Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

BBC LOAN TIN: Tổng bí thư và thủ tướng Lào đều nghỉ HẾT

BBC LOAN TIN: Tổng bí thư và thủ tướng Lào đều nghỉ HẾT

 Thủ tướng Lào Thongsing đứng cạnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (bên phải trong hình trên)
tại một kỳ họp các lãnh đạo ASEAN
.


BBC tiếng Việt
22.01.2016

Đảng Cách mạng Nhân dân Lào hôm thứ Năm vừa bầu chọn xong tân Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Vientiane sẽ có tân tổng bí thư và tân thủ tướng sau kỳ Đại hội Đảng, và giới chuyên gia dự đoán rất có thể Lào sẽ có nữ thủ tướng trong năm nay, hãng tin Reuters nói.


Ban Chấp hành mới, gồm 77 thành viên sẽ lãnh đạo đảng và đất nước trong năm năm tới, có những thành viên thuộc thế hệ trẻ hơn mà nhiều người trong số họ là con cái của các nhà lãnh đạo cũ, theo báo The Nation của Thái Lan.

Hai nhà lãnh đạo kỳ cựu sắp ra đi là những người từng có chân trong nhiều năm tại Bộ Chính trị Lào.

Cả hai đều không có tên trong danh sách Ban Chấp hành được công bố hôm thứ Sáu, dấu hiệu cho thấy sự nghiệp chính trị của họ đã đi đến hồi kết khi quyết định không tái cử.

.
Lãnh đạo lâu năm
 .
Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch, ông Choummaly Sayasone, năm nay 79 tuổi. Ông đã giữ cả hai chức vụ này từ năm 2006.

Thủ tướng Thongsing Thammavong năm nay 71 tuổi.

Cả hai nằm trong số bốn ủy viên Bộ Chính trị không ra ứng cử cho vị trí lãnh đạo trong ủy ban cao cấp nhất, theo tuyên bố trên truyền thông nhà nước.

Điều này khiến họ đứng ngoài Bộ Chính trị đầy quyền lực và không thể được trao các vị trí lãnh đạo đảng, các chuyên gia nói.

Ban Chấp hành sẽ bầu chọn người vào chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong hôm nay thứ Sáu.

Hiện đứng đầu trong danh sách là Bounnhang Vorachit, 78 tuổi, đương kim phó chủ tịch và được cho là sẽ trở thành tân tổng bí thư của đảng vốn đã lãnh đạo Lào từ 40 năm qua.

Đứng kế tiếp là bà chủ tịch Quốc hội và là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Pany Yathotu, điều khiến gây ra đồn đoán sự thăng chức trong đảng rất có thể sẽ đưa bà vào vị trí thủ tướng.

Martin Stuart-Fox, giáo sư đã nghỉ hưu và là một chuyên gia nghiên cứu về Lào tại Đại học Queensland, Úc nói, "Việc thăng chức quan trọng nhất là trường hợp bà Pany." Ông bình luận thêm bà nay là "một nhân vật rất quyền lực".
.

Toàn bộ 39 thành viên Ban Chấp hành cũ tham gia tái cử đều có tên trong Ban Chấp hành mới để tiếp tục nắm quyền thêm một nhiệm kỳ, truyền thông Lào nói.
.
. 
Trung Quốc lâu nay đã cố tìm cách gây ảnh hưởng tới Lào qua các hình thức đầu tư, 
viện trợ khác nhau

Thế hệ trẻ

Trong số các thành viên thuộc thế hệ trẻ của Ban Chấp hành mới có Xaysomphone, con trai của cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane, và Sonethanu Thammavong, con trai của Thủ tướng Thongsing, the báo the Nation.

Đáng chú ý là cả con trai và con gái của cựu Chủ tịch Khamtay Siphandone, là ông Sonexay Siphandone và bà Viengthong Siphandone, đều vào Ban Chấp hành.

Lào có mối quan hệ chính trị gần gũi với Việt Nam và áp dụng hệ thống chính trị giống của Hà Nội. Cả hai quốc gia đều đang tổ chức kỳ đại hội đảng 5 năm một lần.

Trung Quốc lâu nay đã nỗ lực gây ảnh hưởng lên Lào với việc đổ tiền của, viện trợ, dự án đầu tư hạ tầng và các loại học bổng cho Lào.

Truyền thông nhà nước không nói lý do gì khiến ông Thongsing và ông Choummaly, vốn đã là thành viên Bộ Chính trị từ 1991 tới nay, lại không ra tái cử.

Báo chí nước ngoài không được phép vào đưa tin về Đại hội

Việt Hoàng - Nguyễn Tấn Dũng thua Nguyễn Phú Trọng vì …thân Trung Quốc?

