Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Đại hội XII: Thủ tướng không có tên trong danh sách bầu cử

Đại hội XII: Thủ tướng không có tên trong danh sách bầu cử 

25/01/2016 20:03 GMT+7
TTO -  Thông tin cập nhật về kết quả bỏ phiếu cho biết đa số đại biểu của Đại hội XII đã đồng ý cho 29 ứng cử viên (23 chính thức và 6 dự khuyết) rút khỏi danh sách bầu cử. 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với báo chí bên lề đại hội ngày 24-1-2016 - Ảnh: CTV
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với báo chí bên lề đại hội ngày 24-1-2016 - Ảnh: CTV
Đây là những ứng cử viên được giới thiệu (ngoài danh sách đề cử của Trung ương khoá XI) và đã xin rút trước đó.
Như tin đã đưa, tất cả Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban bí thư không nằm trong danh sách đề cử của Ban chấp hành Trung ương khoá XI đều xin rút.
Trong số này có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, nguyên Bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, nguyên Bí thư thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải.
Với kết quả bỏ phiếu đồng ý cho các ứng cử viên xin rút nêu trên, danh sách đề cử ủy viên Trung ương chính thức đã đáp ứng yêu cầu có số dư không quá tối đa 30%.
Riêng đối với danh sách đề cử ủy viên Trung ương dự khuyết, do vẫn có số dư vượt quá 30% nên đại hội phải bỏ phiếu để rút gọn danh sách. Cuộc bỏ phiếu này diễn ra ngay trong tối nay theo cách lấy người có số phiếu cao từ trên xuống (không cần quá bán) cho đến khi danh sách có đủ số dư tối đa 30%.
Sau đó, Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử chính thức để sáng mai 26-1 bỏ phiếu và chiều cùng ngày công bố danh sách trúng cử Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
ĐÀ TRANG - V.V.THÀNH

Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô - Thừa Thiên Huế?

Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô - Thừa Thiên Huế?

Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.
Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.
Công ty TNHH MTV Bãi Chuối là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối, thuộc khu vực đèo Hải Vân. Đây là một vị trí rất nhạy cảm về an ninh - quốc phòng, chính vì vậy mà dư luận đã lên tiếng phản đối gay gắt.
Tuy nhiên, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên mà  còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km.
Vùng biển dưới chân Hòn Dòn, đặc biệt là cảng Chân Mây, có mực nước rất sâu; sát chân núi đã có những chỗ sâu mười mấy mét; cách chân núi một quãng ngắn mực nước đã sâu xấp xỉ hai chục mét, cho phép tàu tải trọng từ hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn cập vào.
Với địa thế trước mặt là biển, sau lưng là núi và nằm ở vị trí như trên, khu vực dự án của Cty TNHH MTV Bãi Chuối rõ ràng là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh - quốc phòng.
Nếu một quốc gia bên ngoài thiết lập được căn cứ quân sự ở đây thì khi có biến, đội quân nằm vùng sẽ khống chế đường quốc phòng ven biển, tạo điều kiện cho lực lượng đổ bộ từ biển vào, kiểm soát và khai thác kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, chiếm lĩnh các cao điểm trên núi Hòn Dòn, khống chế cảng Chân Mây cùng toàn bộ khu vực xung quanh, đồng thời chia cắt QL 1A tại 2 vị trí xung yếu là đèo Hải Vân và đèo Phú Gia, chưa kể đèo Phước Tượng và cầu Nước Ngọt (bắc qua sông Bu Lu, nằm giữa đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng) cũng cách đấy không xa. Việt Nam dễ dàng bị chia cắt thành hai phần ở dải đất hẹp với nhiều chỗ hiểm trở này.
Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.
Khu vực dự án nằm dưới chân núi Phú Gia, chỉ cách đèo Phú Gia hơn 1km, và ngay sát Biển Đông.

Đường quốc phòng ven biển, chạy quanh Hòn Dòn. Khu vực này không chỉ có kho vũ khí bí mật của Bộ Quốc phòng, mà mực nước biển dưới chân núi còn rất sâu, cho phép tàu chiến tải trọng hàng chục ngàn tấn trở lên đổ bộ.
Đường quốc phòng ven biển, chạy quanh Hòn Dòn. Khu vực này không chỉ có kho vũ khí bí mật của Bộ Quốc phòng, mà mực nước biển dưới chân núi còn rất sâu, cho phép tàu chiến tải trọng hàng chục ngàn tấn trở lên đổ bộ.
​Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là: Một công ty nước ngoài nhắm đến những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng như vậy thì phải chăng có điều gì khuất tất, mờ ám?
Xin thưa, tổng giám đốc Cty TNHH MTV Bãi Chuối là ông Lim Kam Lo, một người Hoa quốc tịch Canada. Trước đây, khi được giao 100ha đất để đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối vào tháng 3.2008, người ta công bố công ty mẹ của dự án là Cty Cattigara One Ltd. của Singapore. Tuy nhiên, khi chúng tôi tìm kiếm trong danh sách công ty ở Singapore thì cái tên Cattigara One lại không tồn tại. Điều đáng ngạc nhiên là kết quả tìm kiếm lại cho ra một doanh nghiệp khác liên quan đến cái tên Cattigara vẫn còn đang hoạt động – đó là công ty Cattigara Two Private Limited.
Kết quả tìm kiếm trên trang Singapore Company Name Check chỉ cho ra Cty Cattigara Two Limited, Cty Cattigara One Limited hiện đã biến mất.
Kết quả tìm kiếm trên trang Singapore Company Name Check chỉ cho ra Cty Cattigara Two Limited, Cty Cattigara One Limited hiện đã biến mất.

