Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Con cái chúng ta vô tội

Con cái chúng ta vô tội

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn

2016-09-25

Tháng 9/2016, có bản tin nhỏ lọt thỏm trong thành phố vốn đã quá nhiều chuyện eo sèo. Bản tin kể về việc một nhóm thầy cô giáo của trường Bành Văn Trân, Tân Bình, tổ chức đấu tố một giáo viên vì dạy thêm ở nhà, theo lệnh của Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, Sài Gòn.
Bản tin nhỏ, nhưng phác họa khá rõ về bộ mặt giáo dục của Việt Nam hôm nay. Theo Phòng Giáo dục Quận Tân Bình, thì họ nhận được mật báo của “phụ huynh” nào đó nên đã yêu cầu trường hành động. Cô giáo này đã bị buộc phải hủy lớp dạy luyện thi chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge – một chương trình học không dính líu gì đến sách giáo khoa của nhà trường. Cô cũng bị kỷ luật, không được xét thi đua và bị làm nhục bằng cách phải trả lại học phí cho tất cả các học sinh đã đến xin cô giúp dạy thêm.
Đây là một trong những sự kiện mới mẻ về chuyện thầy trò ở Việt Nam. Hình ảnh những người có tri thức, muốn truyền lại cho thế hệ sau theo thể thức truyền thống, bị chính quyền địa phương bị rượt đuổi, chận bắt quả tang, sao mà thật khó tả. Họ bị làm nhục và thậm chí bị phạt tiền như một loại tội đồ bởi thông tư 17 của Bộ Giáo dục Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cuộc đời như một vòng quay của bánh xe, nhưng ở đất nước này, nó là một vòng quay nghiệt ngã nhắc lại rằng sau gần nửa thế kỷ, những người trí thức lại gánh khổ nạn không khác gì những ngày sau tháng 4/1975. Kể từ khi đất nước có một Bộ Giáo dục duy nhất, miền Nam Việt Nam đã từng ngậm ngùi tiễn khoảng 50.000 tiến sĩ, giáo sư, cử nhân, nhà văn, nghệ sĩ… vào các trại tù tập trung cải tạo, trong tổng số hơn 2.500.000 người phải chịu khổ nạn ấy. Mà theo tài liệu của trang VietnamWar, giới trí thức, thầy cô giáo, giáo sư… bị xếp vào loại nguy hiểm bậc 2 và bậc 3, trong số 5 loại cần phải “cải tạo”.
Những đứa trẻ chưa đến 15 tuổi luyện thi chứng chỉ Cambridge, khi biết cô giáo của mình bị trừng phạt vì đã nỗ lực chia sớt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng, hãy tự hỏi chúng đang nghĩ gì?
Với những gì đã diễn ra trên đất nước này, lúc trưởng thành, chúng sẽ hiểu rằng mái trường xã hội chủ nghĩa không thơ mộng như những bài văn tả tiếng ve, hay những bài hát mùa hè. Mái trường xã hội chủ nghĩa mà chúng được biết từ sau 1975, được thống nhất bằng phương thức thô lậu: học sinh bị nghi ngờ điều gì đó sẽ bị chuyển cho công an thẩm tra, giam cầm. Thầy cô nếu dám dạy thêm cho chúng theo lời nài nỉ, thì có thể bị làm nhục bởi chính các nhà sư phạm khác.
Con cái chúng ta tội tình gì mà phải chứng kiến hay chịu những điều tổn thương ấy, dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ấy?