Đăng bởi Ha Tran on Thứ Sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2016 | 22.1.16

nguyentandung_nguyenphutrong

 Đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã chính thức khai mạc hôm nay 21/1/2016 và sẽ kết thúc vào ngày 27/1/2016. Người dân đang rất quan tâm đến việc bầu bán nhân sự chủ chốt của đảng nhất là với vị trí chủ chốt của “bộ tứ”. Sự đấu đá và tranh giành quyền lực diễn ra gay cấn chưa từng có trong lịch sử 70 năm cầm quyền của ĐCSVN khiến cho người dân rất phấn khích. Dẫu biết là người dân không có quyền tham gia vào cuộc thư hùng này nhưng không ai cấm được người dân bình luận.

Người viết xin minh định một điều là không ủng hộ bất cứ ai trong số đó và chỉ ủng hộ một thể chế chính trị đa nguyên, dân chủ, bầu cử tự do giữa các tổ chức chính trị để người dân tham gia lựa chọn người lãnh đạo một cách công khai và minh bạch. Qua bài viết này, người viết chủ quan đưa ra một số dự đoán và phân tích về tình hình chính trị Việt Nam để rộng đường dư luận, nó có thể đúng có thể không đúng, tùy theo cách nhìn nhận của mỗi người và kết quả sẽ có sau một tuần nữa.

I. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã thua cuộc?

Theo tin tức được lộ ra từ hai hội nghị 13 và 14 thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã không được đề cử tiếp tục ở lại trong khóa tới. Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm tổng bí thư thêm 1 hoặc 2 năm nữa và ông tướng công an Trần Đại Quang sẽ là chủ tịch nước và bà Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ là chủ tịch quốc hội. Trong đó dư luận chú ý đến hai trường hợp đặc biệt là ông Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng. Cho dù vẫn còn ý kiến cho rằng ông Dũng có thể lật ngược thế cờ vào phút chót như trong hội nghị 6 nhưng người viết cho rằng kết quả này sẽ không thay đổi.

ĐCSVN cầm quyền độc nhất tại Việt Nam 70 năm và cho dù trong nội bộ họ có những lúc “cơm không lành canh không ngọt” dẫn đến những cái chết khả nghi như hai trường hợp mới nhất là ông Nguyễn Bá Thanh và Phạm Quí Ngọ. Thế nhưng dù sóng gió đến đâu thì sự “đoàn kết, thống nhất” trong đảng vẫn luôn là số Một. Sự thỏa hiệp để bảo vệ quyền lợi độc quyền lãnh đạo của đảng là tối thượng. Bất cứ kẻ nào và với bất cứ một trọng trách nào trong đảng đều phải tuân thủ điều này nếu không muốn loại khỏi cuộc chơi và nhận những hình phạt khủng khiếp nhất.

Hai hội nghị 13 và 14 đã quyết định rằng ông Dũng phải về vườn với sự đồng ý của đa số 175 ủy viên trung ương đảng. Đó mới là điều quan trọng. Đại hội 12 chỉ để quay phim, chụp ảnh và trình diễn là chính. Một ngàn năm trăm (1500) vị đại biểu không có nhiều quyền lực đang họp có muốn khác đi cũng không làm được gì.

Vì sao ông Dũng lại thua cuộc? Rõ ràng đây là một cú sốc đối với ông Dũng và với nhiều người. Trước đại hội vài tháng thì khả năng ông Dũng thắng cuộc là 80-90%. Nhiều nhà bình luận và quan sát quốc tế cũng cho là như vậy. Theo người viết thì có hai lý do chính:

1. Vì ông Dũng có ý định làm tổng bí thư kiêm chủ tịch nước rồi làm …tổng thống?

Không biết điều này có phải là do ông Dũng và bộ sậu của ông nghĩ ra hay không? Cũng có thể đây chỉ là những “ước mơ viển vông” của một bộ phận trí thức nhân sĩ Việt Nam, vì bất lực trước thời cuộc và bế tắc trong suy nghĩ nên họ đành trông chờ vào một phép màu nào đó. Luồng dư luận này cho rằng ông Dũng nếu lên làm tổng bí thư thì có thể kiêm luôn cả chức chủ tịch nước và rồi ông ta sẽ giải tán đảng CSVN và chuyển đổi thể chế theo kiểu Putin của nước Nga…

Những người đặt niềm tin vào ông Dũng vì cho rằng ông thân Mỹ và chống Trung Quốc qua những câu phát biểu phản đối Trung Quốc. Chuyện ông Dũng “thân Mỹ, chống Tàu” hoàn toàn không có bằng chứng gì mà chỉ đơn giản là cảm tính. Nhưng chính luồng dư luận này đã “giết chết” ông Dũng.

Như người viết đã trình bày trong bài “Vì sao Việt Nam không có Aung San Suu Kyi lẫn Thein Sein?”, hệ thống ĐCSVN được xây dựng và đặt trên một đường ray cố định, bất cứ kẻ nào có ý định bẻ lái sang hướng khác hoặc thay đổi lịch trình “tiến lên xã hội chủ nghĩa” đều bị trừng phạt ngay lập tức. Hay có thể giải thích một cách nôm na và dễ hiểu như blogger VietTuSaiGon rằng ĐCSVN giống như một đám nhậu đang sở hữu độc quyền một mâm thịt chó, thằng to có phần to, thằng nhỏ có phần nhỏ và quan trọng nhất là không được thằng nào hất mâm thịt chó đi.

