thớt, hai bên đường luôn trong tình trạng bụi bặm vì các xe trọng tải lớn liên tục di chuyển.
Bảo vệ thủy điện Cảnh Hồng khá cẩn thận vì cảnh sát đứng án ngữ ở tất cả những con đường dẫn vào đập và ra hiệu không cho người lạ vào bên trong.
Ở vị trí cách đập khoảng 2km, không như trí tưởng tượng của chúng tôi, mực nước sông Lan Thương (cách Trung Quốc gọi sông Mekong) khá thấp, nhiều khu vực nổi lên những bãi đá phủ đầy rêu, cỏ, dù được thông báo là đã xả nước nhưng dòng chảy vẫn không mạnh.
Ở trạm thủy văn Cảnh Hồng nằm bên bờ sông, chúng tôi gặp ông La, trưởng nhóm khí tượng thủy văn của trạm.
Ông La xác nhận từ ngày 15-3 đến 10-4 Trung Quốc xả nước với dung lượng từ 2.190-2.300m3/s xuống hạ lưu sông Mekong. Ông cho biết lưu lượng nước xả năm nay thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Cụ thể, vào tháng 6-2015, lượng xả nước từ đập Cảnh Hồng đạt 3.800m3/s.
Vị trưởng nhóm khí tượng thủy văn của trạm khẳng định trạm 
này được thành lập vào tháng 6-1955, là điểm cuối khống chế lưu lượng nước trong nội địa Trung Quốc đối với dòng chảy chính của sông Mekong và cũng là trạm đo lường kiểm soát nước với diện tích lớn nhất của tỉnh Vân Nam, với diện tích tập trung nước gần 142 triệu m3.
“Một năm tại khu vực này chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa và lượng mưa trung bình hằng năm 1.142mm, trong đó có trên 85% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Tại khu vực xung quanh đập thủy điện Cảnh Hồng chưa bao giờ xảy ra tình trạng hạn hán" - ông La chia sẻ thêm.
Theo các tài liệu chúng tôi thu thập được, đập thủy điện Cảnh Hồng được người trong ngành gọi là kiến trúc dẫn đầu trong “kiến trúc cốt cán của điện lực Vân Nam” trên sông Mekong. Đập này cao 108m, dài 705m. Nó có công suất 1.750 MW, gồm năm tuôcbin phát điện.
Đây là trạm cấp thứ 6 trong kế hoạch hai hồ chứa 8 cấp của quy hoạch thủy điện trên dòng chính trung hạ lưu sông Mekong.
Kế hoạch lúc đầu của trạm điện là bán điện sang Thái Lan, nhưng vì sớm đưa vào hoạt động và thúc đẩy xây dựng con đường “đưa điện từ tây sang đông”, tỉnh Vân Nam và Tập đoàn Hóa Năng sau khi thỏa thuận với bên Thái Lan đã quyết định sẽ xây dựng cả trạm Cảnh Hồng và trạm Nọa Trát Độ thành 1 tổ phát điện, do Tập đoàn Hóa Năng Mekong toàn quyền đầu tư xây dựng.
Trạm điện xây dựng xong sẽ đưa điện sang tỉnh Quảng Đông trước, sau đó căn cứ vào thị trường điện của Thái Lan sẽ do Mạng lưới Phương Nam với chức năng là cơ quan hợp tác đối ngoại đưa điện sang Thái Lan.
Dòng Mekong đang hấp hối: Đến đập Cảnh Hồng thấy viễn cảnh đáng lo
Một thiết bị quan trắc nước tại trạm thủy văn Cảnh Hồng - Ảnh: Q.Trung
Kề thủy điện 
mà không có điện
Dọc hai bên con đường vào thủy điện Cảnh Hồng khá vắng vẻ, lác đác vài căn nhà nhỏ ven sông.
Chúng tôi gặp ông Trương Liên Sinh, một trong những cư dân hiếm hoi sống gần khu vực đập thủy điện, khi ông đang giặt đồ trong ngôi nhà tranh lụp xụp.
Người đàn ông 50 tuổi thật thà cho biết ông không để ý đến việc xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng. Ông kể cả gia đình ông đã sống ở khu vực này gần 20 năm.
