Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Vụ nước sông đổi màu, cá chết: Nguy cơ phá sản, trắng tay!

Vụ nước sông đổi màu, cá chết: Nguy cơ phá sản, trắng tay!

Dân trí Sáng ngày 7/5, ông Nguyễn Đức Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã đến khu vực sông Bưởi - nơi nguồn nước bị ô nhiễm khiến cá chết hàng loạt, trực tiếp chỉ đạo công tác xử lý. Tình trạng ô nhiễm môi trường khiến cuộc sống của hàng nghìn người dân đang bị đảo lộn, lao đao.

Cá chết nổi trắng sông Bưởi
Thông tin mới nhất, đến thời điểm này, số lượng cá chết, trong đó chủ yếu là cá lồng của các hộ dân dọc sông Bưởi, đoạn chảy qua địa bàn huyện Thạch Thành đã lên đến trên 14 tấn.
Trước tình trạng trên, sáng ngày 7/5, ông Nguyễn Đức Quyền - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng lãnh đạo các Sở TN&MT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan ban ngành có liên trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác xử lý môi trường.

Người dân thẫn thờ nhìn cá chết
Người dân thẫn thờ nhìn cá chết
Theo thông tin từ ông Lê Văn Trinh - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành, đến thời điểm này đã có hơn 14 tấn cá bị chết. Nguồn nước sông vẫn đang bị ô nhiễm, có màu nâu, sủi bọt trắng và có mùi nồng.
Biện pháp trước mắt của chính quyền địa phương là yêu cầu các địa phương nơi có nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo, khuyến cáo bà con nhân dân không ăn cá chết, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt và cho gia súc, gia cầm uống.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí vào sáng ngày 7/5, tình trạng nguồn nước sông ô nhiễm đã khiến hàng chục hộ dân nuôi cá lồng trên dòng sông Bưởi, đoạn qua các xã như: Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Mỹ, Thành Vinh (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) lâm vào tình cảnh lao đao. Tình trạng cá chết vẫn liên tục diễn ra nổi trắng cả dòng sông Bưởi trước sự bất lực của người dân.
Người dân vớt cá chết lên bè chờ tiêu hủy
Người dân vớt cá chết lên bè chờ tiêu hủy
Ông Nguyễn Văn Vững ở thôn Lộc Phượng 1, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành - một trong những hộ gia đình nuôi cá lồng trên sông Bưởi đang đứng trước nguy cơ phá sản vụ cá lồng năm nay. “Gia đình tôi bị thiệt hại hơn 1 tấn cá, con to nhất nặng khoảng 7kg. Toàn bộ vốn liếng của gia đình đã đổ hết vào mấy lồng cá này, giờ thì bị mất trắng. Chúng tôi chỉ còn biết trông chờ vào cơ quan chức năng giúp đỡ phần nào”.
Không chỉ gia đình ông Vững mà nhiều hộ dân khác cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản vụ cá năm nay. Hiện chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành tiêu hủy số cá bị chết do ô nhiễm môi trường. Tình trạng cá chết trên sông Bưởi vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các ngành chức năng vẫn đang nỗ lực cùng người dân xử lý tình trạng trên.
Cá tự nhiên cũng chết trôi dạt trên sông
Cá tự nhiên cũng chết trôi dạt trên sông
Những lồng cá sắp thu hoạch chết trắng
Những lồng cá sắp thu hoạch chết trắng
Nhiều hộ nuôi cá thiệt hại nặng nề
Nhiều hộ nuôi cá thiệt hại nặng nề
Những lớp cá chết phủ kín mặt sông
Những lớp cá chết phủ kín mặt sông
Người dân bất lực nhìn cá chết
Người dân bất lực nhìn cá chết
Tiêu hủy cá chết
Tiêu hủy cá chết
Tình trạng cá chết vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Tình trạng cá chết vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Hàng chục hộ nuôi cá trên sông Bưởi thiệt hại do ô nhiễm môi trường
Hàng chục hộ nuôi cá trên sông Bưởi thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Ông Nguyễn Văn Phượng xót xa khi những con cá lớn đang kỳ thu hoạch bỗng lăn ra chết sạch.
Ông Nguyễn Văn Phượng xót xa khi những con cá lớn đang kỳ thu hoạch bỗng lăn ra chết sạch.
Duy Tuyên

