Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Tìm thêm được hai tập bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa

Tìm thêm được hai tập bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa



Bìa tập 1 "Atlas von China".
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội TP Đà Nẵng cho biết vừa sưu tầm được thêm 2 tập bản đồ cổ của Trung Quốc không có Nam Sa và Tây Sa - những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Theo TS Trần Đức Anh Sơn, 2 bộ bản đồ này được anh tìm thấy ở Vietnamese collection, Chinese collection, Western Collection (Thư viện Harvard-Yenching) và Maps Collection (Thư viện Pusey) ở ĐH Harvard, Hoa Kỳ hôm 26.5.2016. Tại kho sách hiếm ở Thư viện Harvard-Yenching, TS Sơn đã tìm được nhiều tài liệu thuộc diện "hàng độc". 
    Trong đó, có 2 tập bản đồ cổ Trung Quốc, 1 số thư tịch cổ liên quan đến thủy binh Trung Quốc thời nhà Thanh, tờ tranh Minh thập tam lăng đồ và một số tranh dân gian Trung Quốc rất đặc sắc. Tuy nhiên, hai tài liệu đáng lưu ý nhất chính là hai tập bản đồ cổ liên quan đến ranh giới, chủ quyền biển đảo của Trung Quốc, mà ở trong tài liệu này cho thấy TQ hoàn toàn không có chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trên facebook cá nhân của mình, TS Sơn đã đăng chi tiết: Tập CÀN LONG THẬP TAM BÀI ĐỒNG BẢN DƯ ĐỊA ĐỒ, là tập hợp gần 200 bản đồ toàn cõi Trung Hoa, in theo kỹ thuật đồng bản họa dưới triều Càn Long (1735 - 1796). Các bản đồ trong tập dư địa đồ này vẽ rất chi tiết về lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh, từ đại lục cho tới biển khơi và hải đảo. Tuy nhiên trong gần 200 bản đồ này không có tờ nào vẽ hay đề cập đến Xisha qundao (Tây Sa quần đảo) và Nansha qundao (Nam Sa quần đảo), là những cái tên mà Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. 
    Đáng chú ý là tờ bản đồ kế chót vẽ vùng biển đảo cực nam Trung Quốc thì cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Phía dưới đảo này hoàn toàn để trống, và tờ bản đồ sau cùng kế tiếp tờ này cũng để trống, dù trên bản đồ có vẽ những đường gạch ngang thể hiện các vĩ tuyến nằm phía nam đảo Hải Nam.
    Trong bộ ATLAS VON CHINA (Tập bản đồ Trung Quốc) xuất bản năm 1885 tại Berlin (Đức), gồm 2 tập. Toàn atlas có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức và 55 bản đồ gồm bản đồ hành chính và bản đồ địa hình của kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ thuộc Trung Quốc vào thời Quang Tự (1875 - 1908) nhà Thanh. 
    "Đây là một bổ sung rất có giá trị vào bộ sưu tập atlas mà tôi đã thu thập được, gồm: ATLAS OF THE CHINESE EMPIRE / 中國地圖 (Trung Quốc địa đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1908; COMPLETE ATLAS OF THE CHINA / 中國全圖 (Trung Quốc toàn đồ) xuất bản bằng tiếng Anh năm 1917; ATLAS POSTAL DE CHINE / POSTAL ATLAS OF CHINA / 中華郵政與圖 (Trung Hoa bưu chính dư đồ) xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và chữ Hán vào năm 1919, tái bản năm 1933. Những atlas trên do anh Trần Thắng đã sưu tầm và trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng và UBND huyện Hoàng Sa vào năm 2013" - TS Sơn viết. 
    Bộ ATLAS VON CHINA cũng như những atlas nói trên là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế Khang Hi (1662 - 1722) khởi xướng, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây. Vì thế, các bản đồ này vẽ rất khoa học, rõ ràng và kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết.
    Trong 55 bản đồ này, bức Trung Hoa tổng đồ in ở đầu tập 1 của bộ ATLAS VON CHINA cũng chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Còn trong tập 2 thì có 2 tờ bản đồ vẽ tỉnh Quảng Đông (hành chính và địa hình), nhưng không bao gồm đảo Hải Nam như các bản đồ tỉnh Quảng Đông vẽ sau năm 1908 và bản đồ vẽ dưới thời Trung Hoa dân quốc.
    Từ các atlas này có thể nhận thấy rằng các bản đồ Trung Quốc ở trong các atlas do họ chính thức xuất bản dưới thời nhà Thanh và Trung Hoa dân quốc, luôn xác định rõ cương giới cực nam của Trung Quốc là chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi. 
    Điều này có nghĩa là cho tới năm 1885 (như trong ATLAS VON CHINA) hay tới năm 1933 (như trong POSTAL ATLAS OF CHINA) thì hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chưa bao giờ thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Vì thế mà Thanh triều và sau đó là chính quyền Trung Hoa dân quốc (trước năm 1933) đã không vẽ hai quần đảo này vào trong bản đồ Trung Quốc do họ soạn vẽ hay do họ hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành.

