Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

http://m.nguoiduatin.vn/choang-voi-cong-nghe-lam-gia-bang-dai-hoc-chi-trong-1-gio-dong-ho-a236209.html

Xếp hàng từ 7 giờ sáng để mua tiền lưu niệm 100 đồng

Xếp hàng từ 7 giờ sáng để mua tiền lưu niệm 100 đồng

Dân trí Sáng nay 13/4, sau một ngày mở bán tờ tiền lưu niệm 100 đồng, lượng người có nhu cầu mua vẫn khá đông. Tại cổng sau Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) 16 phố Tông Đản (Hà Nội), liên tục có đoàn người xếp thành hàng dài từ 7 giờ sáng để được vào mua tiền.
 >> Bỏ cơm trưa, xin nghỉ việc… đi mua tiền 100 đồng
 >> Mở bán tờ tiền 100 đồng: Mỗi người dân được mua 5 tờ
 >> Phát hành tiền mệnh giá 100 đồng để… lưu niệm!

Thậm chí, một số người dân ở Hưng Yên, Nam Định cũng lên Hà Nội từ sáng sớm để xếp hàng chờ mua.

Anh Phước Hoài (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ rất vui mừng sau khi mua được tờ tiền mệnh giá 100 đồng. (ảnh: Hà Yên)
Anh Phước Hoài (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ rất vui mừng sau khi mua được tờ tiền mệnh giá 100 đồng. (ảnh: Hà Yên)
Đến 11 giờ NHNN thông báo dừng việc đăng ký mua sáng, chỉ cho phép 10 người đang xếp hàng được vào. Tuy nhiên, thông báo này ngay sau đó đã bị những người còn lại chưa thể vào bên trong phản đối, một số người trình bày “hoàn cảnh” để được bảo vệ cho phép vào.
“Tôi từ Hưng Yên lên Hà Nội mua nên cho tôi vào mua, không đợi đến chiều mới xếp hàng công việc ở nhà còn nhiều”, anh Hùng Phi (Hưng Yên) trình bày. Cũng theo anh Phi, anh có sở thích sưu tầm tiền nên khi biết thông tin bán tờ tiền mệnh giá 100 đồng anh đã cố gắng sắp xếp thời gian để lên mua.
Không riêng anh Phi, anh Duy Chiến (Nam Định) cũng cho biết, đang có chuyến công tác tại Hà Nội, khi biết tin NHNN bán tờ tiền 100 đồng, anh đã đến chờ mua vì sở thích và tò mò muốn sở hữu tờ tiền mệnh giá “thấp” có chữ ký của nguyên Thống đốc NHNN.

Đầu giờ chiều hôm qua (12/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép mở bán tờ tiền 100 đồng lưu niệm tại khu vực phía Bắc, giá bán 20.000 đồng/tờ đối với loại tờ rời và 25.000 đồng/tờ đối với loại folder. (ảnh: Hà Yên)
Đầu giờ chiều hôm qua (12/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép mở bán tờ tiền 100 đồng lưu niệm tại khu vực phía Bắc, giá bán 20.000 đồng/tờ đối với loại tờ rời và 25.000 đồng/tờ đối với loại folder. (ảnh: Hà Yên)
Trong khi tại NHNN chi nhánh Hà Nội, việc dừng đăng ký mua đã được ngân hàng đưa ra vào lúc 10 giờ sáng ngày 13/4 vì quá nhiều người đăng ký. Phía ngân hàng đã hẹn lại người dân quay trở lại mua vào đầu giờ chiều. Trước đó, tại đây, người dân không được hướng dẫn xếp hàng khiến tình trạng chen lấn diễn ra.
Thông tin từ NHNN cho biết, các cá nhân đến mua tiền lưu niệm yêu cầu mang theo chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ học sinh, sinh viên. Số lượng được mua tối đa cho mỗi người là 5 tờ, tổ chức muốn mua số lượng lớn sẽ phải đăng ký thông qua văn bản với phòng phát hành, nhưng số lượng không vượt quá 100 tờ.
Theo NHNN, căn cứ vào nhu cầu thực tế, NHNN sẽ xem xét bố trí thêm điểm bán tiền phù hợp. Chi phí phát hành bao gồm giấy, mực in, thiết bị bảo an được tài trợ miễn phí bởi bốn đối tác từ Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đức, còn địa điểm in ấn là Nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam.
Đợt mở bán ở phía Nam sẽ dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 22/4/2016 tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ, NHNN và NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Dưới đây là những hình ảnh về dòng người kiên nhẫn xếp hàng chờ mua đồng tiền lưu niệm 100 đồng mà PV Dân trí vừa ghi nhận sáng nay tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước.

Lượng người xếp hàng khá đông trên phố Tông Đản đã thu hút sự chú ý của người qua lại trên phố này. Một số hỏi để biết, một số người khi biết có bán tiền lưu niệm liền gửi xe để vào mua.
Lượng người xếp hàng khá đông trên phố Tông Đản đã thu hút sự chú ý của người qua lại trên phố này. Một số hỏi để biết, một số người khi biết có bán tiền lưu niệm liền gửi xe để vào mua.
Liên tục có gần trăm người xếp hàng ở cổng sau Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chờ mua tiền lưu niệm, nhiều người đến từ 7 giờ sáng do tâm lí ngại đông sẽ mất thời gian hơn.
Liên tục có gần trăm người xếp hàng ở cổng sau Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chờ mua tiền lưu niệm, nhiều người đến từ 7 giờ sáng do tâm lí ngại đông sẽ mất thời gian hơn.

Lực lượng công an bảo vệ khá gắt gao bảo đảm trật tự nên không có cảnh hỗn loạn xảy ra.
Lực lượng công an bảo vệ khá gắt gao bảo đảm trật tự nên không có cảnh hỗn loạn xảy ra.

Người đến mua phải trình CMT để bảo vệ nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống.
Người đến mua phải trình CMT để bảo vệ nhập các dữ liệu cần thiết vào hệ thống.
Sau khi xếp hàng ở bên ngoài, mỗi lượt 4 người sẽ được vào khu vực bên trong chuẩn bị làm thủ tục mua tiền lưu niệm.
Sau khi xếp hàng ở bên ngoài, mỗi lượt 4 người sẽ được vào khu vực bên trong chuẩn bị làm thủ tục mua tiền lưu niệm.
Tại quầy giao dịch tuy đông người nhưng khá trật tự.
Tại quầy giao dịch tuy đông người nhưng khá trật tự.
Đây là loại tiền mệnh giá 100 đồng nhưng không có giá trị thanh toán, lưu thông được phát hành để kỉ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2016) có giá bán 20 nghìn đồng/tờ.
Đây là loại tiền mệnh giá 100 đồng nhưng không có giá trị thanh toán, lưu thông được phát hành để kỉ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (6/5/1951 - 6/5/2016) có giá bán 20 nghìn đồng/tờ.
Anh Nguyễn Văn Thuận hành nghề xe ôm đang hào hứng trưng ra loại tờ tiền dạng foder có giá bán 25 nghìn đồng/tờ. Anh cho biết đã xếp hàng từ 7 giờ đến 10 giờ mới mua được 25 tờ, và khi có người hỏi mua lại anh nói bán với giá 50 nghìn/tờ.
Anh Nguyễn Văn Thuận hành nghề xe ôm đang hào hứng trưng ra loại tờ tiền dạng foder có giá bán 25 nghìn đồng/tờ. Anh cho biết đã xếp hàng từ 7 giờ đến 10 giờ mới mua được 25 tờ, và khi có người hỏi mua lại anh nói bán với giá 50 nghìn/tờ.
Chị Nguyễn Hồng Hạnh là người rất thích mua những loại tiền của các nước để sưu tầm cũng vừa mua được 25 tờ tiền lưu niệm đợt này.
Chị Nguyễn Hồng Hạnh là người rất thích mua những loại tiền của các nước để sưu tầm cũng vừa mua được 25 tờ tiền lưu niệm đợt này.