TẢN MẠN VỀ MẸ

TẢN MẠN VỀ MẸ 

Nguyễn thị Hồng


Trong tự điển của ngôn ngữ, người ta tìm thấy một định nghĩa về mẹ: “Mẹ là người đàn bà đã sinh ra ta”. Nhưng thực tế mẹ không thể nào chỉ đơn giản như thế mà thôi! Mẹ còn là một điều gì đó rất cao cả, vĩ đại lắm; ý nghĩa về mẹ vượt lên trên mọi ngôn ngữ thông thường khó diển t được hết trọn ý nghĩa của từ về "me".
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, từ lúc sinh ra và lớn lên ai mà không có mẹ và ai mà không cần có mẹ. Chính vì có mẹ ta mới có một tuổi thơ ngọt ngào và khôn lớn nên người. Tình mẹ là một tình yêu thiêng liêng, cao cả không gì thay thế được, chỉ có mẹ mới chịu đựng được bao nỗi nhọc nhằn, lao tâm lao lực với con.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương. ( ca dao)

Những tháng cưu mang là những tháng ngày mẹ phải vất vả, ăn không ngon, ngủ không yên, đi đứng khó khăn, nhưng mẹ vẫn cảm thấy vui vì mẹ biết rằng rồi đây mẹ sẽ có con- một niềm vui lớn không gì đánh đổi được. Cho đến lúc con được sinh ra và lớn lên, cũng là nỗi vất vả, khó khăn của mẹ chất chồng.

Mẹ là tiếng nói được bộc lộ từ một thứ tình cảm luôn chở che, cưu mang, bao dung, độ lượng,…; luôn hy sinh, cam chịu trong mọi hoàn cảnh. Đây chính là thứ tình cảm ngọt ngào thiêng liêng, làm nảy sinh nên mọi tình cảm ở đời như: tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, tình yêu đồng bào, tình yêu con người,v.v… Nếu thiếu vắng thứ tình cảm này, cũng đồng nghĩa với sự vắng mặt hoàn toàn của mọi thứ tình cảm có trong cõi đời nầy.


Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng

Trong thi ca Việt Nam, có đến cả muôn ngàn áng văn chương tuyệt tác ca tụng tình cảm thiêng liêng này. Trong đó, hình ảnh của người Mẹ được khắc hoạ qua các hình tượng hết sức sống động, sống mãi cùng thời gian.
Bởi vì mẹ là nguồn suối mát, là bầu sửa ngọt, là hương thơm, là hy sinh, là dỗ dành, yêu thương, đùm bọc; là hơi ấm và là tất cả những gì cao quí nhất trên đời. Mẹ cò là đôi tay đã dìu đỡ ta đi những bước chập chững đầu tiên. Mẹ là giọng nói êm êm, giúp ta bập bẹ những âm thanh đầu đời. Mẹ là bàn tay ấm, kiên nhẫn tập cho ta viết những mẫu tự đầu lòng. Một số ca dao ghi lại cai tình thiêng liêng đó của người mẹ:


 Đói lòng ăn trái ổi non 
nhịn cơm nuôi Mẹ cho tròn nghĩa xưa. 

- Lên chùa thấy Phật muốn tu 
về nhà thấy Mẹ công phu chưa đền. 

- Ví dầu con phụng bay qua 
Mẹ nói con gà, con cũng nói theo. 

- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều 
bâng khuâng nhớ Mẹ chín chiều ruột đau. 

- Thương thay chín chữ cù lao 
tam niên nhũ bộ biết bao nhiêu tình. 

