Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Người Việt đang từ bỏ quê hương

Người Việt đang từ bỏ quê hương

Nguyệt Quỳnh

Cứ mỗi năm cuộc tranh giành quyền lực ở cấp lãnh đạo thượng tầng lại lặp đi lặp lại, và càng ngày mức độ càng gay gắt. Tôi tự hỏi không biết các vị lãnh đạo có từng bao giờ quan tâm để nhận biết ra rằng từ lâu nhiều người dân VN đã thầm lặng bỏ nước ra đi!
Điều đáng giật mình là – ngày nay người ta rời bỏ quê hương mình không một chút vấn vương luyến tiếc. Quê hương là nơi chốn thiêng liêng, nơi thân thuộc, nơi có cha mẹ, anh em, bằng hữu, có cả một trời thơ ấu; nhưng vì sao người VN lại tìm mọi cách để rời bỏ đất nước mình?
Bốn mươi năm trước, người ta buộc phải dứt áo ra đi, buồn thắt ruột khi phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn. Thi sĩ Luân Hoán có bốn câu thơ nhớ quê đến nao lòng:
trông ra cửa kính trời mưa tuyết
ngó lại mình đang ngồi bó tay
quê hương nhắm mắt như sờ được
sao vẫn buồn xo đến thế này?
Nếu như ngày xưa, người Việt tị nạn lìa xa quê, nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim sẻ trước hiên nhà; thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không cần ngoái đầu nhìn lại.
Trong cuộc họp tại văn phòng Quốc hội ngày 29 tháng 12 vừa qua, bàn về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp không trở về; Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc hội rằng: “Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về”.
Vì đâu có tình trạng này? Chiến tranh, nghèo đói cũng không làm người ta rời bỏ quê hương mình. Chỉ mới ngày nào, khi cuộc chiến biên giới bùng nổ vào năm 1979, hàng hàng lớp lớp thanh niên ưu tú sẵn sàng viết đơn bằng máu để xin ra chiến trường. Dù khó khăn, gian khổ người ta vẫn gắn bó, vẫn hãnh diện về dân tộc mình. Tôi nhớ có lần đọc được trong facebook của một em sinh viên: “Tôi tự hào vì mỗi tên đất, tên đường ở xứ tôi đều viết bằng tên người chứ không phải đánh số”. Nhưng chỉ vài tuần trước đây, một bài viết trên trang mạng BBC viết rằng – tác giả muốn rời bỏ VN để con cái mình khi lớn lên được sống làm người tử tế.
Tôi có dịp gặp một số thanh niên VN ở Philippines. Họ trẻ, tốt lành và trong sáng, nhưng họ quay lưng hẳn và không muốn nhắc đến tình hình xã hội, chính trị tại đất nước mình. Sự gian dối, giả trá khắp nơi đã làm các em chán nản. Một em chia sẻ với tôi là hầu hết các bạn của em đều cảm thấy bất lực và muốn tìm cách rời khỏi VN.
Tôi gặp em H, một thiếu nữ sống một mình ở đất nước xa lạ này. Em sống và chống trả với những bất trắc, bão tố do tình trạng cư trú bất hợp pháp của mình. Gã chủ nhà muốn xâm hại em, thản nhiên cầm điện thoại và hăm dọa nếu em không thuận hắn sẽ báo cảnh sát. Rất may, H là một thiếu nữ thông minh và mạnh mẽ, em đã vượt thoát được. Cha mẹ ở miền quê làm sao biết được em đã phải chống chọi với những gì. Những thiếu nữ yếu đuối, không may mắn khác sẽ hành xử ra sao? Và định mệnh sẽ đưa đẩy các em về đâu?
Tôi cũng gặp một trường hợp khác, một phụ nữ miền biển, nghèo khó, vô danh nhưng chị đã làm tôi xúc động đến ngẩn ngơ.
Nếu bạn đang đi du lịch phượt trên đất Thái. Dừng chân uống một cốc nước dừa trên hè phố hay tại một quán ăn nào đó. Lúc bạn đang cố bập bẹ nói một ít tiếng Thái với người đang phục vụ, thì nhớ rằng người đang nói chuyện với bạn bằng tiếng địa phương đó có thể là một người VN. Bên dưới nụ cười xã giao và ánh mắt lẩn tránh đó, ẩn chứa cả một mối ân tình thắm thiết của người đồng hương.
Tôi gặp chị L, người phụ nữ gầy ốm da ngăm đen đứng bán một xe nước dừa bên hè phố. Ban đầu có lẽ nghe chúng tôi nói tiếng Việt, không nhịn được, chị cất tiếng hỏi tôi có phải người Việt Nam không. Thấy người đồng hương tôi vồn vã hỏi thăm, nhưng thấy thái độ chị lẩn tránh và đáp lại bằng tiếng Thái tôi đoán có lẽ chị đang có vấn đề về di trú. Bốn mươi năm trước, tôi đã gặp một người mẹ cắt ruột đẩy đứa con 6 tuổi của mình ra biển để mong nó tìm được tương lai. Ngày nay, tôi gặp người mẹ khác, cũng thắt ruột bỏ lại đứa con gái năm tuổi của mình cho bà ngoại để đi kiếm sống ở nước ngoài, đi “tha hương cầu thực”.
Khi đã tin cậy, chị níu chặt lấy cánh tay tôi luôn miệng nói chuyện, quên cả bán hàng. Được một lúc chị móc trong túi áo ra 25 baht tôi vừa trả tiền nước, đưa lại. Chị ngượng ngùng bảo tình cảm mà lấy tiền tối về không ngủ được. Tôi xúc động vì sự tốt lành, vì cái ân tình chị dành cho tôi, một người xa lạ. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấu hiểu tấm lòng tha thiết của chị đối với người Việt, đối với quê hương như thế nào. Vậy mà có đến mấy lần chị nói với tôi là chị không muốn trở về VN nữa. Xin ghi lại một đoạn đối thoại của tôi với người phụ nữ này để hiểu vì sao chị không muốn trở về. Tôi cố tình hỏi tiếp:
  • Nhưng khi để dành đủ tiền rồi chị về quê mình chứ?
  • Thôi không về đâu.
  • Tại sao lại không về?
  • Ở đây người Thái họ hiền lắm, họ thương mình. Mình đẩy xe đi bán từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới về được đến nhà. Đi ban đêm cũng không sợ… Ở đây từ những người thấp nhất trong xã hội như xe ôm hay cảnh sát họ đều giúp đỡ mình hết mình.
  • Nhưng mai mốt chị về thăm con, người khác dành mất chỗ bán của chị thì sao?
  • Không sao đâu, không có mình thì họ bán, khi họ thấy mình đẩy xe tới, họ tự động đẩy xe đi chỗ khác.
Những dự thảo văn kiện đại hội đảng có bao giờ đặt ra vấn đề vì lẽ gì mà người dân nghèo, lương thiện lại không cảm thấy an toàn ở quê hương mình? Những người như chị bán nước dừa, hay cháu H đâu cần biết gì đến dân chủ hay nhân quyền !? Họ cũng không cần biết ngày mai ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng bí thư. Họ chỉ cần một môi trường sống ổn định, an lành. Nơi hàng ngày không phải nơm nớp lo sợ gặp cảnh sát giao thông hay quân cướp giật. Nơi họ kiếm được miếng ăn hàng ngày và không phải im lặng trước những điều tai ác.
Đến bao giờ người dân mình khi “Rời Bỏ” quê hương đều ôm giấc mơ sẽ “Trở Về” để sẻ chia những gian nan và dựng xây lại đất nước?
Tôi biết những người như vậy, những người đã ra đi, nhưng lại chọn trở về như Trần Văn Bá, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh, Võ Hoàng, Ngô Chí Dũng… Chúng ta cũng biết những người đang nỗ lực thay đổi xã hội, những người gắn bó với tổ quốc, người muốn dân mình, đồng bào mình được có đời sống đích thực cần có của một con người. Họ là Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Đình Cương, Võ An Đôn…Tiếc rằng những nỗ lực của họ chỉ đổi lấy tù tội, bất trắc và gian nan.
Tôi tự hỏi những người như Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, các vị đại biểu quốc hội, những đảng viên “chân chính”… họ nghĩ gì? Họ phục vụ cho ai? Một chính quyền dù có theo đuổi mục đích, lý tưởng cao đẹp gì đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì khi mà con em họ, khi mà mọi người dân, từ trí thức cho đến chị bán nước dừa cũng đều muốn ra đi.
Tôi cho rằng các vị lãnh đạo, những người liên hệ trong chính quyền, hay trong trận đấu đá tranh giành quyền lực năm 2016 – từ anh công an quèn quen bóp cổ dân, đến các nhân sự tứ-trụ-triều-đình tương lai cần có câu trả lời chính đáng cho chính mình và cho những người dân hiền lành, chất phác đang phải sống lưu vong khắp nơi.
N.Q

