Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Triều cường TP.HCM

Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa

Thứ Tư, ngày 14/12/2016 21:59 PM (GMT+7)
Hàng trăm người Sài Gòn phải “bơi” trong nước bốc mùi hôi thối nồng nặc để về nhà dù trời không mưa.
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 1
Triều cường dâng cao gây ngập một số khu vực trũng ở TP.HCM vào chiều 14.12
Chiều 14.12, trời không mưa nhưng triều cường dâng cao ở mức 1,57-1,62m (cao hơn mức báo động 3 là 0,07 -0,12m) khiến nhiều tuyến đường ở TP.HCM bị ngập nước, nhiều người phải hì hục đẩy xe cả km để về nhà.
Nặng nhất là tuyến đường Lê Văn Lương (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè), nước ngập hơn 0,5m, một khu vực trên đường ngập sâu khiến hàng loạt xe máy bị chết máy, người dân phải “bơi” trong nước hôi thối để về nhà.
Mỗi khi có xe ô tô chạy qua tạo thành sóng đánh văng tung tóe hai bên đường, người dắt xe trong nước ngập phải gồng mình để không bị ngã. Hoạt động kinh doanh, buôn bán của các hộ dân hai bên đường bị ế ẩm trầm trọng do nước bao vây. Do nước ngập nên nhiều em học sinh tan trường phải đứng trước cổng chờ phụ huynh đến đón.
“Mỗi đợt triều cường là mỗi lần mệt. Lội trong nước bốc mùi hôi thối để về nhà nên lần nào chân cũng bị ngứa, nổi nhiều mẩn đỏ”, chị Nguyễn Thị Thùy đẩy xe trên đường ngập nước nói.
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 2
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 3
Triều cường gây ngập đường Lê Văn Lương hơn 0,5m kéo dài hơn 1km khiến hàng loạt phương tiện bị chết máy, người dân phải hì hục đẩy xe về nhà
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 4
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 5
Và thuê xe ba gác máy vượt qua “biển nước” trên đường
Để tránh nước ngập nhiều người đi xe máy thuê xe ba gác máy chở cả người lẫn xe qua khu vực ngập nước hơn 1km với số tiền 40.000-50.000đ. Số khác do xe đã chết máy nên chấp nhận dẫn bộ vượt “biển nước” trên đường.
“Sáng lội qua đây xe chết máy một lần rồi. Chiều nay về tiếp tục chết máy nên phải dẫn bộ. Ráng vài ngày nữa, triều cường tôi sẽ mang xe đi thay nhớt sửa xe lại”, anh Văn Tuấn ngụ huyện Nhà Bè cho biết.
Tại giao lộ Lê Văn Lương – Nguyễn Bình ngập năng nhất khiến tất cả các phương tiện qua đây bị chết máy.
Đến 20h, nước đã rút nhưng nhiều người vẫn đứng ven đường chờ nước rút hết mới dám về nhà.
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 6
Đến 20 nước trên đường Lê Văn Lương bắt đầu rút nhưng vẫn còn khá sâu, người dân phải “rẽ sóng” để về nhà
Ngoài ra, trong chiều nay, triều cường cũng gây ngập nặng các tuyến đường Trần Xuân Soạn (quận 7) Bình Đông (quận 8), khu Thanh Đa, đường Bình Quới (quận Bình Thạnh) Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè)…khiến nhiều người phải khổ sở để trở về nhà.
Theo Đài khí tưởng thủy văn khu vực Nam bộ,  đỉnh triều cao nhất trong đợt xuất hiện này vào ngày 14 và 15.12. Đỉnh triều tại trạm Phú An vào ngày ngày 14.12 là 1,57m và 1,62m vào ngày 15.12. Tại trạm Nhà Bè là 1,57m vào ngày 14.12 và 1,62m trong ngày 15.12.
Sau khi đạt đỉnh, mực nước tại các trạm xuống chậm. Mực nước tại trạm Phú An có khả năng cao hơn mức báo động 3 đến hết ngày 17.12 sau đó sẽ giảm xuống.
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 7
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 8
Mỗi khi có xe ô tô chạy qua tạo thành sóng nước văng tung tóe hai bên đường và tràn vào nhà dân
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 9
Cách “chống ngập” hiệu quả của thanh niên
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 10
Thoát qua khu vực nước ngập, người đàn ông cố khởi động xe máy.
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 11
Học sinh trở về nhà trên con đường đầy nước.
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 12
Người bán hủ tiếu, trứng vịt lộn “thở dài” khi nước bao vây đường Lê Văn Lương
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 13
Một chủ cửa hàng bán đồ gỗ, nệm mệt mỏi chờ nước rút
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 14
Người Sài Gòn “bơi” về nhà dù trời không mưa - 15
Do quá sợ cảnh đẩy xe cả km trên đường, nhiều người chấp nhận chờ đợi nước rút cả giờ đồng hồ.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Tin tức trong ngày - TP.HCM: Nhiều tuyến đường lại sắp bị ngập dù không mưaTP.HCM: Nhiều tuyến đường lại sắp bị ngập dù không mưaDù trời có mưa hay không, nhiều tuyến đường ở TP.HCM vẫn có khả năng bị ngập do triều từ ngày 14.11, đạt đỉnh vào ngày 15 và 16.11.
Tin tức trong ngày - TP.HCM: 9 tuyến đường sắp bị ngập dù không mưaTP.HCM: 9 tuyến đường sắp bị ngập dù không mưaMặc dù không mưa nhưng triều cường dâng cao sẽ khiến 9 tuyến đường tại TP.HCM bị ngập trong vài ngày tới.

Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

 
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Trong những năm 70 của thế kỉ trước, dưới bàn tay của bộ đôi Nixon-Kissinger, chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc đã trải qua hai bước ngoặt lịch sử.

"Chúng ta sẽ tiếp tục giữ quan hệ gần gũi, thân thiện với Đài Loan, nhưng chúng ta cũng phải nhớ, và [chính quyền Đài Loan] cũng phải chuẩn bị tâm lý cho một thực tế rằng, Mỹ sẽ từng bước tiếp tục đi trên quỹ đạo bình thường hóa với cả bên còn lại - tức Trung Quốc đại lục. Đây là vấn đề thuộc phạm trù lợi ích quốc gia. Không phải vì chúng ta yêu quý gì [đại lục], mà vị trí chiến lược của họ [buộc ta phải làm vậy]".
Đó là những lời dặn dò trực tiếp qua điện thoại mà Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi tới Đại sứ Mỹ tại Đài Loan bấy giờ, ông Walter McConaughy, vào ngày 30/6/1971. Chỉ thị của "sếp" khi đó thực sự đã đặt McConaughy vào thế khó, buộc vị Đại sứ này phải tìm cách lựa lời nói với chính quyền Tưởng Giới Thạch về hướng đi mới của Washington.
Sở dĩ nói ông McConaughy gặp khó là bởi giống như đại bộ phận các nước phương Tây khác, khi đó Mỹ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chưa thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Quốc dân đảng (KMT) cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ Washington kể từ khi phải rút về Đài Loan sau thất bại trong nội chiến Trung Quốc năm 1949. 
Nhưng vì lợi ích quốc gia, mà cụ thể ở đây là tham vọng muốn bắt tay với Bắc Kinh để kiềm tỏa Liên Xô, Washington đã quyết định thực hiện hai nước đi mang tính bước ngoặt về ngoại giao:
- Nước đi thứ nhất mang tính bản lề, đó là chuyến thăm lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, với kết quả là Thông cáo Thượng Hải được hai bên Trung-Mỹ đưa ra, trong đó ghi rõ: "Mỹ hiểu rằng người Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đều trung thành với quan điểm chỉ có một chính phủ Trung Quốc duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ không phản đối quan điểm đó".
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.
Nixon và phu nhân trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972. Ảnh: History.com
Chính sách "một Trung Quốc", đúng như tên gọi của nó, có nghĩa rằng chỉ tồn tại một chính phủ hợp pháp duy nhất quản lý Trung Quốc. Bắc Kinh và Đài Loan đều công nhận chính sách này, và cho rằng mình, chứ không phải bên còn lại, mới là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.
Chính sách này buộc các nước trên thế giới nếu đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Bắc Kinh thì không được phép thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, và ngược lại.
- Và nước đi thứ hai mang tính quyết định, là việc chính phủ của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 1/1/1979, phù hợp với chính sách "một Trung Quốc" mà Mỹ vẫn tuân thủ cho tới hiện tại.
Nhưng để có được hai bước đi mang tính bước ngoặt như vậy, không thể không kể đến hàng loạt những sự kiện, những cuộc đối thoại bí mật vô cùng quan trọng diễn ra nơi hậu trường trong vài năm trước đó.
1969-1970: Mỹ đánh tiếng, Trung hưởng ứng, Đài bất bình
Ý tưởng xích lại gần Trung Quốc trên thực tế đã được Nixon hé lộ từ khi ông còn là ứng viên tranh cử Tổng thống. Năm 1967, trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Nixon khẳng định: "Chúng ta không thể cứ mãi để Trung Quốc bên ngoài tập thể các quốc gia trên thế giới, cứ để Trung Quốc nuôi dưỡng tham vọng, nuôi dưỡng sự thù địch, và đe dọa các nước láng giềng".