Những tờ tiền lưu niệm gây tò mò cho những người xung quanh. Qui định mỗi người sẽ được mua 25 tờ tiền lưu niệm các loại, không qui định số ngày mở bán tờ tiền này, đơn vị phát hành cho biết sẽ bán hết số lượng tiền được in ấn.
Những tờ tiền lưu niệm gây tò mò cho những người xung quanh. Qui định mỗi người sẽ được mua 25 tờ tiền lưu niệm các loại, không qui định số ngày mở bán tờ tiền này, đơn vị phát hành cho biết sẽ bán hết số lượng tiền được in ấn.
Hữu Nghị - Hà Yên

Những người ly khai : nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội

Những người ly khai : nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội

Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của tác giả Từ Thức, giới thiệu cuốn sách “Les nouveaux dissidents” của Michel Elchaninoff, bàn về vai trò của những người bất đồng chính kiến trong các thể chế độc tài. Bài viết giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của cuộc đấu tranh bất bạo động do những người ly khai tiến hành, thường là theo một cách thức đơn độc, và hiểu rõ hơn những hy sinh và những đóng góp của họ cho xã hội. Tôi xin phép được giới thiệu bài viết trên blog này vì ý nghĩa đặc biệt của nó, trong bối cảnh những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam không những bị chính quyền kết tội hình sự và bỏ tù, mà còn bị đa số người dân nhìn nhận như những tội phạm, dưới ảnh hưởng tuyên truyền của bộ máy nhà nước. Mong mọi người dân Việt Nam đều hiểu rằng, dù phải chịu án tù, những người ly khai như Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Đình Ngọc (tôi nhắc tên ba người này vì họ vừa mới bị kết án cách đây không lâu)... chính là lương tâm của xã hội chúng ta. (Nguyễn Thị Từ Huy)

