Thứ Hai, 5 tháng 9, 2016

Xuất thân ‘danh gia vọng tộc’ của quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2016

Xuất thân ‘danh gia vọng tộc’ của quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2016

ĐỜI SỐNG - XÃ HỘI 

Sau chiến thắng chung cuộc ở Đường lên đỉnh Olympia 2016, Hồ Đắc Thanh Chương trở thành cái tên gây sốt trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chàng trai này xuất thân từ một trong những gia tộc thuộc hàng “danh gia vọng tộc" ở Huế.

Hồ Đắc Thanh Chương sinh ra trong dòng họ Hồ Đắc, dòng họ được trọng vọng bậc nhất ở làng An Truyền (còn có tên gọi khác là làng Chuồn), huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Không phải bỗng dưng mà từ bao đời nay, người làng An Truyền vẫn lưu truyền câu nói “họ Hồ làm quan, họ Đoàn làm giặc”. Bởi cùng vào triều Nguyễn, trái ngược với dòng họ Đoàn có ba anh em Đoàn Hữu Trưng, Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực đã lãnh đạo cuộc nổi dậy “loạn chày vôi” làm chao đảo kinh thành Huế một thời, dòng họ Hồ Đắc lại là một dòng họ lớn với nhiều người làm quan đầu triều cũng như các bậc trí thức tài danh trong lịch sử đất nước. Hãy cùng điểm qua một số cái tên lớn của gia tộc Hồ Đắc để xem mức độ “danh giá” của dòng họ này đến mức nào nhé:
1.    Khánh Mỹ Quận công Hồ Đắc Trung
Ông sinh năm 1861, thi đậu Cử nhân trong khoa thi năm 1884 rồi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Trải qua 5 đời vua từ Đồng Khánh đến Bảo Đại, ông làm đến chức Đông Các đại học sĩ thuộc hàng Tứ trụ, tức một trong bốn chức quan cao nhất bên cạnh nhà vua nắm quyền điều khiển triều triều đình lúc bấy giờ, được phong tước Khánh Mỹ Quận công. Ông đồng thời cũng là cha vợ của vua Khải Định.
2.    Giáo sư Hồ Đắc Di
Ông sinh năm 1890 là con trai thứ 3 của quận công Hồ Đắc Trung. Năm 1918, ông sang Pháp du học và tốt nghiệp ngành Y Đại học Tổng hợp Paris sau đó trở về với mong muốn cống hiến cho nước nhà. Sau 1945, ông tham gia chính phủ mới và giữ nhiều chức vụ quan trọng. Giáo sư Hồ Đắc Di là vị hiệu trưởng đầu tiên trường Đại học Y khoa của nước Việt Nam độc lập.
3.    Giáo sư Hồ Đắc Điềm
Ông sinh năm 1899 là Tiến sĩ Luật, Giáo sư người Việt Nam đầu tiên tại Đại học Luật khoa Hà Nội dưới thời Pháp thuộc, rồi trở lại làm quan cho nhà Nguyễn ngạch Tư pháp, đã từng giữ chức Bố chánh tỉnh Bắc Ninh, Tổng đốc Hà Đông. Sau năm 1945, ông từ bỏ mọi vinh hoa phú quý và tham gia chính phủ mới, giữ chức vụ Chánh án Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4.    Nhất giai Ân phi Hồ Thị Chỉ
Bà sinh năm 1902, là cung phi của vua Khải Định và là con gái của Quận công Hồ Đắc Trung. Bà được biết đến là một phụ nữ tài năng lại tinh thông tiếng Pháp và có vai trò quan trọng bậc nhất trong hậu cung nhà Nguyễn dưới triều Khải Định. Tuy nhiên, cuộc đời bà lại là một chuỗi bi kịch khi yêu vua Duy Tân nhưng lại trở thành vợ của vua Khải Định. Bà sống cuộc sống tẻ nhạt không con cái và có một kết thúc cuối đời hết sức đau buồn.
5.    Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không - Hồ Thị Hạnh
Bà sinh năm 1905, tên thật là Hồ Thị Hạnh. Bà là người tinh thông cả Nho học truyền thống lẫn Tây học và là là một trong những lãnh đạo kiệt xuất hàng đầu của ni giới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh 5 cái tên nổi bật này, họ Hồ Đắc còn rất nổi tiếng khi có tới 5 nàng dâu là công chúa triều Nguyễn, cũng như là dòng họ có truyền thống khoa bảng, hiếu học hàng đầu ở Huế. Trong số con cháu trong họ Hồ Đắc hiện nay cũng có rất nhiều người theo học tại những ngôi trường trung học, đại học danh tiếng của Huế nói riêng và của cả nước nói chung.
Với việc trở thành Quán quân năm thứ 16 của đường lên đỉnh Olympia, Hồ Đắc Thanh Chương nhận được giải thưởng trị giá 35.000 USD và một suất học bổng du học toàn phần tại Đại học Kỹ thuật Swinburne, Australia.
Ngay bản thân Hồ Đắc Thanh Chương và anh trai Hồ Đắc Thanh Tân đều theo học tại ngôi trường “huyền thoại” Quốc học Huế. Có lẽ chính gia thế với bề dày truyền thống khoa bảng cộng thêm năng lực, sự cố gắng của bản thân là động lực thúc đẩy để chàng trai Hồ Đắc Thanh Chương đạt được những kết quả vượt trội trong suốt quá trình học tập cũng như có được chiến thắng vinh quang ngày hôm nay.

Ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế viết thư gửi Tổng Thống Pháp yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo trong chuyến công du Việt Nam

Ba Tổ chức Nhân quyền Quốc tế viết thư gửi Tổng Thống Pháp yêu cầu can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo trong chuyến công du Việt Nam

Paris, ngày 4.9.2016 (UBBVQLNVN) - Từ Paris, ngày 2 tháng 9, ba vị Chủ tịch của 3 Tổ chức Nhân quyền Quốc tế: ÔngDimitris Christopoulos, Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và bà Françoise Dumont, Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp, đã ký thư chung gửi đến Tổng Thống Pháp François Hollande, yêu cầu Tổng thống can thiệp cho nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 9 này.

Sau đây là bản dịch Việt ngữ thư gửi Tổng thống Pháp. 

THƯ GỬI TỔNG THỐNG PHÁP FRANÇOIS HOLLANDE

Ông François Hollande
Tổng Thống Cộng hoà Pháp quốc
Điện Élysée
55 Faubourg Saint-Honoré
75008 Paris, Pháp

Paris, ngày 2 tháng 9 năm 2016

Thưa Tổng Thống,

Nhân chuyến Tổng Thống viếng thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 7 tháng 9, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền và hai thành viên của tổ chức chúng tôi, Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Hội Nhân quyền Pháp, muốn được trình bày một số quan ngại của chúng tôi trước những vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn trên đất nước này.

Nhà cầm quyền mới được Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII công cử hồi tháng giêng 2016, đã tăng cường các cuộc đàn áp đối với những ai phê phán chính quyền và những thành viên xã hội dân sự. Các nhà hoạt động đấu tranh cũng như những nhà bảo vệ nhân quyền là đích nhắm thường xuyên nhận chịu những cuộc bạo hành, theo dõi, ngăn cấm tự do đi lại, bắt bớ, giam giữ tuỳ tiện.

Trong số những trường hợp điển hình cho khuynh hướng đàn áp này, hồi tháng 8, nhà cầm quyền gia hạn thời hạn tạm giam, tổng cộng lên 12 tháng, cho luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Năm ngoái, luật sư Đài bị bắt giam tuỳ tiện một ngày trước cuộc Đối thoại Nhân quyền với Liên Âu, vì lý do ông mở khoá dạy về nhân quyền. Mặt khác, các toà án tiếp tục tuyên án tù giam nặng nề cho các nhà tranh đấu và các nhà bảo vệ nhân quyền chỉ vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận, như trường hợp nhà bloggeur nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết qua biệt hiệu Anh Ba Sàm, bị kết án 5 năm tù giam hồi tháng 3 đầu năm nay.

