Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Hình ảnh đầu tiên đại biểu tới dự Đại hội


Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu một đồng chí ở lại tham gia khóa XII

LĐO VŨ HOÀI (THỰC HIỆN)  
Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư (Ảnh: Internet)
Sáng 20.1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khai mạc tại Hà Nội. Nói về sự kiện này, ông Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo T.Ư cho biết việc bầu Bộ Chính trị và phân công các chức danh chủ chốt do BCH T.Ư khóa mới quyết định.
    Ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết: Trước đây, trong quá trình bàn đề án chuẩn bị nhân sự chủ chốt, quan điểm của T.Ư là nên tìm trong số các đồng chí Bộ Chính trị đương nhiệm, vì những đồng chí đó đã có quá trình tích lũy kinh nghiệm trước khi trở thành cán bộ chủ chốt, ít nhất có một khóa là Ủy viên Bộ Chính trị. 
    Bộ Chính trị khóa XI có 16 người, đến khi T.Ư xác định độ tuổi để xem xét các trường hợp tái cử thì chỉ còn lại 6 người, còn 10 người đã quá tuổi. Khi xem xét các chức danh chủ chốt (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), Bộ Chính trị và Tổng Bí thư đề nghị xem xét trước tiên những nhân sự còn trong độ tuổi, tất cả trường hợp quá tuổi tạm thời chưa xem xét. 
    Tuy nhiên, quá trình T.Ư xem xét bằng hình thức phiếu kín với chức danh Tổng Bí thư cho khóa XII, các đồng chí trong độ tuổi đạt số phiếu giới thiệu quá thấp, dẫn tới chưa chọn được nhân sự dự kiến Tổng Bí thư từ các đồng chí còn trong độ tuổi.
    Từ thực tế này, T.Ư quyết định phải có trường hợp đặc biệt, tức là trong số các nhân sự quá tuổi đang là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI phải có ít nhất một người ở lại để bảo đảm tính kế thừa, ổn định và tạo điều kiện trẻ hóa cán bộ. T.Ư đã thảo luận qua hai kỳ và quyết định chọn phương án giữ lại một trường hợp đặc biệt để giới thiệu Tổng Bí thư. Tập thể Bộ Chính trị đã họp, thảo luận và thống nhất rất cao, giới thiệu một đồng chí ở lại tham gia khóa XII, còn 9 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị còn lại đều xin rút để tạo điều kiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Có lẽ đây là nhiệm kỳ có số Ủy viên Bộ Chính trị không tái cử nhiều nhất.
    Các chức danh chủ chốt còn lại được chọn trong số Ủy viên Bộ Chính trị còn trong độ tuổi tái cử, T.Ư giới thiệu mỗi chức danh từ 3- 4 phương án, sau đó xem xét lập danh sách và bỏ phiếu kín để chọn phương án giới thiệu. Kết quả thống nhất rất cao, có trường hợp đạt gần 96%. 
    Vậy, Quyết định 244 của Trung ương về Quy chế bầu cử trong Đảng có hạn chế quyền ứng cử, đề cử tại Đại hội Đảng XII hay không, thưa ông?
    Tôi khẳng định là không. Dư luận cho rằng Quyết định 244 đưa ra một quy chế bầu cử mất dân chủ, ở chỗ không cho ứng cử, đề cử. Hiểu như vậy là chưa chính xác. Thực chất, theo quy định của Quyết định 244, nếu anh là người cũ trong cấp ủy (gọi chung từ này), anh đã trực tiếp tham gia họp bàn để thống nhất quyết nghị giới thiệu nhân sự thì anh nên có trách nhiệm với quyết nghị chung ấy.
     Nghĩa là quyết định này chỉ áp dụng với những người cũ đã ở trong cấp ủy, còn những người mới được tham gia cấp ủy lần đầu tại Đại hội không vướng gì quy định đó cả. Ngay cả với người cũ được giới thiệu thì quyền quyết định có ở trong danh sách đề cử hay không vẫn thuộc về Đại hội chứ không phải do cấp ủy quyết định. Quy chế bầu cử ở Đại hội XII thì do ĐH XII quyết định chứ BCH T.Ư không được quyền quy định cho Đại hội phải thế này thế khác. 
    Tất nhiên, theo tôi, thời gian tới, việc này cần phải được tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo quyền của các đảng viên trong việc bảo lưu ý kiến khi ý kiến cá nhân khác ý kiến của tập thể, kể cả trong vấn đề nhân sự liên quan trực tiếp cá nhân mình. Đó là nói trong trường hợp ấy, chứ khi cá nhân đã thống nhất với cấp ủy rồi thì chẳng có vấn đề gì nữa; tính trung thực, tinh thần trách nhiệm không cho phép anh làm khác cho dù không có chế tài gì.
    Trong quá trình đề cử nhân sự chủ chốt có tính tới phương án số dư không, thưa ông?
    Việc bầu Bộ Chính trị và phân công các chức danh chủ chốt khóa XII thì do BCH T.Ư khóa XII quyết định. Khi bầu vào Bộ Chính trị cần có số dư bao nhiêu, khi phân công chủ chốt cần có mấy phương án để lựa chọn đều do T.Ư khóa mới quyết định, T.Ư khóa XI không làm thay được mà chỉ có thể giới thiệu phương án để cấp ủy khóa mới nghiên cứu.
    Vậy, nếu được đa số đại biểu tán thành, các chức danh Tổng Bí thư, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư có được Đại hội bầu trực tiếp không thưa ông?
    Tôi nghĩ việc bầu cử sẽ thực hiện theo Quy chế bầu cử do Đại hội thông qua. Quy chế Đại hội chịu sự quy định của Điều lệ Đảng (là “luật cơ bản” của Đảng). Điều lệ Đảng hiện hành chưa có quy định bầu Tổng Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tại Đại hội. Còn việc có sửa đổi Điều lệ Đảng hay không sẽ do Đại hội quyết định.
    Xin cảm ơn ông! 
    Clip Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội
     

