Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

THÔNG TIN GIÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ ( CATARACT - CƯỜM KHÔ)

THÔNG TIN GIÀNH CHO BỆNH NHÂN BỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ ( CATARACT - CƯỜM KHÔ)InEmail
Viết bởi matkythuatcao   Cập nhật ngày Thứ ba, 04 Tháng 01 năm 2017  23:09

Thông tin này dành cho các bệnh nhân bị đục thủy tinh thể và gia đình hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể, gồm các phần: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.
Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể.  Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay, với trang thiêt bị hiện đại, phẫu thuật đục thủy tinh thể rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đến lúc phải phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay phẫu thuật thủy tinh thể an toàn và rất hiệu quả.
Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gởi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.
 
Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.
 
Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bệnh không lây từ mắt này qua mắt kia.
Người ta vẫn đang nghiên cứu thêm về đục thủy tinh thể nhưng nguyên nhân đục vẫn chưa rõ. Các nhà khoa học cho rằng các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể có thể là hút thuốc, tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường), môi trường sống quá nhiều nắng.
Tình hình đục thủy tinh thể tại Việt Nam:
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây mù chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn đến mù hoàn toàn làm tăng gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 có khoảng 251.700 người mù do đục thủy tinh thể  TTT. 373.000 mù 2 mắt do đục thuỷ tinh thể có thị lực dưới 1/10. Hiện có hơn 700.000 mắt cần phẫu thuật. Số người mắc bệnh mới hàng năm khoảng 85.000 ca 2 mắt (1% dân số) và 85.000 ca 1 mắt. Năm 2009 cả nước đã phẫu thuật 132.419 ca đục thủy tinh thể lĩnh vực y tế công, trong đó phẫu thuật phaco 39.537 ca (29.9%).
 
Triệu chứng bệnh như thế nào?
Những triệu chứng thường gặp nhất là:
- Nhìn mờ
- Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
- Màu có vẻ nhạt hơn.
- Ban đêm thị giác kém hơn.
- Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
- Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
 
Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt.  Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn.
 
Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/ đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển  nhiều hơn.
 
Đục thủy tinh thể có các loại nào?
- Đục thủy tinh thể do lão hóa: phần lớn các đục thủy tinh thể do tuổi già.
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh
- Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người có một số bệnh, ví dụ tiểu đường. Đục thủy tinh thể có thể do dùng thuốc steroid kéo dài.
- Đục thủy tinh thể chấn thương.
 
Làm thế nào để phát hiện đục thủy tinh thể?
Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:
- Đo thị lực bằng bảng thị lực.
- Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
- Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.
 
Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?
Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.
 
Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ  cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau 2 – 4 tuần.
Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác, chẳng hạn bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường.
 
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể có hiệu quả không?
Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa Mắt. Đây cũng là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt. Với kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt.
 
Lấy thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?
Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hai cách phẫu thuật khác nhau như thế nào và giúp bạn quyết định cách tốt nhất:
 
- Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay phaco: Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc (giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen). Sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.
 
- Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao: Tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra. Sau đó hút phần còn sót lại.
 
Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó. Thị lực của bạn sẽ cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng xuyên qua nó đến võng mạc. Nhưng bạn cũng không cảm thấy hoặc nhìn thấy thấu kính mới này.
 
Một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trường hợp này có thể đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ.
 
Các loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo):
Hiện nay có nhiều loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo) đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như
- Kính nội nhãn đơn tiêu (giúp mắt nhìn rõ một cự ly nhất định)
- Kính nội nhãn đa tiêu (giúp mắt nhìn rõ cả cự ly xa và gần)
- Kính nội nhãn toric (giúp điều chỉnh loạn thị của mắt bệnh nhân).
 
Tuỳ theo tình trạng mắt, tính chất nghề nghiệp, khả năng tài chính của bệnh nhân, Bác sỹ sẽ tư vấn để đặt kính nội nhãn thích hợp giúp hồi phục thị lực cho người bệnh một cách tốt nhất.
 