Chưa hết, mặc dù là chủ của những dự án hàng trăm triệu USD ở Việt Nam, nhưng Cattigara (cả Cattigara One Ltd. lẫn Cattigara Two Private Ltd.) lại không nằm trong danh sách những công ty nổi bật ở Singapore và thậm chí còn không để lại bất cứ thông tin gì trên các trang thông tin doanh nghiệp nói riêng hay trên Internet nói chung, ngoại trừ… dòng địa chỉ của Cattigara Two Private Ltd.
Singapore hoàn toàn không phải là địa bàn xa lạ gì với người Trung Quốc, và dư luận thì vẫn đang xôn xao về vụ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dự định mời tập đoàn CPG, một công ty Singapore nhưng đã bán cho một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, lập quy hoạch huyện đảo Lý Sơn.
Không còn nghi ngờ gì, giống như Cty Silver Shores Ltd., chủ đầu tư của những dự án nằm ở những vị trí nhạy cảm về an ninh - quốc phòng ở Đà Nẵng, công ty Cattigara One Ltd, công ty mẹ của Cty TNHH MTV Bãi Chuối, cũng là một công ty ma. Và, tương tự Silver Shores Ltd., Cattigara One Ltd. cũng biến mất sau khi đã hoàn thành “sứ mạng” đóng cho các ông chủ đầu tư “made in Trung Nam Hải” cái mác công ty Mỹ hay công ty Singapore – một mánh khoé chẳng có gì là quá cao siêu song vẫn đủ giúp cho đám quan chức “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” tự tin vung tay quả quyết: Dự án đã được cấp phép “đúng quy trình”.
Những người có ruộng đất thuộc diện bị thu hồi để thực hiện dự án cho chúng tôi biết, chính quyền và nhà đầu tư đã đến đo đạc trên khu đất vài lần; lần mới nhất chỉ cách đây chừng 1 tháng.
Sau những Formosa ở Hà TĩnhTrung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận, hay Silver Shores ở Đà Nẵng, phải chăng người ta đã sẵn sàng chào đón một căn cứ quân sự trá hình khác của Trung Hoa Đại Hán ở Thừa Thiên - Huế?

*Ảnh trong bài: Lê Anh Hùng & Nguyễn Đức Quốc

Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?

Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?