Việc ông Dũng có ý định một mình sỡ hữu “mâm thịt chó” là điều không thể chấp nhận được đối với những kẻ có máu mặt còn lại trong đảng, vì vậy ông Dũng phải ra đi. Việc ông Dũng “thoát nạn” trong hội nghị 6 thực ra không có gì lạ vì khi đó, nếu có kỷ luật ông Dũng thì cũng chỉ là “nhắc nhở” hoặc “cảnh cáo” là cùng.

Một lý do nữa khiến ĐCSVN quyết tâm loại ông Dũng vì chính tấm gương của ông Tập Cận Bình. Họ sợ là khi ông Dũng thâu tóm được thiên hạ thì sẽ “đả hổ, diệt ruồi” như Tập Cận Bình đang làm bên Trung Quốc. Ngay cả Chu Vĩnh Khang, một ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc vẫn bị thanh trừng vì “tội tham nhũng”.

2. Vì ông Dũng thân Trung Quốc?

Trái ngược với nhiều người, bản thân người viết cũng như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn cho rằng ông Dũng là người làm được nhiều việc có lợi cho Trung Quốc nhất. Blogger Lê Anh Hùng cũng đồng ý như vậy, ví dụ qua bài viết “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã “chống Trung Quốc” quyết liệt như thế nào?”. Trong suốt lịch sử Việt Nam chưa có bao giờ Trung Quốc được thuận lợi đến thế trong việc xâm nhập sâu và toàn diện vào Việt Nam từ kinh tế, chính trị đến văn hóa. Việt Nam gần như đã phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc trong mọi lĩnh vực từ chủ quyền lãnh thổ đến an ninh quốc gia. Ông Dũng là người đứng đầu chính phủ nên phải là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Ông Dũng cũng chính là “hung thần” đối với phong trào dân chủ Việt Nam thời gian qua. Các bản án kinh khủng đối với những người hoạt động ôn hòa đều được tuyên án dưới thời ông Dũng trị vì, đơn cử bản án 16 năm tù với ông Trần Huỳnh Duy Thức, 12 năm với ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh… Cũng chính ông Dũng là người nhắc đi nhắc lại câu “kiên quyết không để hình thành và nhen nhóm các tổ chức chính trị đối lập…”.

Việc ông Tập Cận Bình có chuyến thăm vội vã trước đại hội 12 và đích thân mời một mình ông Dũng thăm Trung Quốc như là một sự ủng hộ ra mặt dành cho ông Dũng. Tiếc thay, chính điều này càng khiến ban lãnh đạo ĐCSVN quyết tâm loại bỏ ông Dũng. Dù rằng ĐCSVN luôn nhất quán dựa vào Trung Quốc để tồn tại nhưng một số thành phần trong lãnh đạo đảng đã nhận ra rằng Việt Nam ngày càng lún sâu vào con đường phụ thuộc Trung Quốc. Tinh thần dân tộc và tấm gương của Tân Cương hay Tây Tạng làm cho họ lo lắng, nhất là khi Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ tham vọng bá quyền trên biển Đông.

II. Vì sao ông Nguyễn Phú Trọng được chọn?

Việt Nam vẫn chọn đối sách đu dây trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc nhưng vẫn nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn. Tuy nhiên Trung Quốc không còn là chỗ dựa vững chắc cho Việt Nam nữa. Lý do đúng như bài viết cách đây 9 tháng của ông Nguyễn Gia Kiểng: “Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang”. Chuyến đi vội vã và gấp gáp của ông Nguyễn Sinh Hùng đến Bắc Kinh sau hội nghị 13 đã được sáng rõ. Ông Hùng gặp Tập Cận Bình để báo cáo và thanh minh, thanh nga việc ĐCSVN đã không chọn ông Nguyễn Tấn Dũng làm tổng bí thư như ý Trung Quốc. Lý do mà ông Hùng đưa ra có thể là việc “ông Dũng thân Mỹ”, bằng chứng là các đơn từ có đầy đủ địa chỉ và tên tuổi của người tố cáo, trong đó nhấn mạnh đến việc ông Dũng thông gia với một gia đình là “sĩ quan tình báo Việt Nam Cộng Hòa” cũ. Ông Hùng cũng sẽ hứa hẹn duy trì “đại cục” hữu hảo với Trung Quốc… Tập Cận Bình dù không muốn cũng phải đồng ý vì không thể làm gì được.

Việc ông Trọng được giữ lại thêm nửa nhiệm kỳ nữa cũng có thể không phải là ý muốn của riêng ông Trọng mà là quyết định tập thể của bộ chính trị. “Tính kế thừa” là nguyên tắc sống còn của đảng để không gây ra bất cứ sự xáo trộn hay thay đổi nào. Quy chế ứng cử và bầu cử được thông qua trong ngày đầu tiên họp trù bị đã qui định rất rõ là những người không được ban chấp hành khóa 11 đề cử thì không được nhận ứng cử và đề cử của đại hội 12 (chỉ thị 244). Ông Trọng dù già và “lú” nhưng ông phải ngồi lại làm trọng tài cho “mâm thịt chó” để tránh cảnh tranh giành nhau của thế hệ tiếp theo.