Cần làm gì trước phẫu thuật?
Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng nhãn cầu để chọn loại kính nội nhãn thích hợp, xét nghiệm máu (người bệnh nhịn ăn sáng) và khám nội khoa để đảm bảo thể trạng người bệnh cho phép tiến hành phẫu thuật.
 
Chuyện gì xảy ra trong khi phẫu thuật?
Khi vào bệnh viện, bạn được nhỏ thuốc dãn đồng tử, thuốc rửa mắt.
Cuộc phẫu thuật kéo dài không quá 30 phút và hầu như không đau. Hầu hết bệnh nhân được vô cảm tại chỗ (nhỏ thuốc tê và / hoặc tiêm tê) để làm mất cảm giác đau. Do đó bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt và nằm nghỉ. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được ngay nên cần có người thân đi kèm.
 
Chuyện gì xảy ra sau phẫu thuật?
Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có cảm giác ngứa và xốn nhẹ một thời gian ngắn. Cũng có thể chảy nước mắt, mắt cảm thấy chói sáng và nhạy đau. Nếu mắt khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau mỗi 4-6 giờ. Sau 1-2 ngày mắt sẽ hết đau. Đa số trường hợp mắt sẽ lành trong khoảng 6 tuần.
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết lịch tái khám định kỳ sau phẫu thuật. Những ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để mắt lành và ổn định nhãn áp. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách sử dụng thuốc như thế nào, khi nào uống, và có thể có tác dụng phụ gì. Bệnh nhân cũng cần đeo kính bảo vệ mắt. Tránh dụi hoặc ấn lên mắt.
Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm. Biến chứng có thể là nhiễm trùng, chảy máu, viêm (mắt đau, đỏ, sưng), giảm thị lực, hoặc thấy chớp sáng. Nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều trị thành công những biến chứng này.
Không nên khom cúi hoặc xách vật nặng. Khom cúi sẽ làm tăng áp lực nội nhãn. Bạn có thể đi bộ, leo thang lầu và làm việc nhẹ trong nhà.
 
 
Khi nào thị lực trở về bình thường?
Bạn có thể nhanh chóng trở về hoạt động thường ngày nhưng mắt có thể còn mờ. Cần có thời gian để mắt điều chỉnh phù hợp với mắt còn lại, nhất là khi mắt đó cũng bị đục thủy tinh thể. Nếu có đặt kính nội nhãn thì bạn sẽ cảm thấy màu có vẻ sáng hoặc hơi xanh. Khi có ánh sáng mặt trời nhiều có thể bạn cũng cảm thấy mọi vật hơi có màu đỏ trong vài giờ. Nếu bạn thấy hiện tượng này có nghĩa là kính nội nhãn trong suốt. Những cảm giác này sẽ hết sau vài tháng. Khi mắt đã lành có thể bạn cũng cần đeo kính thêm.
 
Đục bao sau là gì?
Bao sau của thủy tinh thể được giữ lại trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, đôi khi phần bao sau bị đục và làm mắt mờ. Tình trạng này gọi là đục bao sau. Nó có thể xuất hiện sau phẫu thuật nhiều tháng hay nhiều năm.
Khác với đục thủy tinh thể, đục bao sau được điều trị bằng laser. Bác sĩ dùng tia laser tạo một lỗ nhỏ ở bao sau để cho ánh sáng xuyên qua. Thủ thuật này không gây đau và bệnh nhân không cần nằm viện.
 
Hiện đang có những nghiên cứu gì?
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự phát triển và các yếu tố thúc đẩy đục thủy tinh thể. Người ta cũng xem xét liệu một số vitamin có thể phòng ngừa hoặc làm chậm đục thủy tinh thể hay không. Các nghiên cứu khác tìm những phương pháp mới để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể. Ngoài ra các nhà khoa học đang khảo sát vai trò của gen trong sự phát triển đục thủy tinh thể.
 
Làm thế nào để bảo vệ thị giác?
Người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh mắt. Do đó nên khám mắt định kỳ mỗi  năm một lần để kiểm tra các bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, glô-côm (cườm nước), đục thủy tinh thể và các bệnh mắt khác.
 