- Xin người hiếu tử lắng khuyên 
kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con 
kẻo khi sông cạn, đá mòn 
phú nga phú ủy có còn ra chi. 

- Nuôi con chẳng quản chi thân 
bên ướt Mẹ nằm, bên ráo con lăn. 

- Mẹ già ở túp lều tranh 
sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Mẹ là đôi tay gầy nhẫn nhục cùng đôi quang gánh. Mẹ là mái tóc dãi dầu gió sương, đốm bạc vì lo lắng; đôi chân mẹ không quản cực nhọc, rạo bước khắp mọi nẻo đường mang về cho con manh áo, chén cơm. Mẹ là đôi tay chai sần vì công việc cày cấy. Mẹ là đôi chân ngọc trong bùn non, lom khom cắm từng rẽ lúa xuống ổ ruộng loáng nước. Mẹ là tấm áo nâu đen ướt sủng nước mặn, buổi sáng, buổi chiều, bên lạch, bên sông, mò tôm, mò cá.


Ngày xưa mẹ là thế, bao đau khổ của cuộc đời, mọi khó khăn của cuộc sống mẹ đều gánh lấy, mẹ chỉ mong sao cho con được vui, được trưởng thành: cơm dù khô dù nhão vẫn nhai nhuyễn, lừa xương lừa sóc bỏ ra để có búng cơm ngọt ngào mớm cho con. Ôi! búng cơm ngày nào sao con không nghĩ được, bây giờ hóa ra rất lớn lao, lớn lao ở cái tình mẹ mà giờ đây dường như nó còn nghèn nghẹn ở cuống họng của con. Cuộc sống của con bây giờ có lẽ đã hơn trước, không phải chịu cảnh cơ hàn như cuộc sống của mẹ ngày nào. Con lại nhớ đến mẹ, muốn phụng dưỡng mẹ, muốn bù đắp lại bao tháng ngày khổ cực của mẹ, nhưng mẹ đã không còn, mẹ không thể chia sẻ cùng con những món ngon ngày xưa mẹ không có, có chăng những lúc con dâng cúng mẹ, cầu mong mẹ về đây cùng con san sẻ, và con lại cầu nguyện để mẹ được bình yên nơi ấy, linh hồn mẹ được siêu thoát, để rồi con xin mẹ phù hộ cho con được bình an hạnh phúc...

Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật như đường mía lau. (Ca dao)

Thật ra con đã biết được cái ngày khắc nghiệt này, nên con lo sợ mẹ bỏ con, con thầm mong cho mẹ luôn luôn được khỏe mạnh, được yên vui, nhưng cuộc sống có quy luật riêng của nó, do đó con không cưỡng lại được, mẹ phải già và thật sự bây giờ mẹ đã già. Mẹ đi không nổi, phải vịn vào tường, phải bám thanh giường mà đi. Nhưng với con, mẹ vẫn khỏe, vẫn là chỗ dựa. Trên mỗi bước con đi trong cuộc đời đều có mẹ, phải vịn mẹ mới mong khỏi vấp ngã. Dù con bao nhiêu tuổi đi nữa, với mẹ con vẫn là đứa trẻ lên ba, phải tập tễnh vào đời dưới đôi tay dìu dắt của mẹ. Nhưng ông trời thật khắc nghiệt, không để con mãi mãi được gần mẹ, nên con phải đi, tự tìm hạnh phúc của riêng con, bỏ lại mẹ già không ai chăm sóc:

Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa, kỷ trà ai nâng? (ca dao)

Vâng! M là hình ảnh của mang nặng đẻ đau, nhai cơm, nhường nơi khô nằm nơi ướt, con đau là mẹ đứng ngồi không yên,v.v… khi con còn bé bỏng; thế rồi để con lớn khôn và vững bước vào đời, mẹ lại làm thân cò lặn lội, bươn chải, vất vả nuôi con.

