Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Tư Bản Đỏ VN Sôi Sục Đi Mỹ: 500.000 USD Mua 1 Thẻ Xanh

Tư Bản Đỏ VN Sôi Sục Đi Mỹ: 500.000 USD Mua 1 Thẻ Xanh

Posted by adminbasam on 12/04/2016
10-4-2016
HANOI — Giới nhà giàu Việt Nam rủ nhau tìm đường định cư sang Hoa Kỳ…
Bản tin Zing tựa đề “500.000 USD… một chiếc ‘thẻ xanh’…” hôm 7-4-2016 kê về làn sóng định cư bí ẩn của tư bản đỏ VN.
Hiện tượng các “đại gia Việt” tìm cách đầu tư mua nhà tại Mỹ ngày một nhiều.
Bản tin Zing ghi rằng hôm 6/4, trong một khách sạn sang trọng tại Hà Nội, một công ty của Mỹ chuyên về đầu tư định cư tại Mỹ, Canada, EU tổ chức một cuộc hội đàm về chương trình đầu tư định cư Mỹ EB-5 với lời mời hấp dẫn: Chỉ cần đầu tư 500.000 USD vào Mỹ sẽ được cấp “thẻ xanh”.
Bản tin viết: “Nhà giàu Việt đăng ký đầu tư định cư vào Mỹ đứng… thứ hai thế giới!”
Lâu nay, tất cả đã quen với khái niệm người Mỹ, doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Thế nhưng thời thế vẻ như đang thay đổi, chính nước Mỹ đang “mời gọi” các nhà giàu Việt.
Theo một giám đốc một công ty bất động sản (BĐS) ở quận 7 (TP SG), chuyên về dịch vụ môi giới mua nhà đất tại Mỹ, trong thời gian qua nhu cầu tìm hiểu, mua nhà ở Mỹ tương đối nhiều, bởi vì khi đã có nhà ở Mỹ, thủ tục xin visa vào nước này sẽ đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, theo người này, nếu không hiểu rõ quy định khắt khe của luật, nhà đầu tư mua nhà sẽ thất bại và không còn cơ hội đầu tư.
Chẳng hạn như mua nhà ở Mỹ có thể đơn giản, nhưng mua là phải ở, nếu không ở sau một thời gian nhất định ngôi nhà ấy sẽ bị thu hồi. Nếu đầu tư chờ “lướt sóng” như ở Việt Nam thì cũng không ổn, vì khi bán nhà bất luận thắng – thua trong kinh doanh, người bán phải nộp tiền thuế.
Bản tin Zing ho biết theo đường này sang Mỹ định cư đông nhất là dân TQ và VN:
“Tại cuộc hội đàm về đầu tư định cư Mỹ diễn ra hôm qua, con số do công ty tư vấn USIS (công ty tư vấn cho cá nhân và công ty Việt Nam đầu tư vào thị trường Mỹ) đưa ra khiến nhiều người giật mình: Năm 2015, chỉ riêng với loại hình EB-5 tăng chóng mặt so với các loại hình khác như EB-1, EB-2. Cụ thể EB-5 được dành riêng cho các nhà đầu tư và các doanh nhân đầu tư vốn đáng kể vào nền kinh tế Mỹ, từ 6.418 suất năm 2014, đến năm 2015 đã tăng vọt 17.662 suất.
Trong đó, dẫn đầu là Trung Quốc, và Việt Nam hiện đang đứng thứ hai, và bỏ xa hàng loạt các nước khác như các nước ASEAN hay Ấn Độ…
Đầu tư EB-5 là đầu tư 500.000 USD hoặc 1 triệu USD vào dự án EB5. Mỗi suất đầu tư phải tạo ra được tối thiểu 10 việc làm cho người lao động Mỹ. Nhà đầu tư và gia đình được cấp thẻ xanh Mỹ vĩnh viễn…”
Bản tin cũng nói thủ tục phức tạp, chứ không đơn giản chi tiền ra là dọn cả gia đình sang Mỹ.
Bản tin Zing không đưa ra thống kê về số người Việt sang Mỹ trong các năm theo diện đầu tư là bao nhiêu người.

Một bài báo ngu xuẩn của báo Lao Động

Một bài báo ngu xuẩn của báo Lao Động

Đó là bài Có "tí" vậy mà từ chức, thưa ông Chung Hong-won!. Ngay khi đọc tiêu đề người ta cũng có thể dễ dàng nhận ra cái từ tí trong ngoặc kép được dùng để ám chỉ phát ngôn của ông cục trưởng cục đường sắt trong việc nâng giá gói thầu đường sắt trên cao vừa qua. Tất nhiên báo Lao Động không có khả năng mổ xẻ những khúc mắc phía sau vụ đó, nhưng họ thừa khả năng dựa vào đó để bới móc.

Tờ Lao Động viết: 

"Ông Chung Hong-won cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ngày 27.4. Một sự ra đi đầy tự trọng, một sự cúi đầu thể hiện nhân cách cao của một nhà lãnh đạo.

Vụ chìm phà đã xác định lỗi do tổ lái, trách nhiệm trực tiếp quá rõ ràng. Thế nhưng, người giữ chức vụ cao nhất của chính phủ, phải gián tiếp qua rất nhiều vị trí trung gian khác liên quan đến tai nạn, lại nói một câu rất trách nhiệm: “Tôi xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn vụ tai nạn này và không xử lý thích hợp vụ việc sau đó".

Vâng, một sự ra đi tự trọng, một nhân cách cao cả, có lẽ báo Lao Động nên mời ông ấy về làm tổng biên tập biết đâu nhờ thế mà nhân cách và sự tự trọng của báo Lao Động cũng được tăng thêm vài "tí". 

Cần phải nói thẳng ra rằng, vụ từ chức của ông thủ tướng Hàn Quốc chỉ là một màn kịch chính trị, chức vụ thủ tướng không có thực quyền trong nội các đã được đem thí tốt để đánh lạc hướng dư luận về trách nhiệm của chính quyền Hàn Quốc trong thảm họa chìm phà Sewol.

Cần nói thêm là tờ Lao Động với khẩu hiệu "Lợi quyền của người lao động" đã ngay lập tức phản bội quyền lợi của người lao động khi kết luận trách nhiệm chìm phà thuộc về người lao động (tổ lái). Cho tới nay đã có tổng cộng 15 nhân viên phà Sewol bị bắt, họ bị cáo buộc là đã thoát thân bằng xuồng cứu hộ mà không trợ giúp hành khách, theo như bà tổng thống Hàn Quốc nói thì tương đương với tội giết người. Đó chỉ là luận điệu tuyên truyền nhằm giúp công ty sở hữu phà trốn tránh trách nhiệm và tờ Lao Động đã không ngần ngại nhai lại.