Nguồn: http://www.benhvienmat.com
 
http://benhvienmat.com.vn/phau-thuat/phau-thuat-phaco/84-thong-tin-gianh-cho-benh-nhan-bi-duc-thuy-tinh-the-cataract-cuom-kho

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ MẮT SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ MẮT SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ

Là căn bệnh có thể gây mù lòa hàng đầu trên thế giới và Việt Nam, đến nay bệnh đục thủy tinh thể chỉ có một phương pháp duy nhất để chữa trị, đó là phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc sau khi mổ, bệnh vẫn có thể trở lại gây nhiều tốn kém và kéo dài thời gian điều trị.
Thủy tinh thể hay còn gọi là nhân mắt, là thấu kính hội tụ ánh sáng lên võng mạc. Do quá trình lão hóa, hoặc do tổn thương, hay do bẩm sinh, thủy tinh thể có thể bị đục, khiến thị lực giảm. Đây là bệnh gây mù lòa hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Một khảo sát của bệnh viện Mắt Trung ương trên 16 tỉnh thành cho thấy 66% số người mù là do đục thủy tinh thể.
Hiện nay, thay thủy tinh thể được coi là phương pháp duy nhất để người bệnh có thể lấy lại khả năng ghi nhận hình ảnh, cải thiện thị lực, tránh nguy cơ mù lòa. Do đó, một khi đã bị đục thủy tinh thể, người bệnh không còn cách nào khác ngoài việc phải phẫu thuật. Thực chất, mức độ thành công của cả phẫu thuật phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của bác sỹ và việc cân bằng giữa lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý của bệnh nhân. Chính vì thế, việc ý thức chăm sóc mắt ngay từ bên trong, phòng ngừa nguy cơ mù lòa là điều ưu tiên hàng đầu để bảo vệ cho một đôi mắt sáng.
Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Tp.HCM, có khoảng 10-15% bệnh nhân sau khi thay thủy tinh thể mờ mắt trở lại khiến giảm thị lực và nhiều biến chứng khác. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, một trong số đó phải kể đến, đó là việc bệnh nhân không biết cách chăm sóc mắt sau khi mổ đục thủy tinh thể.
Để có thể phòng tránh việc mắt mờ trở lại, cũng như gặp phải nhiều biến chứng không mong muốn khác; bệnh nhân cần lưu ý đến những thói quen nên và không nên như sau:

Những việc nên làm sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể:

Hình ảnh Chăm sóc và bảo vệ mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Bạn có thể đọc sách, xem tivi với khoảng cách và thời gian hợp lý, ra ngoài để tập thể dục nhẹ cho mắt quen dần với cuộc sống thường nhật.
  • Bạn sẽ được cho sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng 1 tháng để ngăn chặn nhiễm trùng và giảm viêm nhiễm. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận. Nếu cần thiết, nhờ người nhà hay bạn bè nhỏ mắt cho bạn.
  • Nếu triệu chứng đau vẫn không khỏi sau khi dùng thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
  • Nên đặt tấm che lên mắt ít nhất trong vòng 1 tuần mỗi khi đi ra ngoài bằng xe máy để gió mạnh, bụi bẩn không “tấn công” vào mắt đã được phẫu thuật.

Những việc không nên làm sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể:

Hình ảnh Chăm sóc và bảo vệ mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Hạn chế đọc sách và xem tivi trong nhiều giờ. Đồng thời, khi ra ngoài cần cố gắng tránh nơi đông người và bụi bẩn. Hơn nữa, nhớ mang kính râm để giúp giữ mắt thoải mái và ít nhạy cảm với ánh sáng.
  • Tránh chà hay đụng vào mắt. Cũng tránh để bụi hay nước xà phòng dính vào mắt. Không được bơi; không sử dụng bình nước nóng, đi xông hơi hay spa.
  • Những ngày đầu tiên, thị lực có thể bị mờ, do vậy cần tránh bị té hay làm tổn thương vùng đầu hay vùng mắt.
  • Không nên lái xe hơi hay xe máy cho đến khi bạn cảm thấy tự tin rằng thị lực của bạn đã tốt.
Sau khi phẫu thuật, bộ phận nào trong cơ thể cũng cần được chăm sóc đặc biệt để chóng hồi phục. Với những lưu ý trên dành riêng cho việc chăm sóc mắt sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể giúp phòng tránh việc mắc lại căn bệnh này. Tuy vậy, ý thức chăm sóc mắt ngày từ bên trong để phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể và cả những bệnh lý khác của mắt vẫn là điều tối ưu nhất.  
Hoài An