"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên,
Trọn đời vất vả triền miên,
Chạy lo bát gạo đồng tiền nuôi con;
Dẫu cho thân xác héo mòn,
Miễn sao con được đủ đầy ấm no.” (Ca dao)

Vất vả thế, cơ cực thế, mẹ không hề than van! Hình ảnh người mẹ tảo tần sớm hôm dưới mưa gió trên đồng ruộng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời; lam lũ, vất vả giữa chợ đời, gánh hàng rong trĩu nặng trên đôi vai gầy dạo khắp cùng đường cuối hẻm mong kiếm đồng lời để nuôi con ăn học thành tài cho khỏi thua sút với đời. Hởi những ai đang còn có mẹ: - bạn có cảm nhận được hết tất cả những gì cao quí nhất của mẹ mình hay không?

Mẹ là người có trái tim đa cảm nên phải chịu đựng nhiều. Đất nước Việt Nam trước họa xâm lăng của người cộng sản Bắc Việt nên chiến tranh leo thang vào thập niên 60 (tk.20) triền miên nỗi đau mất mát ngày càng chồng chất trong trái tim của người mẹ - có con trai cầm súng chiến đấu, để giử yên miền nam được trọn vẹn trong không khí yên bình của tự do. Chiến tranh... rồi cũng qua đi nhưng hậu quả để lại dường như vẫn đọng lại đâu đây. Thiệt hại về chiến tranh vô cùng to lớn, song có lẽ sự mất mát chồng con của những bà mẹ, người vợ là vết thương lòng khó lành nhất. 

Trong cuộc chiến xâm lược vừa qua do Hồ chí Minh và đảng csVN chủ xướng đã làm khoảng 5 triệu người đã chết, trong đó gần ba triệu người trực tiếp cầm súng của cả hai miền nam bắc đã hy sinh và mất tích. Đó là con số tạm thống kê, thực sự chắc lớn hơn nhiều, số thương vong nói lên trọn vẹn tình cảnh và cuộc đời vui buồn theo vận nước của những người m Việt Nam: “Xưa tiễn chồng đi rười rượi tóc xanh, nay tiễn con đi mẹ đã lung linh đầu bạc” hình ảnh các Mẹ, các chị em quên tuổi xuân hiến mình cho đất nước những người thân yêu nhất.


Không có nơi nào trên thế giới mà lòng mẹ luôn quặn lòng về đàn con bất hiếu (csVN) của mình như những bà mẹ VN, mẹ vô phúc đã cưu mang những đứa con phản phúc, từ bao nhiêu năm đã lừa dối đòng bào núp dưới chiêu bài chống Mỹ cứu nước giải phóng miền nam.
Mẹ lúc nào củng là bậc trưỡng bối, là thầy... là bạn đồng hành với con cái đến hơi thở cuối cùng...mẹ là những kinh nghiệm phong phú trao cho đàn con trước khi dấn thân hay nhập cuộc. Con cám ơn mẹ, không quên dâng lên mẹ một đoá hoa hồng thơm ngát để tỏ lòng thương yêu và kính mến trong suốt cả cuộc đời nầy. Chúc tất cả các bà mẹ VN thật hạnh phúc trong tình thương của con cái dâng lên mẹ trong ngày hiền mẫu.