Trước khi xây các đập thủy điện dọc sông Mekong, mực nước sông tại đây vào mùa mưa dâng rất cao, có khi ngập đến tràn bờ, tràn nước vào nhà ông nhưng bây giờ mực nước khá thấp.
Ông kể từng làm công nhân xây dựng đập thủy điện Cảnh Hồng và nay kiếm kế sinh nhai bằng trồng trọt, đốn củi, cạo mủ cao su, nuôi gà, nuôi dê.
Ông cho biết người dân khu vực xung quanh đập thủy điện đều mưu sinh bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi như ông, chứ không sống dựa vào dòng sông Mekong. Ngay cả nguồn nước ngọt mà gia đình ông Sinh dùng là lấy từ một dòng suối chảy ở khe núi gần đó.
Rồi ông than phiền về một điều vô cùng nghịch lý rằng trước khi có các đập thủy điện thì nhà ông có điện sử dụng thường xuyên, nhưng sau khi các đập thủy điện được xây xong thì nhà ông và các nhà lân cận phải sống trong bóng tối vì thiếu điện.
Ông chạy vào nhà lấy đèn pin và điện thoại giải thích cho chúng tôi xem, là cứ cách vài ngày lại chạy sang nhà một người bạn để sạc điện. Ông nói ước mơ duy nhất của ông chỉ là được cấp điện, để không còn sống trong bóng tối khi màn đêm buông xuống nữa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Đào Trọng Tứ, giám đốc Trung tâm Tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước & thích nghi biến đổi khí hậu (CEWAREC), cho biết các thông tin gần đây trên các phương tiện truyền thông cho rằng Trung Quốc tăng gấp đôi lượng nước để xả xuống hạ lưu cứu hạn cho các nước Đông Nam Á là không chính xác. “Trên thực tế, theo thống kê của chúng tôi thì lượng xả nước của Trung Quốc so với cùng kỳ lại thấp hơn so với năm 2014 và chỉ bằng năm 2015" - TS Tứ giải thích.
TS Tứ cũng cho biết thêm rằng sông Mekong chảy qua sáu nước Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trong đó Trung Quốc chiếm 16% tổng lượng nước và 18% diện tích lưu vực của dòng sông Mekong.
“Dự kiến đến năm 2020 số lượng đập thủy điện của Trung Quốc sẽ là 8, hiện nay họ đã xây được 6 đập với tổng dung tích hồ chứa là 11 tỉ m3, con số này sẽ nâng lên thành 30 tỉ m3 khi Trung Quốc vận hành hết các con đập sau năm 2020” - TS Tứ nói với Tuổi Trẻ.
Ảnh hưởng tiêu cực với hạ lưu
Đánh giá về các đập thủy điện trên dòng sông Mekong tại lãnh thổ Trung Quốc, TS Đào Trọng Tứ khẳng định: Các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mekong đã, đang và sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với sông Mekong.
Cụ thể, các con đập này đã làm thay đổi dòng chảy xuống hạ nguồn, đặc biệt trong các thời điểm các hồ thủy điện tích nước và xả nước, lượng nước thay đổi thất thường khiến cho các quốc gia phía hạ lưu chung dòng chảy sông Mekong luôn trong tình trạng bị động để điều phối dòng nước khi phục vụ nhu cầu của quốc gia.
Thứ hai, các con đập này trước khi chảy xuống khu vực hạ lưu sông đã giữ lại một lượng phù sa rất lớn, theo các phân tích thì lượng phù sa nằm phía thượng nguồn sông Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc theo tính toán chiếm khoảng 50% lượng phù sa của sông MeKong.
Theo TS Tứ, nghề thủy sản của người dân sống xung quanh dòng sông sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các đập thủy điện kéo dài dọc sông Mekong sẽ khiến các loài cá khó di cư từ vùng này sang vùng khác để sinh sản, nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt, đặc biệt với các loài cá da trơn có trọng lượng lớn, một trong những “đặc sản” của dòng sông Mekong.
QUỲNH TRUNG 
- NGUYỄN KHÁNH

BÌNH LUẬN (16)