Định kiến với dạy thêm và những biện pháp thô bỉ phi giáo dục được áp đặt cho những người thầy, người cô đang được coi là giải pháp thông minh của những người có trách nhiệm của ngành giáo dục. Hôm nay, Khổng Tử có mặt ở Việt Nam chắc cũng cùng đệ tử chạy bán sống bán chết trước tiếng tu huýt ruợt đuổi vì dám dạy thêm. Socrates sẽ ngậm miệng, không dám nói một lời minh triết nào trước đám học trò đến trước cửa ngồi chờ, vì sợ “phụ huynh” nào đó mật báo về kẻ dám dạy thêm.
Đột nhiên, cách huấn dục phi chính phủ, đời gia sư… có từ ngàn đời, hôm nay lại phải đeo một bản án do những người cộng sản đặt ra.
Thật là một điều tồi tệ, khi Bộ Giáo dục Việt Nam không nhận ra hiện trạng của đất nước hôm nay, chính là vũng lầy do họ đào bới. Học thêm, lạm dụng học thêm hay khốn khổ phải học thêm…v.v, tất cả mọi thứ đó là hậu quả bế tắc từ những nhà kiến thiết nền giáo dục tồi. Và khi hôm nay, để chạy chữa cho hiện trạng chính họ tạo ra, Bộ Giáo dục tạo nên một mệnh lệnh mới, phủi tay và đẩy tội lỗi về phía các thầy cô. Lạ lùng thay, khi con bệnh không chịu uống thuốc, nhưng lại buộc cả xã hội phải uống thuốc thay cho nó.
Tội nghiệp cho con cái chúng ta, những đứa trẻ vô tội. Chúng được đưa vào nhà trường và trở thành vật thí nghiệm cho những đề án cao xa, của một nền giáo dục từ sau 1975 đến nay luôn rộn rịp cải cách và huy hoàng trong những thất bại. Nhiều đời Bộ trưởng giáo dục Xã hội chủ nghĩa vẫy tay ra về trong đắc thắng, bất chấp văn hóa và tri thức của nhiều thế hệ ở lại, cấu bám nhau để cố thoát khỏi bờ vực.
Trong một điều tra về nền giáo dục Việt Nam, AFP từng viết rằng “Mệt mỏi bởi những gian lận tràn lan, học vẹt vô tận và các lớp học tư tưởng Lênin bắt buộc, phụ huynh giới trung lưu của lứa học sinh trung học tại Việt Nam luôn nghĩ đến cách chạy trốn khỏi hệ thống trường học của quốc gia, để được giáo dục ở nước ngoài”.
Cũng theo tìm hiểu của AFP, đến năm 2015, mỗi năm giới phụ huynh chi hơn 1 tỉ USD để con mình được học ở các trường trung học và đại học ở nước ngoài. Nhưng đây cũng là ước mơ chung của khoảng 17 triệu học sinh và sinh viên tại Việt Nam vẫn mong được “tị nạn giáo dục” – một cách nói rất phổ biến từ hơn 5 năm nay.
Xin hãy tự đặt ra một câu hỏi, ở Việt Nam, con cái chúng ta đang học để làm gì? Học để bị thí nghiệm tinh thần duy ý chí của các quan chức kém cỏi sáng kiến nhưng giỏi vâng lệnh? Học để tạo dựng cuộc đời cho chính mình, hay học để trở thành người phục vụ cho tư duy chính trị của đảng cầm quyền? “Bốn thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, các quan chức cộng sản vẫn chưa cải cách đầy đủ về một lĩnh vực giáo dục. Các nhà bình luận thì nói rằng các chương trình thì luôn nhằm để thúc đẩy tính Đảng, chứ không ưu tiên tạo ra một người giỏi việc”. AFP từng viết như vậy trong bài có tựa đề Vietnam's creaking education system pushes students overseas.