Mười hai nhân viên trên phà chỉ là lao động tạm thời, bao gồm cả thuyền trưởng, họ chỉ có hợp đồng lao động một năm. Tất cả các thủy thủ và thuyền trưởng đều không đủ điều kiện lái phà, không có bất cứ nhân viên nào được huấn luyện về các biện pháp an toàn nên không biết cách đối phó với tai nạn. Phà có 1 thuyền trưởng và hai thuyền phó, nhưng hai người thường xuyên bị sử dụng trong các chuyến đi dài, do đó chỉ có một người luôn ở trên đài chỉ huy, tai nạn đã xảy ra khi người kém kinh nghiệm điều khiển phà. Nếu ai làm nghề hàng hải thì hẳn sẽ kinh ngạc với điều kỳ diệu Hàn Quốc: Một phụ nữ 25 tuổi mới có 1 năm kinh nghiệm lái phà, được làm thuyền phó và điều khiển chiếc phà biển chở hơn 400 hành khách. Với việc sử dụng nhân công kiểu đó thì tai họa xảy ra không có gì là khó hiểu. Ai phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng lao động đầy bất cẩn đó? Chính là công ty Chonghaejin Marine!

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do phà Sewol bị hỏng hệ thống lái và công ty đã biết điều đó. Thuyền trưởng đã yêu cầu sửa chữa nhưng không được công ty đáp ứng. Phà Sewol được đăng kiểm lại sau khi được mua từ một công ty Nhật Bản vào năm 2012. Chiếc phà đã được gắn thêm tầng để có thể chở được nhiều hàng hóa và người hơn, chính điều đó đã làm nó mất ổn định trong nước. Theo nhà lập pháp đối lập Kim Yeong-rok, chiếc phà đã chở 3,608 tấn hàng hóa, gấp 3 lần tải trọng được phép. Ai đã tạo ra một chiếc phà chở gấp ba lần tải trọng hàng hóa được phép với hệ thống lái bị hỏng? Chính là công ty Chonghaejin Marine!
Ông thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm gián tiếp ư? Câu hỏi là ai phải chịu trách nhiệm về sai phạm của công ty Chonghaejin Marine? Không ai khác chính là chính quyền Hàn Quốc và ông thủ tướng là người trực tiếp chịu trách nhiệm về những sai phạm có hệ thống của công ty Chonghaejin Marine.

Vụ chìm phà Sewol là thảm họa chìm phà lớn nhất trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc nhưng không phải là điều bất thường. Ba tuần trước đây, một chiếc phà khác của công ty Chonghaejin đã đụng vào phải một tàu đánh cá trên Biển Vàng. Trong những năm gần đây các phà của hãng Chonghaejin Marine đã nhiều lần gặp sự cố hỏng động cơ. Tại sao các sự cố của hãng Chonghaejin Marine bị lờ đi? Tại sao chính quyền không có biện pháp nào siết chặt lại an toàn?

Hãng Chonghaejin Marine do Yoo Byung-eun và hai con trai sở hữu, là một công ty thuộc Semo Marine, công ty con của Semo Group. Công ty Semo tuyên bố phá sản vào năm 1997 dẫn đến sự tan rã của tập đoàn. Yoo đã sử dụng quỹ Semo để lập ra công ty Chonghaejin. Sau nhiều năm, ông ta đã xây dựng được quan hệ thân cận với các quan chức chính quyền, như nhà cựu độc tài quân sự Chun Doo-hwan và cựu thị trưởng Seoul Oh Se-hoon, nhằm lách qua các quy định về vay nợ và kinh doanh. Yu hiện đang bị điều tra về thiếu trách nhiệm, tham ô, trốn thuế và hối lộ. Yoo bị cáo buộc hối lộ các quan chức Bộ Ngư Nghiệp và Hàng Hải cũng như Cục Cảnh Sát Biển Hàn Quốc để họ bỏ qua những vi phạm của công ty về tuyến đường và các tiêu chuẩn an toàn hàng hải.

Trách nhiệm của ông thủ tướng Chung Hong-won là đã không thi hành chính sách an toàn giao thông một cách tới nơi tới chốn và dung túng cho doanh nghiệp kiếm lợi bất chấp sự nguy hiểm đối với tính mạng con người. Ông ta từ chức chính là để không phải trả lời những câu hỏi đó, và tránh cho chính quyền phải trả lời những câu hỏi đó. Chưa kể đến câu hỏi về sự liên quan giữa vụ chìm phà với sự tham nhũng của quan chức chính quyền vẫn còn đang lơ lửng trên đầu họ. Nhưng chính quyền Hàn Quốc đã nhanh chóng đổ mọi trách nhiệm lên đầu những người lao động thấp cổ bé họng và phủi tay.

Thật kinh ngạc khi câu chuyện kinh tởm của một hệ thống bóc lột người lao động tồi tệ lại được một tờ báo tự xưng là bảo vệ quyền lợi của người lao động đem về để ca tụng. Tất cả những gì mà tờ Lao Động đăng chỉ là nhai lại tin tức của báo khác, không kiểm chứng, không làm rõ, không bằng chứng.

Dựa trên nhưng điều xuyên tạc đó tờ Lao Động đưa ra sự liên hệ với các vụ tai nạn ở Việt Nam. Đúng là hầu hết các vụ tai nạn ở Việt Nam đều không có ai đứng ra chịu trách nhiệm và không có ai từ chức. Nhưng tờ Lao Động hoàn toàn dối trá ở chỗ này, tuyên bố chịu trách nhiệm hay thậm chí từ chứcthấy đó còn có thể là cách trốn tránh trách nhiệm, như trường hợp của ông thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won. Vâng, tờ Lao Động muốn có những kẻ trốn trách trách nhiệm một cách cao cả để ca tụng và bằng cách đó tờ Lao Động chống lại người lao động. Chỉ mới có "tí" lao động thôi đấy!
 http://cunom.blogspot.dk/2014/04/mot-bai-bao-ngu-xuan-cua-bao-lao-ong.html

Lý Quang Diệu đã bình luận gì về Việt Nam ở Havard năm 1967?

    Lý Quang Diệu đã bình luận gì về Việt Nam ở Havard năm 1967?