 Có rất nhiều bài thơ viết về mẹ, rất nhiều bài hát viết về mẹ nhưng có lẽ đặc sắc hơn hết là ca dao về mẹ. Ca dao về mẹ đã nâng niu những tình mẫu tử cao quý nhất của con người, giúp con người cảm nhận được một thứ tình cảm thiêng liêng không gì thay thế được. Ca dao về mẹ dẫn ta đi như dẫn người con bé bỏng, rất ngoan. Đọc ca dao về mẹ, chúng ta như qua được chiều dài của tình cảm con người. Ở đó, ta đã vui buồn với nhau về tình mẫu tử.
Để nhớ ti công lao của người từng mang nặng đẻ đau nên khắp nơi trên thế giới, thường tổ chức vào ngậy chủa nhầt của tuần thứ 2 trong tháng năm. Những nước như CHXHCNVN trước 1975- ngày vinh danh người mẹ không bao gi có, đó là truyền thống của người công sản, một đám con hoang vô gia đình , vô tổ quốc và vô thần.... Riêng tại miền nam VN trong chế độ cộng hoà, ngày mẹ thường được được người Phật tử tôn vinh chung trong ngày lễ Vu Lan hàng năm-tức ngày rằm tháng 7. Sắp đến ngày hiền mẫu của thế giới sắp tới (8/5), tuổi trẻ hậu duệ VNCH thành tâm,
Nguyện cầu Quốc Mẩu Âu Cơ
Sáng soi dân tộc con đường đấu tranh
Sao cho chí toại công thành
Việt Nam dân chủ, thái bình, ấm no

Nguyễn thị Hồng 4/4/2016

http://kimanhl.blogspot.com.au/

Ông chủ đất quán Xin Chào chính thức vô tội

Ông chủ đất quán Xin Chào chính thức vô tội

 Chiều 6/5, ông Nguyễn Văn Bỉ, chủ quán đất Xin Chào đã nhận quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can tại trụ sở Công an huyện Bình Chánh.
Người kí quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can và trao quyết định cho ông Bỉ là thượng tá Lê Văn Hải, Phó trưởng Công an huyện, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Bình Chánh.  
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Bình Chánh, sau khi tiến hành điều tra thấy hành vi xây dựng công trình tại tổ 13, khu phố 3, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TPHCM của ông Nguyễn Văn Bỉ không phải là nhà ở và quyết định xử phạt hành chính vào ngày 27/11/2015 của UBND huyện Bình Chánh đối với ông Nguyễn Văn Bỉ còn hiệu lực, do đó không cấu thành tội phạm.
Cũng tại trụ sở Công an huyện Bình Chánh, thượng tá Lê Văn Hải đã thay mặt cơ quan chức năng xin lỗi ông Bỉ. Ông Hải cũng hỏi ý kiến ông Bỉ về việc có yêu cầu gì về bồi thường tổn thất hay không. Đáp lại, ông Bỉ cho rằng ông không cần, cũng không có yêu cầu gì về bồi thường cũng như tổ chức xin lỗi công khai.
Ông chủ đất quán Xin Chào chính thức vô tội - ảnh 1
Ông Nguyễn Văn Bỉ cầm quyết định đình chỉ trên tay trong niềm vui. Ảnh Việt Văn
Ông chủ đất quán Xin Chào chính thức vô tội - ảnh 2Quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Nguyễn Văn Bỉ. Ảnh Việt Văn
Cầm quyết định trên tay, ông Nguyễn Văn Bỉ chia sẻ niềm vui khi mình vô tội. Ông Bỉ nói: “Tôi được minh oan, được trả lại lý lịch trong sạch cho bản thân và gia đình. Giờ tôi chỉ muốn tiếp tục công việc mần ăn, sinh sống trên mảnh đất của ông bà”.
   