Ngày 1/2/1969, chỉ hai tuần sau khi chính thức lên nắm quyền tại Nhà Trắng, Nixon lập tức tìm cách thiết lập các kênh liên lạc với phía Trung Quốc. Trong một bức điện gửi tới Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, Nixon viết:
"Tôi cho rằng chúng ta cần tìm mọi cách để thể hiện rằng chính phủ Mỹ hiện tại đang 'cân nhắc mọi phương án nối lại quan hệ với người Trung Quốc'. Nhưng tất nhiên, điều này phải được thực hiện một cách bí mật và không được phép xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong bất kì hoàn cảnh nào". 
Tháng 7/1969, Nixon thăm Pakistan và họp mặt với người đồng cấp Yahya Khan. Sau cuộc gặp, một nhà ngoại giao Mỹ tại Pakistan đã chuyển lời tới Kissinger rằng phía Pakistan hiểu rằng Mỹ muốn tiếp cận Trung Quốc và nhờ Pakistan, vốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh, "chuyển lời".  
Nhưng dù có muốn bắt tay với Trung Quốc thế nào đi nữa, thì Kissinger vẫn không muốn Mỹ phải thể hiện hình ảnh "xuống nước" một cách thái quá như vậy. Ông lập tức cử phụ tá Hal Saunders tới trao đổi với Đại sứ Pakistan tại Mỹ, Agha Hilaly, để làm rõ hai điểm.
Thứ nhất, Mỹ cho rằng việc chuyển lời không cần quá gấp gáp hay đòi hỏi nỗ lực đáng kể gì từ phía Pakistan. Việc cho Trung Quốc thấy quan điểm của Mỹ là quan trọng, nhưng không phải một điều gì đó cần phải thực hiện ngay lập tức.
Thứ hai, điều mà Tổng thống Nixon muốn là Tổng thống Yahya sẽ, vào một thời điểm thích hợp và tự nhiên, nêu quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc một cách rõ ràng, nhưng không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề.
Tháng 12/1969, trong một động thái khác nhằm thể hiện thiện chí, Nixon đã nghe theo lời khuyên của Ngoại trưởng William Rogers và quyết định nới lỏng các hàng rào giao thương với Trung Quốc, trong đó có việc mua bán các mặt hàng nông sản Mỹ.
Nỗ lực "đánh tiếng" trong suốt năm đầu của nhiệm kì Nixon đã thu về thành quả đầu tiên, khi vào tháng 2/1970, cấp dưới của Kissinger báo cáo rằng đại diện phía Trung Quốc, thông qua kênh liên lạc tại Warsaw, cho biết: "nếu Mỹ muốn cử một đại diện cấp Bộ trưởng hoặc đặc phái viên của Tổng thống tới Trung Quốc để thảo luận thêm về quan hệ Mỹ-Trung, thì Bắc Kinh sẵn sàng tiếp đón". 
Dù rất cố gắng giữ bí mật, song các động thái của Mỹ vẫn không qua nổi mắt chính quyền Đài Loan. Tháng 3/1970, Tưởng Giới Thạch đã đích thân viết thư gửi tới Nixon, trong đó thể hiện sự quan ngại trước cách tiếp cận mới của Mỹ với Bắc Kinh. Một tháng sau, con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc đã gặp trực tiếp Kissinger để bàn thêm về vấn đề này.
Một mặt, Nixon-Kissinger tìm cách xoa dịu Đài Loan, mặt khác, bộ đôi này vẫn tìm mọi phương án để thiết lập một kênh liên lạc với Bắc Kinh. 
1971: Ngoại giao bóng bàn, chuyến thăm "mở đường" của Kissinger, và tuyên bố lịch sử của Nixon
Tháng 4/1971, hơn 2 năm sau khi Nixon bắt đầu chiến dịch "đánh tiếng" muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh lần đầu tiên công khai hưởng ứng ý tưởng của Washington, và thể hiện thiện chí của mình bằng một hình thức rất đặc biệt.
Trong lúc đang tham dự giải bóng bàn thế giới tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản, đội tuyển bóng bàn Mỹ đã bất ngờ nhận được lời mời tới Trung Quốc thi đấu giao hữu. Không ai khác, chính Mao Trạch Đông là người trực tiếp thông qua lời mời này, dù trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn làm theo thông lệ và từ chối không cấp thị thực cho các thành viên đội tuyển Mỹ. 