  • Bởi Admin
    11/04/2016
    0 phản hồi
    Toàn bộ các thông tin dưới đây được dịch từ trang The Crimson về các phát biểu của Lý Quang Diệu tại Havard, Hoa Kỳ vào năm 1967.
    Bối cảnh lúc đó là Singapore vừa mới tách ra khỏi liên bang với Malaysia sau một thời gian gian ngắn thành lập. Lý Quang Diệu đi công du ở Hòa Kỳ và đề nghị được nói chuyện với sinh viên trường Hành Chính Công, sau này là trường Kenedy. Singapore lúc đó đã là thành phố cảng lớn thứ 5 thế giới, có mức thu nhập bình quân đầu người 500 dollar/năm và có mức sống cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ông ta thúc giục Hoa Kỳ tiếp tục cuộc chiến xâm lược Việt Nam để dựng lên một lá chắn bảo vệ các nước Đông Nam Á.
    Huyền thoại Lý Quang Diệu mơ Singapore được như Sài Gòn xoay quanh quãng năm 1965-1967. Có nhiều dị bản về huyền thoại này, có cái thì viết rằng họ Lý nói điều đó năm 1965 khi Singapore tách ra khỏi liên bang Malaysia, có cái lại viết họ Lý nói điều đó tại một khách sạn ở Sài Gòn.
    Những bài báo của Mỹ vào năm 1967 cho thấy Lý so sánh để chê sự thất bại của ngụy quyền Sài Gòn về mặt chính trị. Vào năm 1954, Singapore không nhận được sự hậu thuẫn lớn của Hoa Kỳ như chính quyền Sài Gòn.
    _____________
    Bài viết không của phóng viên, 20/10/1967
    Ngài Lý Quang Diệu, thủ tướng nước cộng hòa Singapore, sẽ viếng thăm Diễn Đàn Dunster vào lúc 14h15 ngày hôm nay tại nhà ăn của Dunster.
    Bài viết không của phóng viên 21/10/1967
    Hoa Kỳ đã bỏ lỡ các cơ hội rút lui khỏi Việt Nam và hiện giờ phải tiếp tục ở lại và chiến đấu, Lý Quang Diệu, thủ tướng của nước cộng hòa Singapore, đã phát biểu tại Harvard chiều ngày hôm qua.
    “Chuyến xe đã dừng vài lần và anh phải xuống xe,” Lý nói với một trong số 125 khán giả tại diễn đàn Dunster. Ông ta nhắc tới năm 1954, 1956 và 1961 như là những lúc mà Hoa Kỳ có thể từ chối tham chiến ở Việt Nam. Lý cho rằng vụ sát hại Diệm là cơ hội cuối cùng để Mỹ rút lui, theo quan điểm của ông ta là chính sách “tốt hơn nhiều” vào lúc đó.
    Sự rút lui chung cuộc
    Vị thủ tướng nói rằng ông ta muốn người Mỹ cuối cùng cũng rời khỏi Việt Nam. Song ông ta nhấn mạnh, nhưng hiện giờ Hoa Kỳ phải thể hiện sự đáp trả bằng quân sự mạnh mẽ. Giải pháp cứng rắn của Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt Nam phải đàm phán, Lý nói.
    Để thúc giục sự tiếp tục của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Lý nói về lợi ích rộng lớn của Hoa Kỳ với một chính quyền phi cộng sản ổn định.
    Ông ta nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải cố gắng tìm ra một nhóm người miền Nam Việt Nam có thể nắm quyền lãnh đạo. Ông ta lên án việc Anh và Mỹ đã phá hủy “có hệ thống” mọi sự thay thế cho lãnh đạo của Diệm vào năm 1954.
    Lý nói rằng, thực tiễn ở Singapore là ví dụ cho thấy một giải pháp tốt hơn cho vấn đề như Việt Nam. Vị thủ tướng giải thích là khi người Anh thấy rằng không thể đồng thời chống lại cả cộng sản và quốc gia, họ đã cho phép chuyển giao quyền lực cho “người có năng lực tốt nhất của nhóm phi cộng sản.” Ông ta nhấn mạnh rằng trong các cuộc bầu cử tự do hiện nay thì cộng sản sẽ không nhận được nhiều hơn 13% số phiếu bầu.
    Mong muốn đối thoại
    Kế hoạch ban đầu của Lý chỉ là viếng thăm Trung Tâm Đối Ngoại khi lưu lại ở Havard. Tuy vậy, trong cuộc đối thoại với tổng thống Johnson vào thứ tư, Lý bày tỏ mong muốn được gặp các sinh viên Hoa Kỳ.
    Yêu cầu của ông ta được chuyển đến cho Alwin M. Pappenheimer ’29, chủ nhân của Diễn Đàn Dunster, người sắp xếp cho Lý phát biểu. Giữa tiếng hoan hô và vỗ tay, Lý giải thích, “Tôi đến đây để thu thập ý kiến” và “tìm ra những kế hoạch tiếp theo mà tôi phải thực hiện.”
    Hồ Sơ
    Joel R. Kramer, 23/10/1967
    Lý Quang Diệu, thủ tướng của quốc gia-thành phố Singapore, là thị trưởng phát biểu như thể một ngày nào đó ông ta sẽ là chính khách thế giới.
    Thủ tướng 44 tuổi là một hình tượng mạnh mẽ mang đến ấn tượng là ông ta có cả năng lực lẫn sự tự tin. Ông ta nói với giọng kiểu Anh nhẹ nhàng nhưng với khán giả Havard ông ta thường xuyên sử dụng các thành ngữ Hoa Kỳ và dường như đọc mọi thứ được xuất bản ở Hoa Kỳ - từ nhật báo đến các bài diễn văn của tổng thống.
    Singapore của Lý là thành phố cảng lớn thứ năm trên thế giới. Mặc dù nạn thất nghiệp nghiêm trọng và các vấn đề cấp tiến hoành hành song nó vẫn có mức sống cao nhất ở Đông Nam Á. Quốc gia nhỏ bé với đại đa số dân cư là người Hoa bị bốn quốc gia Hồi giáo vây quanh. Lý phải cố gắng duy trì mối quan hệ nhạy cảm của Singapore với Malaysia, gia tăng thương mại với cả các nước đế quốc phương Đông cũng như phương Tây, ngăn chặn làn sóng nổi dậy mới của cộng sản ở các quốc gia Đông Nam Á láng giềng.
    Sự quan tâm của ông ta về số phận của Đông Nam Á, được củng cố bằng các thành công đáng kinh ngạc về kinh tế, đã khiến Lý trở thành một nhân vật quyền lực quốc tế tiềm năng. Vị thủ tướng đã công du vòng quanh thế giới để nói về chiến tranh Việt Nam và các vấn đề Đông Nam Á khác. Ông ta giải thích, “Tôi có lợi ích sống còn”.