   Những người ly khai : nền tảng của tự do, lương tâm của xã hội
Những người ly khai ( dissidents ) đang tranh đấu cho nhân quyền là lương tâm của xã hội, mà bất cứ một quốc gia nào, nhất là những nước sống dưới ách độc tài, phải ghi ơn. Đó là kết luận của Michel Eltchaninoff, một triết gia Pháp, sau khi bỏ ra nhiều năm đi gặp  và nghiên cứu về các dissidents tại nhiều quốc gia.
Tác giả cuốn ‘ Les Nouveaux Dissidents’  ( Những người ly khai mới ) (1) vừa xuất bản ở Pháp, viết: những người ly khai là mối kiêu hãnh của xã hội. ‘ Trong khi mọi người lo lắng cho sự nghiệp, an toàn, quyền lợi và tự do cá nhân, họ chấp nhận trả giá cho sự phẫn nộ của họ . Bị chà đạp bởi nhà cầm quyền, trước sự thờ ơ của người đồng hương, họ đứng dậy sau mỗi thử thách và trung thành với lý tưởng của mình, đôi khi tới kiệt lực.’ Eltchaninoff nghiên cứu về những người mà ông gọi là dissidents mới, bởi vì những người ly khai của thời đại Internet có nhiều điểm khác với những thế hệ trước, cả về nhân sinh quan lẫn phương pháp tranh đấu.
                                      Dissidents cũ, dissidents mới
      Trước hết, từ ngữ dissidents, tạm dịch là những người ly khai, từ những năm 90 được dùng để nói tới những người phản kháng chế độ ở Nga cũng như ở những nước Cộng Sản khác. Từ 1989, sau khi bức tường Berlin bị đạp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Xô Viết Nga hai năm sau, chữ dissidents được dùng để nói tới những người ly khai ở khắp nơi, từ Nam Mỹ tới Trung hoa, VN, Miến điện, Iran..Nelson Mandela, Aung San Suu Kyi là những khuôn mặt nổi tiếng nhất. Chữ dissidents, từ nguyên thủy, có tính cách tôn giáo, để chỉ những người thuộc một cộng đồng, một tôn giáo nhưng muốn đứng ra ngoài. Người dissidents có thể chống đối, phản kháng, hay chỉ bày tỏ một thái độ bất hợp tác, không đồng tình, đồng lõa.
      Những năm 70-80, những người ly khai Nga, đứng đầu là Soljenitsyne, Sakharov, bị đàn áp, không ai biết tới ở trong nước, nhưng tiếng tăm lừng lẫy ở nước ngoài, đã khiến cả một thế hệ trí thức Âu Châu tỉnh mộng về thiên đường xã hội chủ nghĩa. Dần dần tiếng kêu của họ vọng về quốc nội và đã góp phần vào sự sụp đổ của chế độ CS Nga. Nhưng sau đó, họ biến mất trên chính trường. Nhiều người kiệt lực sau nhiều năm bị chà đạp dã man. Một số sống ở ngoài nước. Và những tàn dư của chế độ CS, trở thành mafia đỏ, có tiền, có tổ chức, trở lại thao túng chính quyền và gạt những người dissidents ra ngoài để dễ làm ăn với nhau. Họ bị đẩy vào hố quên của lịch sử, giống như những dissidents Trung Hoa sống sót sau vụ thảm sát Thiên An Môn. Nhưng chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ đã thành hình, tự do là một chuyện đương nhiên. Trả lời câu hỏi ‘theo ông cái tệ hại nhất của chế độ CS là gì ?, Adam Michnik, một trí thức phản kháng Ba Lan, nói : là những gì đến sau đó ( ce qui arrive après ). Những hỗn loạn đến sau đó. Chế độ CS đã tàn phá mọi cơ cấu xã hội, mọi giá trị tinh thần, việc xây dựng lại một xã hội lành mạnh, một chế độ dân chủ là chuyện vạn nan, nếu không chuẩn bị chu đáo. Dân chủ là một quá trình lâu dài. Chế độ CS sụp đổ, không có nghĩa là dân chủ thành hình như một phép lạ. Không phải là sự chấm dứt của lịch sử ( la fin de l’histoire ), mượn chữ của Fukyuama. Độc tài biến dạng, chế độ vô sản trở thành một chế độ tư bản man rợ. Xã hội lại cần những dissidents, những người xâm mình dám ăn dám nói, những Từ Hải giữa đường thấy sự bất baình mà tha. Từ đó, xuất hiện những người ly khai mới, les nouveaux dissidents.
Chiến thuật  ‘gậy ông đập lưng ông ’
      Những người ly khai là những người xuất thân từ trong lòng chế độ.  Eltchaninoff : ‘Andreï Sakharov , chẳng hạn, là một nhà bác học được kính nể ở Nga, hoàn toàn hoà đồng với chế độ trước khi tách ra, tố cáo những vi phạm nhân quyền. Người ly khai không phải là người chống đối từ bên ngoài nhẩy vào. Cái làm cho họ trở thành đáng sợ, chính ở chỗ họ là người của chế độ mà họ đả kích. Họ là sản phẩm điển hình, đôi khi gương mẫu, của chế độ. Điều đó khiến sự phản kháng của họ hữu hiệu hơn, được nghe hơn.’ ( plus efficace et plus audible )
                 Eltchaninoff viết, ngoài sự kiện xuất thân từ trong lòng của chế độ, người ly khai có  ba đặc đìểm : bất bạo động, hành động với tư cách cá nhân và hoạt động công khai.
1.Bất bạo động : ‘ Những người ly khai là những người triệt để bất bạo động. Họ từ chối dùng võ khí chống chính quyền , đôi khi vì nguyên tắc , nhiều khi vì chiến thuật : gây tử thương người của chính quyền đưa tới đàn áp tàn bạo. Những người kháng chiến đặt chất nổ , giết kẻ thù. Người ly khai không làm chuyện đó .’
2. Hành động cá nhân . Theo tác giả, người ly khai không coi mình là một thành phần của một tổ chức, một đảng viên thi hành chỉ thị của cấp trên. Nếu hoạt động  trong một nhóm, người ly khai không từ bỏ cá tính, không từ bỏ những suy tư cá nhân. Anh ta hành động vì trái tim , vì một sự bất bình, không phải vì tham vọng. Vì vậy, rất ít người ly khai đi vào con đường chính trị . ‘Điều đó cắt nghiã tại sao rất ít người- trừ trường hợp Vaclav Havel-trở thành lãnh tụ ( leaders) sau chiến tranh lạnh ’ . Điều đó cũng giải thích tại sao sau khi chế độ sụp đổ, quyền hành vẫn ở trong tay những người của chế độ cũ.
3. Hoạt động công khai. Người ly khai không vào rừng, vào bưng như người kháng chiến. Hành động công khai khiến việc đàn áp trở thành dễ dàng, nhưng cũng khiến hành động của họ chính đáng. Không việc gì phải dấu diếm khi người ta hành đông cho quyền lợi chung và tin mình nắm chính nghĩa .
      ‘Tóm lại, người ly khai coi sức mạnh của mình ở thái độ bất bạo động, tôn trọng cá tính và nguyên tắc minh bạch, công khai.’
      Như vậy, anh ta hoạt động theo phương pháp nào ? Eltchaninoff trả lời : phương pháp lấy gậy ông đập lưng ông. Dùng võ khí của chính quyền để đánh chính quyền.