    Bản đồ Canton (Quảng Đông) thời Quang Tự trong tập 2 bộ ATLAS VON CHINA không có đảo Hải Nam.Ảnh: Trần Đức Anh Sơn 

    Trung Quốc tổng đồ ở đầu tập 1 bộ ATLAS VON CHINA chỉ vẽ lãnh thổ Trung Hoa đến đảo Hải Nam. Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
    Bản đồ vẽ đảo Hải Nam là cực nam của Trung Quốc trong tập "Càn Long thập tam bài đồng bản dư địa đồ". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn
    Trang bìa trong tập 1 "Atlas von China". Ảnh: Trần Đức Anh Sơn

    Thêm bằng chứng Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc

    Thêm bằng chứng Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc

    28/05/2016 09:00 GMT+7
    TTO - Hai tập bản đồ cổ Trung Quốc ở Thư viện Harvard-Yenching đã góp thêm chứng cứ để bác bỏ những tuyên bố dối trá của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền lịch sử từ lâu đời của Trung Quốc” đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
    Thêm bằng chứng Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc
    Bản đồ tổng thể Trung Quốc in ở đầu tập I bộ “Atlas von China” chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam - Ảnh: T.Đ.A.S.
    Sau khi tìm kiếm, thu thập các tư liệu và bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Thư viện Đại học Yale và Thư viện Quốc hội Mỹ, tôi đến Thư viện Đại học Harvard ở Cambrigde (Massachusetts), tiếp cận kho tư liệu đồ sộ ở trường đại học danh tiếng này với hi vọng tìm thêm nhiều tư liệu quý.
    Không hề có Hoàng Sa - Trường Sa
    Nhờ sự giới thiệu của cô Phan Thị Ngọc Chấn, thủ thư kho sách Việt Nam ở Thư viện Harvard-Yenching, tôi tiếp cận được kho tư liệu hiếm, hoàn toàn là những tư liệu gốc, độc bản, có niên đại hàng trăm năm tuổi.
    Ngay trong ngày đầu tiên, tôi đã tìm thấy và sao chụp một số tư liệu rất có giá trị, trong đó đáng chú ý là hai tập bản đồ vẽ lãnh thổ Trung Hoa thời nhà Thanh.
    Thứ nhất là tập bản đồ Càn Long thập tam bài đồng dư địa đồ, niên đại năm Càn Long Canh Thìn (1760).
    Đây là tập bản đồ gồm khoảng 200 tờ bản đồ được in theo kỹ thuật “đồng bản họa” (khắc hình lên lá đồng dát mỏng, phun mực rồi in lên giấy, một kỹ thuật in rất phổ biến ở Trung Hoa thời nhà Thanh).
    Các bản đồ này vẽ chi tiết địa hình toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa dưới triều Càn Long (1735-1796), từ đại lục đến hải đảo và các vùng biển bao quanh Trung Hoa.
    Trong gần 200 tờ bản đồ thuộc bộ dư địa đồ đồ sộ này, không có tờ nào vẽ hay đề cập đến hai địa danh “Tây Sa quần đảo” và “Nam Sa quần đảo”, những cái tên mà sau này người Trung Quốc đặt ra để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Đáng chú ý là tờ bản đồ gần cuối của tập dư địa đồ này vẽ vùng biển đảo cực nam của Trung Quốc đương thời chỉ đến đảo Hải Nam.
    Thứ hai là bộ Atlas von China (Tập bản đồ Trung Quốc) gồm 2 tập do NXB Verlag von Dietrich Reimer xuất bản tại Berlin năm 1885 (kích thước 55cm x 45cm).
