Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Lý Quang Diệu đã bình luận gì về Việt Nam ở Havard năm 1967?

    Lý Quang Diệu đã bình luận gì về Việt Nam ở Havard năm 1967?

  • Bởi Admin
    11/04/2016
    0 phản hồi
    Toàn bộ các thông tin dưới đây được dịch từ trang The Crimson về các phát biểu của Lý Quang Diệu tại Havard, Hoa Kỳ vào năm 1967.
    Bối cảnh lúc đó là Singapore vừa mới tách ra khỏi liên bang với Malaysia sau một thời gian gian ngắn thành lập. Lý Quang Diệu đi công du ở Hòa Kỳ và đề nghị được nói chuyện với sinh viên trường Hành Chính Công, sau này là trường Kenedy. Singapore lúc đó đã là thành phố cảng lớn thứ 5 thế giới, có mức thu nhập bình quân đầu người 500 dollar/năm và có mức sống cao nhất khu vực Đông Nam Á. Ông ta thúc giục Hoa Kỳ tiếp tục cuộc chiến xâm lược Việt Nam để dựng lên một lá chắn bảo vệ các nước Đông Nam Á.
    Huyền thoại Lý Quang Diệu mơ Singapore được như Sài Gòn xoay quanh quãng năm 1965-1967. Có nhiều dị bản về huyền thoại này, có cái thì viết rằng họ Lý nói điều đó năm 1965 khi Singapore tách ra khỏi liên bang Malaysia, có cái lại viết họ Lý nói điều đó tại một khách sạn ở Sài Gòn.
    Những bài báo của Mỹ vào năm 1967 cho thấy Lý so sánh để chê sự thất bại của ngụy quyền Sài Gòn về mặt chính trị. Vào năm 1954, Singapore không nhận được sự hậu thuẫn lớn của Hoa Kỳ như chính quyền Sài Gòn.
    _____________
    Bài viết không của phóng viên, 20/10/1967
    Ngài Lý Quang Diệu, thủ tướng nước cộng hòa Singapore, sẽ viếng thăm Diễn Đàn Dunster vào lúc 14h15 ngày hôm nay tại nhà ăn của Dunster.
    Bài viết không của phóng viên 21/10/1967
    Hoa Kỳ đã bỏ lỡ các cơ hội rút lui khỏi Việt Nam và hiện giờ phải tiếp tục ở lại và chiến đấu, Lý Quang Diệu, thủ tướng của nước cộng hòa Singapore, đã phát biểu tại Harvard chiều ngày hôm qua.
    “Chuyến xe đã dừng vài lần và anh phải xuống xe,” Lý nói với một trong số 125 khán giả tại diễn đàn Dunster. Ông ta nhắc tới năm 1954, 1956 và 1961 như là những lúc mà Hoa Kỳ có thể từ chối tham chiến ở Việt Nam. Lý cho rằng vụ sát hại Diệm là cơ hội cuối cùng để Mỹ rút lui, theo quan điểm của ông ta là chính sách “tốt hơn nhiều” vào lúc đó.
    Sự rút lui chung cuộc
    Vị thủ tướng nói rằng ông ta muốn người Mỹ cuối cùng cũng rời khỏi Việt Nam. Song ông ta nhấn mạnh, nhưng hiện giờ Hoa Kỳ phải thể hiện sự đáp trả bằng quân sự mạnh mẽ. Giải pháp cứng rắn của Hoa Kỳ sẽ buộc Bắc Việt Nam phải đàm phán, Lý nói.
    Để thúc giục sự tiếp tục của Hoa Kỳ ở Việt Nam, Lý nói về lợi ích rộng lớn của Hoa Kỳ với một chính quyền phi cộng sản ổn định.
    Ông ta nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải cố gắng tìm ra một nhóm người miền Nam Việt Nam có thể nắm quyền lãnh đạo. Ông ta lên án việc Anh và Mỹ đã phá hủy “có hệ thống” mọi sự thay thế cho lãnh đạo của Diệm vào năm 1954.
    Lý nói rằng, thực tiễn ở Singapore là ví dụ cho thấy một giải pháp tốt hơn cho vấn đề như Việt Nam. Vị thủ tướng giải thích là khi người Anh thấy rằng không thể đồng thời chống lại cả cộng sản và quốc gia, họ đã cho phép chuyển giao quyền lực cho “người có năng lực tốt nhất của nhóm phi cộng sản.” Ông ta nhấn mạnh rằng trong các cuộc bầu cử tự do hiện nay thì cộng sản sẽ không nhận được nhiều hơn 13% số phiếu bầu.
    Mong muốn đối thoại
    Kế hoạch ban đầu của Lý chỉ là viếng thăm Trung Tâm Đối Ngoại khi lưu lại ở Havard. Tuy vậy, trong cuộc đối thoại với tổng thống Johnson vào thứ tư, Lý bày tỏ mong muốn được gặp các sinh viên Hoa Kỳ.