    Luân Tá Võ và Le Phuoc đã chia sẻ bài viết của Lê Nguyễn Hương Trà.
    Lê Nguyễn Hương Trà đã thêm 4 ảnh mới.
    21 giờ
    Tối nay 19.1, trên một số báo mạng xuất hiện thông tin và hình ảnh được cho là cụ rùa đã chết nổi lên mặt Hồ Gươm. Tuy nhiên, các tin bài đã bị gỡ sạch trong chưa đầy một tiếng đăng tải.
    Coi bài của Infonet nè!
    “Vào khoảng 16:30 ngày 19.1.2016, cụ rùa Hồ Gươm đã nổi lên ở phía góc đối diện tòa nhà báo Hà Nội Mới và đã có dấu hiệu bốc mùi. Nhiều người dân cho là cụ rùa đã chết. Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa cụ vào ven bờ, tiến hành lau qua cơ thể và liên hệ với PGS.TS Hà Đình Đức. Ông Đức cho biết, khoảng 18:00 BQL Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông và ông đang trên đường di chuyển từ nhà ra hiện trường.
    Anh Vũ Xuân Hiển (1979) quê quán Bắc Giang hiện đang sống ở Thường Tín, là người đầu tiên phát hiện thi thể cụ rùa. Anh Hiển cho biết: Vào khoảng lúc 16:30, khi đang đi quanh hồ thì thấy cụ rùa nổi lưng. Anh cứ nghĩ là cụ rùa nổi bình thường thôi. Nhưng khi cụ trôi vào gần thì anh phát hiện có mùi lạ như mùi phân huỷ. Lúc đó anh có gọi cứu trợ nhưng không được.
    Hiện tại khu vực hiện trường nơi cụ rùa nằm đã được phong tỏa.
    Đây là một tin khá bất ngờ đối với nhiều người dân Hà Nội bởi hình ảnh cụ rùa và Hồ Gươm từ lâu nay vẫn khá gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội".
    Tin trên Báo Tuổi Trẻ còn cho hay, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Hà Nội cũng đến hiện trường!
    …..
    Trong một diễn biến khác, ngày mai 20.1 sẽ diễn ra Đại hội Đảng XII, một kỳ đại hội được cho là đặc biệt nhất xưa nay với việc tự tái cử của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng đã đưa ra 3 lý do: TBT phải là nhà lý luận, phải là người Bắc và ông ở lại để bảo vệ sự đoàn kết nội bộ. TBT Nguyễn Phú Trọng sinh 1944, tức đã 72 tuổi ^-^
    - Nhớ thời điểm tướng Giáp mất là cụ rùa Hồ Gươm bệnh!