    Hai tập của bộ atlas này có 16 trang diễn giải bằng tiếng Đức và 55 bản đồ in màu, là những bản đồ hành chính và bản đồ địa hình vẽ kinh đô Bắc Kinh và 26 phủ ở Trung Quốc dưới triều hoàng đế Quang Tự (1875 - 1908).
    Bản đồ đầu tiên trong tập I của bộ Atlas von China là bản đồ tổng thể Trung Quốc lúc đó. Phần cực nam của bản đồ này chỉ vẽ đến đảo Hải Nam. Trong tập II có bản đồ hành chính và bản đồ địa hình Quảng Đông (Canton).
    Tuy nhiên khác với các bản đồ vẽ vào cuối thời nhà Thanh và bản đồ thời Trung Hoa dân quốc, hai bản đồ Quảng Đông này không có đảo Hải Nam, lúc bấy giờ vẫn được gọi là Quỳnh phủ.
    Trong các thư tịch cổ Trung Quốc, vùng đất phía nam Quỳnh phủ (sau này Trung Quốc gọi là Hải Nam) luôn được gọi là “hải giác thiên nhai” (góc biển, chân trời), ám chỉ đó là vùng biên viễn xa xôi của Trung Quốc.
    “Sản phẩm 
tưởng tượng”
    Có thể nhận thấy rằng các bản đồ Trung Quốc ở trong các atlas được xuất bản chính thức vào thời nhà Thanh và thời Trung Hoa dân quốc luôn xác định rõ cương giới cực nam của Trung Quốc chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam.
    Có nghĩa là vào năm 1885 (năm xuất bản bộ Atlas von China), thậm chí tới năm 1933 (năm tái bản bộ Postal Atlas of China) thì Thanh triều và Chính phủ Trung Hoa dân quốc vẫn không coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thuộc về Trung Quốc.
    Vì thế mà hai quần đảo này không được vẽ hay ghi danh lên những bản đồ do Trung Quốc soạn vẽ, hay trong những tập bản đồ do Trung Quốc hợp tác với các nhà bản đồ học phương Tây biên soạn và ấn hành.
    Ngoài tập bản đồ Càn Long thập tam bài đồng dư địa đồ và các bộ atlas, tôi còn sưu tầm được nhiều bản đồ riêng lẻ, cũng do Nhà nước Trung Quốc ấn hành chính thức từ cuối thế kỷ 19 đến thập niên 1930, đều không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, mà Trung Quốc sau này gọi là Tây Sa và Nam Sa.
    Vì vậy mà trong hội thảo “Conflict in the South China Sea” (Xung đột ở Biển Đông) tổ chức ở Đại học Yale (Mỹ) vào đầu tháng 5-2016, nhà báo Bill Hayton (BBC, Anh quốc) đã phát biểu rằng: Nhà nước Trung Quốc hiện nay đã dựa vào một “sản phẩm tưởng tượng” được Trung Hoa dân quốc phát minh vào năm 1947 để vẽ nên cái “đường chữ U” trên bản đồ Trung Quốc hiện đại.
    Họ đưa hầu hết biển và hải đảo của các nước láng giềng của Trung Quốc vào trong cái “đường chữ U” mơ hồ và tham lam ấy rồi tuyên bố là “thuộc về chủ quyền lâu đời” của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử.
    Thêm bằng chứng Hoàng Sa - Trường Sa không thuộc Trung Quốc
    Bản đồ Canton (Quảng Đông) trong tập II bộ “Atlas von China” không vẽ đảo Hải Nam - Ảnh: T.Đ.A.S.
    Khoa học, rõ ràng
    Hai tập bản đồ vừa tìm thấy ở kho sách hiếm của Thư viện Harvard-Yenching là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ quốc gia do hoàng đế nhà Thanh là Khang Hi (1662-1722) khởi xướng và tổ chức thực hiện trong hàng chục năm trời, với sự hợp tác của các nhà bản đồ học phương Tây.
    Vì thế các bản đồ này vẽ rất khoa học và rõ ràng, kèm theo các bản đồ còn có các trang chú dẫn rất chi tiết.
    TS TRẦN ĐỨC ANH SƠN