http://wit-ecogreen.com.vn/cham-soc-suc-khoe-mat/cham-soc-va-bao-ve-mat-sau-phau-thuat-duc-thuy-tinh-the-c4a73.html

BIẾN CHỨNG SAU MỔ MẮT

BIẾN CHỨNG SAU MỔ MẮT &  BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ CHĂM SÓC ĐIỀU TRỊ

Các hướng dẫn chung cho bệnh nhân sau phẫu thuật

Dưới đây là hướng dẫn hữu ích trong việc chăm sóc mắt sau phẫu thuật nhằm chủ động ngăn ngừa các biến chứng sau mổ. Đây chỉ là những chỉ dẫn chung, không đảm bảo chắc chắn ngăn chặn được các biến chứng. Tuy nhiên nắm vững những nguyên tắc cơ bản về chăm sóc và theo dõi đề phòng giúp giảm thiểu những yếu tố gây biến chứng 

Tình trạng khẩn cấp

Nếu bạn cảm thấy:
  • Đau nhiều, không thuyên giảm kể cả đã dùng thuốc
  • Sưng tấy nhiều/ đỏ mắt và có dịch
  • Mất thị lực đột ngột
Hãy gọi cho chúng tôi theo số: (65) 6322-8851 trong giờ làm việc. Sau giờ làm việc, các ngày chủ nhật và các ngày lễ, bạn nên đến thẳng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa Khoa Quốc Gia Singapore hoặc gọi số điện thoại:(65) 6532-4865 để gặp bác sĩ trực của SNEC.

Lịch hẹn tái khám

Tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ chuyên khoa là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng ở mắt.

Chăm sóc mắt

  • Hãy giữ cho mắt được băng kín cho đến ngày hôm sau
  • Trong ngày phẫu thuật, không nên tra bất kỳ thuốc nhỏ mắt/ thuốc mỡ vào mắt sẽ phẫu thuật.
  • Bạn có thể phải nhập viện vài ngày nếu tình trạng của bạn được theo dõi tại bệnh viện
  • Y tá sẽ gỡ bỏ miếng băng mắt vào ngày kế tiếp. Y tá sĩ sẽ làm vệ sinh cho mắt và nhỏ thuốc nhỏ mắt/ thuốc mỡ cho bạn. Sau đó, y tá cũng sẽ hướng dẫn cho bạn và gia đình bạn cách nhỏ mắt và chỉ dẫn cho bạn về cách chăm sóc mắt
  • Mắt của bạn có thể còn sưng đồng thời thị lực mờ nhưng một thời gian sẽ dần dần hồi phục

Các chỉ dẫn cần đặc biệt chú ý

  • Trong vòng 6 tuần đầu tránh dụi mắt và nhắm chặt mắt hoặc gây áp lực lên mắt.
  • Nếu đau ít có thể thuyên giảm bằng cách sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở mắt do các mũi khâu và cảm giác này có thể kéo dài cho đến khi được cắt chỉ
  • Tránh bơi lội trong suốt thời gian chờ hồi phục, trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ phẫu thuật hoặc y tá
  • Tránh để xà phòng và nước vào mắt khi bạn rửa mặt.
  • Trong vài ngày đầu, nếu vẫn còn dịch máu đông, chỉ cần lau bằng khăn giấy sạch
  • Bạn phải dùng miếng chắn cartella để che mắt khi ngủ trong khoảng 3-4 tuần để tránh cọ xát ngoài ý muốn vào mắt.
  • Bạn nên gội đầu ở tiệm với tư thế đầu hơi nghiêng về phía sau
  • Tránh ho và hắt hơi mạnh
  • Bạn có thể nằm ngủ thoải mái với bất kỳ vị trị nào, tuy nhiên, nên tránh áp lực lên mắt mới phẫu thuật.
Vui lòng tham khảo các đường liên kết có liên quan:

https://www.snec.com.sg/about/international/vietnamese/eye-conditions-and-treatments/Pages/eye-emergencies-after-surgery.aspx

CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THUỶ TINH THỂ (PHACO)

CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT ĐỤC THUỶ TINH THỂ (PHACO)

Bạn nên làm gì sau khi phẫu thuật Đục thủy tinh thể (Phaco)

Nếu bạn nằm viện hay nghỉ bệnh sau phẫu thuật Phaco, nên cố gắng nghỉ ngơi.
Bạn có thể đọc sách và xem Tivi. Tập thể dục nhẹ nhàng cũng cần thiết. Bạn có thể đi ra ngoài nhưng cố gắng tránh nơi đông người và bụi bẩn. Mang kính râm khi bạn ra ngoài có thể giúp giữ mắt thoải mái và ít nhạy cảm với ánh sáng.
Bạn sẽ được cho sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng 1 tháng để ngăn chặn nhiễm trùng và giảm viêm nhiễm. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận. Nếu cần thiết, nhờ người nhà hay bạn bè nhỏ mắt cho bạn. Nếu bạn đã đi ra ngoài, phải đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch sẽ trước khi nhỏ thuốc nhỏ mắt.
Nếu có đau nhẹ, bạn nên uống paracetamol. Nếu triệu chứng đau vẫn không khỏi sau khi dùng thuốc, hãy gọi bác sĩ của bạn.
Khi bạn ngủ, nhớ đặt tấm che lên mắt ít nhất trong vòng 1 tuần để bạn không đụng vào mắt đã được phẫu thuật. 

Không nên làm gì sau phẫu thuật phaco

Trong một vài ngày đầu tiên, thị lực của bạn có thể bị mờ, vì vậy hãy cẩn thận để tránh bị té hay làm tổn thương đầu hay mắt của bạn, đặc biệt nếu mắt phẫu thuật đã bị bịt lại và mắt còn lại cũng đang trong tình trạng thị lực mờ.
Tình trạng phổ biến là mắt bị ngứa, khó chịu và chảy dịch sau phẫu thuật. Tuy nhiên, trong tháng đầu tiên, tránh chà hay đụng vào mắt. Cũng tránh để bụi hay nước xà phòng dính vào mắt. Không được bơi; không sử dụng bình nước nóng, đi xông hơi hay spa. Điều này là do có một vết thương nhỏ trong mắt của bạn, và bạn cần ngăn chặn nó bị hỏng. 
Cho dù vết thương của bạn nhỏ như thế nào, bản thân bạn nỗ lực tránh làm tổn thương nhiều nhất có thể. Cố gắng không cúi xuống, mang vác vật nặng hay tập thể dục mạnh. Để việc chạy marathon 10km đến một vài tháng sau và giảm việc ẳm em bé trong vòng 2 – 3 tuần. Hãy để mắt lành lại. 
Bạn có thể nhận thấy rằng kính đang đeo trước kia không còn đúng nữa sau phẫu thuật. Điều này là do năng lượng của mắt phẫu thuật đã thay đổi do phẫu thuật. Thường năng lượng của mắt phẫu thuật sẽ ổn định sau 1 tháng phẫu thuật, đã đến lúc bạn nên đo lại mắt để thay đổi mắt kính mới.
Tránh lái xe hơi hay motorbike cho đến khi bạn cảm thấy tự tin rằng thị lực của bạn đã tốt.