Trong bốn tháng vừa qua, nhà cầm quyền đàn áp dữ dội làn sóng biểu tình ôn hoà trên toàn quốc chống thảm trạng môi sinh chưa từng có, gây cảnh cá chết hàng loạt, và ảnh hưởng trầm trọng tới sinh kế của nhân dân tại các tỉnh Miền Trung. Trong nhiều trường hợp, công an đã hành hung võ đoán và bắt bớ hàng chục người biểu tình.

Hậu quả cuộc đàn áp đang diễn hành chống lại những ai phê phán chính quyền, làm cho Việt Nam nổi bật một cách đáng buồn, là quốc gia có nhiều tù nhân chính trị hơn hết tại Đông Nam Á. Khoảng 130 nhà bất đồng chính kiến đang nằm sau chấn song nhà tù.

Một trường hợp tượng trưng là Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (giáo hội bị ngăn cấm hoạt động từ năm 1981), hiện bị quản thúc tại thành phố Hồ Chi Minh. Ngài Thích Quảng Độ, người được đề cử ứng viên Giải Nobel Hoà bình năm 2016, bị giam giữ tuỳ tiện qua nhiều hình thức tù đày hơn 30 năm qua.

Chúng tôi xin Tổng Thống tạo áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam để họ ra lệnh trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, và chấm dứt mọi hình thức sách nhiễu đối với các nhà hoạt động đấu tranh và các nhà bảo vệ nhân quyền.

Nền pháp lý hiện hữu tại Việt Nam phạm-tội-hoá mọi hành xử quyền tự do ngôn luận và tư tưởng, quyền tự do hội họp ôn hoà và quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. Mối lo lắng đặc biệt của chúng tôi, là những điều luật trong Bộ Luật Hình sự về “an ninh quốc gia” được suy diễn quá bao quát, mơ hồ, giúp cho nhà cầm quyền những phương tiện hợp pháp che đậy cuộc đàn áp không ngừng chống giới bất đồng chính kiến. Một số các điều luật này không phân biệt những hành vi khủng bố với những bất đồng chính kiến ôn hoà, dẫn tới án tử hình, hoàn toàn trái chống với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam chiếu theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của LHQ.

Bộ Luật Hình sự sửa đổi mới đây, thông qua hồi tháng 11 năm 2015, bãi bỏ án tự hình cho bảy tội phạm. Tuy nhiên, vẫn còn 18 tội phạm bị án tử hình. Chúng tôi xin Tổng Thống kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam khẩn cấp cam kết huỷ bỏ án tử hình tại Việt Nam và cải giảm án tử hình thành án tù giam.

Một điểm quan tâm khác là Dự án Luật tôn giáo hay tín ngưỡng sắp được thông qua ngày gần đây. Nếu được thông qua như văn bản hiện nay (theo Dự thảo luật ngày 8 tháng 8 năm 2016), Luật tôn giáo sẽ là sự thoái bộ trầm trọng cho tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, và sẽ vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam chiếu theo điều 18 trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự vả chính trị của LHQ. Luật tôn giáo này pháp-lý-hoá sự xâm phạm quốc gia vào đời sống tôn giáo khi bắt các nhóm tôn giáo phải phục tùng cơ chế đăng ký hà khắc. Chế độ đăng ký gia tăng gay gắt những hạn chế đối với các tín đồ tôn giáo “không được thừa nhận”, vốn đã phải chịu đựng muôn vàn sách nhiễu, bắt bớ và giam giữ tuỳ tiện.

Chúng tôi trông mong Tổng Thống nêu bật các vấn nạn này trong các cuộc trao đổi, với Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để yêu sách chính quyền Việt Nam tôn trọng, thăng tiến, và hoàn tất các nghĩa vụ quốc tế của họ cũng như đáp ứng những khuyến cáo cất lên từ các cơ cấu bảo vệ nhân quyền của LHQ.

Chúng tôi hy vọng rằng, Tổng Thống hậu thuẫn các xã hội dân sự độc lập thông qua thông điệp mà Tổng Thống sẽ trao gửi tại Đại học Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội. Vào lúc mà ngày càng đông đảo người Việt, đặc biệt giới trẻ Việt Nam, càng lúc càng yêu sách những cải cách dân chủ, tôn trọng nhân quyền, và đòi hỏi một Nhà nước Pháp quyền. Thật là điều quan trọng để chứng minh nước Pháp chung vai kết cánh với họ.