Kết cục của chế độ cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đã và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đã sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào.
Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản còn lại đó đã bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của mình. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố bình thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy.
Quá trình mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh cuộc cách mạng Internet và cách mạng truyền thông xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc là nhân tố quyết định tạo ra những biến chuyển lớn lao trong lòng xã hội Việt Nam thời gian qua.
Ngày càng nhiều người dân Việt Nam công khai lên tiếng đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, điều khoản hiến định vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng CSVN đối với nhà nước và xã hội. Điều mà chỉ mới cách đây mấy năm ít ai dám nghĩ tới thì nay người ta đã công khai bày tỏ thái độ. Đặc biệt, xu thế này ở Việt Nam lại diễn ra trong bối cảnh nhà cầm quyền cộng sản gia tăng chính sách đàn áp nhằm vào những tiếng nói đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
“Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt.” Nay thì tiếng nói đòi đổi thay không chỉ vang lên trong đám thường dân, mà ngay cả trong giới cầm quyền cũng đã xuất hiệnnhững lời lẽ bóng gió về đòi hỏi tất yếu đó.
Toan tính của Bắc Kinh
Hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa lúc nào nguôi tham vọng thôn tính Việt Nam. Ngay cả trong những ngày tháng “mặn nồng” nhất của mối quan hệ hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” giữa hai nước, họ cũng không một phút giây sao nhãng “sứ mạng cao cả” đó.
Cố nhiên, Bắc Kinh thừa khôn ngoan và thực tế để hiểu rằng chế độ cộng sản ở Việt Nam không tránh khỏi sụp đổ trong vài năm tới.
Khi sụp đổ tất yếu ấy diễn ra, chính quyền hậu cộng sản tại Việt Nam có nhiều khả năng sẽ là một chính thể dân chủ đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây. Đơn giản, người dân Việt Nam đã quá chán ngán với chế độ độc tài, còn Trung Quốc thì chưa bao giờ là niềm tin của họ, ngoại trừ những tên Việt gian bán nước.
Cơ may lớn nhất cho Trung Quốc lúc đó là nhân lúc Việt Nam rơi vào khoảng trống quyền lực, họ sẽ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào Trường Sa hòng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.
Để ngăn ngừa một Việt Nam hậu cộng sản đi theo quỹ đạo của Mỹ, việc Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam phối hợp với đội quân Hán tặc và Việt gian tại chỗ là một khả năng thực tế, nhất là khi Trung Quốc đã và đang tìm cách khống chế một số vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng ở Việt Nam như các khu rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, Vũng Áng – Sơn Dương (Hà Tĩnh), Tây Nguyên (qua dự án khai thác bauxite), Hải Vân (qua hai dự án du lịch của người Hoa), Ninh Thuận (qua dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước), các căn cứ quân sự dưới hình thức dự án kinh tế trá hình ở Lào và Campuchia, v.v.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc đưa quân vào nước khác ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là với một quốc gia có truyền thống chống Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc hoàn toàn có thể bị sa lầy và dễ dàng đánh mất vị thế siêu cường, thậm chí bước sa chân đó có thể biến thành cơ hội “ngàn năm có một” để Mỹ và phương Tây xâu xé tanh bành một Trung Hoa Đại Hán đang ngày càng cho thấy là vấn đề lớn nhất của cả thế giới.
Thậm chí, ngay cả khi Trung Quốc đánh chiếm được Trường Sa thì chính phủ hậu cộng sản ở Việt Nam chắc chắn sẽ ở vào thế đối đầu với Trung Quốc. Lúc ấy, với sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây, một cuộc chiến trường kỳ của Việt Nam hòng giành lại Trường Sa là khả năng gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Chưa biết thắng thua thế nào, nhưng cái giá mà Trung Quốc sẽ phải trả là không hề nhỏ.
Chính vì vậy, kịch bản khả quan nhất cho Trung Quốc trong bối cảnh chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam sắp sụp đổ là dựng lên một chế độ độc tài hậu cộng sản giống như Nga, trong đó nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” là kẻ mà Trung Quốc dễ dàng khống chế và thao túng.
Nếu điều này xẩy ra, ngoài biển thì Trung Quốc có thể tiếp tục quá trình thôn tính Trường Sa theo chiến thuật “tằm ăn dâu” sở trường, trước phản ứng lấy lệ của lãnh đạo Việt Nam, cho đến khi họ kiểm soát hoàn toàn Trường Sa và đặt Mỹ và phương Tây vào tình thế đã rồi; trên đất liền thì Trung Quốc sẽ tiếp tục khống chế các vị trí các vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng nhằm khi chiến sự xẩy ra thì sẵn sàng cho phương án chia cắt Việt Nam thành nhiều phần mà không cần phải tốn nhiều công sức, thậm chí chỉ cần sử dụng lực lượng trá hình tại chỗ; và đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi đến chỗ lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, tiếp nối quá trình vẫn đang diễn ra nhiều năm nay.
Một khi bộ máy lãnh đạo chóp bu hoàn toàn bị thao túng, các vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên cả nước bị khống chế và nền kinh tế trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc”, Việt Nam coi như lọt hẳn vào quỹ đạo của Trung Quốc và việc đi đến chỗ trở thành một Tây Tạng hay Tân Cương mới của Đại Hán chỉ còn là vấn đề thủ tục.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng?
Vấn đề lúc này đã trở nên rõ ràng: Ai sẽ là nhân vật sắm vai “Putin của Việt Nam” trong kịch bản thâm độc và xảo quyệt thể hiện đúng bản chất của Trung Quốc như trên? Xin thưa, nhân vật đó không ai khác hơn đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại sao lại là Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật vẫn có những lời lẽ mạnh mẽ nhất nhằm vào Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay? Và chẳng phải bản thân Hoàn Cầu Thời Báo từng mấy lần lên tiếng “cảnh báo” về lập trường “bài Hoa, thân Mỹ” của ông ta đấy sao?
Xin thưa, bất chấp những tuyên bố “hùng hồn” của ngài Thủ tướng nhằm vào Trung Quốc, cũng như những lời “cảnh cáo” của báo chí Trung Quốc nhằm vào ông ta, Nguyễn Tấn Dũng vẫn là một trong những người Việt Nam lập nhiều “chiến công” nhất cho Trung Nam Hải kể từ năm 1945 đến nay. Xin đơn cử:
  1. Trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII (tháng 7.2007), ông Nguyễn Tấn Dũng đã nhất quyết đề cử ông Hoàng Trung Hải vào vị trí quan trọng thứ hai trong chính phủ: Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Mặc dù lúc đó một số cán bộ ở Ban Tổ chức Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã gửi Tâm Huyết Thư cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tố cáo lý lịch người Hán của ông Hoàng Trung Hải, nhưng vẫn không ngăn chặn được. Ngoài ra, ông Nguyễn Tấn Dũng còn tin tưởng giao phó cho ông ta vô số trọng trách quán xuyến nền kinh tế khác. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ có một người Hán nào, đặc biệt lại che dấu lý lịch với mưu đồ đen tối, leo lên đến vị trí gần như nắm trong tay cả nền kinh tế và gây ra không biết bao nhiêu tai hoạ cho Việt Nam (nhưng đặc biệt có lợi cho Trung Quốc) suốt từ năm 2007 đến nay.
     