Thuốc và chế độ ăn uống

Trong vòng một vài tháng đầu, vui lòng vệ sinh mắt phẫu thuật nhẹ nhàng với nước rửa saline và bông rửa mà bạn được cung cấp. Bạn có thể tiếp tục vệ sinh mắt với nước nấu sôi để nguội và sử dụng gạc cotton sau đó.
Vui lòng sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc như đã hướng dẫn, thậm chí khi bạn cảm thấy rằng mắt bạn đã ổn. Không nhỏ bất cứ gì vào mắt của bạn ngoại trừ thuốc nhỏ đã chỉ định. Luôn rữa sạch tay trước khi nhỏ mắt. 
Giữ thuốc nhỏ mắt và thuốc như đã chỉ định. Không giữ chúng lâu hơn thời gian cho phép theo hướng dẫn bởi vì chúng có thể bị hư.
Lắc chai thuốc nhỏ mắt trước khi dùng. Nghiêng đầu bạn ra sau, nhìn lên và kéo mi mắt dưới xuống. Chỉ nhỏ 1 giọt vào mắt, tránh tiếp xúc với lông mi. Đợi 5 phút trước khi nhỏ thêm 1 giọt khác.
Bạn có thể ăn uống như thường lệ. Không kiêng cữ ăn sau phẫu thuật cườm. Bất cứ chế độ ăn nào trước phẫu thuật nên được tiếp tục.

Khi nào tôi sẽ gặp lại bác sĩ sau phẫu thuật?

Bạn nên quay lại tái khám một ngày sau phẫu thuật. Lịch hẹn tiếp theo thường là 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật. Nên giữ tất cả lịch tái khám thậm chí nếu bạn cảm thấy tình trạng đã ổn và thị lực tốt.

Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?

Đừng do dự trong việc liên lạc với chúng tôi nếu bạn trãi qua những triệu chứng sau:
  • Đau mà không đỡ sau khi dùng thuốc
  • Thị lực kém đi
  • Chảy dịch nhiều ở mắt phẫu thuật.
  • Bất thình lình mắt bị chói và nhòa
Vui lòng tham khảo các đường liên kết liên quan:
Tôi muốn khám mắt/ Lịch hẹn
Các bệnh mắt phổ biến và phương pháp điều trị
Phản hồi
Tìm hiểu thêm về tình trạng của mắt và điều trị:

https://www.snec.com.sg/about/international/vietnamese/eye-conditions-and-treatments/Pages/care-after-cataract-surgery.aspx

ĐỤC THỦY TINH THỂ (CATARACT)

ĐỤC THỦY TINH THỂ (CATARACT)

)Khi có vấn đề trong việc nhìn sự vật do thị lực bị mờ mà thậm chí kính đeo cũng không thể giúp được? Bạn có thể bị bệnh đục thủy tinh thể, một lớp màng đục phát triển trong mắt của bạn.


Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể là tình trạng mà phần trong suốt của thủy tinh thể trở nên mờ đục, ngăn cản các tia sáng vào trong mắt và gây suy giảm thị lực.

Nguyên nhân nào gây ra đục thủy tinh thể?

Thông thường bệnh liên quan đến tuổi già. Hiện tại theo nghiên cứu gần đây của chúng tôi ở Tanjong Pagar đã nhận thấy rằng trên 80% bệnh nhân có độ tuổi từ 60 trở lên bị mắc các dạng của bệnh đục thủy tinh thể.

Nếu tiếp xúc dưới tia cực tím kéo dài, sử dụng các loại thuốc như steroid trong thời gian dài và mắc một trong số các bệnh như tiểu đường sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Ở người trẻ tuổi, bệnh đục thủy tinh thể có thể đã hiện diện khi mới sinh hoặc tiến triển do hậu quả của chấn thương.
 









Cườm mắt

  
    Giảm thị lực về màu sắc và
    độ nhạy tương phản
                                                       
           Ánh chói

                    
Các triệu chứng gì?

Dấu hiệu đầu tiên thường là mờ mắt. Các triệu chứng khác có thể gồm việc thay đổi kính thường xuyên do độ cận tăng ở người lớn, màu sắc bị mờ, thị lực không rõ trong ánh sáng, ánh chói, vầng hào quang xung quanh tia sáng, đọc sách và xem ti vi hoặc lái xe vào ban đểm khó khăn.

Cườm mắt được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ mắt sẽ chẩn đoán tình trạng đục thủy tinh thể của bạn thông qua việc khám lâm sàng khi bạn đến khám tại phòng khám.
  