     ‘Nếu nhà nước tuyên bố tôn trọng luật pháp, người ly khai cương quyết khẳng định quyền công dân của anh ta và của người đồng hương. Nếu nhà nước nói tôn trọng người lao động, người ly khai tố cáo những vi phạm quyền công nhân. Người ly khai là một cao thủ judo : anh ta dùng sức mạnh của  như đối phương để quật ngã đối phương mà không cần vũ lực. Vì vậy, anh ta như David, luôn luôn tìm ra những phương cách mới để đưa người khổng lồ Goliath vào tròng. Anh ta làm thơ, viết nhạc, vẽ tranh,  tổ chức những happenings, những cuộc gặp gỡ, những nơi tụ họp độc đáo, đưa những sáng kiến ly kỳ ’. Anh ta tranh đấu bằng bộ óc , bằng sáng tạo, khiến nhà cầm quyền không biết đâu mà mò.  ( Viết ‘anh ta’ là một cách nói, cho tiện. Sự thực, trong số những dìssidents có rất nhiều phụ nữ. Chỉ cần nhìn hàng ngũ phụ nữ đông đảo, ở Việt Nam hay ngay cả những nước Ả Rập, nơi phụ nữ bị chèn ép. Và họ, phụ nữ, không phải là những người ít can đảm nhất, ít hữu hiệu nhất )
   Sau khi bức tường Berlin đổ, sau khi Mao chết, sau những mùa Xuân Ả Rập, người ta chua chát thấy dân chủ không tự nhiên vác xác tới. Bạo hành tiếp tục, dưới hình thức khác. Những người ly khai lại rục rịch xuống đường.
   Eltchaninoff đi nhiều nơi, tới tận chỗ để gặp gỡ những người ly khai mới. Ông ta đi một vòng Nga, Ukraine, Trung hoa, Tibet, Iran, Palestine, Mễ, gặp những người chống đối, nhất là những người không được báo chí Tây phương nói tới. Ông ta nhận xét : giữa người ly khai mới và những người thuộc thế hệ trước có những điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm rất khác nhau.
Những nguyên tắc căn bản của thế hệ đàn anh vẫn được áp dụng , nhưng cải tiến để thích ứng với thời đại mới. Bất bạo động không còn là một triết lý ôn hoà, nhưng là một phương pháp hữu hiệu nhất trước bạo lực. Cá nhân vẫn là một yếu tố quan trọng. Người ly khai không muốn làm quân cờ cho một tổ chức. Và, trong thế hệ của iPhone, của Internet, mọi người quay phim, chụp hình loạn cào cào, muốn hoạt động kín, muốn giữ bí mật là một chuyện ngớ ngẩn. Trái lại, cách giữ an ninh hữu hiệu nhất là truyền bá tin tức, hình ảnh thật nhanh, thật rộng.
    Elchaninoff nhận thấy ít nhất 5 điểm khác biệt giữa những người ly khai mới và những người thuộc thế hệ Sakharov, Havel, hay Mandela :
1. Những người ly khai mới không bị ràng buôc bởi các chủ nghĩa, các ý thức hệ, lý thuyết của các trí thức lớn. Họ muốn tự do suy nghĩ, không phải là tín đồ của một chủ nghĩa, đôi khi không có một khuynh hướng chính trị nào. Đó không phải là những người quá khích, khư khư bám giữ một sự thực duy nhất
2. Những phản kháng dựa trên khả năng của một cá nhân, không nhất thiết phải là một đối tượng chung của đa số. Tranh đấu cho môi trường, cho nữ quyền, cho công nhân, cho nông dân, cho đồng tính luyến ái, chống kiểm duyệt Internet, bênh vực dân oan bị cướp nhà, cướp đất… Mỗi người, tùy theo khả năng và sự hiểu biết của mình, tìm cách cải thiện một góc cạnh nào đó của xã hội. Họ thực tế, không viển vông như đàn anh. Nhận xét này của tác giả rất đáng quan tâm. Sự hình thành của dân chủ ở các nước Âu Châu khởi đầu bằng những đòi hỏi nhiều nhóm, nhiều giai cấp xã hội. Nông dân đòi quyền lợi cho nông dân, thương gia, kỹ nghệ gia, công nhân, mỗi giới tranh đấu cho mình. Nhà cầm quyền nhượng bộ nơi này một chút, nơi kia một chút ; dần dần những dòng suối nhỏ hội lại thành sông, thành biển.
3. Người phản kháng mới không hy sinh đời sống thường nhật, không coi nhẹ gia đình. Một nhà tranh đấu người Tibet nói về gia đình ông ta nhiều hơn là nói về chính trị . Anh ta không phải là một cái máy đấu tranh, vô cảm.
4. Người ly khai mới không có khuynh hướng hy sinh đời mình cho đối tượng đấu tranh ; không phải anh ta  thiếu can đảm, nhưng coi chuyện tranh đấu hữu hiệu quan trọng hơn là việc hy sinh vô ích. Anh ta ghét cái tật đao to búa lớn của đàn anh .
5. Những người ly khai mới phóng khoáng hơn. Họ áp dụng bất cứ phương tiện nào, bất cứ hình thức tranh đấu nào, miễn là hữu hiệu, thí dụ dùng một bài hát nói về tự do của Mỹ để đánh thức dân Iran , một bài vọng cổ để báo động nhà cầm quyền đang bán nước, bán biển. Người ly khai mới ý thức được cái lợi hại của kỹ thuật truyền thông  và tận dụng các phương tiện truyền thông mới.
         Michel Eltchaninoff kết luận : những người ly khai là ‘ những người đi trước thời đại. Họ được nuôi dưỡng bởi sự can đảm và thái độ nổi loạn. Họ phơi trần những tệ trạng không thể chấp nhận trong xã hội họ đang sống : áp lực, kiểm duyệt, thao túng quyền hành, gian lận bầu cử, sát hại người vô tội, chiếm nhà chiếm đất…Nhưng họ tranh đấu dưới những hình thức đôi khi độc đáo, luôn luôn bất bạo động. Họ không tìm cách bịt mắt giả mù, cũng không đánh võ miệng trước những bất công, những lạm dụng quyền thế . Họ hành động để đặt nhà cầm quyền trước trách nhiệm của mình. Nếu nhà cầm quyền trả lời bằng cách đàn áp, họ chịu đòn nhưng tiếp tục hành động . Nếu nhà cầm quyền lùi, họ thắng. Trong bất cứ xã hội nào, chúng ta cũng cần những người ly khai mới. ‘
TỪ THỨC ( Paris tháng Tư, 2016)
( 1 ) Les Nouveaux Dissidents . Michel Eltchaninoff. Editions Stock. Paris ( Mars 2016)

Nguyễn Tấn Dũng, Ông đang ở đâu?



Nguyễn Tấn Dũng, Ông đang ở đâu?

Thứ Năm, ngày 14 tháng 4 năm 2016

Nguyễn Quang

Ông Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: internet
Ông Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: internet
Điều thành công nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là chuyện gia đình, con cái đều thành đạt, không hư thân mất nết như con cái của các lãnh tụ cộng sản khác. Ông cũng không có con du học Trung quốc, một hình thức như làm con tin của các vua chúa dưới thời Đông Chu Liệt Quốc. Bà Kiệm, vợ ông, gương mẫu trong vai trò người phụ nữ với chồng con, không tai tiếng như bà Cầm, phu nhân Ông Võ Văn Kiệt với tiếng tăm bà “dix pour cent”, bà mười phần trăm!