Năm 2016: Đầy những bất an

Năm 2016: Đầy những bất an

Nguyễn Hưng Quốc

Hình ảnh từ video đăng tải ngày 3 tháng 1 năm 2016 cho thấy Nhà nước Hồi giáo hành quyết năm người đàn ông bị cáo buộc làm gián điệp cho Anh ở Syria.
Năm mới thường gắn liền với những hy vọng mới. Tuy nhiên, trong những ngày cuối năm 2015, khi nhìn vào năm mới 2016, hầu hết các nhà bình luận trên thế giới đều khá bi quan: Nó đầy những bất an.
Bất an lớn nhất đến từ các phần từ Hồi giáo cực đoan, trong đó, đáng kể nhất là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Chưa bao giờ có một lực lượng khủng bố nào có ngân sách dồi dào, được tổ chức một cách chặt chẽ và có sức mạnh đáng sợ như Nhà nước Hồi giáo. Tổ chức này đã chiếm một số vùng ở Iraq và Syria. Mặc dù Mỹ và các quốc gia đồng minh cũng như, gần đây, Nga, sử dụng không lực để ngăn chận đà tiến của Nhà nước Hồi giáo ở hai quốc gia này, nhưng hiệu quả rất chậm chạp. Ít có ai tin là trong năm 2016 này, tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ bị đánh tan hẳn.
Hơn nữa, ngoài Iraq và Syria, Nhà nước Hồi giáo còn có mạng lưới nhân sự cũng như cảm tình viên rải rác ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Với mạng lưới ấy, Nhà nước Hồi giáo có thể tổ chức những cuộc tấn công khủng bố ngay tại các quốc gia Tây phương. Trong năm 2015 vừa qua, chúng đã gài bom làm nổ tung một chiếc máy bay dân sự của Nga giết chết 224 người và tấn công vào một số tụ điểm ở Paris giết chết 130 người. Cuộc tàn sát 14 người tại San Bernadino, Mỹ cũng do những người Hồi giáo cực đoan thực hiện.
Điều nguy hiểm nhất của các tổ chức Hồi giáo cực đoan là ở chỗ nó gắn liền với Hồi giáo. Đã đành, trong Hồi giáo, có rất nhiều người có tư tưởng và thái độ ôn hoà, chủ trương chung sống hoà bình với các tôn giáo khác. Tuy nhiên, khi chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan, nhiều chính khách không tự kiềm chế, biến việc chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan thành việc chống lại Hồi giáo nói chung. Điều này dễ làm các tín đồ Hồi giáo bất mãn, từ đó, trở thành cực đoan, và cuối cùng, tham gia vào các lực lượng khủng bố. Bởi vậy, cuộc chiến chống lại Hồi giáo cực đoan không phải chỉ ở các mặt trận tại Iraq, Syria cũng như Afghanistan mà còn ở khắp nơi, đặc biệt là ở Tây phương. Hầu hết giới bình luận chính trị quốc tế đều cho việc các tín đồ Hồi giáo cực đoan tấn công Tây phương gần như là chắc chắn, chỉ có vấn đề là ở đâu và khi nào mà thôi.
Điểm bất an thứ hai là ở Trung Đông, chủ yếu tập trung ở ba quốc gia chính: Syria, Iraq và Afghanistan. Tình hình ở cả ba nước đều rối bời. Với cả ba, chính sách của Mỹ không nhất quán. Một mặt, họ không muốn can thiệp sâu để có thể bị sa lầy, nhưng mặt khác, họ lại không thể khoanh tay đứng nhìn. Kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan gặp khá nhiều khó khăn và không ai có thể biết được sau khi Mỹ rút quân hẳn, đất nước này sẽ ra sao. Đáng sợ nhất là Taliban sẽ quay trở lại và như thế, tình hình tại nước này sẽ không khác gì trước năm 2001, lúc Mỹ bắt đầu tham chiến. Với cuộc chiến tại Iraq và Syria hiện nay, Mỹ chỉ tham dự với các cuộc oanh kích. Nhưng kinh nghiệm cho thấy, với không quân, người ta không thể kết thúc được chiến tranh. Điều đó có nghĩa là các xung đột tại hai quốc gia này sẽ nhùng nhằng kéo dài. Nó càng kéo dài, Mỹ càng bị bó chân ở đó, khó có thể giải quyết các mâu thuẫn ở những nơi khác.
Điểm bất an thứ ba là những thách thức đến từ Nga. Sau khi chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu sụp đổ, mọi người cho thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Nga và Tây phương đã chấm dứt. Tuy nhiên, kể từ khi Vladimir Putin lên nắm quyền, đặc biệt lần thứ hai, từ năm 2012, nhất là kể từ khi Nga lấn chiếm Crimea của Ukraine, quan hệ giữa Nga và Tây phương càng ngày càng căng thẳng. Sự căng thẳng ấy càng gia tăng khi mới đây, Nga quyết định tham gia vào cuộc chiến tranh tại Syria. Hiện nay, Nga xem Mỹ và Tây phương như những thế lực đe doạ đến nền an ninh nước họ. Mỹ và các nước Tây phương cũng nhìn Nga với cặp mắt đầy cảnh giác. Không khí thời chiến tranh lạnh dường như sống lại. Mâu thuẫn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, ít nhất ở phạm vi khu vực. Nhưng như thế củng đủ tạo nên bất ổn trên bàn cờ chính trị thế giới.
Điểm thứ tư là những thách thức đến từ Trung Quốc. Để tương xứng với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc càng ngày càng muốn tăng cường ảnh hưởng trên các nước láng giềng. Hai điểm nóng thu hút sự chú ý của mọi người nhất là ở Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp với Nhật Bản, và Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp với Việt Nam, Malaysia và Philippines. Giữa hai nơi, có lẽ Trung Quốc sẽ tập trung hơn ở Biển Đông. Lý do là ở đó các đối thủ của Trung Quốc đều nhỏ và yếu thế hơn hẳn.
Hầu hết các bất an ở trên đều ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam. Bị vướng chân ở Trung Đông, phải đối đầu với Nga và khủng bố, trong năm 2016 này, có lẽ Mỹ sẽ không thể tập trung vào việc chuyển hướng chiến lược sang châu Á như họ hoạch định từ mấy năm trước. Hơn nữa, nên chú ý là năm 2016 cũng là năm bầu cử Tổng thống Mỹ. Bất cứ người nào, thuộc đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà, chiến thắng cũng đều phải đối diện với vô số khó khăn kể trên. Ngoài ra, mới lên cầm quyền, mối bận tâm đầu tiên của các nhà lãnh đạo mới bao giờ cũng nhằm giải quyết những thử thách ngay trong nước họ. Chuyện quốc tế bao giờ cũng bị đặt vào ưu tiên sau cùng.
Đó là một cơ hội tốt cho Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ khai thác cơ hội quý hiếm ấy. Tôi cho trong năm 2016 này, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn tiến trình xâm lấn trên Biển Đông. Có mấy khả năng sẽ xảy ra. Một là họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc quân sự hoá trên mấy bãi đá họ đã bồi đắp thành đảo nhân tạo tại Trường Sa. Hai là họ có thể sẽ mang giàn khoan HD-981 trở lại thềm lục địa của Việt Nam để hiện thực hoá chính sách tằm ăn dâu của họ. Ba là họ có thể sẽ tuyên bố vùng nhận diện hàng không trên con đường lưỡi bò mà họ cho là thuộc chủ quyền của họ.
Bất cứ khả năng nào ở trên cũng đều là những thử thách nghiêm trọng đối với nhà cầm quyền Việt Nam. Bởi vậy, sự bất an của thế giới sẽ trở thành sự bất an của Việt Nam.
N.H.Q

Năm 2016: Việt Nam sẽ về đâu?