  2. Năm 2005, tức trước khi ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi lên chiếc ghế Thủ tướng, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mới chỉ chiếm 15,9%, với giá trị nhập siêu là 2,67 tỷ USD. Chín năm dưới quyền lãnh đạo của ông ta, tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cứ tăng dần đều và đến năm 2014 thì lên tới 29,5%, với giá trị nhập siêu là 28,9 tỷ USD. Quý vị hãy hình dung thế này: cộng với giá trị nhập khẩu tiểu ngạch trá hình vàhoạt động buôn lậu tràn lan từ Trung Quốc, ước chừng cứ 2 sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ bên ngoài thì có 1 sản phẩm “made in China”, và tỷ lệ đó vẫn đang tăng lên qua từng năm. Nếu xét thực tế phần lớn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc là chất lượng thấp và độc hại thì đây thực sự là THẢM HOẠ đối với một nền kinh tế có độ mở nằm trong nhóm 5 nước cao nhất trên thế giới như Việt Nam.
Đồ thị: Tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Trung Quốc trong
tổng kim ngạch XNK của Việt Nam giai đoạn 2000÷2014
 – Nguồn: VOA
  1. Trong lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, mặc dù bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ nhiều lần, nhưng chưa bao giờ người Trung Quốc “cắm chốt” được ở bất cứ đâu trên mảnh đất phương Nam này. Song đến nay, nhờ “công lao” của cặp bài trùng Nguyễn Tấn Dũng – Hoàng Trung Hải mà Trung Quốc đã đặt chân vào và từng bước khống chế nhiều vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng ở Việt Nam: một loạt dự ánthuê đất rừng đầu nguồn ở một số tỉnh, dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, dự án Formosa ở Vũng Áng, hai dự án du lịch của người Hoa trên đèo Hải Vân, dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, v.v.
     
  2. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu đến 90% các dự án hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam, với vô số hệ luỵ về an ninh – quốc phòng và những thiệt hại không thể đong đếm về kinh tế (chậm tiến độ hàng năm; chất lượng thấp; phụ thuộc vào Trung Quốc về phụ tùng và linh kiện thay thế, v.v.). 
     
  3. Với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng là nhân vật đóng vai trò quyết định trong chiến dịch đàn áp ngày càng khốc liệt nhằm vào phong trào chống Trung Quốc xâm lược ở Việt Nam nhiều năm qua. Những tiếng nói phản kháng Trung Quốc mạnh mẽ nhất như TS Cù Huy Hà Vũ, blogger Điếu Cày, nhà văn/blogger Phạm Viết Đào, blogger Anh Ba Sàm, nhà văn/blogger Nguyễn Quang Lập… đều lần lượt “được” ông ta cho vào “an dưỡng” trong tù. Mới đây, nhà văn/blogger yêu nước Phạm Viết Đào đã chỉ đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đã chỉ đạo lực an ninh dưới quyền bắt bỏ tù ông cũng như nhiều blogger khác. 
     