Trong sự nghiệp của một người có đến chín mưới chín sự thất bại nhưng cái chính yếu đạt kết quả, thế là thành công rồi. Nếu chọn con đường gia đình, xin chúc mừng Ông!
Nhưng quá trình với hai nhiệm kỳ Phó Thủ tướng và gần mười năm làm Thủ tướng, vấn đề không phải đơn thuần như cách nhìn cổ điển “Tề gia” mà “Trị quốc, Bình thiên hạ”.
Nhiều sự lớn tiếng đổ tội cho Ông, nhưng thực tế chưa có vị thủ tướng nào khi ra đi mà vẫn còn để lại niềm hy vọng cho nhiều người, có người cả trong và ngoài nước còn mong ước ông thành lập đảng đối lập, chắc chắn sẽ thành công, vì có lẽ trong đám bất nhân, ông cũng làm điều ác nhưng là thứ ác hạn chế!
Dưới con mắt người dân, Ông muốn canh tân đất nước. Người dân thích thay đổi, không còn mấy ai thích cộng sản trừ bọn bán nước cho Tàu, khuynh hướng thân Phương Tây như chiếc phao cứu hộ cho dân tộc, trong đó có Ông.
Việc ông Kiệt lấy cháu Tố Hữu, hàng hóa của cải phía Nam tuôn ra Bắc, họ Võ mang ra làm của hồi môn cho dân Hà thành vô số kể khi thân chinh ra làm Tể tướng ở Bắc Hà, hầu lấy lòng sĩ phu VC Bắc Hà hay còn gọi là tầng lớp tiến sĩ lớp Một. Và Nguyễn Tấn Dũng gả con lấy chồng, công dân Mỹ là một kế sâu, tất nhiên khách quan suy xét vào thời điểm đó, chuyên chính vô sản rất nghiêm ngặt, nên việc này không thể không thông qua ý kiến của Võ Văn Kiệt. Nhưng “mưu sự tại nhân, thành sự do thiên”. Ở đây chính bọn vô sản lưu manh đã bè với nhau cùng kéo ông xuống khi con rắn độc phun nọc làm mê mờ đám quần thần nhận tiền của Dũng nhưng đi đêm với Trọng.
Kế sâu vì nhân ngày 30 tháng 4 đen, ông đã đọc một bài diễn văn thật trịnh trọng chửi đế quốc Mỹ xâm lược và cảm ơn Nga Tàu, hầu chuẩn bị con đường tương lai tiếp tục đu dây mà vốn những người cộng sản Hà Nội xem là quốc sách. Vào thời điểm đó với lời tuyên bố này khiến ai cũng bất ngờ về sự lạc điệu của nó trước tình hình thế giới, trong đó Nga Trung đang trên đà xuống vực thẳm.
Đây quả là điều vô cùng ô danh đối với Thủ tướng Dũng, một cuộc chạy đua về sự thuần phục, quyết làm tay sai đắc lực cho Tàu cộng, để may ra được họ Tập chấp nhận chọn làm bí thư  “chi bộ” cộng sản Việt Nam.   
Bộ chính trị Việt cộng nhiều phe chống nhau nhưng tất cả đều gặp một điểm chung, đó là phải chạy theo Tàu cộng mới tồn tại. Phùng quang Thanh,  bộ trưởng quốc phòng Việt cộng, hoảng hốt, mất tinh thần khi thấy dân chúng từ trẻ đến già đều ghét Tàu, hắn than thở : “Nếu dân chúng ghét Tàu là một đại hoạ…” Lời than của hắn là tâm trạng chung, nỗi lo lắng chung, nỗi sợ hãi chung, của đảng viên Cộng sản Việt Nam.
Chứng vung vít của Nguyễn Tấn Dũng, lâu lâu tuyên bố có vẻ như muốn ngả về phương Tây, về Mỹ, đó là bản chất biến hóa lưu manh vặt của Hồ chí Minh truyền lại,  để lừa phỉnh dân chúng,  làm cho dân chúng bớt phẫn uất. Tất  nhiên, khi Dũng tuyên bố như vậy sau khi quan thầy Hoa Nam Hải cho phép.
Con người cộng sản thật sự thể hiện trên bình diện thực hành như Mác nói, sự lên tiếng của ông mà không lãnh tụ việt cộng nào dám công khai trước quốc tế và nhân dân về mối quan hệ hữu nghị viển vông với Trung Quốc, khiến ông nổi bật hẳn trong giới lãnh đạo Hà Nội.
Như vậy, con đường thân Phương Tây của ông vẫn chưa bỏ ngỏ, theo tổ chức thăm dò của Mỹ là PEW lại công bố cho biết có tới 80% dân chúng VN muốn chánh phủ đi với Mỹ để đất nước bớt lệ thuộc kinh tế chánh trị của TQ.
Người ta chỉ tiếc cho một người có quyền lực hơn cả Lê Duẩn trước đây đã không có cái búa nhỏ thật chắc tay đập nhẹ trên đầu con rắn độc vì các chuyên viên của ông quá giỏi nhưng quên rằng đối thủ của ông là Phú Trọng có con mắt rắn.
Nguyễn Tấn Dũng phải chết khi con rắn độc phun nọc, điểm cốt yếu quan trọng nhất để hạ bệ.Nguyễn Tấn Dũng là tuyên truyền nếu khi lên được tổng bí thư, Dũng sẽ giải tán đảng cộng sản, và trở thành một tổng thống của nước Việt Nam dân chủ theo Mỹ. Trọng Lú tung tin đó ra, để hù dọa cán bộ đảng, bắt buộc tự mỗi cán bộ mỗi đảng viên phải tự chọn lựa, phải gạt bỏ Dũng để bảo vệ tánh mạng, gia đình, tài sản, địa vị của từng đảng viên, từng cán bộ các cấp. Muốn vậy phải duy trì độc đảng cộng sản để cai trị độc quyền, chống bọn phản đảng, bọn đòi hỏi dân chủ nhân quyền, đa nguyên đa đảng,  bọn theo Mỹ và Tây phương.
Nay hầu hết các đồng chí “no cơm ấm cật”, có cuộc sống sung túc, liệu tính mạng của các đồng chí và gia đình các đồng chí có bảo vệ được không khi đảng bị giải tán?. Đảng còn chúng ta còn. Đảng mất chúng ta chết.
Nhận tiền của Dũng nhưng chống Dũng đó là một chiêu cực kỳ độc ác, một chiêu mà Nguyễn Ái Quốc rất tự hào là nhận tiền của mật thám Pháp chống thực dân Pháp. Và nhận tiện của thực dân Pháp để bắt những nhà yêu nước chống thực dân Pháp, hậu sinh khả úy của Hồ đã thực hành với Dũng.
Ngoài ra Trọng cho lập một số trang web giả như bí  mật, tung tin chánh quyền của Dũng tham nhũng đứng hạng số 1 ở Á châu,  đứng hạng 7 thế giới.
Con cái Dũng mua nhiều nhà ở ngoại quốc, con rể mua đội bóng, lập sân đá bóng trên vài trăm triệu đô la Mỹ ở Cali. Con rể Dũng sẽ lập 100 nhà hàng Mac Donalds  ở Việt Nam, Con gái Dũng làm tổng giám đốc ba công ty tại Việt Nam.
Một loại nọc độc khác, Trọng tung tin cho rằng Dũng là tên phản bội Tàu cộng để làm tay sai cho tư bản Mỹ. Trọng phổ biến tin tức con gái Dũng có quốc tịch Mỹ, Dũng làm sui gia với người Mỹ gốc Việt,  và nhiều nhà cửa nhiều cơ sở làm ăn ở Mỹ. Con cái đều du học ở Mỹ. Và nếu Dũng chống Tàu thì chắc chắn đảng cộng sản Việt nam không thể tồn tại được, và như thế là đảng viên, cán bộ đảng, đi vào đường tự sát.  
Xuất thân là đồ đệ của Võ văn Kiệt, mà Sáu Dân là đệ tử ruột của tên trùm đại lưu manh,  đại xảo quyệt Hồ chí Minh, nên ở trong nước Dũng nói theo ý dân không thích Trung quốc, chỉ thích Mỹ và các nước Âu châu. Nhưng thực tế, Dũng không nương tay trừng trị những người yêu nước, những người tranh đấu cho nhân quyền, tranh đấu cho sự toàn vẹn lãnh thổ v.. v.. Song khi ra nước ngoài Dũng tuyên bố như một lãnh tụ có đầu óc cởi mở về dân chủ,  về nhân quyền,  có vẻ thân Âu Mỹ. Cái lưu manh của Dũng, của Võ văn Kiệt cũng như của Hồ chí Minh không gạt được những người dân thực tâm yêu nước. 
Xin gọi ban tham mưu của Dũng là các chuyên viên mà không gọi là cố vấn, bởi vì tả phù hữu bật của ông rất giỏi về chuyên môn trong lĩnh vực của họ, giỏi bá đạo như tướng Nguyễn Văn Hưởng, tướng Võ Viết Thanh vẫn chỉ là bản chất của anh tùy viên của Lê Đức Thọ, họ là những người có cái nhìn cục bộ chưa đạt đến cái nhìn toàn diện, nhất là đức bao dung đưa đến một triết lý sống nhân văn.
Các đảng viên đều nói với nhau “ông Dũng có hàng trăm cái đầu…” Nay xin hỏi, cái đầu thật sự của ông ở đâu?
Nét đặc biệt của Nguyễn Tấn Dũng là bắt người, từ việc bắt người vượt biển đã đưa ông lên như người có công lớn với cách mạng, đó là ông đã mang lại nguồn vàng bạc rất lớn cho đảng cộng sản, khiến ông trở thành người biết làm kinh tế giỏi dưới chế độ cộng sản, đến chức thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, trưởng ban kinh tài của đảng. Ông thành công và thành công vô cùng trong các chiến dịch truy nã các phong trào nổi dậy và chống đối của đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên và giáo dân Thái Hà, Hà Nội. Ông thắng lớn vì biết “win to win”, cùng thắng với những ai cộng tác với ông và chơi rất sòng phẳng kiểu người dân Nam bộ “Fair Play”. Và đã hốt được thật nhiều, vô số của cải, nhưng với những bàn tay nhúng chàm, lòng tham không đáy, ai cũng thỏa lòng vì được chia miếng đỉnh chung.
Người giỏi cầm quân không cần phải đánh, người giỏi giết chỉ cần đè dao trên cổ khiến đối phương đã chết ngất, đó là việc trị nước của Nguyễn Tấn Dũng.