    BÌNH LUẬN (25)

    Vì sao Tổng thống Obama không dùng trực thăng hộ tống tại Việt Nam

    Vì sao Tổng thống Obama không dùng trực thăng hộ tống tại Việt Nam

    An ninh Mỹ yêu cầu dùng trực thăng hộ tống và triển khai xạ thủ ở các điểm cao để bảo vệ ông Obama, song phương án thay đổi vào phút chót. 
    Trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt Nam, chiếc trực thăng Marine One đã được đưa đến Hà Nội nhằm mục đích hộ tống trên không và ứng cứu khẩn cấp khi ông Obama di chuyển từ sân bay về khách sạn và ngược lại. 
    Tuy nhiên theo một lãnh đạo Trung tâm An ninh hàng không Việt Nam, quá trình trao đổi về công tác phối hợp, Quân chủng phòng không không quân không chấp thuận phương án này, đồng thời cam kết đảm bảo an toàn vùng trời khi Tổng thống Mỹ di chuyển tại Hà Nội. Do đó, an ninh Mỹ đã không sử dụng chiếc Marine One hộ tống như ý định ban đầu. Phương tiện được để lại sân bay Nội Bài phòng ngừa các tình huống khẩn cấp. 
    vi-sao-tong-thong-obama-khong-dung-truc-thang-ho-tong-tai-viet-nam
    Trực thăng Marine One của Tổng thống Mỹ tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Reuters. 
    Phía Mỹ cũng yêu cầu bố trí lính bắn tỉa tại các vị trí trọng yếu quanh sân bay hoặc những nơi ông Obama hoạt động, kiểm tra các xe ngoại giao Việt Nam đón tiễn Tổng thống..., song các việc này cũng không được đáp ứng. Thay vào đó, lực lượng an ninh Việt Nam cam kết đảm bảo an ninh toàn bộ khu vực. 
    Quân đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chuyên cơ
    Suốt chuyến thăm của ông Obama, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, lực lượng an ninh Mỹ - Việt đã họp bàn nhiều ngày, đồng hành triển khai các phương án. 
    Hai ngày trước khi chuyên cơ chở Tổng thống Mỹ hạ cánh, an ninh hàng không sân bay Nội Bài phối hợp với Công an huyện Sóc Sơn rà soát vòng ngoài, trục đường phía trước sân bay. Mỗi ngày hai lần, bộ đội công binh Việt Nam rà bom mìn trên diện tích hàng trăm nghìn m2. Phía Mỹ cũng sử dụng chó nghiệp vụ tìm kiếm chất nổ. 
    vi-sao-tong-thong-obama-khong-dung-truc-thang-ho-tong-tai-viet-nam-1
    Bộ đội công binh rà mìn quanh nơi ông Obama lưu trú. Ảnh: Bá Đô.
    Khâu quản lý vùng trời và điều hành bay do Việt Nam chủ động, song an ninh Mỹ vẫn yêu cầu cử mật vụ lên Đài kiểm soát không lưu để giám sát cán bộ quản lý bay và được phía Việt Nam chấp thuận. 
    Thời gian ưu tiên đường băng cho chuyên cơ cũng được "phá lệ", nâng từ 5 phút lên 10 phút theo đề nghị của phía Mỹ.
    Thời điểm chuyên cơ Tổng thống Mỹ vào vùng trời, Đài không lưu bị kiểm soát chặt từng giây. Trung đoàn không quân 921, thuộc Sư đoàn 371 Quân chủng phòng không không quân đóng tại sân bay Nội Bài trong tư thế sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chuyên cơ Tổng thống.