  4. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình chống bành trướng Bắc Kinh do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18/8/2011.
Theo nhà báo Huy Đức: “Ngày 2.8.2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khẳng định trong một buổi họp báo: ‘Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình. Để rồi, ngày 18.11.2011, từ chỗ coi những người biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước, Hà Nội ra thông báo vu cho người biểu tình là ‘gây rối Thủ đô’, là có ‘các thế lực chống đối trong và ngoài nước’. Dân chúng nào biết tác giả bản thông báo này là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, phái viên của thủ tướng đặc trách an ninh, tôn giáo. Buổi tối trước khi bản thông báo được đưa xuống Hà Nội, Tướng Hưởng đã đưa đến nhà để Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp đọc duyệt. Cho dù không có quan chức nào ở Hà Nội chịu ký, bản thông báo và những ‘tác phẩm báo chí’ bôi nhọ người biểu tình khác vẫn được phát trên các phương tiện truyền thông của Hà Nội. Từ đó, các vụ bắt bớ người biểu tình diễn ra khốc liệt liên tục vào các ngày chủ nhật.”
  1. Cho đến nay, văn bản pháp lý quan trọng nhất của nhà nước Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa chính là Luật Biển do Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21.6.2012. Tuy nhiên, mặc dù cố tạo ra vẻ ta đây là nhân vật chống Tàu mạnh mẽ nhất trong bộ máy, ông Nguyễn Tấn Dũng lại không hề để lại bất kỳ dấu ấn nào trong quá trình ra đời của đạo luật. Đây được cho là một chiến thắng cá nhân của ông Trương Tấn Sang, người lúc bấy giờ còn cho thấy lập trường chống Trung Quốc rõ ràng. Không những vậy, tuy đã gần 3 năm trôi qua kể từ khi đạo luật này được thông qua,  chính phủ của TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa có bất kỳ động thái gì để triển khai thực hiện đạo luật đó, kể cả việc đơn giản nhất là ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện.
     
  2. Ông Nguyễn Tấn Dũng là một “bậc thầy” của trò “nói một đàng, làm một nẻo”. Điều này thì chẳng còn mấy ai lấy làm lạ nữa. Điều lạ ở đây là dường như ông ta càng “nói một đàng, làm một nẻo” thì lại càng có nhiều ngườitung hê và đặt niềm tin vào ông ta. Không ít người vẫn đang mơ màng là ông ta sẽ cải cách thể chế nếu nắm quyền hành trong tay, đơn giản là vì họ đã nhiều lần nghe ông ta hô hào “cải cách thể chế”, mà lần nào nghe cũng sướng tai. Xin hỏi, nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế, tại sao ông ta lại KHÔNG HỀ thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, điều mà ông ta đã lớn tiếng hô hào ngay từ những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai và hoàn toàn nằm trong phạm vi chức trách cũng như quyền hạn của ông ta. Kinh tế quyết định chính trị. Nếu ông ta thực tâm muốn cải cách thể chế chính trị, tại sao ông ta không tiến hành cải cách thể chế kinh tế để thúc đẩy cải cách chính trị? Tổng thống Obama từng hy vọng việc ký kết TPP với Việt Nam sẽ diễn ra trong năm 2013, vậy mà 2 năm sau đấy người ta vẫn chưa xác định được thời điểm ký kết. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm trễ này là vì Việt Nam chậm tái cấu trúc nền kinh tế và thái độ “quyết liệt” của ông Nguyễn Tấn Dũng trong việc đàn áp những người con ưu tú của đất nước dám cất lên tiếng nói đòi cải cách hệ thống và chống bá quyền Trung Quốc. (Dĩ nhiên, đây là điều mà Trung Quốc hết sức mong muốn.)
Bên cạnh những gì đã trình bày trên đây là thực tế (i) hàng hoá Trung Quốc ngày càng tràn ngập thị trường Việt Nam, (ii) hoạt động buôn lậu hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam ngày một phổ biến, (iii) làn sóng doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam đang âm thầm diễn ra, (iv) các nhà đầu tư Trung Quốc đang ráo riết săn lùng bất động sản Việt Nam, và (v) người lao động Trung Quốc nhan nhản trên khắp lãnh thổ Việt Nam – tất cả đều diễn ra dưới quyền cai quản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thử hỏi, kể từ năm 1945 đến nay, liệu còn người Việt Nam nào lập được nhiều “thành tích” cho Trung Quốc hơn ông Dũng?
Những phát biểu hùng hồn của ông Dũng nhằm vào Trung Quốc và những lời “cảnh cáo” mà Hoàn Cầu Thời Báo nhằm vào ông Dũng chẳng qua chỉ là trò loè bịp dư luận do Trung Nam Hải giật dây, hòng tạo điều kiện cho con bài đắc dụng nhất của họ “ghi điểm” trong mắt công chúng Việt Nam hầu tiến tới thâu tóm ngôi vị tối cao tại kỳ Đại hội Đảng sắp đến.
Mặc dù đứng ở vị trí thứ ba hệ thống “ngôi thứ” của bộ máy, nhưng ông Tấn Dũng vẫn được đánh giá là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam nhiều năm qua.
Mặc dù đứng ở vị trí thứ ba hệ thống “ngôi thứ” của bộ máy, nhưng ông Tấn Dũng vẫn được đánh giá là nhân vật quyền lực nhất Việt Nam nhiều năm qua.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trước Quốc hội hôm 19.11.2014 rằng quan điểm của ông ta trong quan hệ với Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”
Vậy ông ta sẽ “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” với Trung Quốc như thế nào một khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam?
Xin thưa, quá trình “Hán hoá” Việt Nam sẽ còn diễn ra nhanh hơn so với thời kỳ ông ta làm Thủ tướng, bởi lúc này chẳng còn thế lực nào ở Việt Nam đủ sức thách thức quyền lực của ông ta cả.
Hãy nhìn lại 9 năm dưới “triều đại” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xem Việt Nam đã bị “Hán hoá” đến thế nào để hình dung ra bộ mặt Việt Nam 10 năm tới dưới “triều đại” của Tổng Bí thư/Tổng thống Nguyễn Tấn Dũng.