Ngày 10/4/1971, đội tuyển bóng bàn Mỹ gồm 15 người đã bước qua cây cầu từ Hong Kong sang đại lục, qua đó trở thành những người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Trung Quốc kể từ năm 1949.  
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 4.
Đội tuyển bóng bàn Mỹ thăm Vạn Lý Trường Thành năm 1971. Ảnh: CNN
Đáp lại thiện chí của Bắc Kinh, trong lúc đội tuyển bóng bàn Mỹ vẫn đang ở Trung Quốc, Nixon tuyên bố sẽ nối lại việc cấp thị thực cho người Trung Quốc, đồng thời nới lỏng kiểm soát tiền tệ để Trung Quốc có thể dễ dàng sử dụng đồng USD hơn.
Sau sự kiện này, các phát ngôn của Nixon về Trung Quốc cũng cởi mở hơn hẳn. Nổi bật là trong cuộc họp báo ngày 29/4/1971, Nixon đã nói thẳng: "Tôi hi vọng và trông đợi được tới thăm Trung Quốc đại lục - nhưng tôi chưa biết là thăm trên danh nghĩa gì... Nước Mỹ đang hướng tới một mối quan hệ bình thường với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Phía Trung Quốc đến lúc này có thể nói đã thấy rõ "bài ngửa" của Mỹ. Tháng 5/1971, thông qua Pakistan, Chu Ân Lai nhắn với Nixon rằng chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng chào đón một chuyến thăm chính thức của Nixon, hoặc một đặc phái viên của Nixon tới Trung Quốc để đẩy mạnh tiến trình thảo luận.
Sau vài tuần trao đổi qua lại, đôi bên thống nhất sẽ để Kissinger tới Bắc Kinh trong một chuyến thăm bí mật. Ngày 9/7/1971, để đánh lừa truyền thông, Kissinger trong khi đang thăm Pakistan đã vờ cáo ốm, rồi sau đó đáp chuyên cơ bay thẳng tới Bắc Kinh để hội đàm với Chu Ân Lai.
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 5.
Henry Kissinger (trái) trong cuộc gặp bí mật với Chu Ân Lai năm 1971. Ảnh: Britannica
Trong hai ngày hội đàm bí mật tại Bắc Kinh, Kissinger và Chu Ân Lai đã thảo luận về các vấn đề Đài Loan, Liên Xô, lên kế hoạch cho chuyến thăm của Nixon tới Bắc Kinh vào mùa xuân năm 1972, và soạn thảo một số chi tiết cho bản nháp của tuyên bố chung (sau này được biết đến với tên gọi Thông cáo Thượng Hải) giữa hai nước trong chuyến thăm sắp tới của Nixon.
Trở về từ Bắc Kinh, Kissinger báo với Nixon rằng Tổng thống Mỹ "đã có được đúng những gì mình muốn". "Chúng tôi đã đặt nền móng để ngài và Mao Trạch Đông đưa lịch sử bước sang trang mới" - Kissinger nói thêm.
Ngày 15/7/1971, trên sóng truyền hình quốc gia, Nixon công khai với người dân nước Mỹ cũng như toàn thế giới rằng ông đã cử Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tới Trung Quốc, và kết quả của các cuộc họp mặt tại đây là thỏa thuận về một chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc vào mùa xuân năm 1972.
"Chuyến thăm này không có ý muốn gây hại tới lợi ích của bất kì quốc gia nào khác. Tôi làm điều này bởi tôi tin chắc rằng tất cả các nước trên thế giới sẽ hưởng lợi từ một mối quan hệ bớt căng thẳng và tốt đẹp hơn giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" - Nixon phát biểu.  
Tuyên bố lịch sử của Nixon. Nguồn: AP
Vài giờ sau khi đưa ra tuyên bố trên truyền hình, Nixon nhận được một cuộc gọi từ Kissinger. Ở bên kia đầu dây, Kissinger báo cáo Tổng thống Mỹ về phản ứng của các bên đối với việc Nixon tuyên bố sẽ sớm thăm Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh phản ứng hết sức tiêu cực từ chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Nixon đáp:
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 7.
Kính mời quý độc giả đón đọc Duyên nợ Mỹ-Trung-Đài và chính sách "một Trung Quốc" (phần II): Xoa dịu Đài Loan bằng 6 Đảm Bảo, Mỹ "đu dây" giữa hai bờ eo biển suốt 3 thập kỉ
Sau Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy, có bao nhiêu "sếp" doanh nghiệp lớn bị hạn chế xuất cảnh?
Thứ Năm, 15/12/2016 - 07:13