Vì sao lại là ông Trọng mà không phải là một khuôn mặt nào khác? Lý do chỉ có một, chẳng có ai là sáng giá trong bộ chính trị, cả cũ lẫn mới. Đây là nhận định của giáo sư Carl Thayer. Chính sự sàng lọc quái gở của qui trình bầu chọn lãnh đạo trong đảng đã loại bỏ tất cả những ai có năng lực và thực tài. Đừng quên câu nói mới đây của ông Trọng là “không để người có tham vọng lọt vào trung ương…”.

Việc dư luận cho rằng ông Trọng “thân Trung Quốc” hơn Mỹ cũng chỉ là đánh giá bề nổi, vì thực ra ông nào cũng thế thôi. Ông Trọng bị coi là thân Trung Quốc vì rằng ông là tổng bí thư đảng mà đảng CSVN thì luôn muốn giữ đảng bằng mọi giá và xem việc kết giao với Trung Quốc như là một biện pháp để bảo vệ đảng khỏi các “thế lực thù địch”. Nếu thực sự ông Trọng “thân Trung Quốc” thì không thể có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ hồi tháng 7/2015.

III. Việt Nam sẽ ra sao sau đại hội 12?

Chúng ta có thể thấy rất rõ một điều là ĐCSVN hoàn toàn bế tắc. Muốn dựa vào Trung Quốc để tồn tại cũng không được nữa vì Trung Quốc đang gặp khủng hoảng nội bộ rất lớn. Trung Quốc có muốn giúp Việt Nam cũng không thể. Muốn quay sang Hoa Kỳ và các nước dân chủ cũng không được vì khác biệt quá lớn về thể chế chính trị.

Chỉ riêng việc không thể tìm được người thay thế cho ông Trọng vào vị trí tổng bí thư khóa 12 cũng làm cho hình ảnh của Việt Nam và ĐCSVN trở nên méo mó và xấu xí đi rất nhiều trong con mắt bạn bè quốc tế. Với họ thì một gương mặt già nua và bảo thủ không hứa hẹn được điều gì tốt lành. Dù rằng ông Trọng và ĐCSVN đã hứa phê chuẩn hiệp ước TPP.

Đại hội 12 sẽ kết thúc trong sự “thành công rực rỡ”, sân khấu hạ màn, ai về nhà nấy. Người dân Việt Nam sẽ nhanh chóng quên đi sự kiện này để rồi tiếp tục làm khán giả cho các sự kiện tiếp theo, cũng kịch tính và gay cấn không kém. ĐCSVN luôn biết cách tạo ra các sự kiện để người dân theo dõi và tha hồ bàn tán, miễn sao quên đi và đừng bao giờ hỏi vì sao ĐCSVN lại cho mình cái quyền lãnh đạo đất nước vô thời hạn như vậy?

Cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng tồi tệ đi và sẽ gặp nhiều cú sốc sau đại hội. Sự ra đi của ông Dũng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy, nhiều hũ mắm sẽ vỡ tung và người dân sẽ lãnh đủ.

Mọi sự tốt đẹp chỉ có thể bắt đầu thay đổi và có hy vọng khi người dân Việt Nam nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng ý thức được một điều quan trọng là phải ủng hộ cho một tổ chức chính trị dân chủ đối lập để làm đối trọng và cạnh tranh với ĐCSVN. Không có sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng phái chính trị thì mãi mãi Việt Nam sẽ không có bất cứ một sự thay đổi nào.

Việt Hoàng

(Thông Luận)

                     Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng trong ngày khai mạc Đại Hội XII
                    
Từ ngày kết thúc Hội nghị 14, dư luận chung đều cho rằng cuộc đời chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng đã chấm dứt.

Lý do là theo Điều 13 của Quyết Định 244 mà Bộ Chính Trị phổ biến vào tháng 4/2014 thì những Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa XI không nằm trong danh sách tái đề cử của Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Khóa XI không được ứng cử, đề cử và nhận đề cử trong Đại Hội XII.

Ngoài ra, đối với những Ủy viên Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư khóa XI ở trong trường hợp đặc biệt (quá tuổi hưu) phải có sự đề cử của Bộ Chính Trị thì mới được tái cử Khóa XII.

Trong trường hợp này, theo ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Ban Tuyên Giáo Trung Ương cho biết là tại Hội nghị 14 vừa qua, cả 19 ủy viên Bộ Chính Trị và Ban Bí Thư đã chỉ để cử một nhân sự.

Dư luận cho rằng nhân sự này chính là Nguyễn Phú Trọng vì ông Trọng đã làm đơn xin tái ứng cử Khóa XII.

Nói cách khác là 1.510 đại biểu tham dự Đại Hội XII chỉ bầu chọn tân Trung Ương Đảng Khóa XII dựa trên danh sách đề cử của Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Khóa XI. Quy chế bầu cử này đã tạo ra sự lùng bùng chính trong nội bộ đảng CSVN và cho rằng ông Trọng đã dàn xếp để ngăn chận phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng.