Dĩ nhiên, nếu trở thành Tổng Bí thư khoá tới, ông ta sẽ tiến hành cải cách thể chế “theo cách của 3X” vào cuối nhiệm kỳ để dọn đường cho mình trở thành “Putin của Việt Nam”.
Tác giả bài viết này là người vẫn đang theo đuổi vụ tố cáo đối với PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh kể từ năm 2008 đến nay, nhưng không hề được giải quyết đúng pháp luật, trong bối cảnh ngay cả ĐBQH Dương Trung Quốc, người tiếp nhận đơn thư của chúng tôi, cũng đã bị PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải khống chế và thao túng, mặc dù vụ việc đã được truyền thông quốc tế nhiều lần đưa tin.
Trong câu chuyện tố cáo, tác giả đã nêu rõ ông Hoàng Trung Hải (và sau lưng ông ta là Trung Nam Hải) đã gài bẫy và khống chế được ông Nguyễn Tấn Dũng. Vì thế, ông ta đã nhất quyết đặt ông Hoàng Trung Hải vào vị trí PTT phụ trách kinh tế, và ra sức bảo vệ nhân vật đầy tai tiếng và mờ ám này. Bản thân vợ tác giả, cô Lê Thị Phương Anh, nhân chứng sống của vụ án và từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT Hoàng Trung Hải, lại đang bị Công an Đồng Nai bắt giam và truy tố trái phép từ ngày 15.5.2014.
Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu vụ Lê Anh Hùng, người tố cáo cặp bài trùng Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng, bị cưỡng chế vào trại tâm thần từ ngày 24.1 ÷ 5.2.2013 như một vụ vi phạm nhân quyền tiêu biểu của nhà cầm quyền Việt Nam trong năm 2013.
Dưới áp lực của dư luận, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn điềm nhiên tuyên bố dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước”. Với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine trên đèo Hải Vân thì mặc dù Bộ Quốc phòng đã chính thức có văn bản kiến nghị dừng dự án từ ngày 28.11.2014 song đến nay ông ta vẫn chưa hề hé răng lấy nửa lời, dù trước đấy ông ta đã hứa “sẽ xem xét lại”. Nếu đối thủ của ông ta không “xì” tin cho báo chí lên tiếng thì sẽ chẳng bao giờ có chuyện ông ta “xem xét lại” ở đây cả.
Tương tự, nếu đối thủ của ông ta không “xì” ra cho báo chí biết chuyện Cty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đòi thành lập đặc khu kinh tế trực thuộc Văn phòng Chính phủ thì nay Formosa Hà Tĩnh đã trở thành một “tiểu quốc” của Đại Hán trực thuộc PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải rồi (dù trên thực tế nó đã trở thành đặc khu Trung Quốc từ lâu).
Đặc biệt, nếu truyền thông quốc tế không kịp thời loan tin thì âm mưu lập căn cứ tại Cửa Việt của Trung Quốc cũng đã trở thành hiện thực.

Nếu tôi làm thủ tướng nhiệm kỳ mới

Nếu tôi làm thủ tướng nhiệm kỳ mới

25/01/2016 09:27 GMT+7
TT - TS Nguyễn Đình Cung, viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, trò chuyện với Tuổi Trẻ về Đại hội Đảng - vấn đề thời sự nhất hiện nay.
 