Năm 2016: Việt Nam sẽ về đâu?

Posted by adminbasam on 08/01/2016
Nguyễn Hưng Quốc
7-1-2016
H1
Một cảnh sát đứng canh bên cạnh biểu tượng của Cộng sản được trang trí bằng hoa tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 11, tại Hà Nội ngày 12/1/2011. Ảnh: Reuter
Ở thời điểm bắt đầu một năm mới, có lẽ không có người nào quan tâm đến chính trị Việt Nam lại không tự hỏi: Trong năm mới này, Việt Nam sẽ về đâu?
Sự kiện nổi bật và thu hút sự chú ý nhiều nhất tại Việt Nam trong năm nay là cuộc đại hội được tổ chức vào mỗi năm năm của đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội này có hai khía cạnh quan trọng nhất: một là bầu lên giàn lãnh đạo mới và hai là đưa ra những kế hoạch mới trong vòng năm năm tới. Ở khía cạnh thứ hai, theo giới quan sát chính trị Việt Nam, không có gì mới. Vẫn là những lời hứa hẹn. Vẫn duy trì những cấu trúc quyền lực quen thuộc. Vẫn đi theo cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó các công ty quốc doanh vẫn chiếm vai trò chủ đạo. Khía cạnh thứ nhất được nhiều người quan tâm hơn. Thế nhưng cho đến nay, trước đại hội mấy tuần, không ai biết được những thu xếp về nhân sự sẽ như thế nào cả. Tất cả vẫn còn trong bí mật. Những gì chúng ta biết được đều chỉ là tin đồn không thể kiểm chứng được.
Tuy nhiên, dù bất cứ người nào lên làm tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và thủ tướng, có bốn vấn đề chắc chắn sẽ không thay đổi: Một, về ý thức hệ, Việt Nam vẫn tiếp tục theo đuổi cái gọi là chủ nghĩa xã hội. Hai, về cấu trúc quyền lực, Việt Nam vẫn tiếp tục độc đảng và từ khước xu hướng dân chủ hoá. Ba, với chủ trương “định hướng xã hội chủ nghĩa”, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển – nếu có phát triển – ì ạch, số công ty bị phá sản càng lúc càng nhiều, số nợ công càng ngày càng chồng chất. Và bốn, về đối ngoại, Việt Nam vẫn tiếp tục chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung Quốc.
Xin nói thêm về điểm cuối cùng nêu trên. Nhiều người tự hỏi: Không biết tổng bí thư mới của Việt Nam sẽ là người thân Mỹ hay thân Trung Quốc? Theo tôi, câu hỏi ấy quá đơn giản. Cơ chế quyền lực tại Việt Nam không cho phép người nào, kể cả tổng bí thư, có thể hoàn toàn quyết định chính sách đối ngoại. Tất cả đều là những quyết định tập thể. Mà cái gọi là tập thể trong giới lãnh đạo Việt Nam, từ bao lâu nay, vẫn luôn luôn bị phân hoá, và hệ quả của sự phân hoá ấy là chính sách cuối cùng bao giờ cũng có tính chất chiết trung, lửng lơ ở giữa, để làm vừa lòng mọi người. Vả lại, quan hệ với Trung Quốc rất phức tạp. Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc quá nhiều, đặc biệt về kinh tế. Áp lực của Trung Quốc trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam cũng quá nặng. Cái gọi là nỗ lực “thoát Trung” rất khó thực hiện, trừ phi người ta sẵn sàng chấp nhận hai điều: Một, hy sinh quyền lợi của mình và gia đình mình; và hai, chấp nhận rủi ro, kể cả chiến tranh với Trung Quốc. Tôi không tin là giới lãnh đạo Việt Nam dám chấp nhận sự hy sinh và rủi ro như vậy. Thành ra, với Trung Quốc, người ta vẫn tiếp tục nhường nhịn. Khi Trung Quốc lấn tới, người ta chỉ lên tiếng phản đối lấy lệ. Rồi đâu vẫn vào đấy. Sẽ không có xung đột nào xảy ra cả.
Khi đã quyết định tiếp tục nhường nhịn Trung Quốc, người ta cũng không thể dám công khai thắt chặt quan hệ liên minh với Mỹ. Bởi đó là điều Trung Quốc không thể chấp nhận được. Hơn nữa, đó cũng chính là điều giới lãnh đạo Việt Nam từng hứa hẹn với Trung Quốc: không liên minh với quốc gia này để chống lại quốc gia khác. Hứa hẹn như thế là đã tự nguyện vẽ ra lằn ranh không thể vượt qua được đối với Mỹ.
Lửng lơ ở giữa, Việt Nam sẽ dùng Trung Quốc để lôi kéo sự quan tâm của Mỹ: để bảo vệ con đường hàng hải tự do ở Biển Đông, Mỹ rất cần sự hợp tác của Việt Nam, nước có diện tích biển lớn nhất trên con đường lưỡi bò của Trung Quốc. Việt Nam cũng sẽ dùng viễn ảnh ngả theo Mỹ để cò kè ngã giá với Trung Quốc: để hiện thực hoá con đường lưỡi bò trên Biển Đông, điều Trung Quốc cần nhất là sự khuất phục của Việt Nam.
Với chính sách đu dây như vậy, con đường dân chủ hoá của Việt Nam cũng bị bế tắc. Còn nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam không thể dân chủ hoá khi điều đó chưa xảy ra với Trung Quốc. Nhưng triển vọng dân chủ hoá tại Trung Quốc chắc chắn còn khá xa vời. Bởi vậy, không hy vọng gì trong năm 2016 này tình trạng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam sẽ thay đổi.
Về phía Mỹ, trong quan hệ với Việt Nam cũng như với bất cứ nước nào khác, Mỹ bao giờ cũng đặt vấn đề dân chủ và nhân quyền như một điều kiện cho mọi quan hệ đối tác. Tuy nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết. Trên thực tế, có hai vấn đề. Một là Việt Nam vẫn có thể cứ giả bộ tôn trọng dân chủ và nhân quyền theo kiểu thả một người thì bắt lại một người như họ đã từng làm lâu nay. Hai là, như hầu hết các chuyên gia nhận định, các chính sách ngoại giao của Mỹ chủ yếu có tinh thần thực tiễn luận (realism) chứ không dựa trên một ý thức hệ cứng nhắc nào cả, do đó, từ trước đến nay, Mỹ cũng đã từng ủng hộ nhiều chính phủ độc tài nếu sự ủng hộ ấy có lợi cho Mỹ. Bởi vậy, nếu Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam vào trận chiến chống Trung Quốc trên Biển Đông thì việc nhắm mắt làm ngơ trước sự độc tài của chính quyền Việt Nam không phải không thể xảy ra.
Ở trên, chúng ta nói đến xu thế dân chủ hoá từ quan hệ với nước ngoài, chủ yếu là với Trung Quốc và Mỹ. Con đường dân chủ hoá có thể xuất phát từ một chiều khác: từ dưới lên trên, tức trong nội bộ Việt Nam mà thôi. Ở khía cạnh này, có thể đặt câu hỏi: Liệu một ngày nào đó, không thể chịu đựng nổi độc tài và áp bức, người dân Việt Nam có thể vùng dậy đòi tự do như dân chúng ở một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi đã từng làm trong cái gọi là mùa xuân Ả Rập cách đây mấy năm? Với câu hỏi này, rất khó có câu trả lời chính xác. Trước khi cuộc cách mạng Ả Rập bùng phát, không có ai, kể cả các nhà lãnh đạo Tây phương cũng như các chuyên viên tình báo thượng thặng có thể biết điều đó cả. Nó nổ ra một cách bất ngờ và chóng vánh ngoài sự dự đoán của mọi người.
Có thể nói, nhìn từ quan hệ quốc tế, tình hình chính trị tại Việt Nam trong năm 2016 này chắc cũng không có gì khả quan. Tuy nhiên, điều đó, không có nghĩa là chúng ta phải tuyệt vọng. Có một câu nói của Otto von Bismarck đã thành danh ngôn: “Chính trị là nghệ thuật của cái khả dĩ” (Politics is the art of the possible).
Chúng ta chỉ biết tình hình thực sự của Việt Nam trong năm 2016 này khi tờ lịch cuối cùng của năm bị bóc xuống.