    Lý được tường thuật là đã phát biểu với khán giả Havard vào thứ sáu rằng ông ta không có quyền nói nước Mỹ hay người Mỹ phải làm gì. Nhưng ông ta cũng nói rằng Hoa Kỳ cần phải giới hạn nghiêm ngặt các hoạt động của Hoa Kỳ ở Việt Nam vào năm 1954, 1956, hay thậm chí là năm 1961, nhưng giờ thì là quá muộn. Trong những dịp đó, ông ta cho rằng, Hoa Kỳ có thể “vạch ra một biên giới ở Tây sông Mekong và tuyên bố rằng chỉ bảo vệ biên giới đó.”
    Vị thủ tướng tin rằng hiện nay Hoa Kỳ nợ người Thái nói riêng và Đông Nam Á nói chung về việc duy trì một “lá chắn quân sự” để Nam Việt Nam có thể xây dựng công nghiệp.
    Lý cho rằng có đôi khi phải trì hoãn thời gian với một lá chắn bởi vì ông ta tin vào lý thuyết vĩ nhân của lịch sử. Còn vĩ nhân nào khác ngoài Lý Quang Diệu, người cho rằng nhờ vào năng lực và sự khôn ngoan của ông ta mà Singapore đã thành công trong khi Nam Việt Nam thất bại. Lý nói ở Dunster, “Nếu anh có thể tìm ra một nhóm người có thể thực hiện điều đó, Sài Gòn có thể làm điều mà Singapore đã làm”. Trên thực tế, vị thủ tướng nhấn mạnh thêm, “Nếu ai đó xem xét Sài Gòn và Singapore vào năm 1954 thì sẽ phải thừa nhận rằng Singapore mới là đồ bỏ đi chứ không phải Sài Gòn.”
    Do ông ta tin rằng một vĩ nhân sẽ tạo ra sự khác biệt, Lý lên án chính quyền Eisenhower về sự luẩn quẩn hiện nay của nước Mỹ, do Eisenhower “cho phép Diệm phá hủy một cách có hệ thống tất cả những người thay thế ông ta.” Từ lâu Nam Việt Nam không còn có nguồn tài năng mà từ đó vĩ nhân-người cai trị có thể xuất hiện. “Anh không thể thử nghiệm tài năng đối với lãnh đạo giống như một đường dây điện thoại,” Lý nhấn mạnh; “người Anh không tạo ra tôi.”
    Người Anh có thể không tạo ra Lý, nhưng họ cung cấp cho ông ta giáo dục của Cambridge và sau đó hỗ trợ ông ta khi cỗ máy chính trị của ông ta bắt đầu khởi động. Lý là thủ lĩnh của Đảng Nhân Dân Hành Động và vào năm 1962, các quan chức Anh cho rằng quyền lực của ông ta đang tan rã nhanh chóng khiến cho quốc gia ba năm tuổi riêng lẻ của ông ta sẽ sớm trở thành một Cuba khác. Người Anh cho rằng cách tốt nhất để duy trì quyền lực của Lý trước sự kháng cự của cộng sản là thống nhất Singapore với Malaysia, một ý tưởng mà Lý đã theo đuổi cả thập kỷ. Với sự hỗ trợ của người Anh, liên bang đó đã được thành lập vào năm 1963. Nó bất ổn ngay từ đầu và bị giải tán hai năm sau đó, nhưng nhiều người quan sát tin rằng Lý đã trở thành một hình tượng Châu Á hùng mạnh nhờ vào liên minh tạm thời.
    Một phần sức mạnh của Lý được bắt nguồn từ sự không ngoan của ông ta. Tại nhà ăn Dunster, ông ta là một chính khách hoàn hảo – lảng tránh khéo léo các câu hỏi bất ngờ về sự thiếu vắng đối lập chính trị ở Singapore, lặp lại một cách quả quyết rằng ông ta không ở vị thế ra lệnh cho người Mỹ và nói rằng thành tích của ông ta ở Singapore đủ để tạo ra sự khả tín. Vị thủ tướng nói vào một thứ trông giống như microphone nhưng thực ra gắn với máy thu âm riêng của ông ta, “để tôi có thể kiểm tra lại và chắc chắn là tôi không bị trích dẫn sai,” ông ta giải thích.
    Rõ ràng là Lý đã làm được rất nhiều thứ cho Singapore. Quốc đảo nhỏ bé có thu nhập bình quân đầu người 500 dollar/ năm, cao nhất khu vực. Từ năm 1961 đến 1965, Lý đã chi 315 triệu dollar vào phát triển kinh tế, tập trung vào các nhà máy điện, nhà máy nước, đường xá và các lĩnh vực tiên phong khác của công nghiệp. Singapore đã đàm phán hiệp định thương mại với Liên Bang Soviet, Hungary, Bulgaria, Anh, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
    Lý vẫn phải tiếp tục giải quyết vấn đề thất nghiệp nghiêm trọng. Ước tính là mỗi năm có thêm 20.000 thanh niên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ở Singapore, vấn đề này dường như không có giải pháp tức thời nào.
    Dĩ nhiên một vấn đề quan trọng hơn và Lý từ chối thảo luận ở hội trường Dunster là sự thiếu vắng đối lập chính trị ở quốc gia của ông ta. Hiện nay, không có phe đối lập để lên tiếng, ngoại trừ phong trào cộng sản bí mật. Ba trong bốn kỳ bầu cử đã qua, tất cả các ứng cử viên trong đảng của Lý đều tranh cử không có đối thủ. Lý nói rằng năm qua ông ta muốn được thấy một “phe đối lập tốt, sống động” nhưng dường như ông ta không hành động theo như suy nghĩ trong đầu. Báo chí được cấp phép rất hạn chế và những người cộng sản hàng đầu lộ mặt thường xuyên bị bắt giam.
    Tuy vậy, những vấn đề nội bộ này đã bị cuộc chiến tranh Việt Nam che phủ, cuộc chiến đã đưa Lý tới gặp tổng thống Johnson. Lý không phải là dạng người sẽ thừa nhận rằng tương lai của ông ta hoàn toàn nằm trong tay Hoa Kỳ. Trái lại, ông ta nói với khán giả Havard, “Nếu các bạn rút quân, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi*. Chúng tôi sẽ cố gắng. Tôi chỉ có thể nói với các bạn về hậu quả đau đớn của việc rút lui.” Người ta có cảm giác rằng Lý tin rằng “những hậu quả đau đớn” không có nghĩa là sự sụp đổ của ông ta. Điều đó sẽ tồi tệ hơn những sai lầm mà một siêu quyền lực bị mất phương hướng đã tạo ra.
    Chú thích của người dịch:
    * Chỗ này Lý Quang Diệu dùng lối chơi chữ, từ "soldier on" theo nghĩa đen có nghĩa là "tiếp tục theo đuổi", nhưng trong bối cảnh nước Mỹ đang bàn luận về việc rút quân khỏi Việt Nam thì từ "soldier" (binh lính" cũng có thể ngầm ám chỉ việc đưa quân vào).