 Đục thủy tinh thể nhân xơ cứng có thể gây cận thị
Đục thủy tinh thể lớp vỏ
cataract
Đục thủy tinh thể sau cùng có thể điều trị bằng phẫu thuật
 Hỗn hợp đục thủy tinh thể dưới bao phía sau và đục thủy tinh thể nhân xơ cứng

Đây là một minh họa tương tác chứng minh thị lực của một người Singapore bị đục thủy tinh thể nặng như thế nào, hãy sử dụng chuột, nhấp lên mũi tên màu xanh và kéo nó về bên phải để nhìn thấy tình trạng bệnh nặng. 

Tôi có thể làm gì để phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể?

Không có sự chứng minh khoa học nào về việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bạn có thể bảo vệ đôi mắt của mình tránh các tia cực tím (tia UV) bằng cách mang kính mát thường xuyên, có chế độ ăn hợp lý, điều trị bệnh như bệnh tiểu đường và hạn chế việc hút thuốc.

Đục thủy tinh thể có thể điều trị như thế nào?

Quan điểm cho rằng bệnh đục thủy tinh thể chỉ nên được phẫu thuật khi nó chín muồi là không đúng sự thật. Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định khi Bệnh đục thủy tinh thể làm cho thị lực kém mà không thể điều chỉnh được bằng kính và gây cản trở các hoạt động thường ngày của bạn.
    
Đối với tiền phẫu, Bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn cho bạn về quy trình phẫu thuật, bao gồm tư vấn về kết quả đạt được sau phẫu thuật, những tác dụng phụ ngoài ý muốn, các nguy cơ có thể xảy ra và các biến chứng từ phẫu thuật. Đội ngũ y tá và những người cố vấn sẽ khuyên bạn những điều nên và không nên sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật được thực hiện trong ngày, dưới sự gây tê cục bộ tại mắt bị bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn trong một thời gian ngắn trước phẫu thuật. Đại đa số các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể được thực hiện bởi kĩ thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể (còn gọi là phẫu thuật phaco). Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm, chứ không sử dụng tia laser thường gây ra các sai lầm trong phẫu thuật.

Phẫu thuật Phaco gồm rạch một vết mỗ nhỏ từ 1.5 đến 3.0mm trên giác mạc. Việc làm rung dụng cụ phẫu thuật phaco để đưa vào trong mắt qua vết rạch nhỏ. Nó dùng để tán nhuyễn thủy tinh thể và hút nhân ra ngoài. Bao thủy tinh thể được để lại ở phía sau để sau đó nhận mảnh ghép thủy tinh thể nhân tạo. Phẫu thuật được hoàn tất mà không cần bất cứ vết khâu nào. 
Hình ảnh phẫu thuật cườm mắt bằng phương pháp phaco
Hình ảnh ghép thủy tinh thể vào trong mắt

xxxx
                                                                                                                
Đối với hậu phẫu, bạn cần nhỏ thuốc vào bên mắt đã phẫu thuật thường xuyên trong khoảng thời gian 4 tuần lễ. Hoạt động nhẹ và giữ vệ sinh mắt được yêu cầu thực hiện. Các hoạt động có thể gây ô nhiễm đến quá trình lành vết thương như bơi lội và gội đầu nên tránh. Các y tá giàu kinh nghiệm sẽ khuyên bạn chi tiết hơn việc chăm sóc mắt sau hậu phẫu. Bạn cũng nên quay lại bệnh viện tái khám trong vòng một ngày sau khi phẫu thuật một tuần hay một tháng.

Các bác sĩ chuyên khoa mắt tại Trung Tâm Mắt Quốc Gia thực hiện trên 10,000 ca đục thủy tinh thể trong một năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục là trung tâm mang lại các kỹ thuật vi phẫu thuật và kỹ thuật ghép thủy tinh thể tiên tiến cho trong nước và cho các quốc gia trong khu vực.
Hãy tìm hiểu các đường liên kết có liên quan:-

https://www.snec.com.sg/about/international/vietnamese/eye-conditions-and-treatments/common-eye-conditions-and-procedures/Pages/cataracts.aspx