Sự tồn vong, phát triển của đất nước đang trông chờ vào sự sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương

Sự tồn vong, phát triển của đất nước đang trông chờ vào sự sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương

Posted by adminbasam on 08/01/2016
Đôi lời: Một bài viết đã được gửi tới trang Ba Sàm được cho là của ông Nguyễn Phúc Thanh, “cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu”, nhưng không rõ ông Thanh đã từng giữ chức vụ gì, cũng không thấy thông tin cá nhân về ông. Xin được đăng tại đây để độc giả cùng nhận xét.
____
Nguyễn Phúc Thanh
Hội nghị Trung ương13 (HNTW 13) đã khép lại và được đánh giá là thành công, nói như thế cũng có khía cạnh đúng, trước hết cần so sánh ý kiến của Bộ Chính trị với Ban Chấp hành Trung ương về vấn đề nhân sự:
1. Điểm thống nhất giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương:Danh sách giới thiệu nhân sự mới, nhân sự còn độ tuổi tái cử và nhân sự quá tuổi tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương cơ bản là giống nhau.
2. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn độ tuổi tái cử: Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giới thiệu của Bộ Chính trị nhưng đối với nhân sự mới giới thiệu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Khoá XII dù cơ bản thống nhất nhưng cũng có sự khác biệt:
Danh sách Bộ Chính trị giới thiệu đã không được Ban Chấp hành Trung ương chấp nhận gồm 03 trường hợp: Hồ Mẫu Ngoạt, Đào Ngọc Dung,Thuận Hữu. Có 07 trường hợp Bộ Chính trị giới thiệu không quá bán hoặc không giới thiệu nhưng tại HNTW 13 được Trung ương giới thiệu thêm. Trong đó, có 04 trường hợp được Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm gồm: Phạm Bình MinhTrương Thị MaiNguyễn Văn Bình và Lương Cường; 03 trường hợp còn lại không được quá bán là: Đinh La Thăng, Nguyễn Chí Vịnh và Võ Trọng Việt.
Điều này chứng tỏ có những trường hợp Bộ Chính trị giới thiệu nhưng Ban Chấp hành Trung ương không chấp nhận, đồng thời Trung ương giới thiệu nhiều trường hợp nằm ngoài giới thiệu của Bộ Chính trị. Kết quả này phản ánh không phải mọi trường hợp Ban Chấp hành Trung ương đều phải theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Trái lại Ban Chấp hành Trung ương có quyền không chấp nhận những trường hợp Bộ Chính trị giới thiệu mà vẫn giành quyền quyết định.
3. Sơ bộ xem xét danh sách nhân sự cho Khoá XII: Có thể thấy những nhân sự Bộ Chính trị giới thiệu nhưng Trung ương không chấp nhận là xác đáng. Về phần này giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất, đảm bảo dân chủ.
4. Kết quả Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn ở độ tuổi tái cử: Có thể thấy Ban Chấp hành Trung ương đã khách quan, những người phiếu tín nhiệm thấp hơn đều đúng vào những trường hợp có vấn đề dư luận đã nêu.
5. Riêng đối với trường hợp đặc biệt Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi tái cử vào khoá XII: HNTW 13 vẫn chưa đưa ra bàn cụ thể về những trường hợp này, mặc dù tại HNTW 12 đã đưa ra 03 phương án: tái cử 01 người, tái cử 02 người và tái cử 03 người. Nguyên nhân do Bộ Chính trị đã không đưa vấn đề này ra thảo luận để lấy ý kiến Ban Chấp hành Trung ương nên đến nay vẫn chưa biết nhân sự chủ chốt Khoá XII sẽ là những ai. Điều này phản ánh sự mâu thuẫn trong Bộ Chính trị còn rất gay gắt hoặc có thể là do tính toán cá nhân của người đứng đầu vì chưa tạo được ưu thế cho mình nên mới treo lại để chờ thời. Sở dĩ có nhận định đó là xuất phát từ ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông đã không đưa ra HNTW 13 bàn về những trường hợp đặc biệt của Bộ Chính trị thuộc diện quá tuổi tái cử. Thay vào đó ông Trọng lại viết thư gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư ý kiến của riêng ông (không thông qua Bộ Chính trị) rằng: Nếu tái cử một người thì Tổng Bí thư phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận. Nếu tái cử hai người sẽ là Tổng bí Thư và Chủ tịch nước, nếu tái cử 3 người thì là Tổng bí Thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Có thể coi đây là sự áp đặt của ông Trọng lên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Liệu điều này có được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chấp nhận hay không thì phải đợi đến HNTW 14.
Có thể nói phương án mà ông Trọng nêu ra có thể ông là đã nắm bắt được tín hiệu trong Bộ Chính trị và xu hướng của Ban Chấp hành Trung ương là chỉ nên tái cử 1 người vào chức Tổng Bí thư Khoá XII. Theo thông lệ của các kỳ đại hội, thì HNTW 13 sẽ thăm dò chức Tổng Bí thư và 3 chức vụ chủ chốt như dự kiến, nhưng sau này ông Trọng quyết định đến HNTW 14 mới bàn và quyết. Dư luận cho rằng trong thời gian HNTW 13 xu hướng ủng hộ Thủ tướng tăng lên, nếu đưa ra lấy ý kiến thăm dò Tổng Bí thư rất có thể ông Trọng sẽ thấp phiếu hơn ông Dũng. Vì vậy có thể hiểu việc để HNTW 14 mới bàn đến các trường hợp quá tuổi đặc biệt là để ông Nguyễn Phú Trọng có thời gian đánh giá lại tình hình và vận động người ủng hộ ông. Đây là một canh bạc nguy hiểm “5 ăn 5 thua” của ông Trọng.
* * *
Trước tình hình nội bộ phức tạp của Đảng ta hiện nay, tập thể Ban Chấp hành Trung ương cần sáng suốt và kiên định, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm yếu tố cốt lõi mà trọng tâm hiện nay là bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó mới có thể chọn ra các vị trí chủ chốt, không cần căn cứ vào tuổi tác mà phải căn cứ vào việc họ sẽ đóng góp được gì vào sự tồn vong, phát triển của đất nước nếu được tái cử.
Muốn làm được điều đó thì Trung ương phải kiên quyết yêu cầu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đặc biệt trong công tác bầu cử, ứng cử các vị trí chủ chốt. Ngoài các nhân sự do Bộ Chính trị giới thiệu, Trung ương có quyền giới thiệu bổ sung thêm các nhân sự xứng đáng khác. Với mỗi chức danh chủ chốt cần ít nhất  02 ứng cử và tổ chức nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm tại Ban Chấp hành Trung ương để chọn người xứng đáng nhất cho từng vị trí.
Nhân dân đang chờ sự sáng suốt của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương tại HNTW 14 này và hi vọng họ sẽ chọn được người lãnh đạo có đủ tầm nhìn và bản lĩnh để lèo lái con thuyền đất nước vượt qua những cơn sóng dữ.