Lần đầu tiên 1000 công nhân đình công đòi thành lập Công đoàn

Lần đầu tiên 1000 công nhân đình công đòi thành lập Công đoàn

  • Bởi Sapphire
    12/04/2016
    0 phản hồi
         
    (Hải Phòng, DL) - Hơn 1000 công nhân công ty TNNH Bluecom Vina tại KCN Tràng Duệ, An Dương, Hải Phòng đồng loạt đình công vào ngày 11/4/2016 vì công ty không thành lập công đoàn bảo vệ quyền của người lao động như đã hứa trước đó.

    Công nhân đình công vào ngày 11/4/2016 - Ảnh: Zing
    \
    Đây cũng được xem như lần đầu tiên công nhân xuống đường đòi thành lập Công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi công nhân.
    Theo VnExpress, nguyên nhân khiến công nhân đình công còn do thời gian làm việc không rõ ràng, công ty thường xuyên bắt công nhân làm việc từ 8 giờ sáng đến gần 22 giờ đêm nhưng chế các chế độ theo luật lao động không được thực hiện đầy đủ.
    Ngoài ra, công nhân còn yêu cầu công ty cho nghỉ thêm 2 ngày thứ 7, nâng tổng ngày nghỉ mỗi tháng lên 6 ngày.
    Trước tình hình đó, đại diện công ty thông báo vào chiều ngày 11/4 rằng sẽ thành lập công đoàn trong tháng 4 này. Công ty sẽ hỗ trợ tiền giữ xe là 450.000 đồng/tháng nhưng tiền chuyên cần giảm xuống còn 100.000 đồng/tháng thay vì 20.000 đồng/giờ như trước đây.
    Công ty không chấp nhận yêu cầu tăng ngày nghỉ lên 6 ngày mỗi tháng nên hiện công nhân vẫn chưa làm việc trở lại.
    Theo một thống kê của ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ VN), cho hay trước và sau Tết Nguyên đán 2016 có khoảng 30 cuộc đình công với hàng chục ngàn công nhân tham gia.
    Những năm trước các cuộc đình công chủ yếu tập trung vào lương thưởng cuối năm, nhưng những năm gần đây công nhân đình công đòi hỏi phải sửa các chính sách sát sườn liên quan đến công nhân của nhà nước như điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội, hay đòi huỷ bỏ chính sách chấm "lao động hiệu quả" không hợp lý.
    Lần này, công nhân lại đình công đòi thành lập Công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền lợi của công nhân.
    Công ty TNHH Bluecom Vina có vốn 100% Hàn Quốc, được thành lập từ năm 2014, chuyên sản xuất loa tivi, động cơ rung và tai nghe điện thoại. Công ty hiện có khoảng 1.400 công nhân làm việc.
    Việt Nam và 11 quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Nhật, Canada, Maxico, Malaysia... đã chính thức kí kết hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016 vừa qua. Trong đó, Việt Nam phải tuân thủ một điều khoản quan trọng trong Hiệp định này là công được được thành lập công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi của người lao động thay vì chỉ có một tổ chức là "Tổng liên đoàn lao động Việt Nam" được hoạt động ở Việt Nam như trước.
    (S.P)
  • - See more at: http://www.danluan.org/tin-tuc/20160412/hon-1000-cong-nhan-dinh-cong-yeu-cau-thanh-lap-cong-doan#sthash.7Jh7XSO2.dpuf

    Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?

    Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?