  • Người thân tín của Nguyễn Tấn Dũng đã mang một cục vàng và một cục gạch đến nhà Nguyễn Văn Chi, lúc đó là trưởng ban tổ chức trung ương đảng, tất nhiên Chi đã chọn cục vàng để sống sung túc và làm theo ý Dũng, nếu chọn cục gạch sẽ bị ném đá đến chết.
  • Ngày 12 tháng 9, văn phòng chính phủ Việt Nam đã có “công văn hỏa tốc số 7169/VPCP-NC thông báo ý kiến của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải nội dung chống đảng và nhà nước”. Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, người ra lệnh ‘xử’ các trang mạng ‘chống đảng và nhà nước’
  • Không bao lâu sau khi nhậm chức thủ tướng, ông đã ban hành Nghị định 11 và 12/2008 cấm công nhân không được đình công.
  • Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg “cấm phản biện” đã bị những nhà trí thức hàng đầu trong Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS chỉ trích là “Không phù hợp với thực tế khách quan của đời sống”, “Phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ”. Đồng thời tuyên bố tự giải thể viện để phản đối.
  • Nghị định số 136/2006/NĐ-CP cấm khiếu nại tập thể, một nghị định trái Hiến pháp và pháp luật.
  • Nghị định 02/2011/NĐ-CP về kiểm soát báo chí và lĩnh vực xuất bản, nhằm tăng thêm quyền hạn kiểm duyệt của chính phủ đối với người làm báo trong nước, v.v. Có nghĩa là, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bịt miệng từ công nhân, nông dân, trí thức, các nhà khoa học cho tới báo chí!
  • Và thêm nữa, với văn bản số 7169/VPCP-NC, ông Nguyễn Tấn Dũng lại tìm cách bịt miệng mọi thông tin ngoài luồng và bịt mắt cả người dân khi cấm đọc những thông tin này.
Dưới thời ông Dũng, quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do tôn giáo càng bị siết chặt. Hàng trăm người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo, blogger… bị sách nhiễu, bị tống vào tù với những bản án nặng nề, phi lý nhất.
Dưới thời ông Dũng, chế độ công an trị càng trở nên sắt máu. Công an, vốn là con cưng của chế độ, ngày càng hung hãn lộng hành, với hàng chục vụ bạo hành người dân tới chết khi chỉ mới trong giai đoạn đưa về đồn để điều tra, xét hỏi.
So với các đời thủ tướng trước, ông Nguyễn Tấn Dũng là người có nhiều quyền lực nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế với sự thành lập của hàng loạt tập đoàn kinh tế quốc doanh là sân sau của thủ tướng. Ông Dũng cũng nổi bật bởi thành tích tham nhũng và thất bại trong khả năng điều hành quản lý kinh tế dẫn đến một quốc gia phát triển, ông thành công trong việc rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng nó đã tác dụng tiêu cực lại với nền kinh tế nội địa, dưới thời ông nền công nghiệp nước nhà chưa chế được con vít ốc! Thật thảm hại!
Nền kinh tế Việt Nam cực kỳ bất ổn, lạm phát phi mã, đồng tiền liên tục bị mất giá, đời sống người dân vô cùng khó khăn, nợ nước ngoài tăng nhanh. Nếu xét trên quan điểm kinh tế thị trường, nhưng với cộng sản chỉ có chủ trương chứ không cần chính sách, nên hàng loạt vụ làm ăn thua lỗ, vỡ nợ, phá sản của các tập đoàn kinh tế quốc doanh mà điển hình là vụ Vinashin, Vinalines đã “thổi” bay hàng chục nghìn tỷ đồng Việt Nam, tương đương hàng tỷ đô la Mỹ, ngân hàng thì đang khủng hoảng vì nợ xấu… Tất cả đều sẽ qua đi vì cứu cánh biện minh cho phương tiện, không ai biết quỹ đen của đảng, mỗi chữ ký của các bí thư buộc ngân hàng phải xuất chi. Một nền tài chánh không bao giờ minh bạch công khai, đó là bản chất của các chế độ độc tài, nhất là với cộng sản.
Quyết định ‘dân sự hóa nghĩa trang Biên Hòa’ rồi không thấy gì nữa, tuyên bố ‘dẹp’ doanh nghiệp công an, quân đội sau cũng thấy im, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được về hành đạo, lập đàn giải oan chung cho tất cả những người đã khuất vì chiến tranh, không kể chính kiến nhưng rồi lại xảy ra vụ Tu viện Bát Nhã đến kinh hoàng… Mỗi lần các lãnh tụ cộng sản đi gặp Đức Giáo Hoàng khiến giáo dân đều quan ngại, rồi ra sẽ xảy ra những vụ đàn áp tôn giáo nào tiếp theo đây.
Với tư cách Thủ Tướng, nhân vật lãnh đạo cao nhất của nhà nước cộng sản nhưng chưa bao giờ chính thức lên tiếng trước Quốc Hội về vụ Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa. Một mẫu số chung của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội, đó là chẳng hề có bất cứ hành động mạnh mẽ nào khi Trung Quốc ngày càng lộng hành, lấn lướt Việt Nam trên biển Đông.
Dư luận cũng chưa quên việc ông Nguyễn Tấn Dũng, cùng với ông Nông Đức Mạnh trước đó, ra sức ủng hộ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên ký kết với Trung Quốc, bất chấp sự phản đối của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Việt Nam dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tiếp tục lún sâu vào trong quỹ đạo của Trung Quốc, từ chính trị, ngoại giao, cho đến kinh tế, họ đã chọn lựa thà mất nước còn hơn mất đảng!
Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã tìm hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.
Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường trình trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lý do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đã lên như diều gặp gió vì được sự hậu thuẫn của cả Lê Đức Anh, cựu chủ tịch nước, thuộc thành phần bảo thủ, và Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ.
Vẫn theo lời chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng từng là y tá cứu thương cho MTGPMN, và trong thời kỳ chiến tranh, được lên chức đội trưởng đội phẫu thuật Kiên Giang. Địa bàn hoạt động của ông Dũng lúc đó là rừng U Minh, nơi một thời là thành trì vững chắc của MTGPMN.
Từ một du kích quân khi mới được khoảng mười hai, mười ba tuổi, và gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1961. Từ một anh y tá giải phẫu, rất may không là bác sĩ để có các nhãn mác chính trị gia bác sĩ, thủ tướng bác sĩ…, dưới chế độ cộng sản, hộ lý cũng có thể lên bác sĩ qua con đường vào đảng, rồi học bổ túc, ông Dũng không qua trường lớp đào tạo chính quy ngoài những thứ Mác Lê nhân loại đã vứt vào sọt rác. Không có sự tự hủy nào bằng chính sự hủy từ bên trong, Kant gọi là cái tự thân, và Phật dạy qua kinh Vô Úy Uẩn về mầm mống hủy hoại từ chính mình.
Môi trường cùng những yếu tố bẩm sinh di truyền đã tạo nên một dị tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông có một trăm cái đầu, người ta nói ông là con rơi của Nguyễn Chí Thanh, nhưng càng về già khuôn mặt ông càng giống Lê Đức Anh, người đã cùng Võ Văn Kiệt luôn che chở bảo vệ ông.
Một biến tướng của lịch sử đã để lại hậu quả không lường, đó là người đứng đầu nhà nước là một đại tướng công an, chủ tịch nước Trần Đại Quang, một thuộc hạ của ông. Nhân vật này có điểm giống với Hoàng Đức Nhã ngày trước dưới chế độ miền Nam, chuyện gì của các tướng lãnh, chính khách…y đều biết rõ tất tần tật, nhất là chuyện tẩu tán tài sản, tham ô nhũng lạm, ăn chơi trụy lạc…theo lời đồn. Nó như giềng mối để y cầm cương nắm quyền. Chỉ khác nhau bản chất Trần Đại Quang biết người và dám giết người, còn Nhã chỉ biết mà chưa có gan giết người.
Gia tài của Nguyễn Tấn Dũng để lại, đó là một giỏ rắn Trung Hoa, một xã hội hỗn mang từ thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ cấu, những con rắn Hán gian, Việt gian ra vào hang trên khắp cả nước. Những con rắn đã cắn lại chính ông!
Lịch sử kể từ thời Khổng Tử, người ta ghi nhận qua dân gian rằng những trẻ con đẻ hoang thường làm nên những điều kỳ diệu trong lịch sử. Hãy để lại nơi đây niềm hy vọng khi Nguyễn Tấn Dũng ra đi, với một trăm cái đầu của giọt máu rơi với hy vọng còn sót lại, ông và hậu duệ của ông sẽ còn làm điều gì đó hữu ích ý nghĩa hơn là chỉ giữ sức khỏe, làm người tử tế vì trong xã hội loạn kỷ cương dù người chân chất có ráng sống tử tế cũng khó lắm thay.