Gần đây, một tài liệu nghiên cứu mang tên Nhìn lại nền giáo dục VNCH: sự tiếc nuối vô bờ bến, luôn được tái đăng trên các trang mạng. Đọc lại những gì đã làm được của nền giáo dục bị gọi là đồi trụy, lai căng đó… quả là một sự tiếc nuối vô bờ bến về giáo dục và tinh thần độc lập dân tộc. Và hơn nữa, trong giai đoạn chiến tranh khốn khó, giới nhà giáo miền Nam - luôn sống với dạy thêm - vẫn được xem là thành phần được kính trọng bậc nhất của xã hội, thậm chí một chính khách hay tướng lĩnh khi đối diện vẫn phải cúi chào.
Nền giáo dục bị hủy bỏ đó không hô khẩu hiệu phải đứng hàng đầu thế giới, không đưa trẻ em vào đồn công an, không rượt đuổi các thầy cô giáo đến tận nhà để làm nhục vì dạy thêm… nhưng vẫn tạo ra những trí thức bậc nhất, mà sau 1975, ông Võ Văn Kiệt coi đó quý như vàng, và luôn mời gọi họ hãy ở lại giúp đất nước.
Những ngày chiến tranh Nam- Bắc Việt Nam, Trung Cộng vẫn là kẻ thù đáng gờm của Việt Nam Cộng Hòa, thế nhưng ở các trường đại học, người ta vẫn nghiên cứu và học tiếng Hán một cách bình thường. Nó khác với cái cách mà Bộ Giáo dục Việt Nam hôm nay hồ hởi thúc đẩy tiếng Hán vào nhà trường như một món quà nối kết tình đảng Việt – Trung, nhân danh văn hóa.
Ngôn ngữ không có tội khi bị đưa vào giảng dạy. Và con cái chúng ta cũng không có tội để bị ép phải học ngôn ngữ nào mà chúng không muốn. Trong mối quan hệ mật thiết giữa đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếng Hán có thể trở thành chuyện quan trọng – nhưng chắc chắn không thể coi chuyện học tiếng Hán như một cách “cứu sự sụp đổ tiếng Việt”, nhưng kiểu một tay trí thức hạng bét nào đó thích la liếm theo chính sách tuyên truyền, được báo chí nhà nước tung hô.
Con cái chúng ta vô tội, nên chúng không thể trở thành khán giả vô tình cho việc hủy hoại một nền giáo dục, hay đồng lõa biến con mình thành loại cừu ngu ngốc của các thí nghiệm áp đặt. Chúng phải được quyền tự chọn lựa học thêm hay không, trong thế giới này.
Những đứa trẻ ngây thơ vô tội đó cần tiếng nói của chúng ta - những phụ huynh - vốn đã có quá đủ kinh nghiệm về sự suy đồi trong xã hội vì im lặng.
Con cái chúng ta có nguyên bản sơ khởi là tự do và vô tội. Vậy chúng cũng cần được quyền lựa chọn học ngôn ngữ nào cho chính cuộc đời và tương lai của chúng, chứ không phải theo sự áp đặt tiến cống của ông Phùng Xuân Nhạ hay bất kỳ ai khác. Đừng quên, trong khi con cái chúng ta gồng gánh sách vở, và vứt bỏ cuộc đời bên ngoài để đáp ứng cho những chương trình cuồng điên của Bộ Giáo dục, thì có thể con cái những người như ông Nhạ đang rong chơi và thanh thản học những chương trình rất lành mạnh ở nước ngoài.
Con cái chúng ta cũng vô tội như con cái những vị ấy. Chúng cần được sống trong một xã hội không có độc tài giáo dục và nói láo về Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, không hủy diệt tri thức và không làm tổn thương thầy cô của chúng, không bị giải đi vào đồn công an ở tuổi thiếu niên, và không bị ép để sinh ra để trở thành công cụ cho ai đó, mà có quyền chọn cho mình một cuộc đời tự do, một lối đi tự do mà chúng muốn.