 Theo nguồn tin riêng của Dân trí, sau một loạt các trường hợp các lãnh đạo, cựu lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn trong ngành dầu khí ra nước ngoài và ở lại bằng nhiều lý do khác nhau, Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm soát việc đi nước ngoài của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành. Số lượng cán bộ doanh nghiệp bị hạn chế xuất cảnh hiện nay không phải là con số nhỏ.
 >> "Sếp" PV Power đã kịp "chuồn" trước cả Vũ Đình Duy?
 >> Lợi dụng việc nghỉ phép, "sếp" PV Power trốn ở lại Singapore
 >> Sau vụ Vũ Đình Duy, Bộ Công Thương siết quản lý lãnh đạo doanh nghiệp


Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là bỏ trốn từ tháng 7/2016 và đến nay vẫn bặt vô âm tín
Ông Trịnh Xuân Thanh được cho là bỏ trốn từ tháng 7/2016 và đến nay vẫn "bặt vô âm tín"
Từ khoảng một tháng gần đây, nguồn tin của Dân trí cho biết, Bộ Công Thương đã có những động thái siết lại quản lý việc các lãnh đạo Tập đoàn, Tổng công ty đi nước ngoài, công tác . Đồng thời, yêu cầu báo cáo về các trường hợp xin nghỉ ốm hay có những việc cá nhân bất thường.
"Lãnh đạo cũng có yêu cầu quản lý chặt hơn việc sử dụng hộ chiếu của lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành nhất là các Tập đoàn, Tổng công ty lớn", nguồn tin này cho biết.
Đặc biệt với riêng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), các nguồn tin từ Bộ Công Thương và từ Tập đoàn này cho biết, cơ quan chức năng đã gửi một danh sách yêu cầu lãnh đạo Tập đoàn này kiểm tra, rà soát, theo dõi và có biện pháp quản lý việc xuất cảnh với một số lượng cán bộ lãnh đạo của PVN và các doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn này.
Những cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nói trên được cho là có liên quan đến những vụ việc mà cơ quan chức năng đang kiểm tra làm rõ như tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC), Công ty Hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PV-Tex)...với nhiều dự án liên quan như Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học EThanol Phú Thọ, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II...
Trả lời câu hỏi của Dân trí là có bao nhiêu cán bộ doanh nghiệp thuộc dạng này đang bị hạn chế, tên tuổi, chức danh, nguồn tin của Dân trí không tiết lộ cụ thể nhưng cho biết, đó là con số khá lớn. "Không thể tiết lộ cụ thể nhưng số người được yêu cầu theo dõi, kiểm soát không dưới 100 người", nguồn tin của Dân trí cho biết.
Như Dân trí đã đưa tin, vừa qua đã có hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành Công Thương đã có đi nước ngoài với nhiều lý do khác nhau: Xin đi chữa bệnh, xin đi học...có người được phép, có người không được phép nhưng vẫn đi và "một đi không trở lại".