  • Bởi Khách
    11/02/2016
    18 phản hồi
         
    Dante
    Sau đại hội XII của Đảng nhiều người đã không thể dấu được vẻ tiếc nuối khi nhìn thấy sự đăng quan của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc chơi có thể nói rằng đã được ông ta dàn sếp đâu vào đó. Và nhìn ông Nguyễn Tấn Dũng. Người được đặt nhiều kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi cho bộ mặt quốc gia.
    Nhìn vào cuộc đấu đá vừa diễn ra người ta cũng không thể hiểu được chuyện gì đang sảy ra, khi ông Dũng năm lần bảy lượt xin rút lui trong khi được nhiều phiếu ủng hộ ông vào trung ương. Không hiểu tại sao một người giàu tham vọng chính trị và quyết đoán như ông Dũng lại có thể nhượng bộ một kẻ lú lẫn giáo điều như ông trọng như thế.
    Nhìn vào thì có thể thấy khó hiểu nhưng suy xét cho kỹ thì mọi chuyện không phải như vậy. Trước tiên là vào năm 2011 khi ông Trọng được bầu làm tổng bí thư thì ngay lập tức ông đã bày binh bố trận để nắm giữ quân đội trong tay khi đưa 2 vị tướng đều nằm ở quân khu 3 là ông Ngô Xuân Lịch và ông Lương Cường vào quân ủy Trung ương nắm giữ tổng cục chính trị ông Lịch làm chủ nhiệm tổng cục chính trị còn ông Cường làm phó. 2 chức danh chủ chốt nắm giữ cả quân đội lẫn chính trị đồng nghĩa với việc ông Trọng đã mưu toan kéo bè kết phải để nắm trong tay thế thượng phong trong mọi cuộc chơi. Từ khi đó đến nay quân đội như bị tê liệt trước hàng loạt các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Thay vào đó quân đội luôn được đôn đốc rằng phải bám sát mục tiêu là gìn giữ chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chế độ. Trên cương vị là chủ tịch quân ủy và tổng bí thư đảng cộng sản thì ông đã kết hợp hai cơ quan này lại với nhau vì mục đích đảm bảo quyền lực. Quả nhiên trong quãng thời gian chuẩn bị từng ấy năm thì việc ông Trọng huy động lực lượng để bảo vệ đại hội Đảng là một điều hết sức dễ hiểu. Nói thì nói bảo vệ đại hội chứ thực chất chúng ta có thể thấy rõ rằng nếu kết quả không như mong đợi của ông ta thì ông ta sẽ làm gì tiếp theo. Dùng súng đạn để thực hiện mưu đồ chính trị? Không thể nào. Nhìn bề ngoài ông ta có vẻ rất hiền lành cơ mà? Nhưng chớ vội nhìn mặt bắt hình dong. Ông Trọng là ai? Một giáo sư trong ngành xây dựng Đảng. về lịch sử thì ai cũng biết. Để tồn tại và phát triển thì Đảng cộng sản luôn dùng bạo lực và vũ trang. Họ không chừa bất cứ một thủ đoạn nào để có được vị thế như ngày hôm nay, điều đó không thể chối cãi. Chính vì vậy một giáo sư chuyên ngành xây dựng Đảng có thể làm bất cứ thứ gì nếu như mọi việc không theo ý ông ta. Hơn nữa phe cánh của ông Trọng cũng ủng hộ ông để có thể leo lên những chức vị cao như trường hợp của ông Trần Đại Quang, người chuẩn bị được đưa lên làm chủ tịch nước. vậy có gì khó hiểu khi lực lượng 5000 quân được huy động trong một kỳ đại hội? Còn phải kể đến những vụ giàn sếp về nhân sự khi ông Trọng đã đưa ra một loạt tiêu chí nhưng cuối cùng chính ông mới là người phù hợp nhất. Từ đó nhìn vào những hành động của ông Dũng chúng ta có thể thấy rõ nguyên nhân cho những việc làm đó thứ nhất là tránh được một cuộc binh đao nội bộ đẫm máu thứ hai là có thể đường đường chính chính thể hiện bộ mặt của một chính nhân quân tử khi từ chối chơi một ván cờ bẩn thỉu do ông Trọng bày ra để đánh với ông Dũng. Một ván cờ mà luật chơi cờ ông Trọng đã bày ra ngồi xổm lên chính cái điều lệ Đảng. Hành động của ông Dũng giống như một thông điệp nói rằng: “này ông bạn già! Tôi không thèm chơi cái ván cờ dơ bẩn này của ông vì ông chơi không đẹp”. Không thể phủ nhận ông Dũng là người chiếm được lòng dân nhiều hơn mọi đối thủ. Nhà dùng binh kiệt xuất thời Xuân Thu là Tôn Tử có nói: ”chiếm được thành trì nhưng không chiếm được lòng dân thì cũng kể là thất trận” một nhận định đơn giản nhưng cũng cho ta thấy tầm quan trong của việc lấy lòng dân. Việc làm của ông Dũng lần này như tô thêm vẻ quân tử khi từ chối tham gia ván cờ đã được sắp đặt cho nên mọi người cũng có phần nể trọng ông Dũng thêm một chút nào đó.
    Từ khi nền kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa thì cán cân quyền lực đã bị đồng tiền chi phối sâu sắc. Kẻ nắm trong tay chức vị như một vị hoàng đế thời phong kiến là chức Tổng bí thư không còn là thế lực tuyệt đối bất khả xâm phạm nữa. Chắc hẳn chúng ta còn nhơ chiến dịch chống tham nhũng mà ông Trọng đã sử dụng mà mục đích là loại ông Dũng ra khỏi sân chơi chính trị trong khoảng thời gian ông Trọng lên nắm quyền nhưng ông Dũng vẫn đứng vững không gì có thể đánh đổ được ông. Chỉ chừng đó thôi cũng cho ta thấy rõ sức mạnh của đồng tiền mãnh liệt đến mức nào. Với việc tự xin rút khỏi cuộc chơi này ông Dũng cũng đã thể hiện tài mưu lược của mình. Thời Tam Quốc sau trận đánh Xích Bích. Khổng Minh dẫu biết rằng giao cho Quan Vũ việc lấy đầu Tào Tháo là một việc không thể nào sảy ra vì trước đây Tào Tháo đã đối xử như huynh đệ với Quan Vũ trong thời gian ở với Tào Tháo. Nhưng Khổng Minh vẫn để Quan Vũ đi để có thể tạo đường sống cho Tào Tháo. Bởi vì quân Ngô sau khi thắng trận Xích Bích thì khí thế ngút trời mạnh vô địch thủ nếu giết Tào Tháo khác nào tự sát. Phải để nước Ngụy tồn tại để kìm hãm sự lớn mạnh của nước Ngô. Nguy chết Thục cũng chết chi bằng để Tào Tháo sống rồi nước Thục sẽ tiếp tục được tồn tại mà không ngừng lớn mạnh. Vì vậy ông Dũng cũng đã khôn ngoan thả chức Tổng bí thư cho ông Trọng tiếp tục nắm giữ để nhằm mục đích triển khai các lá bài chiến lược của mình trong vòng 5 tháng cuối nhiệm kỳ và hạ gục Trọng cũng như phe cánh của Trọng một cách ngoạn mục. Hơn nữa con thuyền của Đảng đang gặp phải nhiều vấn đề không thể giải quyết mà chỉ còn cách nhìn nó chìm dần mà thôi. Hàng loạt chính sách đối nội, đối ngoại không hợp lý làm cho lòng dân ngày càng bất mãn cùng với đó là nguy cơ vỡ nợ quốc gia đang khiến cho lòng dân ngày một bất mãn. Trong khi đó chính ông Dũng đã hứa hẹn nhiều chính sách đổi mới và chính ông ta mới là người được kỳ vọng sẽ thay đổi được cục diện. việc ông xin rút lui và nhường chỗ cho ông Trong cũng đồng nghĩa với việc ông đã bước một chân ra khỏi con tàu đang chìm dần, chỉ đợi đến lúc chìm thì ông Dũng chỉ việc ngồi im mà được sự tung hô.