Vì thế mà trong ngày trù bị của Đại Hội XII vào ngày 20 Tháng Giêng vừa qua, các đại biểu đã thông qua quy chế bầu cử trong đó có đề cập về việc ứng cứ đề cử của các Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa XI có một chút thay đổi.

Đó là Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa XI không được Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng Khóa XI giới thiệu thì người này không được ứng cử. Còn nếu được các Đại biểu của Đại Hội đề cử thì người này phải xin rút, do quy định là: không được ứng cử và nhận được đề cử. Nhưng cuối cùng quyền quyết định cao nhất vẫn là Đại Hội.

Nói cách khác là dù Điều 13 của Quyết Định 244 trói buộc các Ủy viên Trung Uơng Đảng Khóa XI như ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang… không có tên trong danh sách đề nghị tái cử cho Khóa XII, thì cũng có thể ra tranh cử tại Đại Hội vào giờ cuối, nếu thu phục được quá bán phiếu Đại biểu của Đại Hội ủng hộ việc tái cử Khóa XII.

Nếu ông Nguyễn Tấn Dũng làm được điều này thì sẽ lật ngược thế cờ vào giờ phút cuối và giành lại ghế Tổng Bí Thư từ tay ông Trọng.

Chính những yếu tố thay đổi nói trên mà hiện nay dư luận chưa biết trận đấu giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ đi về đâu.

Kết quả của trận đấu này sẽ diễn ra vào chiều ngày 26 Tháng Giêng, 2016 khi Đại Hội công bố kết quả bầu chọn 180 tân Ủy viên Trung Ương Đảng Khóa XII.

(CTM)
Nguồn:http://www.tintuchangngayonline.com/2016/01/nguyen-tan-dung-co-lat-nguoc-co.html#.VqHxArY7Ov4.facebook


XIN ĐỪNG ĐỂ QUÁ MUỘN! CÁC UV TW HÃY DŨNG CẢM VÀ SÁNG SUỐT!



XIN ĐỪNG ĐỂ QUÁ MUỘN,
CÁC ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG HÃY TỰ VẤN LƯƠNG TÂM,
DŨNG CẢM CHẶN ĐỨNG MƯU TOAN THẦN PHỤC THIÊN TRIỀU 
VÀ HÃY SÁNG SUỐT CÙNG NHAU ĐƯA ĐẤT NƯỚC CHUYỂN SANG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ VĂN MINH! 

THÀNH KHƯƠNG

Sự nóng bỏng trên truyền thông và lòng người về những sự kiện lớn mấy tháng nay càng làm cho Tiếng Việt giàu âm điệu, giàu ý nghĩa hơn bao giờ hết, càng biểu đạt một cách sinh động tình cảm, tư duy cùng hiện thực đời sống người Việt. Nhiều khái niệm, thuật ngữ lại được bổ sung những nội hàm và ngoại diên mới: thần phục thiên triều, Hán gian, môi giới quyền lực, vua cởi truồng, tranh quyền đoạt ghế, ván cờ máu; cú lừa ngoạn mục, hội kín như mafia, cuộc chiến nhân sự, bạo lực chính quyền là bạo lực côn đồ… Ngoại trừ một số từ, thuật ngữ, câu văn không giấu nổi sự nổi giận, căm thù quá đáng thì nhìn chung ngôn ngữ đã phản ánh đời sống xã hội nước ta trong giai đoạn này một cách sinh động. Người ta nhận ra nhiều điều tồi tệ, thói đốn mạt, lú lẫn và vô đạo vốn dĩ là chuyện thâm cung bí sử, vốn dĩ nằm trong vùng cấm của độc quyền, toàn trị. Phải có một cái nhìn tổng quát, một tư duy khái quát cao mới có thể thấy được nhiều sự thật xác đáng: 


Hóa ra là ở mấy hội nghị vừa rồi, người ta chẳng bàn chuyện cứu nước, cứu dân tộc thoát khỏi âm mưu đô hộ của thiên triều, không bàn việc cải cách toàn diện để chuyển hẳn sang chế độ cộng hòa, dân chủ văn minh mà chủ yếu lại là đấu đá, là gian dối, lừa lọc để tranh dành quyền lực với những bài bản xảo quyệt đến mức kinh hoàng: lừa dối cả gần 200 UVTƯ. Đó là một sự thật.

Giới truyền thông lề phải với những bàn tay phù thủy ra sức che đậy sự thật bằng những mỹ từ sáo rỗng và nhạt thếch, ra rả hàng giờ, nhai đi nhai lại hàng ngày, đến tận hang cùng ngõ hẻm nhưng chẳng thể lọt lời nào, chữ nào vào tai ai. Đó thực sự là sự nhạo báng thời đại công nghệ thông tin kỹ thuật số một cách vô liêm sỉ. Đó là một sự thật.