    Nhà dân phải đóng cửa
    Khi chuyên cơ chở Tổng thống Obama hạ cánh và rời đi, phía Mỹ và Việt Nam huy động 200 cán bộ an ninh trong sân bay, cùng hàng trăm công an huyện Sóc Sơn bảo vệ vòng ngoài. Nhiều lực lượng đóng chốt tại cửa ra vào nhà khách VIP A. Khách vào phải có thẻ và tên đăng ký trước, không ưu tiên trường hợp ngoại lệ nào.
    An ninh Mỹ dựng cột phá sóng để ngăn ngừa thiết bị nổ kích hoạt từ điện thoại. Lực lượng an ninh hai bên được cấp một tần số đặc biệt để liên lạc. Tần số Mỹ sử dụng kết nối với hệ thống của Việt Nam khi liên quan đến những vấn đề quan trọng trong điều hành bay, dẫn tàu bay, quét radar...
    vi-sao-tong-thong-obama-khong-dung-truc-thang-ho-tong-tai-viet-nam-2
    Xạ thủ Mỹ được trang bị đầy đủ vũ khí, thiết bị để quan sát các vị trí quanh nơi ông Obama hoạt động. Ảnh: Bá Đô.
    Nhà dân dọc trục đường phía trước sân bay Nội Bài được yêu cầu đóng toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ, phòng ngừa kẻ xấu trà trộn trong thời điểm đón, tiễn Tổng thống. 
    Chuyên cơ được canh giữ 24/24h
    Sau khi Tổng thống Mỹ di chuyển vào trung tâm Hà Nội, hai chuyên cơ Air Force One và trực thăng Marine One được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24h. Người và phương tiện không được đến gần nếu không có nhiệm vụ. Nhiên liệu cho các chuyên cơ được phía Mỹ kiểm tra, lưu mẫu lại trước và sau khi tiếp vào máy bay.
    Máy bay phải đỗ tại khu vực có chiếu sáng 24/24 và được giám sát liên tục bởi nhiều camera từ các hướng.
    vi-sao-tong-thong-obama-khong-dung-truc-thang-ho-tong-tai-viet-nam-3
    Hai chuyên cơ Air Force One được bảo vệ 24/24. Ảnh: Giang Huy.
    Theo lãnh đạo an ninh hàng không, sau hoạt động đón tiễn Tổng thống Mỹ, phía Mỹ đánh giá cao đội ngũ an ninh hàng không Việt Nam. Họ luôn cảm ơn các cán bộ Việt Nam trong lúc hai bên phối hợp làm nhiệm vụ tốt. 
    "Chúng tôi cũng đánh giá cao lực lượng an ninh Mỹ, họ làm việc rất chuyên nghiệp, nghiêm túc, tác phong rất nhanh nhẹn, chúng tôi sẽ phải học tập các tác phong này", ông nói.
    Tổng thống Mỹ Barack Obama công du Việt Nam ngày 23-25/5. Ngoài các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao Việt Nam, phát biểu, nói chuyện với doanh nhân, sinh viên, ông còn lên phố ăn bún chả Hà Nội, uống bia chai, ghé quán trà đá, thăm hỏi và bắt tay người dân trong một chiều mưa.
    Sau chuyến thăm này, ông chủ Nhà Trắng - một trong những chính trị gia quyền lực nhất thế giới để lại hình ảnh khá gần gũi và bình dị trong mắt nhiều người dân Việt Nam. 
    Đoàn Loan