Tản mạn tháng Tư đen thứ 39 ! kỳ 1: Việt Nam: 39 Năm Đảng trị — Một Quốc Gia, Hai Quốc Dân

Tản mạn tháng Tư đen thứ 39 ! kỳ 1: Việt Nam: 39 Năm Đảng trị — Một Quốc Gia, Hai Quốc Dân

Lay hoay tháng Tư lại trở về. Đó chỉ là lịch, đó chỉ là một cái mốc của thời gian. Nhưng đối với đa số người Việt chúng ta, nhứt là những người gốc miền Nam Việt Nam, hay đã từng cư ngụ tại miền Nam, tháng Tư là tháng của những kỷ niệm đầy tang tóc, của một quá khứ hãi hùng, của một cái vết thương không thành sẹo được. Miền Nam Việt Nam và dân chúng đã “thua trận” [dù chưa chắc đã “thua cuộc”], và đã lãnh cái giá rất đắt của một sự trả thù cho sự lựa chọn một cách sống của mình. Đây là một cuộc nội chiến, cũng như tất cả những cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn chỉ tranh chấp trong một cái nhìn, một quan niệm về cuộc sống.
2014 MAR 28 TuCaiTao 300
1. Cuộc chiến giữa hai quan niệm chánh trị
Phải, đây là một cuộc đụng độ không đội trời chung của của hai nhơn sanh quan, của hai luồng tư tưởng. Một bên là cuộc chiến đấu của phe những con tim, của những đạo đức, của những đức tin vào tâm linh nhơn bản, tình tự dân tộc, tình tự gia đình, chống bọn phe của những người bị một lý thuyết mỵ dân, lường gạt, hứa một thiên đàng không bao giờ có, hứa những của cải, những ruộng vườn không bao giờ cho, hoàn toàn  Cộng sản hóa, những người đang tâm nhận làm thầy những ông râu xồm ngoại bang với những lý thuyết vô thần, vô đạo, mơ tạo một thế giới lấy người thay máy móc, lấy con người làm công cụ sản xuất, lấy nhu cầu xác thịt làm cứu cánh phục vụ cho một tổ chức cầm quyền quốc tế. Đảng Cộng sản được một tổ chức như một tôn giáo, để thay thế tôn giáo, thay đạo đức tâm linh bằng những bổn phận ngụy danh như cách mạng, nhơn dân, thay thần quyền bằng đảng quyền. Những Các Mác, những Lê Nin dùng những lời sấm giảng như những Ma-thi-ơ, Giăng, Mác hay Luca…Xì Ta lin thì khác chi Phao lồ…Đảng Cộng sản quốc tế tổ chức rập khuôn theo tổ chức Giáo hội Thiên Chúa Giáo La mã, với Điện Cẩm Linh tương tự Điện Vatican. Khi có những tư tưởng Mao ít hay Titô ít bất đồng với Cẩm Linh thì như trong Giáo hội Thiên Chúa Giáo cũng có những dòng tư tưởng bất đồng tương tự. Tư tưởng con người, với sức tiến hóa, với sức phát triển của khoa học, mọi lý thuyết đều phải biết biến cải để hòa hợp với thời đại. Phật Giáo Tây Tạng cũng nhiều phái, Mũ Vàng, Mũ Đỏ,… Phật Giáo cũng phải chia Tiểu Thừa Đại Thừa, Thiên Chúa Giáo cũng nào Chánh Thống, nào Copte, nào Roma, cũng Tin lành …Nhưng với Cộng sản tất cả phải về một mối. Cộng sản không chấp nhận những tư tưởng khác: Đệ tam đã tiêu diệt các bạn đồng hành đệ tứ chỉ vì bất đồng quan điểm, với Cộng sản không thể có đối thoại, không thể có tranh chấp, tranh cải dân chủ …Chẳng những ở Nga, ở Tàu mà còn cả ở Việt Nam. Hồ Chí Minh và đệ tử nhơn danh chủ nghĩa Cộng sản Đệ tam đã đưa đất nước vào 30 năm chinh chiến chỉ để áp dụng chủ nghĩa Cộng sản thôi ! Chống Pháp dành Độc Lập chỉ là một cái cớ, Những bánh vẽ như Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc chỉ là những từ ngữ trống không, vô nghĩa.
2.  69 năm sau (1945-2014)
 Độc Lập ? Việt Nam đang bị Hán Hóa, Hoàng Sa Trường Sa hai quần đảo cách bờ dưới 200 hải lý không còn thuộc đất nước nữa, chưa kể trên đất liền từng hàng ngàn mẫu đất rừng nay đã bán đứt cho Tàu trồng cây hay khai thác mõ. Từng mẫu đất trồng cây kỹ nghệ đẵ giao cho Tàu để đào xới khai thác mõ Bô Xít hay khoánh sản.
Tự Do ?  mỗi mỗi cử chỉ hành động ngoại giao đều phải qua Tàu hỏi ý kiến, ấy là chánh phủ . Còn người dân ? chỉ trích bị đi tù, biểu tình đòi Tàu trả đảo bị đàn áp đánh đập, hàng chục tờ báo không có một tờ báo tư…
Hạnh Phúc ? ai sống hạnh phúc ? thành phần cán bộ, đảng viên… thế giới của kẻ cầm quyền, của một nomenklatura.  Sài gòn Hà nội nhan nhản em bé bán vé số, chị bán hàng rong, cảnh những hàng người chuyên nghề cửu vạn, cu li sắp hàng buổi sáng chờ người thuê vẫn còn như thời Pháp thuộc.
Chiến tranh giải phóng? giải phóng gì ? giải phóng ai ? Khi Vua Bảo Đại đã hai lần lấy lại Độc lập, Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục đánh, không chấp nhận chánh phủ Bảo Đại;  lần đầu năm 45 khi Nhựt đánh Pháp giao trả Việt Nam lại, và lần thứ hai năm 1949 khi Pháp trả Độc lập vĩnh viễn cho Việt Nam. Cuộc chiến tranh do Hô Chí Minh xúi dục là một cuộc xâm chiếm, chiến tranh xâm lược nầy đã nướng hai thế hệ thanh niên thanh nữ việt nam, cuộc chiến Bắc Nam đã buộc thanh niên nam nữ miền Bắc vượt Trường Sơn chết cho xâm chiếm, buộc  thanh niên nam nữ  miền Nam chết cho tự vệ; và chẳng chốc biến hai miền thành hai nước khác nhau, với hai nguồn tư tưởng khác nhau, với hai nền văn hóa khác nhau :
Một bên phóng khoán, dân tộc, nhơn bản đặt con người làm trọng tâm, đặt đất nước và lịch sử đất nước làm căn bản, lấy tâm linh tôn giáo làm đạo đức, lấy tình thương lân bang láng giềng, anh em gia đình làm lễ nghĩa, ra đường biết thưa vâng, về nhà biết thưa gởi, khi nhận biết cám ơn, khi đưa biết xin phép.
Còn một bên, không tình không nghĩa, tất cả quan hệ chỉ là tranh chấp, lấy lường gạt làm nền tảng, lấy cướp đoạt  làm khí cụ, bé xin, lớn ban, thấp cổ xưng con, lớn mình xưng ông, ra đường chen lấn, về nhà nói trổng nói ngang, chữ thưa không còn, chữ cám ơn không có, quan trên xài của công, cấp dưới xài của cắp. Ra đường thấy hàng đẹp thì chôm, vào nhà thấy hàng ngon thì đớp.
Trong hai mươi năm mặc dù  chiến tranh,mặc dù bị quấy phá, mặc dù nội bị công ngoại bị kích, nhưng với chế độ Cộng hòa của miền Nam, nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa vẫn phát triển mạnh, dân trí người công dân Việt Nam Cộng hòa vẫn đàng hoàng, dân tình người Việt miền Nam vẫn tử tế…Ngày ba mươi tháng tư 1975 đến, trên toàn đất nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tuy từ nay đã hết chiến tranh, tuy từ nay người dân hết chạy nạn, nhưng khi kiểm điểm lại, ba mươi  chín năm sau, nền kinh tế vãn èo uộc, rối loạn, cuộc sống người dân Việt chụp giựt, quan trên bằng giả, cấp dưới bằng chôm, ra đường hàng dổm, vào nhà hàng dơ…Biên giới mất đất, bị Trung Cộng lấn dần, Biển Đông mất đảo, Hoàng Sa, Trường Sa nay thuộc Huyên Tam Sa do Trung Cộng quản nhiệm. Núi cao do Tàu quản, khai thác Bô Xít, tàn phá môi trường, biển sâu do Tàu chiếm, cấm ngư phủ ta đánh cá xa bờ…Công trường xây dựng giao cả cho Tàu, công ty thương mãi giao luôn cho Chệt, còn dân Việt ta, can phận nghèo hèn, bán buôn quan gánh, thuốc lá bán lẻ, thuốc tây bán viên, ăn uống vĩa hè, sống sanh đường hẻm…  
3. Tại sao phải vấn nạn như vậy?
Cũng chỉ lựa sai con đường. Đem một học thuyết phá hoại của ngoại bang nhập cảng vào nhà. Một học thuyết bắt đầu bằng một cuộc sang đoạt cướp của, xóa bỏ cương thường, vứt bỏ đạo lý, dẹp xóa tâm linh. Năm 1917, Đảng Cộng sản Nga đã cướp chánh quyền, sát hại cả gia đình Nga Hoàng Nicolas Đệ Nhị, tàn sát toàn bộ giòng họ Romanov, các giai cấp quý tộc, địa chủ, doanh thương Nga để lập một nhà cầm quyền độc tài chuyên chính vô sản. Lénine, và tiếp theo Staline đã phải giết, tàn sát, bắt giam, đày đọa hàng chục ngàn thường dân Nga vô tội, giết và bỏ tù các nhà trí thức, các kẻ viết văn. Những trại giam, những goulag mọc đầy toàn nước Nga. Dưới danh nghĩa Liên bang Sô Viết, Nga đã Nga hóa cả chục dân tộc khác nhau, cùng chủng tộc Slave như Belarus, hay khác chủng tộc, như Ukraine hay Georgie, cùng gia đình ngôn ngữ hay khác gia đình ngôn ngữ cũng mặc, thậm chí cả các quốc gia và dân tộc hồi giáo nói ngôn ngữ Thổ nhỉ Kỳ nằm dọc con đường Tơ lụa xưa kia, từ Kazhastan đến Kirghistan đến tận biên giới Tàu và Thái Bình Dương.
Và Hồ Chí Minh và Việt Nam?