Sự tồn vong, phát triển của đất nước đang trông chờ vào sự sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương

Sự tồn vong, phát triển của đất nước đang trông chờ vào sự sáng suốt của Ban Chấp hành Trung ương

Posted by adminbasam on 08/01/2016
Đôi lời: Một bài viết đã được gửi tới trang Ba Sàm được cho là của ông Nguyễn Phúc Thanh, “cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu”, nhưng không rõ ông Thanh đã từng giữ chức vụ gì, cũng không thấy thông tin cá nhân về ông. Xin được đăng tại đây để độc giả cùng nhận xét.
____
Nguyễn Phúc Thanh
Hội nghị Trung ương13 (HNTW 13) đã khép lại và được đánh giá là thành công, nói như thế cũng có khía cạnh đúng, trước hết cần so sánh ý kiến của Bộ Chính trị với Ban Chấp hành Trung ương về vấn đề nhân sự:
1. Điểm thống nhất giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương:Danh sách giới thiệu nhân sự mới, nhân sự còn độ tuổi tái cử và nhân sự quá tuổi tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương cơ bản là giống nhau.
2. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn độ tuổi tái cử: Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giới thiệu của Bộ Chính trị nhưng đối với nhân sự mới giới thiệu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư Khoá XII dù cơ bản thống nhất nhưng cũng có sự khác biệt:
Danh sách Bộ Chính trị giới thiệu đã không được Ban Chấp hành Trung ương chấp nhận gồm 03 trường hợp: Hồ Mẫu Ngoạt, Đào Ngọc Dung,Thuận Hữu. Có 07 trường hợp Bộ Chính trị giới thiệu không quá bán hoặc không giới thiệu nhưng tại HNTW 13 được Trung ương giới thiệu thêm. Trong đó, có 04 trường hợp được Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm gồm: Phạm Bình MinhTrương Thị MaiNguyễn Văn Bình và Lương Cường; 03 trường hợp còn lại không được quá bán là: Đinh La Thăng, Nguyễn Chí Vịnh và Võ Trọng Việt.
Điều này chứng tỏ có những trường hợp Bộ Chính trị giới thiệu nhưng Ban Chấp hành Trung ương không chấp nhận, đồng thời Trung ương giới thiệu nhiều trường hợp nằm ngoài giới thiệu của Bộ Chính trị. Kết quả này phản ánh không phải mọi trường hợp Ban Chấp hành Trung ương đều phải theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị. Trái lại Ban Chấp hành Trung ương có quyền không chấp nhận những trường hợp Bộ Chính trị giới thiệu mà vẫn giành quyền quyết định.
3. Sơ bộ xem xét danh sách nhân sự cho Khoá XII: Có thể thấy những nhân sự Bộ Chính trị giới thiệu nhưng Trung ương không chấp nhận là xác đáng. Về phần này giữa Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất, đảm bảo dân chủ.
4. Kết quả Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu tín nhiệm đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn ở độ tuổi tái cử: Có thể thấy Ban Chấp hành Trung ương đã khách quan, những người phiếu tín nhiệm thấp hơn đều đúng vào những trường hợp có vấn đề dư luận đã nêu.
5. Riêng đối với trường hợp đặc biệt Ủy viên Bộ Chính trị quá tuổi tái cử vào khoá XII: HNTW 13 vẫn chưa đưa ra bàn cụ thể về những trường hợp này, mặc dù tại HNTW 12 đã đưa ra 03 phương án: tái cử 01 người, tái cử 02 người và tái cử 03 người. Nguyên nhân do Bộ Chính trị đã không đưa vấn đề này ra thảo luận để lấy ý kiến Ban Chấp hành Trung ương nên đến nay vẫn chưa biết nhân sự chủ chốt Khoá XII sẽ là những ai. Điều này phản ánh sự mâu thuẫn trong Bộ Chính trị còn rất gay gắt hoặc có thể là do tính toán cá nhân của người đứng đầu vì chưa tạo được ưu thế cho mình nên mới treo lại để chờ thời. Sở dĩ có nhận định đó là xuất phát từ ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông đã không đưa ra HNTW 13 bàn về những trường hợp đặc biệt của Bộ Chính trị thuộc diện quá tuổi tái cử. Thay vào đó ông Trọng lại viết thư gửi tới Bộ Chính trị, Ban Bí thư ý kiến của riêng ông (không thông qua Bộ Chính trị) rằng: Nếu tái cử một người thì Tổng Bí thư phải là người miền Bắc, phải là người có lý luận. Nếu tái cử hai người sẽ là Tổng bí Thư và Chủ tịch nước, nếu tái cử 3 người thì là Tổng bí Thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng. Có thể coi đây là sự áp đặt của ông Trọng lên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Liệu điều này có được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương chấp nhận hay không thì phải đợi đến HNTW 14.
Có thể nói phương án mà ông Trọng nêu ra có thể ông là đã nắm bắt được tín hiệu trong Bộ Chính trị và xu hướng của Ban Chấp hành Trung ương là chỉ nên tái cử 1 người vào chức Tổng Bí thư Khoá XII. Theo thông lệ của các kỳ đại hội, thì HNTW 13 sẽ thăm dò chức Tổng Bí thư và 3 chức vụ chủ chốt như dự kiến, nhưng sau này ông Trọng quyết định đến HNTW 14 mới bàn và quyết. Dư luận cho rằng trong thời gian HNTW 13 xu hướng ủng hộ Thủ tướng tăng lên, nếu đưa ra lấy ý kiến thăm dò Tổng Bí thư rất có thể ông Trọng sẽ thấp phiếu hơn ông Dũng. Vì vậy có thể hiểu việc để HNTW 14 mới bàn đến các trường hợp quá tuổi đặc biệt là để ông Nguyễn Phú Trọng có thời gian đánh giá lại tình hình và vận động người ủng hộ ông. Đây là một canh bạc nguy hiểm “5 ăn 5 thua” của ông Trọng.
* * *
Trước tình hình nội bộ phức tạp của Đảng ta hiện nay, tập thể Ban Chấp hành Trung ương cần sáng suốt và kiên định, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm yếu tố cốt lõi mà trọng tâm hiện nay là bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó mới có thể chọn ra các vị trí chủ chốt, không cần căn cứ vào tuổi tác mà phải căn cứ vào việc họ sẽ đóng góp được gì vào sự tồn vong, phát triển của đất nước nếu được tái cử.
Muốn làm được điều đó thì Trung ương phải kiên quyết yêu cầu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đặc biệt trong công tác bầu cử, ứng cử các vị trí chủ chốt. Ngoài các nhân sự do Bộ Chính trị giới thiệu, Trung ương có quyền giới thiệu bổ sung thêm các nhân sự xứng đáng khác. Với mỗi chức danh chủ chốt cần ít nhất  02 ứng cử và tổ chức nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm tại Ban Chấp hành Trung ương để chọn người xứng đáng nhất cho từng vị trí.
Nhân dân đang chờ sự sáng suốt của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương tại HNTW 14 này và hi vọng họ sẽ chọn được người lãnh đạo có đủ tầm nhìn và bản lĩnh để lèo lái con thuyền đất nước vượt qua những cơn sóng dữ.