    Hậu Đại hội Đảng và bước ngoặt chông gai

    Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Hai, ngày 18 tháng 1 năm 2016 | 18.1.16


    (VNTB) Một kịch bản cho lựa chọn khác có thể xảy ra là ĐCSVN thay đổi tên trước khi thay đổi từng phần quan điểm chính trị - một giải pháp đã từng được áp dụng trước đây khi đổi từ ĐCS thành Đảng lao động dưới thời lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh.

    Hội nghị 14 kết thúc, danh sách các nhân sự chủ chốt trên nguyên tắc là đã được quyết định. Mọi thay đổi về các vị trí cao nhất trong bộ máy chính quyền Việt Nam từ 2016 sẽ không còn thay đổi nào đáng kể.

    Dư luận ngoài lề vẫn đang trong vùng xoáy bởi các đồn đoán theo kiểu thuyết âm mưu hoặc suy diễn theo cảm tính cá nhân xoay quanh khuynh hướng ủng hộ và vị trí của hai nhân vật chủ chốt là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

    Bản chất của vấn đề là gì?

    Nhìn lại những sóng gió trên chính trường trong 2-3 nhiệm kỳ về trước có thể thấy xã hội Việt Nam đang thực sự bước vào góc ngoặt chưa từng có trong suốt hơn 70 năm được dẫn dắt bởi Đảng CSVN. Đặc biệt trong hai nhiệm kỳ gần nhất là Khóa X và Khóa XI vừa qua, những thay đổi cả về đường lối lẫn chính sách kinh tế đã như cơn bão đưa Việt Nam vào những xáo trộn dữ dội khiến mọi tư duy về chính trị lẫn quan điểm nhìn nhận về cấu trúc tổ chức nhà nước thay đổi rất nhiều. Mô hình tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa trên nền chính trị chủ nghĩa cộng sản bộc lộ những sai lầm khủng khiếp khi bước vào sân chơi kinh tế thị trường kiểu tư bản. Thực sự đe dọa cả vai trò lẫn tính chính danh của Đảng CSVN trên vai trò nắm giữ quyền lực tối cao.

    Được dẫn dắt bởi phong cách điều hành mang nhiều màu sắc ngẫu hứng từ Chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Các chính sách về kinh tế, xã hội luôn trong trạng thái điều chỉnh, thay đổi chứ không có bất cứ đường nét chiến lược nào thể hiện được tính ổn định thật sự. Kinh tế thị trường tuy còn nửa vời đã có những thay đổi lên bộ mặt xã hội có vẻ phát triển, nhưng xét kỹ chỉ là giả tạo, không có thực chất. Điều này phản ánh rất rõ nếu phân tích, so sánh giữa giá trị đầu tư công với khoản nợ vay khổng lồ mà Việt Nam đang có.

    Vấn nạn tham nhũng, lợi ích nhóm xé nát mọi nỗ lực duy trì đoàn kết mà các lãnh đạo chóp bu trong Bộ chính trị của TW Đảng muốn có. Điều nguy hiểm lớn nhất trong nội bộ Đảng CSVN là tình trạng cát cứ quyền lực theo cấu trúc dọc chứ không phải là kiểu cát cứ quyền lực theo lãnh địa ngang như kiểu sứ quân thời phong kiến. Sự rạn nứt, phân chia này thấy rất rõ qua hàng loạt các chính sách, văn bản qui phạm pháp luật có tầm ảnh hưởng quốc gia bị lách luật hoặc vi hiến mà khởi đầu của nó có thể nhận thấy rất rõ là việc “lách luật” trong các đề án phát triển kinh tế của Chính phủ. Trong đó Dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên là ví dụ điển hình rõ nhất khi được chia nhỏ để không trình Quốc hội như qui định của Nghị quyết 49/2010/QH12.

    Tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản dưới luật của các Bộ, ngành.. nhưng hoặc là đè lên luật hoặc là ngang luật nhưng không hề dựa trên nguyên tắc ban hành luật cơ bản nhất. Dẫn tới những xáo trộn và phản ứng gay gắt trong đời sống của mọi thành phần xã hội. Việc áp dụng luật, áp dụng chính sách tùy tiện ở các cấp địa phương bị thao túng, rơi vào tùy tiện, bất bình đẳng.. tạo nên các mâu thuẫn giữa người dân với thể chế cầm quyền tiếp tục tạo thêm áp lực nặng nề cho Đảng CSVN.