"Nghe đọc bài: Nếu tôi làm thủ tướng nhiệm kỳ mới"
Ông Nguyễn Đình Cung - Ảnh: Việt Dũng
Ông Nguyễn Đình Cung - Ảnh: Việt Dũng
Hội nhập, theo tôi, là nhân tố thúc đẩy thay đổi thể chế. Cái được lớn nhất của hội nhập lẽ ra phải là phát triển thể chế như các nước chứ không chỉ là thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa...
TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG (viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)
* Chuẩn bị cho một nhiệm kỳ mới, nếu là thủ tướng, ông sẽ làm gì?
- Tôi nghĩ thủ tướng nhiệm kỳ mới nên tập hợp quanh mình những chuyên gia giỏi và ngay lập tức hoạch định chương trình hành động cho nhiệm kỳ mới với những nội dung đổi mới cùng kế hoạch thực thi cụ thể. Điều này giúp thủ tướng tránh sa vào giải quyết các vấn đề sự vụ, trước mắt.
Có mấy vấn đề lớn cần tập trung.
Một là, thiết lập thể chế để hình thành, phát triển và hoàn thiện các thị trường, nhất là thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, thị trường quyền khai thác tài nguyên; chuyển khối tài sản toàn dân mà hiện Nhà nước đang quản lý thành những loại tài sản chuyển nhượng, mua bán, trao đổi được.
Hai là, tiếp tục mở rộng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh đồng thời với thiết lập các thiết chế đảm bảo cạnh tranh công bằng.
Ba là, cần cải cách thực chất khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Cuối cùng, cần từng bước thay đổi vai trò Nhà nước và đổi mới hệ thống quản trị công chuyển từ Nhà nước sở hữu và kiểm soát sang Nhà nước kiến tạo và điều tiết.
Cần một bước nhảy đủ mạnh
* Trong văn kiện Đại hội Đảng lần này, ông nhìn thấy những điểm gì mới?
- Theo tôi, có một số điểm mới mà quan trọng nhất là “Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế (...) vận hành đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.
Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết (...) để thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội”.
Như vậy, lần đầu tiên văn kiện Đảng khẳng định phải xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại và đầy đủ như các nước phát triển.
Đặc biệt, việc tách bạch hẳn “phát triển kinh tế thị trường” và “đảm bảo an sinh xã hội” sẽ giúp tránh được những quyết định can thiệp hành chính, làm méo mó thị trường...
Quan điểm lớn thứ hai cũng mang tính định hướng rõ nét: “Tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện ngày càng minh bạch, an toàn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường”.
Đây là cái chúng ta còn yếu. Đại hội thông qua văn kiện này sẽ là cơ sở để thúc đẩy các chính sách đảm bảo quyền tự do sáng tạo, đầu tư kinh doanh của người dân.
* Thật ra chúng ta từng nghe không ít về những mục tiêu trên. Nhưng vấn đề là liệu có thực hiện được hay không trong tình hình “nói nhiều - làm ít” và rất hay “bàn tới - bàn lui”?
- Trong vài năm qua, nhất là từ năm 2014, Quốc hội đã ban hành các luật theo hướng mở rộng và bảo đảm tốt hơn quyền tự do kinh doanh.
Chính phủ đã có các nghị quyết (như nghị quyết 19) về tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh... Đó là những nghị quyết đầy quyết tâm (với mục tiêu như rút thời gian nộp thuế xuống ngang bằng các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan... - PV).
Lần đầu tiên VN đã chấp nhận so việc cải cách của mình với quốc gia khác, nhất là các quốc gia tiên tiến trong khu vực, chứ không chỉ so với chính mình như trước đây.
Song tiến độ thực hiện nghị quyết nhìn chung khá chậm. Và đúng là cái yếu nhất ở VN là tổ chức thực hiện. Ngay cả chính sách tốt, kết quả thực hiện cũng khác khá xa so với những gì có trên giấy tờ.
Tại sao luật lệ, chính sách nói chung chưa đáp ứng yêu cầu phát triển? Ngay cả các chính sách tốt thì thực thi cũng chưa tốt? Theo tôi, có cái gì đó không còn phù hợp trong hệ thống của chúng ta.
Do đó, muốn khắc phục phải đổi mới căn bản, toàn diện làm thay đổi về chất của thể chế kinh tế VN. Đó có thể gọi là một cuộc đổi mới lần 2 sau cuộc đổi mới năm 1986.
* Nhưng nhiều vị lãnh đạo cho rằng quá trình đổi mới diễn ra liên tục, chứ không phải đổi mới lần một hay lần hai?
- Đúng là quá trình đổi mới liên tục, nhưng đến một thời điểm nào đó cần có một bước nhảy đủ mạnh để có chuyển đổi cơ bản về chất, tạo động lực mới cho quá trình phát triển.
Tại những thời điểm như thế, đổi mới theo kiểu tuần tự, từng bước không đủ để giải quyết các nút thắt của phát triển.