    Như đã nói ở trên việc ông Dũng xin rút lần này cũng giống như việc Khổng Minh gián tiếp tha chết cho Tào Tháo nhưng ở đây ông Dũng còn phải nói là cao tay hơn cả Không Minh. Ông không phải như Khổng Minh là để duy trì thế chân vạc trong thời Tam Quốc mà ông Dũng lại muốn đánh cho ông Trọng tán tác không còn một manh giáp nào. Ông không muốn giữ thế cân bằng giữa Trọng và Dũng mà còn muốn nhiều hơn thế. Ông Dũng còn 5 tháng nhiệm kỳ tuy ít ỏi nhưng chừng đó cũng đủ để ông tung ra những đòn quyết định. Sau khi tung ra đòn quyết định nhấn chìm Trọng thì dù có hết nhiệm kỳ không còn nằm trong con thuyền của Đảng nữa thì một thời gian ngắn sau ông có thể bước chân trở lại chính trường với sự chào đón nồng nhiệt.
    5 tháng này sẽ là một ván cờ khác mà người bày ra sẽ là ông Dũng, ván cờ này chắc chắn ông Trọng sẽ không có cửa mà thắng. Một Chân Dung Quyền Lực 2.0? không đây không phải là cuộc chiến như hồi năm ngoái mà là cuộc chiến sinh tử một mất một còn, nếu ông Dũng dùng hồ sơ tham nhũng của địch thủ ra để chống lại họ khác nào ông ta tự bắn vào chân mình. Điều mà ông Dũng chắc chắn sẽ thấy rõ là cái chức vị dựa vào tập thể của ông Trọng. Ai cũng biết tài năng của ông Trọng thế nào và không thể đứng ra đối đầu tay đôi với ông Dũng trong cuộc chiến đầy mưu toan này. Việc mà ông Dũng sẽ làm lúc này sẽ là tách ông Trọng ra khỏi cái tập thể và bắt ông ta phải làm việc một cách độc lập, đưa ra những quyết định đòi hỏi sự quyết đoán và bản lĩnh cá nhân. Khi đó tài năng của ông Trọng sẽ được phơi bày rõ ràng hơn bao giờ hết. chẳng tốn nhiều công sức mà ông Dũng đã chiếm lợi thế. Chưa kể đến việc bộ hồ sơ khởi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế ICA chắc chắn đã và đang được hoàn thiện và sẽ được đưa ra trong một ngày không xa cùng với đó là việc thuê một công ty luật uy tín của thế giới. điều này đánh thằng vào bộ mặt thân Trung Quốc của ông Trọng mà ông Trọng không thể nào ngăn cản được. Nếu Trọng ngăn cản chẳng khác nào phơi ra rõ ràng hơn cái bộ mặt vong ngoại, xem thường chủ quyền quốc gia của ông ta. Dù thắng kiện hay không thì ông Dũng vẫn lại được ghi điểm trong con mắt người dân cùng với các Đảng viên có tâm. Từ đó ông Trọng cũng mất đi sự trợ giúp đắc lực về chính trị từ Bắc Kinh. Một tổn thất rất nặng nề cho ông Trọng. Không dừng lại ở đó ông Dũng đã phản công thì cũng sẽ phản công một cách mạnh mẽ và khiến cho ông Trọng không thể nào ngốc đầu lên được bằng hàng loạt đòn tấn công. Đó là quân bài TTP. Ông Dũng sẽ khai thác triệt để các thỏa thuận đã ký và cam kết với TTP để có thể gia nhập. Việc ông Dũng đệ trình lên quốc hội hàng loạt các dự luật sẽ khiến cho ông Trọng điên đảo. nếu như việc thành lập công đoàn độc lập được quốc hội thông qua thì chẳng khác gì một quả đấm thẳng vào mặt ông Trọng. Cùng với đó là các dự luật như thành lập hội. Sẽ ra sao nếu ông Trọng ngăn cản? Điều đó chẳng khác gì ông Trọng đang cho người ta thấy rõ bộ mặt độc tài, độc đoán, phi dân chủ của ông ta mà nếu cho phép thì chỉ có nước tự mình chặt tay. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ đẩy ông Trọng vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu dự luật được thông qua sẽ không loại trừ khả năng ông Dũng sẽ tách ra thành lập một đảng riêng nhưng vẫn giữ 2 từ Cộng Sản, ví dụ như đảng cộng sản dân chủ, đảng cộng sản cánh tả… vân vân và vân vân. Khi hàng loạt đảng viên đã từ bỏ Đảng và sự bức xúc trong quần chúng ngày càng tăng cao thì họ sẽ theo ai? Một đảng phái đối lập được dẫn dắt bởi một người chiếm được lòng dân như ông Dũng? Cái đảng cộng sản già cỗi, cố hữu, bảo thủ của ông Trọng chỉ còn con đường chết. Một chiến thắng không mấy tốn công sức. Đã đánh là phải đánh tới cùng. Sau đại hội đảng XII chính ông Trọng đã phơi bày mọi thứ xấu xa của Đảng, thể hiện sự chia rẽ sâu sắc mà không có thứ gì có thể hàn gắn được. Từ trước đến nay Đảng đã mắc quá nhiều sai lầm mà nhân dân không thể nào tha thứ được. Đây là thời đại mà có quyền lực trong tay chưa chắc đã muốn làm gì thì làm. Trong bối cảnh này nghĩ sao nếu ông Dũng tiếp tục đưa ra dự luật về tự do báo chí? Người dân có thể nói thoải mái mà không sợ bất cứ ai bắt bớ? Ban tuyên giáo của ông Trọng liệu có còn sang sảng nói lao trắng trợn được nữa không? Kèm với sự tự do báo chí ông Dũng đánh thêm một đòn nữa là đưa ra đạo luật cho phép biểu tình? Người dân có quyền bày tỏ thái độ. Trong khi người được lòng dân nhất chính là ông Dũng? Ông có chết không thưa ông Trọng? Không chết thì cũng ngất ngư. Khi đang được sự ủng hộ gần như tuyệt đối của người dân bởi những đạo luật ông đưa ra thì khi đó ông Dũng có thể ngang nhiên tung ra các tài liệu mật của bộ chính trị cùng với bộ mặt thân Tàu của ông Trọng thì đảm bảo một câu làn sống chống Trung Quốc sẽ đi kèm với làn sống hỏi tội ông Trọng khi đó ông Trọng chắc chắn sẽ không còn ai có thể cứu ông thoát chết.
    Chỉ những nước cờ đơn giản ít tốn công sức mà ông Dũng có thể hạ gục ông Trọng một cách đẹp mắt. đáng buồn cho ông Trọng là ông Dũng lại là hạng người quyết đoán và mưu lược cho nên rất nhiều khả năng ông Dũng sẽ làm như vậy.
    Trong một bàn cờ không thể nhìn vào ai đang chiếm ưu thế mà có thể đưa ra kết quả khi ván cờ chưa kết thúc. Chiêu “thí xe bắt tướng” là chiêu liều lĩnh nhưng cũng là chiêu ẩn chứa hiểm họa nhất. Ông Trọng có thể đắc chí khi giành được chức tổng bí thư nhưng đừng vội đưa ra kết luận rằng ông Dũng đã thua hoàn toàn. 5 tháng còn lại tuy ngắn nhưng ẩn chứa đầy đủ các yếu tố để đưa ông Trọng về với mộ phần khi đã ở tuổi xưa nay hiếm, trí ốc thì lú lẫn và ôm khư khư mớ giáo điều cổ lỗ lạc hậu
    “Quan giỏi thời thịnh thế, gian hùng thời loạn lạc” một câu nói của Hứa Thiệu đã nêu lên đầy đủ bản chất của Tào Tháo. Không thể phủ nhận những thành công của ông Dũng đối với đất nước và cũng không thể phủ nhận sự mưu lược, tính quyết đoán của ông ta trong chính trường. Chỉ có điều chúng ta chưa thể nói ông Dũng có phải là Tào Tháo thời hiện đại hay không khi mọi việc vẫn đang còn nằm ở phía trước. Hãy cùng theo giõi 5 tháng cuối nhiệm kỳ của ông Dũng. Biết đâu sẽ có một kịch bản hay hơn dự đoán?
  • - See more at: http://www.danluan.org/tin-tuc/20160210/nguyen-phu-trong-se-bi-danh-bai-trong-vong-5-thang-toi#sthash.s8kVH6oh.dpuf