Tuấn Khanh, Sài Gòn 25/9/201

Khởi kiện Formosa

Người dân nộp đơn khởi kiện Formosa

  • 26 tháng 9 2016
Image copyrightPAUL TRAN MINH NHAT
Image captionNgười dân tập trung ở Giáo xứ Phú Yên - Nghệ An trong sáng sớm để đi Hà Tĩnh
Nhiều người dân tại Nghệ An đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa.
Nói với BBC Tiếng Việt từ Nghệ An, ông Paul Trần Minh Nhật, một trong những người tham gia chuyến đi nói "chúng tôi làm hợp đồng với 20 xe, nhưng chỉ có 11 xe đến".
Theo ông Minh Nhật các nhà xe bị "đe dọa" là "chở cũng được, nhưng coi có muốn làm ăn nữa hay không".
“Vì chỉ có 11 xe đến nên nhiều người dân phải đi xe bus để đến Kỳ Anh,” nhà hoạt động này cũng cho biết.
Dự kiến giáo xứ Phú Yên và tất cả những người khởi kiện sẽ lên xe đi để 8 giờ 30 tới Tòa án huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
"Tất cả những người làm đơn khởi kiện sẽ nộp đơn vào Tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là nơi Formosa đặt trụ sở theo đúng luật Việt Nam."
"Đơn kiện, theo luật Việt Nam, chúng tôi không thể đứng đơn tập thể, mà mỗi người đứng đơn. Mẫu đơn ở đây đã được tham khảo các luật sư về thủ tục, hình thức, nội dung."
“Con số người dân tập trung buổi sang rất đông, nhưng số người đi là khoảng 540 người theo danh sách, vì họ phải vào Kỳ Anh để nộp hồ sơ. Đa số người dân ở giáo xứ Phú Yên, các vùng lân cận, xã Vĩnh Yên, Quỳnh Phương, Quỳnh Lộc.. và dân cư trong huyện Quỳnh Lưu của Nghệ An.”