Trước đó, ông Nguyễn Văn Bỉ bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố hình sự vì vi phạm các quy định về quản lý nhà ở. Theo kết luận điều tra của Công an huyện Bình Chánh, ông Bỉ dựng chòi lá chứa vật tư nuôi trồng, với kết cấu là cột cây, vách lá, mái lá. Việc xây dựng chòi lần 2 cũng cột cây, vách lá, mái lá nhưng diện tích nhỏ hơn. 
Kết luận điều tra cho rằng hành vi của ông Bỉ là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến tình hình quản lý trật tự quản lý đô thị, phá vỡ quy hoạch tổng thể chung tại địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an tại địa phương. Do đó cần phải đưa ra xét xử trước pháp luật để răn đe giáo dục chung.
Theo kết luận điều tra của Công an huyện Bình Chánh, tháng 7/2015, do ông Bỉ cần chỗ để làm nơi chứa vật tư trồng cây và nuôi vịt, ngỗng nên đã xây dựng một căn chòi lá mà không xin phép với kết cấu cột cây, vách lá, mái lá.
Ngày 14/7/2015, ông Bỉ bị UBND Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi xây dựng nhà không có giấy phép. Sau đó, ông Bỉ bị xử phạt về hành vi này. Ông tự khắc phục bằng cách tháo dỡ căn chòi lá của mình và đi đóng phạt.
Đến ngày 17/11/2015, ông Bỉ tiếp tục xây dựng căn chòi lá với diện tích nhỏ hơn cũng có kết cấu cột cây, vách lá, mái lá. Lúc này ông cũng bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt với lỗi xây dựng không phép. Ngày 27/11/2105, UBND Thị trấn Tân Túc ra quyết định xử phạt hành chính ông Bỉ.
Tuy nhiên, lúc này cơ quan điều tra, Công an huyện Bình Chánh đề nghị UBND Thị trấn Tân Túc tạm đình chỉ và hủy bỏ thi hành quyết định xử phạt hành chính ngày 27/11/2015. Ngày 25/12/2015, UBND huyện Bình Chánh ra quyết định tạm đình chỉ theo đề nghị của công an. Sau đó, cơ quan điều tra, Công an huyện Bình Chánh đã ra quyết định khởi tố ông Bỉ về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
theo TPO 