Cuộc chiến giữa ông Trịnh Văn Lâu với hai ông Trung tướng

Cuộc chiến giữa ông Trịnh Văn Lâu với hai ông Trung tướng

Posted by adminbasam on 08/01/2016
Đôi lời: Chúng tôi vừa nhận được Bản Kiến Nghị của ông Trịnh Văn Lâu, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Tây Ninh, Cửu Long, Vĩnh Long, gửi TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương đảng ngày 24-12-2015.
Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được Bản Kiến Nghị của Trung tướng Huỳnh Tiền Phong, cựu tư lệnh Quân khu 9 và Trung tướng Lưu Phước Lượng, cựu Phó ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã gửi ngày hôm nay cho TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng VKS Nhân dân Tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, “đề nghị khởi tố điều tra, làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với ông Trịnh Văn Lâu“. Mời bà con cùng đọc:
H1
H2
H3
H4

Thư của ông Phan Diễn gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư

Thư của ông Phan Diễn gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư

Posted by adminbasam on 08/01/2016
Đôi lời: Trang Ba Sàm có nhận được thư của ông Phan Diễn, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Nhân sự ĐH 12, ngày 28-11-2015.
Và một thư viết tay khác của ông Phan Diễn, ngày 18-12-2015,  gửi Ủy viên Trung ương Đảng. Trong thư viết tay này, ông Phan Diễn có nhắc tới Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị ngày 10-12-2015 và nhắc lại bức thư kia của ông gửi cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Nhân sự ĐH 12, ngày 28-11-2015. Mời bà con cùng đọc:
Phan Diễn12-2015
Phan Diễn
P2
P3
P4
P5
P6
P7
P0

Ý kiến của các cựu quan chức đảng, nêu một số vấn đề cần làm rõ về TT Nguyễn Tấn Dũng

Ý kiến của các cựu quan chức đảng, nêu một số vấn đề cần làm rõ về TT Nguyễn Tấn Dũng

Posted by adminbasam on 08/01/2016
Đôi lời: Trang Ba Sàm có nhận được 5 trang tài liệu, nêu một số vấn đề cần làm rõ về thân nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng theo yêu cầu của các cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Ủy viên BCH Trung ương Đảng. Những vấn đề mà các “ông cựu” thắc mắc liên quan tới sui gia của thủ tướng, thân nhân trong gia đình thủ tướng như: tài sản của cô con gái Nguyễn Thanh Phượng, của các em ruột thủ tướng là ông Nguyễn Hoàng Thắng (Tư Thắng), Nguyễn Hoàng Tuấn (Năm Tuấn), anh rể Lê Thành Trạng, em vợ Trần Quốc Liêm, Trần Minh Chí, anh rể Lê Thành Trọng, làm giàu bất chính. Các trang tài liệu này cũng có nói tới mối quan hệ của thủ tướng với ông Lê Quang Nhường (Mười Rua) và ông Trầm Bê (Ngân hàng Phương Nam).
P12
P22
P32
P42
P52

Chống khủng bố hay là chống dân?

Chống khủng bố hay là chống dân?

Posted by adminbasam on 07/01/2016
Đôi lời: Đảng và nhà nước cho diễn tập chống khủng bố hay là chống dân? Clip diễn tập “chống khủng bố” do VTV trình chiếu là hình ảnh của những người dân oan, bị mất đất đai, đi khiếu kiện, chầu chực ở các cơ quan nhà nước. Họ không phải là khủng bố. Bài đăng trên VTV có những lời chú thích dưới các bức ảnh xem những người dân khiếu kiện là khủng bố: “Trong tình huống giả định, một số phần tử kích động đã lôi kéo, tập trung hàng vạn người tụ tập khiếu kiện“. Hoặc “Tình huống giả định: Hàng ngàn người bị xúi giục, kích động kéo đến cổng UBND thành phố khiếu kiện về đất đai, đòi gặp lãnh đạo cao nhất“. Chính quyền này đã coi dân là khủng bố tự bao giờ?
Facebooker Nguyễn Thông bình luận: “Rất vớ vẩn. Và cực kỳ ngu xuẩn. Diễn tập chống khủng bố để bảo vệ đại hội đảng, ừ thì cứ diễn tập, “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, cho chân tay lính tráng nó thuần thục, cũng được đi. Nhưng sao không chọn mấy đứa có vẻ đầu trâu mặt ngựa (hoặc đóng giả đầu trâu mặt ngựa, giả Bin Laden chẳng hạn) để diễn, để tập, lại lôi dân ra mà diễn tập. Hóa ra chống khủng bố là chống dân à. Dân không đùm bọc nuôi đảng thì thôi, ‘lòng dân yêu đảng như là yêu con’, có cha mẹ nào lại phá đại hội của con bao giờ. Đứa nào tham mưu vụ này, chỉ làm xấu chính quyền, lôi ra đánh bỏ mẹ nó đi. Tôi nói thực đấy“.
Facebooker Liên Nguyễn: “Ôi trời! Thấy dàn quân CHỐNG KHỦNG BỐ rất ư là hoành tráng, rồi diễn tập chống khủng bố rất ì xèo, tưởng nhà nước ta lên tiếng hiệp thông với quốc tế chống bọn IS. Ai ngờ họ công khai đưa hình ảnh nhân dân ra để diễn tập! Hóa ra nhân dân là bọn khủng bố mà đại hội đảng phải lo sợ?! Không CHỈNH SỬA NGAY hình ảnh này, thì bao lâu nay ‘quân với dân như cá với nước’, ‘do dân, vì dân’, ‘dân biết dân bàn, dân kiểm tra…’ bla bla… là công cốc hả? Đã đến lúc CÒ XƠI TUỐT?
____

Diễn tập chống khủng bố, biểu tình với hàng vạn người quá khích

7-1-2016
VTV.vn – Trong tình huống giả định, một số phần tử kích động đã lôi kéo, tập trung hàng vạn người tụ tập khiếu kiện.
 Tình huống giả định: Hàng ngàn người bị xúi giục, kích động kéo đến cổng UBND thành phố khiếu kiện về đất đai, đòi gặp lãnh đạo cao nhất.
Tình huống giả định: Hàng ngàn người bị xúi giục, kích động kéo đến cổng UBND thành phố khiếu kiện về đất đai, đòi gặp lãnh đạo cao nhất.
 Không được đáp ứng yêu sách, họ dựng lều bạt, đốt lửa trước cổng UBND thành phố.
Không được đáp ứng yêu sách, họ dựng lều bạt, đốt lửa trước cổng UBND thành phố.
 Bị kích động, đám đông tràn lên, gây sức ép với cảnh sát.
Bị kích động, đám đông tràn lên, gây sức ép với cảnh sát.
 Cảnh sát cơ động được điều tới, nhanh chóng giải tán đám đông trước cổng UBND thành phố.
Cảnh sát cơ động được điều tới, nhanh chóng giải tán đám đông trước cổng UBND thành phố.
 Các phần tử kích động đã lôi kéo hàng vạn người từ các tỉnh, tụ tập trước cổng Trung tâm hội nghị, nơi đang diễn ra Đại hội.
Các phần tử kích động đã lôi kéo hàng vạn người từ các tỉnh, tụ tập trước cổng Trung tâm hội nghị, nơi đang diễn ra Đại hội.
 Cảnh sát cơ động trấn áp đám đông quá khích, trong khi nhóm này dùng gậy gộc tấn công lực lượng chức năng.
Cảnh sát cơ động trấn áp đám đông quá khích, trong khi nhóm này dùng gậy gộc tấn công lực lượng chức năng.
 Lựu đạn hơi cay được sử dụng để giải tán đám đông.
Lựu đạn hơi cay được sử dụng để giải tán đám đông.
 Đám đông quá khích trút mưa gạch vào cảnh sát.
Đám đông quá khích trút “mưa gạch” vào cảnh sát.
 Chó nghiệp vụ được huy động.
Chó nghiệp vụ được huy động.
 Nhiều đối tượng quá khích bị khống chế.
Nhiều đối tượng quá khích bị khống chế.
 Đám đông tiếp tục ném đuốc, bom xăng vào cảnh sát.
Đám đông tiếp tục ném đuốc, bom xăng vào cảnh sát.
 Lực lượng chức năng dùng xe phun nước chống biểu tình, bạo loạn để trấn áp.
Lực lượng chức năng dùng xe phun nước chống biểu tình, bạo loạn để trấn áp.
 Nhóm khủng bố được trang bị súng AK nổ súng uy hiếp, cướp xe ô tô, khống chế hàng chục nhân viên sân bay đang trên đường đến nơi làm việc.
Nhóm khủng bố được trang bị súng AK nổ súng uy hiếp, cướp xe ô tô, khống chế hàng chục nhân viên sân bay đang trên đường đến nơi làm việc.
 Bị cảnh sát truy đuổi, nhóm này manh động nổ súng vào lực lượng chức năng, lấy con tin làm bia đỡ đạn hòng tẩu thoát.
Bị cảnh sát truy đuổi, nhóm này manh động nổ súng vào lực lượng chức năng, lấy con tin làm bia đỡ đạn hòng tẩu thoát.
 Cảnh sát triển khai nhiều biện pháp chặn dừng chiếc xe. Đội đặc nhiệm áp sát từ nhiều phía, nổ súng uy hiếp, khống chế nhóm khủng bố, giải cứu an toàn cho con tin.
Cảnh sát triển khai nhiều biện pháp chặn dừng chiếc xe. Đội đặc nhiệm áp sát từ nhiều phía, nổ súng uy hiếp, khống chế nhóm khủng bố, giải cứu an toàn cho con tin.
 Các đối tượng khủng bố bị cảnh sát khống chế, bắt giữ.
Các đối tượng khủng bố bị cảnh sát khống chế, bắt giữ.
 Tình huống giả định khác: nhóm khủng bố đánh chiếm toàn bộ khách sạn, bắt giữ con tin, ra yêu sách đòi tiền chuộc, ô tô, máy bay để tẩu thoát.
Tình huống giả định khác: nhóm khủng bố đánh chiếm toàn bộ khách sạn, bắt giữ con tin, ra yêu sách đòi tiền chuộc, ô tô, máy bay để tẩu thoát.
 Cảnh sát chia làm nhiều cánh tiếp cận: đội bắn tỉa, cảnh sát đặc nhiệm áp sát các cửa ra vào, một cánh dùng thang dây, cánh khác từ nóc nhà buông mình ném pháo sáng, lựu đạn hơi cay vào trong phòng... khống chế nhóm khủng bố đang cố thủ trong khách sạn, giải cứu con tin một cách an toàn.
Cảnh sát chia làm nhiều cánh tiếp cận: đội bắn tỉa, cảnh sát đặc nhiệm áp sát các cửa ra vào, một cánh dùng thang dây, cánh khác từ nóc nhà “buông mình” ném pháo sáng, lựu đạn hơi cay vào trong phòng… khống chế nhóm khủng bố đang cố thủ trong khách sạn, giải cứu con tin một cách an toàn.
 Ở một tình huống khác, khi khách sạn đang đông người, liên tiếp xảy ra vụ cháy, nổ. Đường thoát hiểm của khách sạn bị khói lửa bịt kín.
Ở một tình huống khác, khi khách sạn đang đông người, liên tiếp xảy ra vụ cháy, nổ. Đường thoát hiểm của khách sạn bị khói lửa bịt kín.
 Hàng trăm khách vẫy khăn trắng kêu cứu.
Hàng trăm khách vẫy khăn trắng kêu cứu.
 Lực lượng PCCC dùng vòi rồng nhanh chóng khống chế đám cháy.
Lực lượng PCCC dùng vòi rồng nhanh chóng khống chế đám cháy.
 Đệm hơi được trải phía dưới đề phòng trường hợp xấu. Cảnh sát dùng xe thang tiếp cận, đưa những người mắc kẹt ra ngoài.
Đệm hơi được trải phía dưới đề phòng trường hợp xấu. Cảnh sát dùng xe thang tiếp cận, đưa những người mắc kẹt ra ngoài.