“Tự do - Bình đẳng - Huynh đệ” không là những khái niệm lỗi thời. Các từ ngữ này là hoạt kính (vecteur) cơ bản mà nước Pháp gắn bó. Nước Pháp phải thăng tiến các giá trị này ngay nơi xứ sở đang hiện hành những xiềng xích nặng nề không cho thụ hưởng chính đáng các quyền dân sự và chính trị.

Chúng tôi xin cảm ơn sự quan tâm của Tổng Thống và xin Tổng Thống nhận nơi đây lòng kính trọng của chúng tôi.

Dimitris Christopoulos
Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền

Võ Văn Ái
Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam

Françoise Dumont
Chủ tịch Hội Nhân quyền Pháp

*

(Cơ sở Quê Mẹ dịch từ bản Pháp văn)

Bạn đọc có thể vào Trang nhà Quê Mẹ đọc trên Trang nhà Quê Mẹ: 

Người Sài Gòn xưa đi máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhứt

Người Sài Gòn xưa đi máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhứt

Trước 1975, Tân Sơn Nhứt có nhiều chuyến bay nhất Đông Nam Á, quỹ đất để mở rộng sân bay đến 3.600 ha, gấp 3 lần sân bay Changi của Singapore.

nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut
Bảng chỉ dẫn hướng vào phi trường Tân Sơn Nhứt.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-1
Bảng hiệu của sân bay, ngày trước do các phát âm của người nam là "thứ nhứt" nên người Sài Gòn gọi sân bay là Tân Sơn Nhứt.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-2
Sân bay có xe buýt riêng để đón khách từ đầu đường vào trong để làm thủ tục.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-3
Tại quầy làm thủ tục của hãng hàng không Việt Nam lúc đó.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-4
Hành khánh tại phòng chờ trước khi ra máy bay.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-5
Sau khi kiểm tra vé lần cuối, nhân viên sẽ hướng dẫn khách đi bộ ra máy bay.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-6
Một vị khách nổi tiếng, thiền sư Thích Nhất Hạnh (người quấn khăn đen) trong một lần ra phi trường.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-7
Dòng người xếp hàng đi bộ ra nơi máy bay đậu.
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-8
Toàn cảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1966. Ảnh: Life
nguoi-sai-gon-xua-den-phi-truong-tan-son-nhut-9
Ngoài phục vụ dân sự thì sân bay còn là căn cứ của không quân chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Mỹ.
Sơn Hòa
Ảnh: Bill Eppridge

Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước của Sài Gòn





|

Sân bay Tân Sơn Nhất 100 năm trước của Sài Gòn

Chủ nhật, 4/9/2016 | 08:37 GMT+7                                        Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên google+Chia sẻ bài viết lên twitter

ọa lạc tại ngôi làng nằm trên gò đất cao nhất của Sài Gòn, sân bay Tân Sơn Nhất hồi đầu thế kỷ 20 chỉ có một đường băng bằng đất, xung quanh trồng cỏ. 