Có thể nói dư địa và động lực của những đổi mới của 30 năm qua đến nay đang yếu dần, giống như phát triển lên đến trần nhà rồi, phải tính đục cái trần đó đi để mở rộng không gian và dư địa phát triển.
Nếu chỉ loay hoay ở dưới trần không thể phát triển đột phá như các nước đã phát triển thành công chỉ trong vòng vài mươi năm.
* Vậy đổi mới lần hai cụ thể gồm những việc gì, thưa ông?
- Chủ yếu là cải cách thể chế. Thể chế về sở hữu chúng ta chưa hoàn thành, cần tiếp tục. Chúng ta chưa chuyển được sang nền kinh tế trong đó sở hữu tư nhân là chủ yếu, rất nhiều tài sản hiện nay chưa được pháp luật ghi nhận là tài sản, còn sở hữu toàn dân thì không rõ ràng.
Do đó, các thị trường nhân tố sản xuất ở nước ta đang rất sơ khai, méo mó, chưa trở thành yếu tố quyết định trong phân bố nguồn lực xã hội, trái lại đang bị can thiệp hành chính khá phổ biến.
Cách thức phân bố nguồn lực như vậy khó có thể công bằng, khách quan, rất không có lợi cho phát triển khu vực doanh nghiệp tư nhân.
Gỡ bỏ tư duy đè nén
* Thưa ông, chủ trương hỗ trợ khởi nghiệp đã được nói nhiều, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp VN muốn khởi nghiệp phải đăng ký ở... Singapore?
- Tôi biết một số bạn trẻ phải sang Singapore để lập doanh nghiệp, để khởi nghiệp. Bởi họ đăng ký qua mạng rất dễ dàng trong khi việc khởi nghiệp đó không thể làm được ở nước ta bởi những ràng buộc, cấm đoán về pháp lý. Đó là chưa kể ở VN, bảo hộ sở hữu trí tuệ rất kém.
Người ta vừa có ý tưởng sáng tạo hay sản phẩm mới, thiên hạ sao chép ngay, rồi hàng giả, hàng nhái xuất hiện... Như thế doanh nghiệp làm sao sống được?
Doanh nghiệp VN khởi nghiệp ở nước ngoài thì thuế họ cũng nộp ở nước ngoài là chính... Không gian bây giờ rộng mở, rất khó kiểm soát được.
Chúng ta quản lý theo kiểu thiên về kiểm soát, và đã kiểm soát thì luôn có xu hướng là chỉ cho doanh nghiệp làm những gì trong phạm vi có thể kiểm soát được, trong phạm vi hiểu biết của công chức.
Vì vậy, doanh nghiệp luôn cảm thấy bị đè nén, không thể phát huy hết tiềm năng và sáng tạo của mình. Cách quản lý như thế không những không khuyến khích mà còn làm thui chột sự năng động, sáng tạo.
* Nhưng trong các văn bản tổng kết cho thấy nhiệm kỳ này cũng đã làm được nhiều điều để hỗ trợ kinh doanh, cải cách thể chế?
- Đánh giá tổng thể thì chúng ta đã làm được một số việc, nhưng chưa thể hài lòng. Nếu nói một cách chung nhất thì trong 5 năm qua, VN đã xây dựng được những đạo luật quan trọng làm nền tảng cho phát triển kinh tế như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư 2014...
Nhưng phải nói thật, những luật ấy, theo tôi, mới tạo được một việc là tôn trọng và khuyến khích quyền tự do kinh doanh. Điều đó chưa đủ.
Phải làm nhiều việc khác nữa như buộc tự do kinh doanh phải đi liền với cạnh tranh thị trường một cách công bằng và trật tự; hay các doanh nghiệp phải tiếp cận nguồn lực thông qua trao đổi trên thị trường chứ không phải qua “xin cho”...
* Theo ý ông, dù đã có chuyển biến nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thể có cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp sân sau?
- Có thể nói hiện nay chưa có cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp và trong môi trường thiếu cạnh tranh công bằng thì phần thua thiệt thường nghiêng về doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp thiếu mối quan hệ...
Vì vậy, người có sáng kiến hay ý tưởng kinh doanh tốt, dù rất nỗ lực cũng chưa chắc thành công bằng những doanh nghiệp có “mối quan hệ”.
Những doanh nghiệp làm ăn tử tế, liêm chính vẫn có thể bị thua thiệt bởi hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng mà không tìm được cách phù hợp để bảo vệ lợi ích 
của mình.
Tôi muốn nhấn mạnh VN phải có thể chế đủ mạnh để đảm bảo trên thực tế việc cạnh tranh công bằng, để cạnh tranh trở thành động lực sống còn của các doanh nghiệp. Điều đó mới bảo đảm cho kinh tế thị trường được vận hành đầy đủ và hiệu quả.
* Đại hội Đảng, theo ông, có phải là thời cơ để tiếp tục đổi mới mạnh hơn?
- Chúng ta có quyền hi vọng đất nước sẽ có đổi mới lần hai và tiếp tục phát triển mạnh hơn, nhanh hơn để sớm đuổi kịp các nước khác trong khu vực.
Tôi cho rằng mỗi giai đoạn phải đặt ra câu hỏi: vấn đề đất nước đang phải đối mặt là gì? Lãnh đạo đất nước là người phải có năng lực để giải quyết vấn đề đó, chứ không ở tuổi bao nhiêu, phát biểu những gì...
Người lãnh đạo rất cần có tư duy đổi mới vượt bậc, nếu không sẽ khó vượt qua được nếp nghĩ và cách làm cũ.
NHÓM PHÓNG VIÊN TUỔI TRẺ thực hiện