    Yêu cầu của ông ta được chuyển đến cho Alwin M. Pappenheimer ’29, chủ nhân của Diễn Đàn Dunster, người sắp xếp cho Lý phát biểu. Giữa tiếng hoan hô và vỗ tay, Lý giải thích, “Tôi đến đây để thu thập ý kiến” và “tìm ra những kế hoạch tiếp theo mà tôi phải thực hiện.”
    Hồ Sơ
    Joel R. Kramer, 23/10/1967
    Lý Quang Diệu, thủ tướng của quốc gia-thành phố Singapore, là thị trưởng phát biểu như thể một ngày nào đó ông ta sẽ là chính khách thế giới.
    Thủ tướng 44 tuổi là một hình tượng mạnh mẽ mang đến ấn tượng là ông ta có cả năng lực lẫn sự tự tin. Ông ta nói với giọng kiểu Anh nhẹ nhàng nhưng với khán giả Havard ông ta thường xuyên sử dụng các thành ngữ Hoa Kỳ và dường như đọc mọi thứ được xuất bản ở Hoa Kỳ - từ nhật báo đến các bài diễn văn của tổng thống.
    Singapore của Lý là thành phố cảng lớn thứ năm trên thế giới. Mặc dù nạn thất nghiệp nghiêm trọng và các vấn đề cấp tiến hoành hành song nó vẫn có mức sống cao nhất ở Đông Nam Á. Quốc gia nhỏ bé với đại đa số dân cư là người Hoa bị bốn quốc gia Hồi giáo vây quanh. Lý phải cố gắng duy trì mối quan hệ nhạy cảm của Singapore với Malaysia, gia tăng thương mại với cả các nước đế quốc phương Đông cũng như phương Tây, ngăn chặn làn sóng nổi dậy mới của cộng sản ở các quốc gia Đông Nam Á láng giềng.
    Sự quan tâm của ông ta về số phận của Đông Nam Á, được củng cố bằng các thành công đáng kinh ngạc về kinh tế, đã khiến Lý trở thành một nhân vật quyền lực quốc tế tiềm năng. Vị thủ tướng đã công du vòng quanh thế giới để nói về chiến tranh Việt Nam và các vấn đề Đông Nam Á khác. Ông ta giải thích, “Tôi có lợi ích sống còn”.
    Lý được tường thuật là đã phát biểu với khán giả Havard vào thứ sáu rằng ông ta không có quyền nói nước Mỹ hay người Mỹ phải làm gì. Nhưng ông ta cũng nói rằng Hoa Kỳ cần phải giới hạn nghiêm ngặt các hoạt động của Hoa Kỳ ở Việt Nam vào năm 1954, 1956, hay thậm chí là năm 1961, nhưng giờ thì là quá muộn. Trong những dịp đó, ông ta cho rằng, Hoa Kỳ có thể “vạch ra một biên giới ở Tây sông Mekong và tuyên bố rằng chỉ bảo vệ biên giới đó.”
    Vị thủ tướng tin rằng hiện nay Hoa Kỳ nợ người Thái nói riêng và Đông Nam Á nói chung về việc duy trì một “lá chắn quân sự” để Nam Việt Nam có thể xây dựng công nghiệp.
    Lý cho rằng có đôi khi phải trì hoãn thời gian với một lá chắn bởi vì ông ta tin vào lý thuyết vĩ nhân của lịch sử. Còn vĩ nhân nào khác ngoài Lý Quang Diệu, người cho rằng nhờ vào năng lực và sự khôn ngoan của ông ta mà Singapore đã thành công trong khi Nam Việt Nam thất bại. Lý nói ở Dunster, “Nếu anh có thể tìm ra một nhóm người có thể thực hiện điều đó, Sài Gòn có thể làm điều mà Singapore đã làm”. Trên thực tế, vị thủ tướng nhấn mạnh thêm, “Nếu ai đó xem xét Sài Gòn và Singapore vào năm 1954 thì sẽ phải thừa nhận rằng Singapore mới là đồ bỏ đi chứ không phải Sài Gòn.”
    Do ông ta tin rằng một vĩ nhân sẽ tạo ra sự khác biệt, Lý lên án chính quyền Eisenhower về sự luẩn quẩn hiện nay của nước Mỹ, do Eisenhower “cho phép Diệm phá hủy một cách có hệ thống tất cả những người thay thế ông ta.” Từ lâu Nam Việt Nam không còn có nguồn tài năng mà từ đó vĩ nhân-người cai trị có thể xuất hiện. “Anh không thể thử nghiệm tài năng đối với lãnh đạo giống như một đường dây điện thoại,” Lý nhấn mạnh; “người Anh không tạo ra tôi.”