Vụ kiện đơn giản và... phức tạp

Luật sư Võ An Đôn, từ Đoàn luật sư Phú Yên, phân tích: "Vụ kiện này vừa đơn giản và vừa phức tạp. Đơn giản là Formosa đã nhận mình là thủ phạm gây ra thiệt hại rồi, đã bồi thường thiệt hại rồi. Chỉ cần người bị hại nộp đơn khởi kiện là đã có thể có bồi thường và thắng kiện rồi."
Image copyrightPAUL TRAN MINH NHAT
Image captionMỗi người dân tham gia tự đứng tên trong đơn kiện gửi về Kỳ Anh, Hà Tĩnh
"Nhưng có điểm khó là bên phía chính quyền có thể gây khó khăn cho việc khởi kiện, như họ có thể không nhận thụ lý vụ án chẳng hạn," ông Đôn nói với BBC.
Hình ảnh và clip trên mạng xã hội cho thấy nhiều người dân đến giáo xứ Phú Yên (Quỳnh Lưu, Nghệ An) để làm lễ và đi trên đoàn xe.
Trước đó ngày 22/9, hơn 1.000 hộ gia đình viết thư đề nghị Quốc hội và Chính phủ trích hơn 2 ngàn tỉ đồng từ số tiền 11.500 tỉ đồng mà họ mô tả là Công ty Formosa đã thanh toán toàn bộ để bồi thường cho hơn 1.100 hộ dân.
“Không chỉ có những nạn nhân trực tiếp là ngư dân, những người làm công việc hậu cần nghề biển, mà còn có cả những người làm trong ngành nghề dịch vụ như kinh doanh nhà hàng, nhà nghỉ, và người buôn bán nhỏ lẻ khác.
“Số tiền yêu cầu bồi thường của từng hộ gia đình được tính dựa trên thiệt hại thu nhập trung bình trên thực tế trong 6 tháng qua, thiệt hại tài sản vật chất dùng cho việc sản xuất kinh doanh, tổn hại tinh thần, và thiệt hại thu nhập trung bình trong 5 năm tới do hậu quả tàn phá môi trường biển bởi Công ty Formosa gây ra,” bức thư viết.

Ảnh hưởng hàng trăm ngàn người

Trước đó, báo cáo của chính phủ Việt Nam nói vụ cá chết ở miền Trung ảnh hưởng hàng trăm ngàn người.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân, được dẫn lời nói tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 hồi tháng Bảy rằng việc Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng cho 4 tỉnh ven biển miền Trung.
“Cử tri và nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý Nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường,” ông Nhân nói.
Image copyrightTIN MUNG CHO NGUOI NGHEO
Image captionThảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam đã gây ra nhiều cuộc biểu tình ở Việt Nam
Một báo cáo khác được mô tả là vừa được gửi đến Quốc hội cho biết Chính phủ Việt Nam nói: “Theo Chính phủ, tính toán sơ bộ thì sự cố ô nhiễm biển miền Trung đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100 nghìn người, do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc”.
Hôm 20/9, thông cáo của Bộ Y tế Việt Nam nói người dân “không sử dụng các loại hải sản” ở tầng đáy sống trong vòng 20 hải lý, sau sự cố thảm họa môi trường khiến cá chết.
Công ty Formosa bị cáo buộc và thừa nhận gây ra vụ cá chết ở ven biển bốn tỉnh miền Trung, và đồng ý bồi thường 500 triệu đôla Mỹ.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/09/160925_formosa_compensation_legal_action