    Đám cưới lớn nhất Sài Gòn của con gái Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

    Đám cưới lớn nhất Sài Gòn của con gái Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu

    Đám cưới con gái Tổng thống Thiệu diễn ra ngày 19/1/1973 giữa một bối cảnh chính trị rối ren, được coi là đám cưới đình đám nhất Sài Gòn trước 1975.
    Vào giai đoạn chót của cuộc thương lượng giữa Lê Đức Thọ và Kissinger tại Paris 1973, dư luận báo chí Sài Gòn rộ lên công khai về thái độ bực dọc của Tổng thống Mỹ Nixon trước việc Tổng thống Thiệu khăng khăng chưa chịu chấp nhận nội dung Hiệp định để ký kết theo ngày giờ Washington thỏa thuận. Thiệu lo lắng cho số phận của mình và giới quân phiệt Sài Gòn một khi Mỹ rút mà quân miền Bắc vẫn còn, Chính phủ Cách mạng lâm thời vẫn hiện hữu…
    Trước ngày ký hiệp định Paris, Tổng thống Thiệu vẫn cố ý trì hoãn dây dưa, thư đi tin lại nhiều lần, khiến Tổng thống Nixon dằn bút, đe dọa: “Tôi hoàn toàn tin chắc rằng nếu các ông không ký Hiệp định thì toàn bộ ngân sách chúng tôi viện trợ cho các ông sẽ bị cắt giảm. Vì lý do đó, chúng tôi yêu cầu các ông tiến hành việc ký kết văn bản mà tướng Haig mang đến cho ông vào ngày 23 tháng Giêng năm 1973 và ông phải ký vào ngày 27 tháng Giêng năm 1973 (...). Nếu các ông từ chối không ký hiệp định thì các ông đừng trông mong gì vào khả năng giúp đỡ của chúng tôi. Ý kiến trong quốc hội và công luận không cho phép chúng tôi làm khác (...). Tôi thừa nhận đây không phải là một hiệp định lý tưởng nhưng đây là hiệp định duy nhất mà (chúng ta) có thể tiến hành trong tình hình hiện nay (...). Đối với tôi có hai lựa chọn cần thiết: một là tiếp tục né tránh ký hiệp định, điều này có hại và thiển cận, hai là dùng hiệp định làm phương tiện để thiết lập nền tảng mới cho quan hệ Mỹ - Nam Việt Nam (...). Tôi tha thiết hy vọng ông sẽ lựa chọn giải pháp duy nhất... Chân thành, Richard Nixon” (trích các thư của Nixon gửi Thiệu từ hồ sơ tối mật của TS Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, nhiều người dịch).
    Cuối thư Nixon căng thẳng “Vì tính nghiêm trọng của tình hình và những hậu quả sắp tới, tôi đã phái tướng Haig trở lại Sài Gòn vào sáng thứ bảy 20 tháng Giêng năm 1973. Đây là cơ hội mới nhất... mọi kế hoạch vạch sẵn không thể thay đổi được”. 
    Vào lúc đó, ngày 19/1, Thiệu vừa nghĩ đến kế hoạch “Hùng Vương” phá Hiệp định, vừa lo đám cưới cho con gái của mình: Nguyễn Thị Tuấn Anh 18 tuổi. 
    Lực lượng cảnh sát đặc biệt được em út của Thiệu tung ra, lính bồng súng chào, làm tăng thêm vẻ “đình đám" của lễ cưới Tuấn Anh. Chú rể lớn hơn cô dâu 10 tuổi là: Nguyễn Tấn Triều, con trai của Giám đốc Hàng không Việt Nam Nguyễn Tấn Trung được xem là đám cưới lớn nhất Sài Gòn thời bấy giờ.