Nằm cách trung tâm TP HCM 8 km về phía Bắc, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (quận Tân Bình) là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2015, sân bay phục vụ hơn 26,5 triệu lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới.
san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon
Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất năm 1968, khu vực trên và dưới đường băng vốn là căn cứ quân sự nay thành khu dân cư và sân golf. Ảnh: Flickr
Theo cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam KỳTân Sơn Nhứt (tên ngày xưa) trước năm 1919 là tên một ngôi làng nằm trên gò đất cao ráo phía Bắc Sài Gòn có từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá, lập nên đất Sài Gòn – Gia Định. Về địa giới hành chính, làng thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định và giáp các thôn Tân Sơn Nhì, Hạnh Thông Tây, Phú Nhuận... nay đều là tên các địa danh ở thành phố.
Đến năm 1920, khi thành lập phi đội Nam kỳ, chính quyền thực dân Pháp lấy phần lớn diện tích của làng Tân Sơn Nhứt để xây dựng sân bay. Tên của làng cũng thành tên sân bay từ đó. Phần đất còn lại của ngôi làng nhỏ hẹp không đủ tiêu chuẩn lập làng riêng, nên hợp với làng Chí Hòa thành làng Tân Sơn Hòa.
Ban đầu sân bay Tân Sơn Nhứt có một đường băng, nền đất, xung quanh trồng cỏ chỉ dùng cho quân sự. Năm 1921 tuyến bay thẳng Hà Nội – Sài Gòn đầu tiên được khai trương, một lượt bay mất 8 giờ 30 phút.
Năm 1930, chính quyền Sài Gòn muốn mở rộng sân bay phục vụ mục đích dân sự nhưng giá đất xung quanh sân bay đã cao vọt lên, không đủ ngân sách để bồi thường. Người ta nghĩ tới việc tìm ở Cát Lái thuộc Thủ Đức một khu đất vuông vức, mỗi chiều 1.400 m để xây dựng sân bay khác.
Công việc chưa kịp tiến hành thì gặp lúc khủng hoảng kinh tế thế giới, nếu xây dựng lại từ đầu tốn kém nên chương trình làm sân bay mới đành hủy bỏ. Nhà chức trách lúc bấy giờ quay lại việc đền bù để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhứt.
san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon-1
Sân bay Tân Sơn Nhất năm 1938 trong lần đón Bảo Đại bị thương khi đi săn ở Đà Lạt về Sài Gòn chữa trị. Ảnh: Tư liệu
Cuối năm 1933, chuyến bay quốc tế đầu tiên của Hãng hàng không Pháp (Air France) bay tuyến Paris – Sài Gòn (hồi đó không bay đêm) mất đúng một tuần mới hạ cánh Tân Sơn Nhất. Sau đó, nhiều tuyến bay quốc tế khác được mở. Đến năm 1937, toàn quyền Đông Dương cho thành lập Sở hàng không dân dụng Đông Dương thay thế cho Sở Hàng không dân sự, để lo việc khai thác các chuyến bay.
Khi vào Việt Nam, Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3.000 m bằng bêtông thay cho đường băng đất đỏ Pháp làm trước đó. Sân bay mới vừa phục vụ thương mại vừa là nơi không quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng làm căn cứ.
Theo một chuyên gia ngành hàng không, trước năm 1975, Tân Sơn Nhất có số lượng chuyến bay mỗi ngày cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ đất để phát triển lâu dài sân bay lúc đó khoảng 3.600 ha, gấp ba lần quỹ đất sân bay Changi ở Singapore.
Phần đất này sau 1975 được cắt ra trong quá trình đô thị hóa, giao cho một số quận như Tân Bình, Gò Vấp quản lý. Theo đó, đoạn từ ngã tư Bảy Hiền dọc đường Trường Chinh về ngã tư An Sương hay từ Phổ Quang sang Nguyễn Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung... vốn nằm trong hàng rào sân bay Tân Sơn Nhất xưa.
Hiện sân bay chỉ còn khoảng 1.500 ha, trong đó 850 ha được sử dụng dân dụng, phần còn lại do Bộ Quốc phòng quản lý. Trong đất quân đội này có 160 ha để làm sân golf và dịch vụ. Cuối năm 2015, Bộ Quốc phòng cũng thông tin sẵn sàng nhường 20 ha đất ở khu vực sân bay cho Bộ Giao thông Vận tải để mở rộng Tân Sơn Nhất nhưng đến nay việc bàn giao chưa hoàn tất.
san-bay-tan-son-nhat-100-nam-truoc-cua-sai-gon-2
Không ảnh sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Ảnh: Panoramio
Tân Sơn Nhất hiện quá tải do tốc độ phát triển nhanh trong khi việc mở rộng bị đình trệ. Thêm nữa, sân bay phải đối diện việc ngập nước, ảnh hưởng đến hàng chục chuyến bay cũng như đe dọa an toàn bay.
Chiều tối 26/8 mưa lớn, khu vực bãi đỗ máy bay gần kênh thoát nước A41 bị ngập hơn 30 cm khiến hàng chục chuyến bay bị ảnh hưởng, nhiều chuyến phải chuyển sang đáp ở các sân bay lân cận hoặc nước ngoài.