Luật sư: Khả năng ngư dân thắng kiện Formosa là 100%

Luật sư: Khả năng ngư dân thắng kiện Formosa là 100%

    Ngư dân miền Trung tụ tập trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016. (Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
    Ngư dân miền Trung tụ tập trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016. (Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
    Nhà máy đặt ở Hà Tĩnh của hãng Formosa Đài Loan đang đối mặt với một trận chiến pháp lý lớn. Hôm 26/9, 600 ngư dân ở tỉnh Nghệ An đã đến một tòa án cấp thị xã của tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện nhà máy của Formosa vì đã gây ra thảm họa môi trường biển hồi tháng 4 năm nay.
    Vụ xả chất thải trái phép của Formosa khi đó đã gây ra nạn cá chết hàng loạt, đồng thời gần như làm tê liệt các hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên-Huế.
    Lúc 5 giờ chiều, giờ địa phương, từ Kỳ Anh, nhà hoạt động dân chủ Chu Mạnh Sơn tường thuật với VOA Việt Ngữ về cuộc khởi kiện của các ngư dân bị ảnh hưởng:
    “Lúc 3 giờ 20, Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng một số đại diện bà con ở thị xã Quỳnh Lưu đã vào làm việc trực tiếp với Chánh án Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh để rồi hai bên làm thủ tục nhận đơn người dân khiếu kiện Formosa. Và bây giờ thì quá trình nhận đơn đang diễn ra”.
    Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, trong nhiều tháng qua đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện và biểu tình ôn hòa để các giáo dân cũng là ngư dân bày tỏ sự bất bình về thảm họa do Formosa gây ra và đòi đóng cửa nhà máy của hãng.
    Về cuộc khởi kiện hiện nay, vị linh mục cho biết có hai nhóm luật sư trợ giúp pháp lý cho các ngư dân. Vào thời điểm VOA liên lạc, linh mục vẫn đang làm việc với phía tòa án thị xã nên ngài chỉ nói ngắn gọn về kỳ vọng của ngài và của các ngư dân về vụ kiện:
    “Trước mắt nếu chúng ta xét theo cơ sở pháp lý thì chúng ta phải là khởi kiện sẽ là thắng”.
    Nhận định về tương lai vụ kiện, Luật sư Võ An Đôn, người thường bảo vệ cho quyền lợi của những người yếu thế trong nhiều vụ kiện tụng hoặc xét xử, nói với VOA:
    “Nếu bà con ở Nghệ An, Hà Tĩnh khởi kiện Formosa mà có đầy đủ bằng chứng cho rằng nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% nắm trong tay bởi vì vụ kiện này rất là đơn giản. Người gây ra thiệt hại là công ty Formosa đã đồng ý chịu bồi thường với số tiền là 500 triệu đôla, thì theo luật chỉ cần người thiệt hại chứng minh về thiệt hại của mình do Formosa gây ra thì đương nhiên bồi thường, thì theo luật 100% là thắng”.
    Tuy nhiên vị luật sư nhấn mạnh đó là khả năng chiến thắng trên lý thuyết. Ông cảnh báo rằng trên thực tế, khi nhận một số lượng đơn khởi kiện của hàng trăm người, “bên chính quyền sẽ gây khó khăn” bằng cách “không thụ lý” đơn hoặc “viện lý do này, lý do khác” để không thụ lý đơn khởi kiện.
    Trong trường hợp Tòa án Thị xã Kỳ Anh làm như vậy, Luật sư Đôn tư vấn rằng những ngư dân hoặc người bị ảnh hưởng có thể nộp đơn lên tòa án tối cao hoặc viện kiểm sát cấp tỉnh của địa phương đó.
    Để đi đến tòa án ở Kỳ Anh, 600 ngư dân Quỳnh Lưu đã vượt qua quãng đường khoảng 200 kilomet mà khởi đầu chuyến đi họ đã gặp cản trở từ lực lượng công an, an ninh. Nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn cho hay ban đầu các ngư dân thuê 20 xe khách để đi, song do sự can thiệp và dọa dẫm từ “công an huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu”, nên chỉ có 15 xe đưa họ đi.
    Theo nhà hoạt động, mặc dù có những ngăn cản, sách nhiễu, đe dọa cũng như cách hành động theo dõi, ghi hình của công an và an ninh mặc thường phục, 600 ngư dân đã đến được tòa án. Tại đó, họ đã được tiếp sức, động viên bởi 500 ngư dân của các giáo xứ Quý Hòa và Đông Yên.
    Anh Sơn cho biết các ngư dân khẳng định sẽ kiên quyết tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi, yêu cầu Formosa đền bù thiệt hại, và yêu cầu chính quyền “đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam” để có “một tương lai sáng” cho con cháu họ không phải gánh chịu các thảm họa hay hậu quả của thảm họa.