    Dư luận thời đó gọi đám cưới này là cuộc “phối hợp nghệ thuật” giữa quyền và lực. Hai ông sui, một thì nắm quyền sinh sát dưới đất (dinh Độc Lập), một thì cai quản hoạt động trên trời (Hàng không Việt Nam)! Giám đốc Trung thuộc gia đình giàu có nức tiếng.
    Ông Thiệu xuất hiện với áo gấm xanh hai tà phủ dài quá đầu gốì, chiếc quần thụng trắng, đầu đội khăn đóng, hai tay chắp lại trước bụng. Cạnh là vợ ông, bà Mai Anh, người Công giáo. Trước khi được chính đức Tổng giám mục làm phép hôn phối sáng 19/1, chú rể Triều cũng mặc áo gấm, đầu chít khăn, theo phía đàng trai mang lễ vật tới nhà ông bà gia. Ngoài chiếc micro và vài vật dụng trang trí nhỏ nhặt là có vẻ “tây”, còn cách ăn mặc của cả hai ông bà Thiệu, các bà cụ hai bên nội ngoại, nụm rượu, khay nữ trang đều mang vẻ cổ kính “ta về ta tắm ao ta”. Chú rể Triều xụp xuống lạy ông bà Thiệu tỏ lòng trở thành con rể từ phút đó. Hoan hỉ đáp lại, ông bà Thiệu trao chú rể một mớ nữ trang đáng giá. Trước giờ lên xe hoa, cô dâu Tuấn Anh đeo chuỗi hạt quanh cổ, mặc bộ áo cưới đỏ thắm, đầu chít khăn vành dây màu vàng.
    Với tựa đề: “Đám cưới lớn nhất Việt Nam”, một tuần báo văn nghệ xuất bản tại Sài Gòn năm 1973 mô tả đám cưới lớn nhất Sài Gòn có đến 500 khách mời gồm các đại thương gia, chính khách, tướng tá... dự tiệc lớn tại nhà trai: “Sau đó lễ tại nhà thờ lớn (...) mau chóng trở thành một đám cưới theo nghi thức Tây phương. Cô dâu đã bỏ khăn vành dây, bộ áo cưới màu đỏ cổ truyền và chuỗi hột đeo cổ, để mang bộ áo cưới màu tuyết trắng và tấm voan trên đầu có cái đuôi thật dài và phải có cô phù dâu đỡ cho khỏi phủ xuống đất. Chú rể cũng đã bỏ áo gấm để mang bộ âu phục mới toanh và đúng mốt. Ghi thêm: bộ áo cô dâu bằng sa-tanh trắng thêu hoa bạc lóng lánh, voan trùm đầu dài 5 thước. Cô dâu, chú rể được kết hợp do Tổng giám mục Sài Gòn, dưới tên thánh là Bernadette và Martin. Chú rể đã theo về đạo cô dâu. Sau tuần trăng mật, cô dâu chú rể sang Mỹ cùng theo học Đại học Pittsburg”.
    Đang khi chú rể Triều và cô dâu Tuấn Anh vui hợp hôn, điện thoại dinh Độc Lập reo nhiều lần bởi Tòa đại sứ Mỹ gọi tới, thúc giục Thiệu mau trả lời.
    Thiệu biết không thể kéo dài thêm cơn giận của Tổng thống Mỹ. Ông ta thấy cần phải đáp ứng yêu cầu của Nixon vì an ninh và quyền lợi của chính bản thân ông cũng như giới quân phiệt Sài Gòn. Gần hết thời hạn “tối hậu thư" nêu ra là phải trả lời Nixon trước 12 giờ, giờ Washington ngày 21 tháng Giêng, rằng có chịu ký hiệp định hay không, Thiệu đã cho mời đại sứ Bunker đến dinh Độc Lập để nói một lời “Vâng!”
    Theo MỘT THẾ GIỚI