Đã xuất hiện loại hành vi đứng đắn, nghiêm túc của nhiều ủy viên trung ương có ý nghĩa tích cực, lóe sáng trong vấn đề nhân sự của đại hội; dám khác biệt đã bác lại sự độc tài, chuyên quyền: không chấp nhận nhiều trường hợp nhân sự do BCT giới thiệu đồng thời giới thiệu nhiều trường hợp nằm ngoài giới thiệu của BCT. Vậy là trong điều kiện độc tài, toàn trị, vai trò hết sức quan trọng của BCHTW đã được bộc lộ như nó phải thế. Nói cách khác, đã thấy thấp thoáng những vị ủy viên trung ương tử tế với những hành động đĩnh đạc đáng trân trọng. Đó cũng là một sự thật. Và sự thật này đem đến cho tôi một cảm hứng lành mạnh giống như sự kỳ vọng. Bởi vì, trước Hội nghị 14, tôi không có sự kỳ vọng nào nhưng vẫn tin (dù thời điểm ấy rất khó khăn đưa ra căn cứ đảm bảo sự tin tưởng của mình) rằng vẫn còn những vị ủy viên trung ương ít nhiều còn giữ được phẩm giá con người, ít nhiều biết tự vấn lương tâm về hiện trạng bi thương của đất nước, mà vẫn tự xét mình mỗi ngày, trong mỗi việc làm để không phải xấu hổ với cương vị của mình, thậm chí có người từng âm thầm sám hối, nên vẫn còn có chính kiến, quan điểm sáng suốt, song do thấp cổ bé họng và do hoàn cảnh cụ thể nhiều khó khăn nên vẫn chưa thực hiện được.

Bây giờ là cơ hội cuối cùng cho những ủy viên trung ương thật tâm, còn sáng mắt, còn nặng lòng với Nhân Dân, với Tổ Quốc.

Hỡi các vị trung ương ủy viên! Xin đừng để quá muộn!

Hãy khơi lại từ trong huyết quản dòng máu Lạc Hồng và truyền thống văn hiến mấy ngàn năm Đại Việt.

Hãy lắng nghe âm hưởng trầm hùng vang vọng từ bài thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” của quan quân triều Lý.

Hãy đắm mình trong không gian Hội nghị Diên Hồng, trong tinh thần Sát Thát và hãy soi mình trước tấm gương những người anh hùng Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng của nước Nam ta.

Hãy đắm mình trong âm hưởng hào hùng tràn ngập niềm tự hào độc lập dân tộc của Bình Ngô đại cáo.

Hãy dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi nếu còn trong tâm lý các vị trước nhóm người lộng quyền gian trá mà sử dụng quyền bất khả xâm phạm của mình chặn đứng mưu toan thần phục thiên triều, chấm dứt hẳn thời kỳ Bắc thuộc.

Hãy bình tâm cảm nhận và lắng nghe các ý kiến đầy trí tuệ nhưng cũng thấm đẫm máu và nước mắt cuộc đời trong những Bản kiến nghị, Kháng thư, Thư ngỏ, Lời kêu gọi, Tuyên cáo, Tuyên bố…của các trí thức chân chính nước nhà và cũng tiếng lòng của 90 triệu người dân việt Nam yêu nước. Hãy chủ động tạo ra diễn đàn dân chủ tại Đại hội (như thiên chức mà nó phải có), bất chấp kịch bản định sẵn, kiên quyết vứt bỏ những tư tưởng bảo thủ, giáo điều trong những văn kiện, những nghị quyết độc đoán của nhóm người hãnh tiến được xào xáo, nhai lại, cắt dán bởi đám bút nô đồng thời kiên quyết tẩy chay những cá nhân lú lẫn, đần độn, tham nhũng và hãy cùng nhau chia tay cái chủ nghĩa lỗi thời, quyết đưa đất nước chuyển sang chế độ dân chủ cùng nhân loại văn minh.

90 triệu người dân Việt luôn bên cạnh các vị, dõi theo, đồng hành và bảo vệ các vị!

Và lịch sử dân tộc sẽ ghi danh các vị như những hào kiệt thế kỷ XXI dám xả thân vì Tổ quốc!

Thứ Năm, ngày 21 tháng 1 năm 2016

Thành Khương

Lào Cai: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ đặt đá xây dựng chùa Bảo An chân núi Fansipan


Lào Cai: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ đặt đá xây dựng chùa Bảo An chân núi Fansipan

Lật chồng báo cũ: THỦ TƯỚNG ĐỘNG THỔ XÂY CHÙA TẠI FANXIPAN


Hoàng Tuấn
Phật tử VietNam
20/09/2014 18:15:00


Sáng ngày 20/9/2014 tại chân núi Fansipan, Sapa. Tại khu vực đang xây dựng nhà ga tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan do Tập đoàn SunGroup làm chủ đầu tư. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tham dự lễ đặt đá khởi công xây dựng chùa Bảo An, một trong những ngôi chùa nằm trong quần thể tâm linh Fansipan.