Kịch bản giả thuyết của đại hội 12 đảng CSVN

Kịch bản giả thuyết của đại hội 12 đảng CSVN

Posted by adminbasam on 08/01/2016
VietTuSaiGon
7-1-2016
Chuẩn bị đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, đây cũng là thời điểm vở kịch quyền lực lên cao trào. Có rất nhiều ý kiến nhận định khác nhau từ giới quan sát và có vẻ như lần này hoàn toàn khác, từ lâu, bộ sậu tứ trụ triều đình Cộng sản đã soạn sẵn một vở kịch hoàn toàn ngược với dự đoán của nhiều người.
Bởi theo dự đoán và phân tích của nhiều người, hiện tại, có ba phái trong nội bộ trung ương đảng Cộng sản gồm phái của Nguyễn Tấn Dũng (gọi là phái thân Mỹ), phái của Nguyễn Phú Trọng (gọi là phái thân Tàu) phái của Trương Tấn Sang (gọi là phái nước đôi, cả thân Mỹ và thân Tàu). Và mới đây lộ thêm phái của Nguyễn Sinh Hùng (cũng là phái thân Tàu nhưng không chung thuyền với Nguyễn Phú Trọng).
Xét về độ tuổi của bộ tứ Hùng, Dũng, Sang, Trọng và bối cảnh chính trị Việt Nam, người quan sát rất dễ bị đánh lừa rằng các nhân vật đều nhắm tới chiếc ghế Tổng Bí Thư, đặc biệt là Nguyễn Tấn Dũng. Và càng về phút cuối, các ban bệ, phe phái càng tung ra nhiều đòn hiểm, đòn bẩn với nhau để triệt tiêu chân tay của nhau nhằm tiến thẳng đến chiếc ghế quyền lực.
Nhưng nếu nhìn từ một hướng khác, có vẻ như giả thuyết về các phái tranh giành quyền lực trong nội bộ trung ương Cộng sản đang tung đòn bẩn hoặc đang đi đến cao trào triệt hạ nhau là không đúng. Thậm chí, nói một cách nghiêm túc là cả nhóm quyền lực này đang chơi trò tung hứng trong một vở diễn khá nhịp nhàng dưới một bàn tay có tên Giữ Độc Tài.
Hiện tại, đảng Cộng sản Việt Nam không còn dừng ở chuyện cúi đầu vâng phục để Trung Quốc chỉ tay năm ngón bảo ai làm gì, ngồi ghế nào… Không, đó là chuyện của thời mà tất cả các đảng viên Cộng sản Việt Nam còn ngửa tay nhận từng đồng viên trợ của đàn anh để tồn tại. Bây giờ, vấn đề họ quan tâm không phải là viên trợ của Trung Quốc nữa mà làm làm gì để đảm bảo khối tài sản của họ không bị mất và làm gì để chiếc ghế quyền lực họ tồn tại một cách vững vàng nhất trong lúc Mỹ và Trung Quốc đang đấu với nhau từ không gian đến đáy đại dương, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa. Trong lúc nhân dân Việt Nam đang nghiêng hẳn về phía tiến bộ, cụ thể là Mỹ.
Mục đích lớn nhất mà vở kịch của đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn là làm thế nào để tứ trụ vẫn được tại vị thêm ít nhất là một nhiệm kỳ nữa. Bởi chỉ có cách này mới đảm bảo độc tài không bị suy suyễn. Vì sao dám nói vở kịch tranh giành quyền lực của tứ trụ Cộng sản chỉ là trò diễn để đi đến mục đích tứ trụ đều tại vị?
Có các dấu hiệu sau cho thấy điều đó: Nguyễn Phú Trọng đề xuất vấn đề Tổng bí thư phải là người miền Bắc, “có tâm, có tầm”, có thể là người quá tuổi hưu, phải giỏi lý luận… Chung qui, ông ta đã công khai tự ứng cử, hay nói chính xác hơn là ông ta tự đề xuất làm thêm một nhiệm kỳ nữa.
Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố nửa vời sẽ rút khỏi cuộc tranh giành quyền lực nhưng lại tung chưởng sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ Trường Sa, Hoàng Sa.
Nguyễn Sinh Hùng sang Trung Quốc thăm quê hương họ Mao và bắt tay với Tập Cận Bình. Sau đó Trung Quốc loan tin sẽ thông qua luật đưa quân tình nguyện đi chống khủng bố ở các nước “anh em” nếu như quốc hội của nước đó đồng ý. Xem như Nguyễn Sinh Hùng đã nhúng tay vụ này. Biểu hiện rõ nhất là các binh đoàn xe bọc thép chống bạo động, chống khủng bố của quân đội Cộng sản Việt Nam rầm rập xuất hiện để “bảo vệ đại hội 12”.
Trương Tấn Sang, dù rất mờ nhạt nhưng lại tuyên bố sẽ bằng mọi giá chống tham nhũng và với gương mặt ám ngộn vẻ yêu nước, yêu dân tộc, canh cánh với nạn tham nhũng, tệ nạn xã hội. Ông ta nói như nghiến răng thề nguyền rằng bằng mọi giá phải giảm tham nhũng đến mức thấp nhất…
Trong lúc này, dư luận vẫn bị đánh lạc hướng về cuộc tranh giành quyền lực, tranh giành chiếc ghế Tổng Bí Thư và cho rằng những thông tin đánh Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Trương Hòa Bình… là cách mà các phái chơi bẩn, triệt hạ tay chân của nhau.
Ở đây có hai vấn đề, rõ ràng đây là mưu hèn kế bẩn của kẻ giấu mặt đánh thẳng vào những gương mặt có thể trở thành ứng viên các chức Tổng Bí Thư, Thủ Tướng, Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Quốc Hội. Đương nhiên sau những đòn đánh chí tử này, cơ hội bước lên ngai quyền lực của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Phạm Quang Nghị… Xem như trở về Zero.
Khi các ứng viên kế vị bị dẹp, đương nhiên có hai hướng, hoặc là tìm những ứng viên mới tuy không “sáng” nhưng phải “sạch”. Hoặc là tiếp tục duy trì quyền lực cho người cũ, để họ tiếp tục lãnh đạo, cải thiện và “phát sáng”.