    Đảng cộng sản Việt Nam vi hiến và coi thường nhân dân

    Đảng cộng sản Việt Nam vi hiến và coi thường nhân dân

    Theo tin tổng hợp của giới truyền thông quốc tế và Việt Nam, sau khi miễn nhiệm ba chức vụ hàng đầu bộ máy Nhà nước là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đảng CSVN đã chỉ thị cho Quốc hội đương nhiệm  gấp rút thực hiện nghị quyết Đại hội XII để bầu ba quan chức thay thế là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Sự kiện này diễn ra theo kiểu “đám cưới chạy tang” vì có tin đồn rằng lý do hàng đầu của sự thay thế sớm hơn lệ thường này có tính vội vã, bất chấp Hiến pháp, là vì không muốn những người sắp hết quyền được đón tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự trù sẽ đến thăm Việt Nam vào tháng 5 tới đây.
    Nhưng cho dù vì bất cứ lý do nào thì việc làm vi hiến trắng trợn này cho thấy đảng CSVN đã ngồi xổm trên Hiến pháp do chính họ làm ra, khiến  nhiều người cho rằng đảng CSVN coi thường nhân dân đến thế là cùng. Nhưng chúng tôi cho rằng như thế vẫn chưa hết, vì ngày nào đảng CSVN còn độc tôn, độc quyền thống trị đất nước trong một chế độ độc tài toàn trị như bấy lâu nay, thì sẽ còn nhiều hành động vi phạm Hiến pháp do chính họ làm ra và  coi thường nhân dân hơn thế nữa.
    Theo Hiến pháp hiện hành, Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân có quyền quyết định mọi sự (soạn thảo và sửa đổi Hiến pháp, làm luật, quyết định mọi chính sách đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm, bãi nhiệm các quan chức cao cấp...) trong đó có việc bầu ra những nhân sự lãnh đạo hàng đầu bộ máy Nhà nước. Việc Quốc hội khóa 13, trong phiên họp cuối cùng của nhiệm kỳ sẽ kết thúc chậm nhất là 60 ngày sau ngày bầu cử xong Quốc hội mới khóa 14 diễn ra vào ngày 22-5-2016 tới đây, đã miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ để bầu ra các nhân sự mới trước thời hạn hiến định đã vi phạm các điều 83, 87 và 97 của Hiến Pháp hiện hành được sửa đổi nhiều lần mà gần nhất là năm 2013.
    Những quy định sửa được đổi của Hiến pháp là rất rõ ràng và chúng tôi cho là hợp lý, vì ba chức vụ hàng đầu bộ máy Nhà nước theo nhiệm kỳ Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ, thì trước hết là các nhân sự này phải đắc cử vào Quốc hội khóa 14. Nay Quốc hội khóa 13 sắp mãn nhiệm lại bầu ra các chức vụ này, thì nếu như  bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Đại tướng Trần Đại Quang và ông Nguyễn Xuân Phúc không đắc cử vào Quốc hội khóa 14 thì sao? Tất nhiên giả định này thực tế khó xẩy ra, vì ai cũng biết bao lâu nay Quốc hội Việt nam chỉ là một “Quốc hội bù nhìn” của đảng, do đảng CSVN tạo ra và sử dụng Quốc hội như công cụ pháp lý thể chế hóa các nghị quyết của đảng phục vụ lợi ích cho đảng và vì đảng CSVN. Ấy thế mà Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại Quang và Nguyễn Xuân Phúc, sau khi được Quốc hội biểu quyết theo lệnh của đảng vào các chức vụ mới, vẫn để tay trên Hiến pháp để thề rằng  “…tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó." Nhiều người cho rằng có đổi mới ở chỗ tam trụ triều đình không còn phải thể trung thành với “đảng ta” nữa. Nhưng câu thòng trong lời tuyên thệ “Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó" cho thấy cá nhân ba viên chức này, cả cái Quốc hội này và cả nhân dân nữa vẫn không thoát khỏi sự kềm kẹp của vòng Kim Cô “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. 
    Tập đoàn thống trị CSVN sở dĩ dám có hành động vi phạm Hiến pháp trắng trợn và coi thường nhân dân như thế là vì đã quá tự tin vào sức mạnh của các công cụ chuyên chính quân đội, công an, mật vụ, tòa án, pháp trường..) và thế dựa quyền lực ngoại bang (Trung Quốc), thừa sức trấn áp mọi sự phản kháng từ số đông 90 triệu nhân dân mà ô hợp, không có lực lượng đối trọng nào có thể tổ chức, lãnh đạo, huy động được sức mạnh của đại khối nhân dân để đánh đổ vị thế thống trị độc tôn, độc quyền của một thiểu số khoảng 3 triệu đảng viên CS hiện nay tại Việt Nam. Sau khi cướp được chính quyền, Đảng CSVN đã dùng bạo lực kết hợp với tuyên truyền lừa mị ép buộc nhân dân phải làm theo ý đảng, rồi ngụy biện “lòng dân, ý đảng là một” để bằng mọi thủ doạn vơ vét tài sản của nhân dân, làm giàu bất chính cho giai cấp thống trị là các cán bộ đảng viên CS.
    Nếu tập đoàn lãnh đạo chóp bu đảng CSVN vẫn tự tin vào vị thế “vững như bàn thạch” của mình,để tiếp tục hành động theo kiểu băng đảng để trấn áp, coi thường nhân dân thì thật là sai lầm, chủ quan và duy ý chí. Bởi vì thực tế cho thấy tất cả những gì đảng CSVN đã và đang làm trái với lòng dân, coi thường nhân dân, có hại cho dân, cho nước trong nhiều thập niên qua, nhất là kể từ sau ngày 30-4-1975, đã tích tụ những bất mãn, uất hận gia tăng theo thời gian gần đến “độ tức nước vỡ bờ” rồiNếu đảng CSVN tiếp tục ngoan cố, không kịp thời có những hành động thức thời, thì “tình thế cách mạng chín muồi” sẽ đến, điều gì sẽ xẩy ra, chắc những người CS Việt Nam hơn ai hết phải biết. Vì đây là quy luật đấu tranh giai cấp có tính  kinh điển được lãnh tụ CS quốc tế Vladimir Lenine truyền dạy cho các môn đồ CS trên khắp thế giới.Trong tình thế này, xe tăng, họng súng, lưỡi lê của các lực lượng võ trang bảo vệ chế độ sẽ câm họng và bị đè bẹp trước sức mạnh vùng lên của nhân dân tràn dâng như thác đổ. Hệ quả thực tế khi đó chắc chắn những người lãnh đạo đảng CSVN có trách nhiệm sẽ không tránh khỏi số phận bi thảm như các cá nhân và tập đoàn thống trị trong các chế độ độc tài các kiểu từng xẩy ra trong qua khứ xa gần. Chẳng cần nói ra thì Ông Tổng Trọng và những người lãnh đạo hàng đầu có trách nhiệm của đảng CSVN cũng thừa biết những bài học kinh nghiệm này ở đâu đó…
    Thực ra, nhân dân Việt Nam không ai mong muốn những điều bi thảm sẽ xẩy đến cho các ông bà cầm đầu đảng CSVN đâu. Vì hậu quả này cũng sẽ gây bất lợi cho dân, cho nước. Điều nhân dân mong muốn có lợi đôi đàng cho dân, cho nước và cho chính đảng CSVN là các ông bà cầm đầu đảng CSVN hãy sớm “phản tỉnh”, đặt lợi ích của tuyệt đại đa số nhân dân và đất nước trên lợi ích cá nhân, bè phái của thiểu số khoảng ba bốn triệu đảng viên CS lớn bé và tầng lớp dựa vào đảng CSVN ăn theo; hãy tự nguyện, tự giác, chủ động từ bỏ quyền thống trị độc quyền trong chế độ độc tài toàn trị, để sớm bước vào giai đọan cuối cùng của tiến trình chuyển đổi hòa bình chế độ chính trị qua dân chủ pháp trị, với nền kinh tế thị trường tự do theo định hướng tư bản chủ nghĩa, chứ không phải định hướng xã hội chủ nghĩa như đảng CSVN đã ngụy biện duy ý chí, hoàn toàn trái với thực tế.
    Bởi vì thực tế cho thấy tiến trình chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế chỉ huy hoạch định cứng rắn xã hội chủ nghĩa qua kinh tế thị trường tự do hoạch định mềm dẻo, sau 20 năm “mở cửa” (1995-2015) đã làm thay đổi bộ mặt Việt Nam, tạo được môi trường thuận lợi cho tiến trình dân chủ hóa phát triển, đến nay đã hội đủ các diều kiện cần để đảng CSVN có thể mạnh dạn bước vào giai đoạn cuối cùng tiến trình chuyển đổi toàn diện đất nước (dân chủ hóa chính trị, thị trường tự do hóa kinh tế). Hành động này của đảng CSVN chính là tự tạo ra điều kiện đủ để kết thúc tiến trình chuyển đổi toàn diện đất nước cả về chính trị lẫn kinh tế, xã hội... Một cách khách quan và nói cho công bằng, thực tế quả thực một số quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền đã được thể hiện rộng rãi hơn và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân nói chung cũng đã được cải thiện, nâng cao hơn (dù còn nhiều cách biệt giầu-nghèo), so với thời gian trước đây. Đảng CSVN cần phát huy thành quả tích cực này để có cơ hội tự cứu và cơ may tồn tại trong tương lai hậu CS.
    Mong ông Tổng Trọng và phe cánh của ông đang nắm quyền hãy ngộ ra được điều này để đừng coi thường nhân dân quá đáng như vậy nữa, mà biết cần làm gì và phải làm gì khôn ngoan hơn để có được tương lai tốt đẹp ấy cho chính mình và cho đất nước mai hậu.
    Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.