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

Thấy gì dưới đáy biển sau thảm họa cá chết

TP - “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt” - ngư dân Phạm Văn Thùy thông báo sau cú lặn thứ 2 xuống đáy biển, ngay phía trước xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình).
Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.Hiện vật cú lặn thứ 3 là cây san hô đỏ bị chết.
Ngư dân sợ lặn biển
Cả một buổi sáng, PV Tiền Phong rong ruổi khắp xã Nhân Trạch nhưng chẳng ai nhận lời lặn xuống thám sát đáy biển, nơi có rặng san hô kéo dài mấy km cách bờ biển Nhân Trạch và Quang Phú chừng 1 hải lí. Thông tin đáy biển la liệt xác hải sản khiến chúng tôi nóng lòng, nhưng ngư dân ở đây nói, rất sợ lặn xuống biển vì không biết chất độc gì đang nằm dưới đó.
Cậy nhờ đến ông Phạm Văn Khiển, trưởng thôn Nhân Quang động viên mọi người nhưng vẫn không ăn thua. Chỉ đến khi ông Khiển nói, các phóng viên đang giúp bà con mình phản ánh thông tin để Nhà nước biết, về tìm nguyên nhân xử lí, thì hai ngư dân Phạm Văn Thùy, Phạm Văn Quý, là con cháu của ông Khiển mới nhận lời.
Rặng san hô là nguồn sống của gần 1/3 ngư dân xã Nhân Trạch và Quang Phú. Muốn bắt thủy hải sản ở rặng san hô chỉ có duy nhất là lặn xuống đáy biển dùng lao hoặc tay không. Loài cá thì dùng lao để phóng khi phát hiện chúng nấp trong hang hốc; còn ngao, sò, ốc, vẹm, nhím biển thì chỉ cần dùng tay nhặt bỏ vào giỏ mang về. Mỗi ngày một thợ lặn có thể thu nhập từ 500 nghìn đến vài triệu đồng từ việc đánh bắt hải sản.
“Rặng san hô này ngày xưa đẹp lắm, đỏ có, xanh có, tím có, trắng có... như một vườn hoa lung linh sắc màu. Từ ngày cá chết, ngư dân bọn em chẳng ai ra đó vì sợ nước biển nhiễm độc. Đặc biệt, sau khi nghe thông tin mấy thợ lặn ở Vũng Áng bị nhiễm độc, có một người chết thì không ai dám ra tắm biển chứ đừng nói đến lặn biển. Hôm nay nể trưởng thôn lắm, bọn em mới đi đấy. Có đoàn các nhà khoa học từ Nha Trang ra, không thuê được thợ lặn ở đây, phải đưa thợ lặn từ Nha Trang ra để lấy mẫu của rặng san hô, bọn em chỉ nhận chở họ ra đó thôi” - anh Thùy nói.
“Nghĩa địa” trong lòng biển
Thuyền ra cách bờ chừng 500m, chúng tôi đề nghị dừng thuyền để lặn thám sát đáy biển. Anh Quý cho biết, ở đây chưa đến rặng san hô, nước sâu chừng 10m. Khoảng 2 phút, anh Thùy ngoi lên khỏi mặt nước, trong chiếc giỏ mang theo, đựng đầy xác cá, xác vẹm, còn túi bóng đựng bùn đất được lấy từ đáy biển. Anh Thùy cho biết, nước ở tầng đáy có màu vàng đục khác thường, xác thủy hải sản chết nằm la liệt. Ngoài những bộ xương cá, còn có rất nhiều xác cá đang phân hủy và cá mới chết. Phần cát trộn với bùn đất lấy từ đáy biển có mùi hôi khó chịu.
Chiếc thuyền tiếp tục tiến ra rặng san hô, cách bờ chừng 1 hải lí. Cú lặn thứ hai của anh Thùy cũng nhanh như lần trước. “Đáy biển không còn chi nữa rồi! Dưới đó cá chết nằm la liệt. Nhím, ngao, sò, ốc, vẹm chỉ còn lại vỏ. Rặng san hô đẹp như vườn hoa lung linh sắc màu, giờ ngả nghiêng, xiêu vẹo, ố vàng, nám đen xám xịt hết rồi” - anh Thùy thông báo.
Cú lặn thứ 3 của anh Thùy cách bờ chừng 1,5 hải lí, sóng to khiến chiếc ống dẫn ôxy  bị bung đoạn khớp nối, nhưng anh Thùy cũng kịp mang lên một cây san hô đỏ nặng chừng 1,5kg. Cây san hô bị nám đen phần gốc, còn phần thân bị ố vàng, chỉ còn lại phần ngọn dính một ít màu đỏ sẫm. Anh Thùy nói, bình thường để nhổ được cây san hô rất khó vì nó dính chặt vào rạn đá, nhưng nay chỉ cần cầm vào nhấc nhẹ là lấy được. Điều này chứng tỏ nó đã chết nên phần gốc bị phân hủy. Mùi của cây san hô này cũng tanh nồng như xác cá chết.
Trời về chiều, gió nồm càng lớn, chiếc thuyền nghiêng ngả có nguy cơ không trụ nổi, chúng tôi quyết định vào bờ. Sau 3 cú lặn ở 3 điểm khác nhau nhưng những gì mà thợ lặn mang lên đều chung kết quả, chỉ là xác chết của hải sản. Anh Thùy khẳng định, ở đây, đáy biển không còn thấy con vật gì sống sót, chỉ toàn xác chết của các loài hải sản nằm la liệt.
Đón chúng tôi trên bờ, ông Hồ Văn Nam, Bí thư Chi bộ thôn Nhân Quang với gương mặt buồn rầu nói: “Giờ chỉ mong là sao các cấp, các ngành sớm công bố nguyên nhân, chỉ ra ai đã gây ra thảm họa này để bắt họ phải chịu trách nhiệm. Dân chúng tôi sống nhờ vào biển, giờ biển thế này thì không biết sẽ ra sao. Cũng mong sao các nhà khoa học có cách gì xử lí tình trạng ô nhiễm đáy biển, nếu không sẽ là thảm họa đối với con người”.
Ngày 5/5/2016, ngay khi nhận được thông tin phản ánh tình trạng thủy hải sản chết nằm la liệt dưới đáy biển, Sở TN&MT Quảng Bình đã có Công văn số 768, báo cáo tình hình và đề nghị Bộ TN&MT cử chuyên gia vào cuộc đánh giá, cũng như tìm biện pháp xử lí môi trường đáy biển.