Hướng thứ nhất, tìm ra những ứng viên “sạch nhưng chưa sáng” nghe hơi khó. Hướng thứ hai thì đã lộ rõ chân tướng: Nếu tiếp tục chọn một Tổng Bí Thư giỏi lý luận bảo vệ đảng, là người miền Bắc, “có tâm, có tầm” và có thể là tuổi cao nhưng có đủ tư cách… Thì còn ai nữa ngoài Nguyễn Phú Trọng bởi Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố không chơi cuộc này?!
Và hiện tại, khi mà đất nước lâm nguy, việc đưa sự vụ Hoàng Sa, Trường Sa ra kiện ở tòa án quốc tế là một việc cấp bách, Nguyễn Tấn Dũng đánh ngay vào điểm này, ông ta bắn tiếng sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Như vậy, muốn kiện Trung Quốc, chỉ có chính phủ mới đủ điều kiện và tư cách đứng kiện. Vậy thì ai đã hứa kiện, phải để người đó đứng vị trí chủ chốt mà tiếp tục thực hiện. Trong đảng, có ai ngoài Nguyễn Tấn Dũng?!
Giữa hai phe (kịch) Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, mới nhìn vào sẽ nghĩ rằng đây là hai đối thủ thề không chung sàn đài nhưng thực tế là hai võ sĩ đánh cuội để ăn tiền, ra dấu trước đánh sau. Từ trước đến giờ đều vậy, từ hội nghị 10, 11, tưởng chừng như họ đã tố nhau ngửa bụng nhưng cuối cùng, chẳng có ai trầy xước cả. Nhân dân, người theo dõi trận đấu chỉ biết thở dài vì hai kẻ xông vào đánh nhau chí tử nhưng chẳng có ai knock-out!
Đến Nguyễn Sinh Hùng và Trương Tấn Sang. Nếu nhìn bề ngoài, rất dễ nhầm rằng Nguyễn Sinh Hùng đã tự tách mình thành ban phái mới để sang Trung Quốc cầu bề trên. Thực tế, đó là một sự ủy nhiệm và thống nhất cao trong bộ sậu tứ trụ Hùng, Dũng, Sang Trọng.
Mục đích của Hùng đi Trung Quốc là hợp thức hóa việc Trung Quốc đưa “tình nguyện quân chống khủng bố” sang Việt Nam trong kỳ đại hội đảng 12 này nếu có biến. Biến ở đây cần phải hiểu là những cuộc biểu tình của nhân dân phản đối đảng Cộng sản độc tài có thể diễn ra bất kỳ giờ nào trên đường phố Hà Nội, khi mà các ống kính của giới truyền thông quốc tế có mặt nhiều nhất và nếu an ninh, quân đội Việt Nam ra tay đàn áp thì chẳng khác nào hắt gáo nước vào mặt bộ sậu lãnh đạo “mới”, vào đảng Cộng sản nhưng mượn tay “tình nguyện quân” triệt tiêu thì lại là chuyện khác!… Chứ không phải là cuộc đảo chính nào cả!
Đảo chính chỉ là kịch bản của bộ tứ này. Bởi từ động thái cho đến phát ngôn cũng như cách dùng kế bẩn triệt tiêu các ứng cử viên kế vị của đại hội đều cho thấy có một sự thống nhất rất cao trong mục tiêu duy trì bộ tứ Hùng, Dũng, Sang, Trọng thêm ít nhất là một nhiệm kỳ nữa.
Vì hiện tại, đứng trên góc độ đảng Cộng sản Việt Nam mà nói thì nếu bỏ qua tuổi tác, sẽ khó có đối thủ tranh ghế Tổng Bí Thư với Trọng một khi Dũng đã bật đèn xanh, tuyên bố rút. Trong khi đó, Trọng giữ thêm ghế Tổng Bí Thư một nhiệm kỳ nữa thì Trọng có quyền “đề cử” Dũng làm Thủ tướng. Mà hiện tại, cũng khó có ai là đối thủ của Dũng trong chiếc ghế Thủ tướng.
Có một điều dễ thấy nhất là Dũng chẳng bao giờ thèm cái ghế Tổng Bí Thư bởi với cái ghế Thủ Tướng, Dũng tha hồ hô mây gọi gió. Trừ khi Dũng lên Tổng Bí Thư để giải trừ đảng Cộng sản, đổi thể chế, chuyển sang ghế Tổng thống. Nhưng chuyện này không tưởng vì khi làm vậy, với một người Cộng sản giàu kết sù, có con cái đang trên đà quyền lực đỏ thì chẳng khác nào tự tử.
Về phần Hùng, cái ghế Chủ tịch quốc Hội được định vị từ trước nhưng nó khẳng định sau chuyến đi Trung Quốc. Bởi chỉ có Hùng mới có thể kêu gọi “tình nguyện quân” Trung Quốc sang Việt Nam bảo vệ đảng khi cần thiết. Và chỉ có Hùng mới đủ mạnh để hù dọa đám nghị gật. Cú đánh móc hông đám nghị gật bằng cách mời Tập Cận Bình đến Quốc Hội nói chuyện là đòn hiểm của Hùng. Đó cũng là cú đề ba để đi đến chung cục là cái bắt tay của Hùng với Tập Cận Bình về vấn đề đưa quân sang chống khủng bố, bảo vệ đảng.
Như vậy, chỉ còn chiếc ghế Chủ Tịch Nước. Cái ghế này tuy mờ nhạt, Sang không muốn ngồi, nhưng Sang không ngồi thì về vườn. Có lẽ biết vậy mà cũng còn tiếc nuối nhiều thứ nên Sang mới ra đòn chống tham nhũng với hy vọng được ăn cả ngã về không.
Nhìn chung, đã có sự sắp xếp, bắt tay duy trì và chia chác quyền lực trong kỳ đại hội này. Chuyện đảo chính nghe ra quá xa vời. Nhưng chuyện đảng Cộng sản lo có biến, sợ nhân dân nổi dậy sau khi nghe kết quả đại hội là chuyện có thể, và mượn tay quân Tàu để đàn áp nhân dân nếu có biến cũng là chuyện có thể!
Đến đây, có thêm câu hỏi: Tại sao vở kịch chia phái để đánh nhau của Hùng, Dũng, Sang, Trọng diễn ra quá lâu trước đại hội 12? Đơn giản, nó diễn ra rất sớm để có màn “thân Tây – thân Tàu” mà gạt phương Tây, mang về không ít viên trợ, kiều hối, để nuôi chế độ thêm mập mạp, to vâm.
Nhưng đó là chuyện con người tính toán. Còn chuyện trời tính thì chẳng ai đoán được. Quốc gia nào cũng có thiên mệnh riêng!
Viết Từ Sài Gòn, 07/01/2016