Tại buổi lễ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Thượng tướng Tô Lâm, thứ trưởng Bộ Công an và đoàn công tác của chính phủ đã tham dự lễ đặt đá nhân chuyến công tác tại Lào Cai bàn về quy hoạch Sapa, thăm và động viên lãnh đạo Tập đoàn SunGroup và cán bộ công nhân viên đang thi công công trình



Công trình tuyến cáp treo được mệnh danh là ‘cáp treo vua’ với nhiều kỷ lục nhất thế giới về độ dài toàn tuyến, độ chênh lớn nhất thế giới, và là cáp treo 3 dây an toàn nhất thế giới …

Về phía tỉnh Lào Cai có Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Văn Vịnh, Chủ tịch UBND tỉnh Doãn Văn Hưởng, và các ông bà thường vụ tỉnh ủy, thường trực UBND tỉnh Lào Cai.



Chủ trì buổi lễ do Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, thành viên Hội đồng chứng minh TƯ GHPGVN; tham dự lễ còn có Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng thư ký Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN, cố vấn ban xây dựng dự án công trình du lịch văn hóa và dịch vụ cáp treo Fansipan; Thượng tọa Thích Thanh Điện, Phó Tổng thư ký Hội đồng trị sự, Chánh văn phòng trung ương GHPGVN, Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Lào Cai, cùng chư tăng tỉnh Lào Cai, lãnh đạo Tập đoàn SunGroup, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV cùng đông đảo bà con các dân tộc tại Sapa.
.


Dự kiến công trình sẽ hoàn thiện khánh thành đưa vào sử dụng giai đoạn I vào ngày thống nhất đất nước 30/4/2015.

Một số hình ảnh tại buổi lê đặt đá khởi công xây dựng chùa Bảo An:























Đảng cần nghiêm khắc đánh giá lại chính mình

Đảng cần nghiêm khắc đánh giá lại chính mình

22/01/2016 12:57 GMT+7
TTO - Trong phiên thảo luận các văn kiện Đại hội Đảng XII, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ, đổi mới về kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách. 
Trong phiên thảo luận về dự thảo các Văn kiện tại Đại hội lần thứ XII của Đảng, ông Bùi Quang Vinh (Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư) đã có bài phát biểu tâm huyết về nội dung “xây dựng một nước Việt Nam thịnh vượng”. Tuổi Trẻ xin lược trích bài phát biểu này.
Phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, những thành tựu của công cuộc đổi mới là không thể phủ nhận, và đó cũng chính là nguyên nhân giúp Việt Nam vượt qua thách thức trong hơn 30 năm qua.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo, chúng ta chưa bằng lòng, thỏa mãn với những gì đạt được, nhất là khi chúng ta nhìn lại mình trong tương quan với các nước bên cạnh có cùng điều kiện như chúng ta.
Có lẽ ít ai biết rằng đầu thế kỷ XIX, vào năm 1820, Việt Nam đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như về quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới.
Hiện nay tính theo số liệu năm 2014, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ bằng chưa đến 1/5 mức trung bình của thế giới, cụ thể là 2.052 USD trên khoảng gần 12.000 USD bình quân của thế giới, mức này chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, vì trong lịch sử Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lược và thống nhất đất nước. Nhưng, chúng ta cũng đã có hơn 40 năm sống trong hòa bình và độc lập, 30 năm đổi mới.
Đây là thời gian dài tương đương với thời gian để các quốc gia và vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đưa nền kinh tế của họ từ chỗ nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu trở thành nền kinh tế phát triển. Hơn nữa, hiện nay yêu cầu đổi mới và phát triển đối với Việt Nam càng cấp bách hơn bao giờ hết.
Thứ nhất, Việt Nam đang ở trong giai đoạn ngắn ngủi còn lại của cơ hội dân số vàng, từ 1970, thường kéo dài 50 năm. Nghĩa là đến 2020 thì Việt Nam hết cơ hội dân số vàng, ở đây chúng tôi tính thêm 5 năm là đến 2025. Như vậy chúng ta chỉ còn khoảng tối đa 10 năm.
Thứ hai, những động lực từ công cuộc đổi mới trước đây đem lại dần hết phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, những dư địa tăng trưởng dựa trên tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên khoáng sản cũng không còn nhiều lợi thế.
Thứ ba, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta chấp nhận hội nhập tức là chấp nhận cạnh tranh. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam là một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn.
Vì ba lý do nêu trên, Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nếu không muốn tụt lại phía sau, nếu không muốn nền kinh tế trì trệ, kéo dài và rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.
Làm tốt, sẽ lấy lại niềm tin
Cũng tại Hội trường này, cách đây 5 năm, vào tháng 1-2011, Đại hội XI của Đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020.
Tại trang 99 nêu rõ phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới, đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
Nghị quyết cũng khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển. Thực tế 5 năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế và đạt được một số kết quả nhất định.
Nhưng đổi mới về chính trị hầu như chưa làm, chính vì vậy mà công cuộc đổi mới trong 5 năm qua chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nhìn lại thực tế 30 năm qua, thành tựu lớn nhất, bao trùm nhất công cuộc đổi mới đó là chúng ta đã chuyển được nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Chính nó đã làm thay đổi căn bản cuộc sống của chúng ta, đưa đất nước phát tiển.
Tuy vậy, 70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi.
Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển.
Vì vậy trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ, đổi mới về kinh tế là một yêu cầu hết sức cấp bách.
Đảng là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, cần chủ động, nghiêm khắc đánh giá lại chính mình và thực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc đã xác định.
Kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động có hiệu quả hơn, thực chất hơn. Đây là nhân tố tiên quyết, quan trọng nhất cho quá trình đổi mới tiếp theo.
Làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng tấm gương tự đổi mới, tự lãnh đạo hiệu quả của mình đối với đất nước và dân tộc.
3 trụ cột chính
Về đổi mới thể chế kinh tế, trong tâm trọng giai đoạn tới dựa trên 3 trụ cột chính sau đây:
Một là, thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững về môi trường. Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới, với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm 7%. Có nghĩa là tương đương với mức tăng trưởng GDP hàng năm 8%, để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 đến 18.000 USD.
Để đạt được mục tiêu này, con đường duy nhất là phải tăng năng suất lao động… Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam đã liên tục sụt giảm từ cuối những năm 1990 đến nay.
Hiện nay năng suất lao động của Việt Nam ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Điều đặc biệt, năng suất lao động ngay cả của khu vực tư nhân của Việt Nam cũng đang liên tục sụt giảm và ở mức rất thấp.
Năng suất lao động của Việt Nam thấp vì: Cơ cấu lao động rất lạc hậu. Lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều so với khu vực chính thức, có tới hơn 44% lao động trong tổng số lao động của đất nước làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực tạo ra giá trị gia tăng rất thấp. Nguyên nhân nữa là nền tảng kinh tế thị trường chậm hoàn thiện, các yếu tố vốn, đất đai, tài nguyên, khoáng sản chưa được phân bổ theo cơ chế thị trường, chủ yếu là mệnh lệnh hành chính.
Phải tập trung cao độ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân về cả số lượng và chất lượng. Coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp. Sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe của nền kinh tế.
Trước mắt là nâng cao cho được năng lực cạnh tranh và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước, thông qua việc hoàn thiện và củng cố nền tảng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản và xác định các chính sách công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong tiếp cận vốn, đất đai, tài nguyên và thông tin.
Phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp. Nhà nước phải tạo dựng môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn và đào tạo các doanh nghiệp mới khởi nghiệp, cung cấp kiến thức và nguồn vốn thông qua hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ các doanh nghiệp này, nhằm tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và tinh thần doanh nghiệp mạnh mẽ trong toàn xã hội. Phải coi vị thế của doanh nghiệp là vị thế của quốc gia.
Hai là, công bằng và hội nhập xã hội, hay còn gọi là bình đẳng cho mọi người.
Ba là, nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Xây dựng cơ chế hữu hiệu và kiểm soát sự cân bằng giữa ba nhánh quyền lực. Tạo ra những khuôn khổ pháp lý thúc đẩy quyền công dân. Tăng cường vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng.
“Nước ta đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển, thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vương, sáng tạo, công bằng và dân chủ, chúng ta phải thực hiện cải cách trên các vấn đề nêu trên. Không thực hiện được những cải cách đó, chúng ta không thể khai thác được các cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức, và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi. Chúng tôi tin tưởng rằng những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh, năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Điều hành phiên thảo luận, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: Bài phát biểu của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh rất tâm huyết, thẳng thắn, nhìn thẳng vào tình hình đất nước.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày tham luận trong phiên thảo luận tại Đại hội Đảng XII sáng 22-1 - Ảnh: TTXVN
“Để thực hiện mục tiêu đổi mới thể chế kinh tế, một trong ba khâu đột phá của Đảng ta, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã chủ trì, phối hợp với Ngân hàng thế giới tập hợp những chuyên gia kinh tế hàng đầu của thế giới và trong nước để xây dựng báo cáo Việt Nam 2035, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
Báo cáo này nhằm xác định nền kinh tế Việt Nam đang ở đây trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu, khát vọng của Việt Nam đến năm 2035 là gì? Những cản trở nào đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay và bằng cách nào để Việt Nam đạt tới mục tiêu của mình… 
Theo báo cáo này, thứ nhất, cần xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại, nền kinh tế thị trường đầy đủ, xã hội dân chủ, phát triển, thịnh vương cao.
Thứ hai, thúc đẩy hiện đại hoá nền kinh tế, song hành với nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân.
Thứ ba, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực tư nhân làm trung tâm.
Thứ tư, bảo đảm công bằng xã hội cho các nhóm yếu thế và thúc đẩy xã hội trung lưu phát triển.
Thứ năm, phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng chống chịu biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, gia tăng mật độ kinh tế trong quá trình đô thị hóa và tăng cường tính kết nối giữa các thành phố và vùng lân cận”.
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh
V.V.THÀNH ghi

BÌNH LUẬN (48)