    Luật sư: Khả năng ngư dân thắng kiện Formosa là 100%

    26.09.2016

    Ngư dân miền Trung tụ tập trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016. (Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
    Ngư dân miền Trung tụ tập trước trụ sở Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, 26/9/2016. (Ảnh: Tin Mừng Cho Người Nghèo)
    Nhà máy đặt ở Hà Tĩnh của hãng Formosa Đài Loan đang đối mặt với một trận chiến pháp lý lớn. Hôm 26/9, 600 ngư dân ở tỉnh Nghệ An đã đến một tòa án cấp thị xã của tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện nhà máy của Formosa vì đã gây ra thảm họa môi trường biển hồi tháng 4 năm nay.
    Vụ xả chất thải trái phép của Formosa khi đó đã gây ra nạn cá chết hàng loạt, đồng thời gần như làm tê liệt các hoạt động ngư nghiệp và du lịch của 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên-Huế.
    Lúc 5 giờ chiều, giờ địa phương, từ Kỳ Anh, nhà hoạt động dân chủ Chu Mạnh Sơn tường thuật với VOA Việt Ngữ về cuộc khởi kiện của các ngư dân bị ảnh hưởng:
    “Lúc 3 giờ 20, Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng một số đại diện bà con ở thị xã Quỳnh Lưu đã vào làm việc trực tiếp với Chánh án Tòa án Nhân dân Thị xã Kỳ Anh để rồi hai bên làm thủ tục nhận đơn người dân khiếu kiện Formosa. Và bây giờ thì quá trình nhận đơn đang diễn ra”.
    Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Quản xứ Giáo xứ Phú Yên, Nghệ An, trong nhiều tháng qua đã tổ chức nhiều buổi cầu nguyện và biểu tình ôn hòa để các giáo dân cũng là ngư dân bày tỏ sự bất bình về thảm họa do Formosa gây ra và đòi đóng cửa nhà máy của hãng.
    Về cuộc khởi kiện hiện nay, vị linh mục cho biết có hai nhóm luật sư trợ giúp pháp lý cho các ngư dân. Vào thời điểm VOA liên lạc, linh mục vẫn đang làm việc với phía tòa án thị xã nên ngài chỉ nói ngắn gọn về kỳ vọng của ngài và của các ngư dân về vụ kiện:
    “Trước mắt nếu chúng ta xét theo cơ sở pháp lý thì chúng ta phải là khởi kiện sẽ là thắng”.
    Nhận định về tương lai vụ kiện, Luật sư Võ An Đôn, người thường bảo vệ cho quyền lợi của những người yếu thế trong nhiều vụ kiện tụng hoặc xét xử, nói với VOA:
    “Nếu bà con ở Nghệ An, Hà Tĩnh khởi kiện Formosa mà có đầy đủ bằng chứng cho rằng nguyên nhân thiệt hại là do Formosa gây ra thì việc này thắng kiện là 100% nắm trong tay bởi vì vụ kiện này rất là đơn giản. Người gây ra thiệt hại là công ty Formosa đã đồng ý chịu bồi thường với số tiền là 500 triệu đôla, thì theo luật chỉ cần người thiệt hại chứng minh về thiệt hại của mình do Formosa gây ra thì đương nhiên bồi thường, thì theo luật 100% là thắng”.
    Tuy nhiên vị luật sư nhấn mạnh đó là khả năng chiến thắng trên lý thuyết. Ông cảnh báo rằng trên thực tế, khi nhận một số lượng đơn khởi kiện của hàng trăm người, “bên chính quyền sẽ gây khó khăn” bằng cách “không thụ lý” đơn hoặc “viện lý do này, lý do khác” để không thụ lý đơn khởi kiện.
    Trong trường hợp Tòa án Thị xã Kỳ Anh làm như vậy, Luật sư Đôn tư vấn rằng những ngư dân hoặc người bị ảnh hưởng có thể nộp đơn lên tòa án tối cao hoặc viện kiểm sát cấp tỉnh của địa phương đó.
    Để đi đến tòa án ở Kỳ Anh, 600 ngư dân Quỳnh Lưu đã vượt qua quãng đường khoảng 200 kilomet mà khởi đầu chuyến đi họ đã gặp cản trở từ lực lượng công an, an ninh. Nhà hoạt động Chu Mạnh Sơn cho hay ban đầu các ngư dân thuê 20 xe khách để đi, song do sự can thiệp và dọa dẫm từ “công an huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu”, nên chỉ có 15 xe đưa họ đi.
    Theo nhà hoạt động, mặc dù có những ngăn cản, sách nhiễu, đe dọa cũng như cách hành động theo dõi, ghi hình của công an và an ninh mặc thường phục, 600 ngư dân đã đến được tòa án. Tại đó, họ đã được tiếp sức, động viên bởi 500 ngư dân của các giáo xứ Quý Hòa và Đông Yên.
    Anh Sơn cho biết các ngư dân khẳng định sẽ kiên quyết tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi, yêu cầu Formosa đền bù thiệt hại, và yêu cầu chính quyền “đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam” để có “một tương lai sáng” cho con cháu họ không phải gánh chịu các thảm họa hay hậu quả của thảm họa.