Ông Lê Chung Dũng, nguyên là Phó Tổng giám đốc PVC dưới thời ông Vũ Đức Thuận (đã bị khởi tố, bắt tạm giam)

Ông Lê Chung Dũng, nguyên là Phó Tổng giám đốc PVC dưới thời ông Vũ Đức Thuận (đã bị khởi tố, bắt tạm giam)
Gần đây nhất là ông Lê Chung Dũng, Phó Tổng giám đốc PV Power được xác định là lấy lý do nghỉ phép (đã được phép) đã đi ra nước ngoài từ 20/10/2016 đã ở lại nước ngoài với lý do theo học một khoá học lấy bằng MBA ở Singapore và không được phép của Tổng công ty, đã ở lại và hiện "không thể liên lạc được".
Một trường hợp khác, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã ký quyết định ngày kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Vũ Đình Duy, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVtex) sau khi ông này xuất cảnh hơn 1 tháng và chưa nhập cảnh trở lại.
Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh hồi tháng 9 vừa qua bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố do tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Thanh cũng đã từng là Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) trước khi chuyển về Bộ Công Thương, liên tục được bổ nhiệm qua nhiều chức vụ khác nhau rồi được thuyên chuyển về tỉnh Hậu Giang, làm đến chức Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ông Thanh được cho là rời Việt Nam cuối tháng 7khi gửi đơn đến Tỉnh uỷ Hậu Giang xin nghỉ phép từ 25 đến 29/7. Ngày 19/8, ông gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.

Theo chân một số sếp doanh nghiệp lớn trước đó, ông Vũ Đình Duy cũng được cho là đã cao chạy xa bay

Theo chân một số "sếp" doanh nghiệp lớn trước đó, ông Vũ Đình Duy cũng được cho là đã "cao chạy xa bay"
Trước đó nữa, năm 2012, ông Trịnh Xuân Thảo, cựu Giám đốc Công ty CP Thi công cơ giới và Lắp máy Dầu khí (PVC-ME) đã bỏ trốn sang Mỹ và hiện vẫn trong danh sách truy nã quốc tế của Bộ Công an.
Trong nhiều bản tin gần đây của Dân trí, đã có nhiều độc giả bức xúc, lên tiếng về tình trạng lãnh đạo doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn. Phần lớn các ý kiến bình luận gửi tới Dân trí đều đề nghị cơ quan chức năng siết chặt hơn nữa việc quản lý việc đi công tác nước ngoài của những lãnh đạo doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm để tránh tình trạng có người tham nhũng của công rồi trốn đi nước ngoài sống phè phỡn bằng đồng tiền tham nhũng được.
Trong những kiến nghị kiểm soát, hạn chế xuất cảnh, có cả những kiến nghị kiểm soát, hạn chế xuất cảnh đối với ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Biệt thự đứng tên sở hữu Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch bị yêu cầu ngừng giao dịch sau khi ông Thanh bỏ trốn
Biệt thự đứng tên sở hữu Công ty TNHH Mai Phương do ông Trịnh Xuân Giới, bố đẻ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch bị yêu cầu ngừng giao dịch sau khi ông Thanh bỏ trốn
Theo nguồn tin riêng của Dân trí, một số cá nhân có liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh vừa qua cũng bị hạn chế xuất cảnh để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan chức năng. Một số tài sản lớn của gia đình ông Thanh như căn biệt thự tuyệt đẹp trị giá khoảng 100 tỷ đồng trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), theo như lời lãnh đạo thị trấn Tam Đảo tiết lộ cho Dân trí, cũng được yêu cầu ngừng giao dịch làm giấy tờ sang nhượng trong thời điểm này.  

Dân trí

Mạnh Quân