    Nhận thức được các nguy hiểm đang hình thành, TW Đảng CSVN từng cố gắng mở chiến dịch chống tham nhũng nhằm triệt tiêu đầu mối được cho là căn nguyên lớn nhất nhưng thất bại. Vô tình tạo thêm tâm lý chán nản, mất niềm tin vào năng lực lãnh đạo của Đảng từ người dân. Những diễn biến quyết liệt liên quan lựa chọn nhân sự khóa XII vừa qua cho thấy vừa là cơ hội, vừa là nỗ lực cuối cùng mà TW Đảng và cụ thể là cá nhân ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể vận dụng bộ máy quyền lực nhằm tìm giải pháp cứu vãn tình thế cho sự tồn vong của Đảng. Tuy nhiên:

    Nếu đổ lỗi tham nhũng xuất phát từ năng lực yếu kém của Chính phủ mà qui trách nhiệm cho cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lại cho thấy đó là cái nhìn còn hời hợt nếu không nói là sai về cơ bản. TW Đảng CSVN thừa hiểu cấu trúc tổ chức nhà nước Việt Nam không thể dẫn tới cách qui kết trách nhiệm cá nhân cho bất cứ ai. Dư luận của một bộ phận nhất định thể hiện ủng hộ ông Dũng - tạm thời không nói đến quan điểm chính trị và tâm lý không chấp nhận danh nghĩa cộng sản bất cứ lý do gì - thì hầu hết đều không phải là không biết năng lực của đương kim Thủ tướng, cũng không phải là không thấy những lỗ hổng trong phương cách lãnh đạo của ông mà xuất phát từ nhận thức “dù sao cũng còn có chút cơ hội hưởng lợi” trong cách quản lý ngẫu hứng, không đầu không cuối của ông. Nó tạo ra kỳ vọng rằng ông Dũng sẽ có những cải cách mạnh mẽ hơn sau những thất bại mà ông đã trải qua hai nhiệm kỳ Thủ tướng. Từ đó định hình nên quan điểm “chọn cái ít xấu nhất trong những cái xấu” đang lan truyền trong dư luận hiện nay. Cơ sở để quan điểm ủng hộ ông Dũng được chứng minh bằng cách thức rất đơn giản là so sánh với các phát ngôn vụng về mà cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng đã bị vấp trong nhiệm kỳ của mình.

    Khi nhìn nhận vấn đề như vậy, sẽ rất dễ dàng để nhìn thấy một sự thật quan trọng: Đảng CSVN đã đánh mất vai trò lãnh đạo ngay trong bộ máy tổ chức nhà nước do buông lỏng hoặc không đủ năng lực kiểm soát ngay trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO - thời điểm được cho là chính thức bước vào chuyển hướng sang kinh tế thị trường, yếu tố cơ bản nhất tạo ra những xáo trộn và xung đột trong xã hội Việt Nam thời gian qua. Nó giải thích lý do tại sao ĐCSVN lại phải lao tâm khổ tứ để ra cho được “định nghĩa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ngay trước khi bắt đầu các kỳ Đại hội chuẩn bị cho bầu cử TW khóa XII. Nói cách khác: Có vẻ như ĐCSVN vẫn đang nhìn nhận nền kinh tế thị trường kiểu tư bản là “kẻ thù” chính, nguyên nhân của mọi vấn đề.

    Các kịch bản tiếp theo của “Hậu đại hội 12” và nhiệm kỳ khóa XII sẽ thế nào ?

    Có khá nhiều dự đoán cho rằng sẽ không có gì thay đổi đáng kể trong chính sách. Nhưng đối với Việt Nam, chính sách thay đổi hay không tùy thuộc khá nhiều vào các cách thức lãnh đạo của cá nhân trong mô hình dân chủ tập trung của ĐCS. Nó không cho phép một nhận định nào có tính chắc chắn tuyệt đối nhưng cho phép những nhận định chính xác hơn nếu hiểu rõ những mâu thuẫn lẫn tác động bởi hình thức lãnh đạo này. Chứng minh gần nhất, dễ thấy nhất chính là vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng - vị Thủ tướng được cho là quyền lực nhất (trong chế độ cộng sản) từ trước tới nay – và ngay cả vai trò của ông Nguyễn Phú Trọng qua Nghị quyết 244 liên quan Đại hội Đảng và nhiệm kỳ Khóa X-XI vừa qua.

    Các dự đoán về diễn biến có thể không có cơ sở đứng vững nhưng các kịch bản định hướng để lựa chọn dựa trên những yêu cầu mang tính bắt buộc không có nhiều để ĐCSVN lựa chọn.

    Một kịch bản được nhiều người chú ý và quan tâm nhất có liên quan phát biểu mới đây của ông Nguyễn Xuân Phúc – một trong những người được đồn đoán trong dư luận là có khả năng lên làm Thủ tướng thay ông Dũng - nhắc lại yếu tố tham nhũng. Tuy vẫn chỉ là nhắc lại những thông điệp mà ông Nguyễn Phú Trọng và nhiều lãnh đạo khác đã từng nói, nhưng xuất phát từ người một người gần như chưa từng nói tới và lại cũng dính không ít dư luận nghi vấn có tham nhũng cho thấy ít nhiều cơ sở để khẳng định: TW ĐCSVN vẫn sẽ lấy lá bài “chống tham nhũng” làm ngọn cơ để giữ sự ổn định, đồng thời duy trì vị trí lãnh đạo trong bộ máy quyền lực. Dù muốn hay không, khuynh hướng gia tăng hoạt động chống tham nhũng trong nhiệm kỳ mới sẽ là ưu tiên số một của ĐCSVN. Thậm chí khả năng một kịch bản chống tham nhũng theo phương cách của Tập Cận Bình ở Trung Quốc sẽ được áp dụng bất chấp cả khả năng thành công không cao khi bộ máy bên dưới gần như bị vô hiệu hóa bởi lợi ích.

    Nếu trận chiến chống tham nhũng sau Đại hội 12 không được triển khai hoặc triển khai nhưng thất bại thì đồng nghĩa ĐCSVN không còn cơ hội nắm giữ vai trò lãnh đạo trên chính trường Việt Nam vì đây là lá bài tẩy duy nhất có thể có lợi mà ĐCS có thể nắm giữ. Những hệ lụy do hậu quả tham nhũng, lợi ích nhóm và mâu thuẫn xã hội đã hình thành sẽ triệt tiêu mọi nỗ lực chiếm giữ quyền lực lãnh đạo nếu không chấp nhận một cuộc “thay máu” đầy khắc nghiệt. Các xung đột xảy ra trong cuộc chiến này chính là động lực hình thành những thay đổi trong chính sách của dàn lãnh đạo Khóa XII.

    Một kịch bản cho lựa chọn khác có thể xảy ra là ĐCSVN thay đổi tên trước khi thay đổi từng phần quan điểm chính trị - một giải pháp đã từng được áp dụng trước đây khi đổi từ ĐCS thành Đảng lao động dưới thời lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh. Kịch bản này cho phép ĐCSVN có thời gian để kìm giữ sự gia tăng mâu thuẫn từ người dân, củng cố lại sức mạnh nhưng gắn liền với điều kiện tiên quyết là phải chấp nhận (dù hạn chế ) yếu tố đa nguyên và tạm thời chấp nhận giảm bớt sự kiểm soát ngoại vị qua các chính sách nới rộng quyền tự do báo chí, mở đường cho quyền lập hội, tổ chức công đoàn độc lập.v.v.

    Kịch bản này đòi hỏi ĐCSVN phải có lòng tin đủ lớn vào nhóm lãnh đạo kế thừa, lãnh đạo trẻ, gương mặt mới.. là các tiêu chuẩn cơ bản để xóa bớt đi những dấu ấn về sự trì trệ, bảo thủ của các nhiệm kỳ trước.

    Nhận định “không có thay đổi đáng kể” là hợp lý và vẫn đúng vì đây chính là đặc thù của chính trị Việt Nam. Mặt khác, nó gần như đương nhiên khi mà ĐCSVN vẫn chưa hoàn thiện được khả năng kiểm soát, xây dựng một hệ thống luật rõ ràng và đang còn loay hoay với khái niệm liên quan XHCN. Việc hiện thực hóa “định nghĩa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà Đảng CSVN không có tác dụng gì đáng kể nếu không nói là chỉ gây thêm tệ hại cho Đảng khi ngay bản thân nó đã bộc lộ bế tắc và mâu thuẫn chưa có lời giải đáp.

    Thiên Điểu

    * Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả

    (Việt Nam Thời báo)