    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn

    18:03:00 26/09/2016

    Sau cơn mưa lớn kéo dài vào chiều ngày 26/9, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố ngập nặng khiến các phương tiện lưu thông qua đây gặp nhiều khó khăn.

    Cơn mưa lớn trút xuống Sài Gòn vào chiều nay và kéo dài nhiều giờ đồng hồ khiến một số nơi bị ngập sâu. Theo ghi nhận của chúng tôi, đến 18h cùng ngày, mưa ngày càng lớn và chưa có dấu hiệu giảm, tại một số nơi mực nước dâng khá cao.
     Sài Gòn ngập nặng sau cơn mưa lớn. Thực hiện: Tứ Quý - Lê Sỹ Mạnh
    Mưa lớn khiến nhiều phương tiện di chuyển khó khăn. Trong khi một số người vẫn cố gắng vượt qua đoạn đường ngập để về nhà thì một số khác phải dắt xe và đi bộ để tránh xe bị chết máy.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 2.
    Tại đường Trần Nhân Tôn, quận 10 hiện đang mưa rất to gây ngập nặng khiến giao thông qua lại khó khăn. Ảnh: Tứ Quý
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 3.
    Nước dâng cao từ 0,2 đến 0,4 m. Trời vẫn đang mưa và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ảnh: Tứ Quý
    Chiều tối 26/9, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, mưa rào và dông đang xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trong khu vực và có xu hướng lan rộng. Mưa lớn ghi nhận tại các tỉnh Bến Tre, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM.
    Giải thích cho hiện tượng này, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, ngày 23/9, lưỡi cao lạnh chi phối thời tiết Bắc và Trung Bộ di chuyển ra phía đông và suy yếu. Nhưng khả năng ngày 28/9 có một khối không khí lạnh tăng cường tác động đến thời tiết phía Bắc.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 4.
    Cụ già dắt xe đạp đi giữa cơn mưa vì sợ bị ngã. Ảnh: Tứ Quý
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 5.
    Người phụ nữ khó khăn điều khiển xe máy qua đoạn đường ngập. Ảnh: Tứ Quý
    Trong khi trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn tây thiết lập dải hội tụ nhiện đới, vắt qua khu vực Trung Bộ nối với vùng xoáy thấp trên vùng biển phía đông và khu vực giữa Biển Đông. Dải hội tụ này có xu hướng bị đẩy lùi về phía nam, sau đó hoạt động yếu dần.
    Do ảnh hưởng của rìa phía nam hệ thống thời tiết phân tích trên, cộng với gió mùa tây nam hoạt động với cường độ trung bình, thời tiết Nam Bộ cuối tháng 9 mây thay đổi đến nhiều mây, có mưa rào và dông, có nơi mưa vừa, mưa to, tập trung vào chiều tối và đêm; trong cơn dông cần đề phòng sét, lốc xoáy và gió giật mạnh.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 6.
    Nhiều người phải dắt xe máy đi qua đoạn đường ngập để tránh xe bị chết máy. Ảnh: Tứ Quý
    Hình thái thời tiết này kéo dài đến hết tháng 9, qua đầu tháng 10, Nam Bộ vẫn có mưa rào và dông rải rác nhưng lượng mưa nhỏ hơn, tập trung vào chiều tối và đêm.
     Mưa lớn ở đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7. Thực hiện: Toàn Nguyễn
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 8.
    Đường Điện Biên Phủ ngập lênh láng. Ảnh: Lê Giang.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 9.
    Cô gái lội nước trong con hẻm 109 đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Ảnh: Facebook
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 10.
    Hai bạn học sinh xắn quần lội trong mưa. Mưa ngày càng lớn và không có dấu hiệu ngớt. Ảnh: Tứ Quý
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 11.
    Một quán cafe trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, nước đã ngập vào nhà. Cô Sương, chủ quán cho biết: "Đây là lần đầu tiên con đường này ngập nặng đến vậy, mưa vẫn chưa ngớt nên mọi người đang rất lo lắng quán sẽ bị ngập vào sâu hơn". Ảnh: Quỳnh Trân.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 12.
    Nhiều người trú mưa ở quán cafe và tranh thủ chơi cờ. Ảnh: Tứ Quý
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 13.
    Người dân trên đường Điện Biên Phủ phải chạy ra trước nhà chỉ dẫn người tham gia giao thông tránh né những nơi có hố sụp và gờ chạy lên vỉa hè vì mưa quá lớn không chạy được. Ảnh: Lê Giang.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 14.
    Mưa lớn tại đường Đồng Khởi, quận 1. Ảnh: Nguyễn Bình
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 15.
    Một cửa hàng sách trên đường Nguyễn Trãi bị ngập nước, sách vở ở tiệm trôi lênh láng. Ảnh: Phạm An
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 16.
    Ở đường Trương Vĩnh Ký, quận Tân Phú, mưa lớn ngập gần đầu gối. Ảnh: Minh Thanh
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 17.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 18.
    Mưa ngập ở đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Phạm An
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 19.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 20.
    Mưa lớn gây ngập lụt ở đường Hai Bà Trưng, quận 1. Ảnh: Facebook
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 21.
    Giao thông bắt đầu hỗn loạn trên đường Nguyễn Hữu Cảnh khi mưa ngớt. Ảnh: Lê Giang
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 22.
    Biển nước mênh mông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: Lê Giang
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 23.
    Không ai dám lội qua vùng nước ngập nên đã tấp vào lề chờ đợi. Ảnh: Facebook
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 24.
    Đường Lê Lợi ngay Trung tâm thành phố đã ngập sâu. Ảnh: Q.T
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 25.
    Mưa lớn khiến các sạp hàng phải đóng cửa. Ảnh: Toàn Nguyễn.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 26.
    Người dân khó khăn di chuyển ở khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Trọng Cung, quận 7. Ảnh: Toàn Nguyễn.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 27.
    Người dân đứng trú tạm ở các quán xá bên đường chờ cơn mưa tan. Ảnh: Toàn Nguyễn.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 28.
    Nhiều người dân quyết định dắt bộ xe máy ở con đường ngập nặng. Ảnh: Toàn Nguyễn.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 29.
    Các bạn học sinh, sinh viên khó khăn di chuyển khi cơn mưa nặng hạt kéo tới. Ảnh: Tứ Quý.
    Hàng loạt tuyến đường ở Sài Gòn hỗn loạn vì ngập kinh hoàng trong mưa lớn - Ảnh 30.
    Mưa ngập đến gần đầu gối ở khu vực đường Huỳnh Tấn Phát, Trần Trọng Cung, quận 7. Ảnh: Toàn Nguyễn.
    Theo Tứ Quý / Trí Thức Trẻ