Cũng vậy, Công sản Quốc tế Komintern sai Hồ Chí Minh cùng các đồ đệ tiếp nhiệm vụ nhuộm đỏ thế giới, không ngại ngùng làm tai sai, phản dân tộc, đi tiếp con đường chinh phục thế giới, đem màu Sô Viết nhuộm toàn Đông dương thuộc Pháp. Điển hình không chối cải được là trong một thời gian dài, trên bức tường các đại sảnh đường của nhà cầm quyền đỏ Hà nội, đệ tử và lâu la Đảng Cộng sản Đông dương và Việt Nam đều họp hành sanh hoạt chánh trí dưới hình ảnh của ba ông râu xồm cộng sản ngoại bang tây phương Cạc Mác Lê Nin và Xì ta lin! Khi đã chấp nhận và đưa vào văn hóa Việt Nam một bài thơ khóc Xì ta lin của tay tổ tuyên truyền trưởng ban Văn hóa Việt Nam Cộng sản Tố Hữu là đã mặc nhiên xóa bỏ văn hóa gia đình Việt Nam rồi ! Khi đặt tình thương một tên lãnh tụ một Đảng ngoại bang trên tình thương cha mẹ trên tình thương con mình (thương cha mẹ con thương một, thương ông thương mười !) thì xin miễn bàn, và hết ý kiến ! Ngày nay, với những vướng víu, sai trái như vậy, Tố Hữu vẫn có tên đường. Vua Gia Long có công thống nhứt dựng nước mở mang bờ cỏi về phía Nam không có tên đường. Ôi tháng tư lần thứ 39, đất nước Việt Nam đang tiếp tục đi vào ngõ cụt !
2013 DEC 5 HCM 300 china
4. Apocalypse-Hồ Chí Minh 
Hôm qua, đài Truyền hình 2 Pháp cho chiếu đoạn 3 của tập phim Apocalyse kỷ niệm 100 Thế chiến thứ Nhứt. Thật kinh hoàng, cuộc chiến 1914-1918 được đặt tên là Cuộc Đại Chiến La Grande Guerre. Được đặt tên như vậy là lần đầu tiên trong lịch sử âu châu và thế giới có một cuộc chiến với nhiều quốc gia tham gia như vậy. Ngoài hai đồng minh Đức-Phổ/Áo-Hung phía đông chống hai cường quốc Pháp Anh, hai đế quốc phía tây âu châu với sự góp mặt của các thuộc địa, Anh với Ấn độ, Úc, Tân tây Lan, Nam Phi, Canada …, Pháp với các thuộc địa Bắc Phi, Tây Phi hay Đông dương, lại thêm có Nga, Ý, Thổ nhỉ Kỳ, Nhựt bổn. Mặt trận trải dài hàng ngày cây số, thoạt đầu lưu động, sau đó, đào hào lập chiến lủy ngó nhau và hằng ngày nướng mỗi bên hằng trăm binh sĩ (Pháp trung bình 900 mỗi ngày, khi có các  lần xung phong át xô). Lần đầu tiên, đại bác được sử dụng tối đa, đại bác Grande Bertha 400 ly bắn trên trăm dặm, không chiến cũng được biết tới với những anh hùng nổi tiếng như Hầu tước Đỏ-Le Baron Rouge, với 80 chiến công  Hầu tước Đại Úy Phi công Manfred Von Richthofen với chiếc khu trục ba cánh Fokker sơn mầu đỏ và hai khẩu đại liên. Không chiến thời ấy, các phi công như những hiệp sỉ thời xưa, một mình một ngựa, xông vào địch vừa lái vừa nhào lộn tránh đạn vừa bắn để hạ địch thủ. Ngày 21 tháng tư năm 1918, Hầu tước Đỏ vì quá ham rượt địch bay quá thấp nên lãnh đạn do các binh sĩ Úc bắn từ phía dưới. Anh đáp được máy bay, chỉ nói được một chữ « Kaput-xong đời rồi ! » với anh trung sĩ y tá người Úc Ted Smout trước khi tắt thở. Quân sĩ lực lượng Úc châu rất anh hùng trân trọng làm lễ quân táng tay hiệp sĩ phi công người Phổ nầy. Sáu Đại úy phi công mang quan tài đi trước giàn lính chào, một loạt súng bắn chỉ thiên tiển chưn người anh hùng quá cố. Mộ của vị phi công Hầu tước Đỏ được ai đó ghi dòng chữ « : À notre ennemi vaillant et digne –Tặng người địch thủ can trường và xứng đáng. ».
Kể chuyện người, lại nghĩ đến ta
Càng khen lòng hào hiệp người phương tây, càng khóc cho lòng ty tiện tiểu nhơn của người Cộng sản phương đông mình. Hãy so sánh chuyện vừa kể trên, với cảnh giựt sập Tượng Thương tiếc của Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Hay những cảnh hôi của tài sản toàn dân Nam Việt sau ngày thắng trận của quân đội cộng sản Bắc Việt ; hãy nhớ lại những cảnh phe Bắc Việt thắng cuộc chẳng những làm nhục các địch thủ Nam Việt thua cuộc, mà còn đày đọa gia đình vợ con đồng bào miền Nam, mà còn trả thù cả đến những địch thủ đã đền xong nợ nước, chả biết đạo lý, chả biết thế nào là nghĩa tử nghĩa tận : từ những nghĩa trang, đến những góa phụ những con côi dòng dỏi gia đình phe miền Nam gọi với một tôi danh mạ lỵ là « ngụy » cũng bị mang tôi danh ấy như một bảng án lý lịch, bị đuổi nhà, tịch thu tài sản, bị mất chổ làm, bị không được đi học , bị cấm nầy, cấm nọ…
Và đến cả ngày nay, sau 39 năm,  hận thù vẫn còn đó, tội danh ấy vẫn còn, cả miền Nam vẫn là đất Ngụy bị chiếm, con em dân ngụy vẫn là một thứ phó dân.
Nước Việt Nam được gọi là thống nhứt, là một, với một quốc gia lấy tên là Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng trong nước vẫn là hai thế giới của hai quốc dân, hai loại người Việt :     
  • thế giới của phe nhà cầm quyềnđảng viên hay thân thuộc đảng viên Đảng Cộng sản, cùng với công dân là những người gốc miền Bắc gốc gia đình có công với cuộc chiến xâm lược, loại ấy là công dân, công nhơn viên cao cấp, quân nhơn, công an, hành chánh phủ huyện.. và  
  • thế giới của thứ dân, phó dân, của dân Ngụy của nước Ngụy Nam Việt đất đang bị chiếm..  của anh thợ, của chị bán hàng rong, của anh đạp xích lô, của em bé bán thuốc lá mía ghim…
Chúng ta đừng bao giờ  quên tuyên truyền Cộng sản Bắc Việt lúc thời chiến tranh xâm lược là đi vào Nam đánh Mỹ Ngụy., ..Chứ có bao giờ Bắc Việt gọi chúng ta người miền Nam là người Việt đâu ? Trong lúc ấy dân chúng miền Nam gọi dân quân Bắc Việt là Việt Cộng (người Việt Cộng sản). Chúng ta lúc nào cũng vẫn nhận họ là người Việt, nhưng họkhông nhận chúng ta là người Việt ! Sau đây là một thí dụ điển hình cho sự đối xử sai biệt ấy :
Cùng tù nhơn chống đối Nhà nước Cộng sảnCù Huy Hà Vũ được Nhà nước Cộng sản Việt Nam chiếu cố lấy tiền nhơn dân Việt Nam cho đi Mỹ chửa bịnh mập, máu cao sau 3 năm nhốt – ở tù mà mập béo quả thật sướng hơn ở tù bên xứ Tây của tui nữa, hèn chi ngày nay dân Việt Nam trong nước nhiều người đấu tranh chống Tàu, đòi đân chủ để được đi tù và may còn ra được xuất ngoại và được Mỹ rước vào nuôi và cấp dưởng –  (tội nghiệp thay cho người tù ! nhơn đạo thay người cầm quyền !) – nhưng Nguyễn Hữu Cầu, gốc là phe ta  miền Nam, là cựu quân ngụy,  tù 35 năm, bệnh gần chết, gầy ốm tong teo vì thiếu ăn, bệnh nặng mới được thả, mà cũng chẳng được gởi đi Mỹ chửa bệnh. Cũng cùng một tội, chống thiên tử, chống quan Thừa tướng, Cù Huy Hà Vũ vi ,là công dân dám kiện quan Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguỳễn Hữu Cầu chỉ vì dân ngụy nên chỉ dám chỉ trích « chưởi »  thôi – cũng ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng Cù Huy Hà Vũ đã là công dân hạng cao cấp lại còn là người có « nghề », lắm nghề:  nào là Luật sư, nào là công tử đỏ, giai cấp quyền quý, nên nguy hiểm bội phần, còn Nguyễn Hữu Cầu, trên răng dưới dế, chỉ là thằng ngụy thôi, chỉ là thằng thua trận, bực mình, thất chí, anh hùng một tý chưởi « đổng » cho đã cái đầu, cho thông cái trí, hai bàn tay trắng, kiếm ăn không đủ, huống chi lật đổ quan Thừa tướng ! lật đổ nhà cầm quyền ! Vậy mà : hai nhơn vật, hai chế độ đối xử, hai cách hành xử ! Ôi tháng tư đen tối ! Đánh dấu từ đấy những  điển hình của tình trạng pháp lý Việt Nam. Apocalyse-Hồ Chí Minh ! Khủng khiếp ! có thua chi apocalypse Hitler, có thua chi apocalypse Đại Thế Chiến 1. Hai cái kia cho cả nhơn loại, còn Hồ Chí Minh là đại họa chỉ giáng vào đầu dân tộc Việt Nam.
2014 MAR 23 NguyenHuuCau.3002014.APR 8 CHHÀVŨ.300
Khúc Khải Huyền  khủng khiếp nầy chỉ chấp dứt khi vấn nạn Cộng sản Việt Nam không còn nữa !
Apocalypse Đại Thế chiến chỉ vỏn vẹn trên dưới 4 năm 1914-1918 ; Apocalypse Hitler đại họa Đen chỉ từ 1938 đến 1945 ; Apocalypse Đỏ đại nạn Cộng sản Quốc tế gần 100 năm rồi (1917 – 2014) ngày nay vẫn chưa dứt, với cái đuôi Poutin và họa Đại Nga, với cái đuôi  Trung Cộng và họa Đại Hán, với cái đuôi Triều tiên và cái họa do gia đình họ Kim.
Và riêng về Việt Nam ta Đại Nạn Cộng sản do Hồ Chí Minh mang đến, ngày nay vẫn chưa dứt ! Và ngày mai ? Với Trung Cộng hung hãn, với Việt Cộng yếu hèn, họa mất nước chắc cũng gần kề … 
Phan Văn Song  
Hồi Nhơn Sơn , những ngày dưởng bệnh,Viết cho tháng Tư đen
Kỳ 2 : Những lịch sử dân tộc đang được viết lại.