    Người Anh có thể không tạo ra Lý, nhưng họ cung cấp cho ông ta giáo dục của Cambridge và sau đó hỗ trợ ông ta khi cỗ máy chính trị của ông ta bắt đầu khởi động. Lý là thủ lĩnh của Đảng Nhân Dân Hành Động và vào năm 1962, các quan chức Anh cho rằng quyền lực của ông ta đang tan rã nhanh chóng khiến cho quốc gia ba năm tuổi riêng lẻ của ông ta sẽ sớm trở thành một Cuba khác. Người Anh cho rằng cách tốt nhất để duy trì quyền lực của Lý trước sự kháng cự của cộng sản là thống nhất Singapore với Malaysia, một ý tưởng mà Lý đã theo đuổi cả thập kỷ. Với sự hỗ trợ của người Anh, liên bang đó đã được thành lập vào năm 1963. Nó bất ổn ngay từ đầu và bị giải tán hai năm sau đó, nhưng nhiều người quan sát tin rằng Lý đã trở thành một hình tượng Châu Á hùng mạnh nhờ vào liên minh tạm thời.
    Một phần sức mạnh của Lý được bắt nguồn từ sự không ngoan của ông ta. Tại nhà ăn Dunster, ông ta là một chính khách hoàn hảo – lảng tránh khéo léo các câu hỏi bất ngờ về sự thiếu vắng đối lập chính trị ở Singapore, lặp lại một cách quả quyết rằng ông ta không ở vị thế ra lệnh cho người Mỹ và nói rằng thành tích của ông ta ở Singapore đủ để tạo ra sự khả tín. Vị thủ tướng nói vào một thứ trông giống như microphone nhưng thực ra gắn với máy thu âm riêng của ông ta, “để tôi có thể kiểm tra lại và chắc chắn là tôi không bị trích dẫn sai,” ông ta giải thích.
    Rõ ràng là Lý đã làm được rất nhiều thứ cho Singapore. Quốc đảo nhỏ bé có thu nhập bình quân đầu người 500 dollar/ năm, cao nhất khu vực. Từ năm 1961 đến 1965, Lý đã chi 315 triệu dollar vào phát triển kinh tế, tập trung vào các nhà máy điện, nhà máy nước, đường xá và các lĩnh vực tiên phong khác của công nghiệp. Singapore đã đàm phán hiệp định thương mại với Liên Bang Soviet, Hungary, Bulgaria, Anh, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.
    Lý vẫn phải tiếp tục giải quyết vấn đề thất nghiệp nghiêm trọng. Ước tính là mỗi năm có thêm 20.000 thanh niên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ở Singapore, vấn đề này dường như không có giải pháp tức thời nào.
    Dĩ nhiên một vấn đề quan trọng hơn và Lý từ chối thảo luận ở hội trường Dunster là sự thiếu vắng đối lập chính trị ở quốc gia của ông ta. Hiện nay, không có phe đối lập để lên tiếng, ngoại trừ phong trào cộng sản bí mật. Ba trong bốn kỳ bầu cử đã qua, tất cả các ứng cử viên trong đảng của Lý đều tranh cử không có đối thủ. Lý nói rằng năm qua ông ta muốn được thấy một “phe đối lập tốt, sống động” nhưng dường như ông ta không hành động theo như suy nghĩ trong đầu. Báo chí được cấp phép rất hạn chế và những người cộng sản hàng đầu lộ mặt thường xuyên bị bắt giam.
    Tuy vậy, những vấn đề nội bộ này đã bị cuộc chiến tranh Việt Nam che phủ, cuộc chiến đã đưa Lý tới gặp tổng thống Johnson. Lý không phải là dạng người sẽ thừa nhận rằng tương lai của ông ta hoàn toàn nằm trong tay Hoa Kỳ. Trái lại, ông ta nói với khán giả Havard, “Nếu các bạn rút quân, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi*. Chúng tôi sẽ cố gắng. Tôi chỉ có thể nói với các bạn về hậu quả đau đớn của việc rút lui.” Người ta có cảm giác rằng Lý tin rằng “những hậu quả đau đớn” không có nghĩa là sự sụp đổ của ông ta. Điều đó sẽ tồi tệ hơn những sai lầm mà một siêu quyền lực bị mất phương hướng đã tạo ra.
    Chú thích của người dịch:
    * Chỗ này Lý Quang Diệu dùng lối chơi chữ, từ "soldier on" theo nghĩa đen có nghĩa là "tiếp tục theo đuổi", nhưng trong bối cảnh nước Mỹ đang bàn luận về việc rút quân khỏi Việt Nam thì từ "soldier" (binh lính" cũng có thể ngầm ám chỉ việc đưa quân vào).

Không có nhận xét nào: