Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Ngoài bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch, hiến pháp Trung Quốc còn sửa đổi gì?

 Quốc hội Trung Quốc ngày 11/3 đã bỏ phiếu thông qua hàng loạt sửa đổi hiến pháp quan trọng, ngoài xóa giới hạn nhiệm kỳ còn nhiều sửa đổi quan trọng khác.

 >> Trung Quốc bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch
 >> Trung Quốc hé lộ siêu cơ quan chống tham nhũng


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, gần 3.000 đại biểu quốc hội Trung Quốc chiều 11/3 đã bỏ phiếu thông qua hàng loạt sửa đổi hiến pháp quan trọng.
Theo đó, 2.958 đại biểu bỏ phiếu ủng hộ xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức danh chủ tịch nước, trong khi chỉ có 1 đại biểu bỏ phiếu chống, 3 đại biểu bỏ phiếu trắng, 1 phiếu không hợp lệ. Điều này sẽ mở đường cho chủ tịch nước Trung Quốc giữ nhiều hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp.
Đây là lần thay đổi hiến pháp lớn nhất của Trung Quốc trong 36 năm và đạt được tỷ lệ ủng hộ cao chưa từng có. Ngoài bỏ phiếu xóa giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch, các đại biểu quốc hội Trung Quốc cũng bỏ phiếu thông qua các sửa đổi hiến pháp quan trọng khác.
Bổ sung “Tư tưởng Tập Cận Bình”
Ông Tập Cận Bình không những được “bật đèn xanh” tiếp tục nắm quyền sau khi nhiệm kỳ hai kết thúc vào năm 2023, “Tư tưởng Tập Cận Bình” của ông cũng được đưa vào hiến pháp sửa đổi cùng với học thuyết “Quan điểm phát triển khoa học” của cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào.
Công nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Quốc hội Trung Quốc bỏ phiếu nhất trí bổ sung một câu trong hiến pháp, trong đó nêu rõ vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc là "đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc".
Thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia (NSC)
Ủy ban kỷ luật mới này cùng với các đơn vị trực thuộc tại địa phương được coi là một bộ phận mới trong hệ thống quản lý nhà nước của Trung Quốc cùng với các cơ quan tư pháp, hành pháp và công tố.
Siêu ủy ban này sẽ báo cáo trực tiếp cho Quốc hội. Trong khi các đơn vị cấp thấp hơn sẽ chịu trách nhiệm trước các cơ quan địa phương.
Hãng tin Tân Hoa Xã giải thích: "NSC sẽ là một cơ quan mang tính chính trị nhiều hơn là quản trị hoặc tư pháp. Khi thực hiện các nhiệm vụ giám sát, điều tra và trừng phạt, nó phải luôn đặt ưu tiên cao nhất cho chính trị".
Bổ sung phát ngôn của ông Tập Cận Bình
Ngoài “Tư tưởng Tập Cận Bình”, một số tư tưởng, quan điểm và chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng được đưa vào hiến pháp sửa đổi của nước này. Các cụm từ của ông Tập được đưa vào Hiến pháp gồm có “mô hình phát triển mới”, “nâng cao văn minh xã hội và sinh thái”, “(đất nước) hài hòa và tươi đẹp”, “(đất nước) hiện đại và hùng mạnh”, “đạt mục tiêu trẻ hóa đất nước Trung Quốc”, “chia sẻ vận mệnh nhân loại”, “thúc đẩy các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội”.

Dân trí

Minh Phương
Theo SCMP

Biệt thự sai phép đồ sộ của gia đình tướng Nguyễn Thanh Hóa

Biệt thự sai phép đồ sộ của gia đình tướng Nguyễn Thanh Hóa

 Trao đổi với PV Dân trí chiều 12/3, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội - ông Nguyễn Việt Dũng cho biết đã giao cho Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm xử lý vi phạm tại biệt thự của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hoá- nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50- Bộ Công an).
 >> Khám xét nhà nguyên thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa
 >> Khởi tố tướng Nguyễn Thanh Hoá về tội “Tổ chức đánh bạc”

Căn biệt thự của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hoá chưa hoàn thiện nhưng sáng 12/3, tốp thợ đã rục rịch chuyển đi.
Căn biệt thự của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hoá chưa hoàn thiện nhưng sáng 12/3, tốp thợ đã rục rịch chuyển đi.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, căn biệt thự 5 tầng của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng C50 nằm sau chung cư HH2 Bắc Hà ở Khu đô thị Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Trong khi những căn biệt thự cùng trong khu đô thị này chỉ xây dựng kết cấu 3 tầng 1 tum thì căn biệt thự của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hoá nổi bật lên ở lô góc (ký hiệu BT1), cao tới 5 tầng và có kiến trúc khác biệt hoàn toàn.
Đứng tên ngôi biệt thự là bà Nguyễn Bích Hồng, thường trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - vợ của ông Nguyễn Thanh Hóa.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 12/3, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội - ông Nguyễn Việt Dũng cho biết đã giao cho Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm xử lý biệt thự sai phạm của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hoá.
Trong khi đó, theo thông tin từ Đội Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm, tháng 4/2017 bà Nguyễn Bích Hồng có văn bản gửi Tổ Thanh tra xây dựng phường Trung Văn xin được cải tạo, hoàn thiện ngôi biệt thự BT1 thành 4 tầng 1 tum. Khi cơ quan chức năng chưa có ý kiến gì thì chủ nhà đã triển khai xây dựng.
Từ phản ánh của dư luận nhân dân, cuối tháng 12/2017 đã có một đoàn công tác do ông Đặng Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn đến kiểm tra hiện trạng công trình biệt thự của gia đình ông Nguyễn Thanh Hóa. Qua đó xác định công trình BT1 xây dựng hoàn thiện nhà có vi phạm trật tự xây dựng, xây thêm 3 bức tường trang trí làm giàn hoa phía sân chơi của tầng 5 cao 2,7m, dài 18m.
Những vi phạm của căn biệt thự này chưa được cưỡng chế, xử lý.
Những vi phạm của căn biệt thự này chưa được cưỡng chế, xử lý.
Đoàn kiểm tra của phường Trung Văn đã yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình tự tháo dỡ phần xây dựng sai phép, phục hồi theo nguyên trạng theo kiến trúc ban đầu trong thời gian 15 ngày và hạn cuối là ngày 5/1/2018. Trong trường hợp không tự tháo dỡ phần vi phạm sẽ bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định.
Đáng chú ý, nội dung đơn xin sửa chữa, hoàn thiện nhà thành 4 tầng 1 tum của bà Hồng có tổng diện tích là 266 m2 nhưng biên bản kiểm tra của đoàn công tác ghi nhận diện tích hoàn thiện thực tế lên đến 400 m2.
Ghi nhận của chúng tôi trong ngày 12/3, ngôi biệt thự BT1 của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Hóa và bà Nguyễn Bích Hồng đã hoàn thành cơ bản ngoại thất, lắp cửa gỗ và không bị cưỡng chế tháo dỡ phần vi phạm. Dù chưa hoàn thiện phần nội thất bên trong căn biệt thự nhưng nhóm thợ đã rục rịch chuyển đồ đi trong sáng 12/3.
Hiện nay giá biệt thự liền kề ở khu vực này đang được giao dịch không dưới 100 triệu đồng/m2, tuỳ vị trí. Đáng chú ý, ngôi biệt thự đã được cho một doanh nghiệp có trụ sở tại đường Bùi Xương Trạch, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội thuê với trị giá khoảng 30 triệu đồng/tháng.
Ngày 11/3, Bộ Công an cho biết Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Thanh Hóa về tội “Tổ chức đánh bạc” quy định tại khoản 2, Điều 249 - Bộ luật Hình sự năm 1999.
Các quyết định và lệnh trên đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn. Cùng ngày 11/3, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Thanh Hóa.

Dân trí

Thế Kha

Giáo viên bị mất việc ở Đăk Lăk tố cáo phải chi tiền xin việc

Các giáo viên bảo đã "chạy" hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để được nhận vào dạy, còn lãnh đạo huyện nói "chưa phát hiện tiêu cực".

Sáng 12/3, hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tập trung về UBND huyện Krông Păk (Đăk Lăk) xin gặp lãnh đạo đề đạt ý kiến. Sau nhiều giờ chờ đợi, họ chỉ nhận được thông báo ngắn gọn về việc tạm ngừng chấm dứt hợp đồng mà không được đối thoại. "Lãnh đạo huyện bảo chúng tôi cứ về an tâm công tác. Nhưng đứng trước tình cảnh thế này ai mà an tâm được", một giáo viên bức xúc.
Các giáo viên tập trung tại UBND huyện Krông Păk sáng 12/3. Ảnh: Quốc Thịnh.
Các giáo viên tập trung tại UBND huyện Krông Păk sáng 12/3. Ảnh: Quốc Thịnh.
Chi tiền 'chạy' hợp đồng
Nhiều giáo viên bị UBND huyện Krông Păk chấm dứt cho biết đã phải chạy hàng chục đến hàng trăm triệu đồng để được nhận vào dạy. "Đầu năm 2016, tôi được người quen giới thiệu với lãnh đạo trường tiểu học để xin cho con gái vào dạy. Người này nói phải chung 120 triệu đồng. Sau ba lần đưa tôi đã chung đủ", ông Nguyễn Văn Ninh cho biết.
Đến tháng 7/2017, con gái ông không được nhận vào biên chế như lời hứa của lãnh đạo trường, nên đã nghỉ và yêu cầu được trả lại tiền. "Người này hứa trả nhưng đến nay vẫn chưa thấy đâu. Tôi đã làm đơn gửi cơ quan chức năng nhờ can thiệp", ông Ninh nói.
Tương tự, nam giáo viên khác cho biết để được trường tiểu học nhận vào năm 2015, hai vợ chồng phải bỏ ra hơn 120 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó, họ nhận được quyết định ký lại hợp đồng với mức lương trên một triệu đồng một tháng.
"Do mức lương thấp nên hai vợ chồng làm đơn xin nghỉ không lương hơn một năm nay, rồi làm đủ thứ nghề để sống. Giờ tôi mong cơ quan chức năng giải quyết hợp tình để hai vợ chồng có công việc ổn định", thầy giáo mong mỏi.
Lãnh đạo huyện nói chưa phát hiện tiêu cực
Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Păk, cho biết chưa phát hiện tiêu cực trong việc ký hợp đồng dôi dư hàng trăm giáo viên.
"Đến nay huyện chưa nhận được bất cứ phản ánh hay đơn tố cáo tiêu cực trong vụ việc này. Nếu phát hiện có tiêu cực chúng tôi sẽ đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những cá nhân, tập thể vi phạm", bà Trinh khẳng định.
Theo Phó chủ tịch, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, địa phương đã có thông báo về việc tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng với 208 giáo viên. "Huyện sẽ rà soát lại toàn bộ hợp đồng, tính toán xét tuyển từ nay đến năm 2021 để thay thế vào vị trí những giáo viên nghỉ hưu. Ngoài ra, huyện vẫn tính toán nhiều phương án khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho giáo viên", bà Trinh nói.
Trước đó, huyện thông báo chấm dứt hợp đồng với 208 giáo viên trong số 578 giáo viên đang dạy hợp đồng. 370 giáo viên còn lại sẽ được thi tuyển để lấy 83 chỉ tiêu.
Theo cơ quan chức năng, từ năm 2011 đến 2016, UBND huyện Krông Păk đã liên tục ký hợp đồng ngoài chỉ tiêu với gần 600 giáo viên trung học cơ sở, tiểu học và mầm non.
Sai phạm trong quản lý, sử dụng viên chức và hợp đồng lao động tại huyện, ông Nguyễn Sỹ Kỷ (nguyên Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2011-2015, hiện là Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đăk Lăk) đã bị kỷ luật. Riêng ông Y Suôn Byă - Chủ tịch huyện Krông Păk, Tỉnh ủy đang kiểm tra, làm rõ các sai phạm.
Quốc Thịnh

Những bài học về văn hoá ứng xử khi người Bắc khi chuyển vào sống ở miền Nam!

Những bài học về văn hoá ứng xử khi người Bắc khi chuyển vào sống ở miền Nam!


Thời gian gần đây, trên mạng xã hội liên tục xuất hiện những ý kiến than phiền liên quan tới văn hoá ứng xử của người miền Bắc. Là một người miền Nam, mình xin phép được soạn ra một cẩm nang nhỏ để người miền Bắc có thể tham khảo và có lối ứng xử phù hợp hơn, giúp người miền Nam giảm bớt ác cảm đối với người miền Bắc. (dĩ nhiên đây chỉ là khuyến nghị, nếu các bạn cảm thấy khó làm quá thì có thể chọn phương án không vào miền Nam).





Hình minh họa
- Bạn không nên xưng ông mày, bố mày với bất cứ ai, kể cả với người miền Bắc ở miền Nam giống như bạn, kiểu xưng hô đó không gây được thiện cảm với người miền Nam.

- Khi gặp ai đó, nếu chưa chắc chắn họ nhỏ tuổi hơn bạn, nên gọi bằng anh hoặc chị, nếu đối phương cũng gọi lại bạn bằng anh/chị, đó là lịch sự, xã giao kiểu miền Nam, bạn nên xưng hô lại bằng anh/chị tiếp, đừng thấy người khác gọi mình bằng anh mà gọi ngay họ là em, đó là phép lịch sự ở miền Nam.

- Nếu bạn là nam, gặp nam giới nhỏ tuổi hơn, gọi là “em” sẽ tạo được thiện cảm hơn kêu bằng “chú”, người miền Nam không thích kiểu “anh nói cho chú mày biết nhé!”.

- Bạn nên tập cảm ơn và xin lỗi theo phản xạ, điều đó không làm cho vị thế của bạn thấp xuống, nó chỉ giúp bạn lịch sự và văn minh hơn.

- Bạn nên tôn trọng người làm dịch vụ, sẽ rất nực cười nếu ở quê nhà, các bạn được phục vụ kém, vào miền Nam được phục vụ tốt hơn và bạn nhân cơ hội đó bắt chẹt người phục vụ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân hay vì lý do gì khác.

- Người miền Nam không phân biệt nghề nghiệp, sang hèn, người thợ cơ khí hay nhân viên văn phòng cũng đều bình đẳng như nhau. Nếu bạn vào đây với tâm thế khinh thường người miền Nam, bạn sẽ chỉ có thể sống trong phạm vi họ hàng, bạn bè của bạn, chứ rất khó tận hưởng được hết vẻ đẹp, tinh thần của Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung.

- Đi ngoài đường, khi thấy ai chưa đá chống xe, nếu được, bạn nên nhắc nhở họ, đó là văn hoá miền Nam.

- Đi đường gặp người té xe, nếu thuận tiện, bạn nên dừng xe, khoá lại và giúp đỡ người bị nạn, nếu không có ai giúp, người đó sẽ không được ai giúp, người giúp đó có thể là bạn, giúp cho đời một chút sẽ khiến bạn thêm nhẹ nhàng vì đã làm được một điều tốt.

- Bạn nên nói chuyện vừa đủ nghe, việc ăn to nói lớn, oang oang như ở quê nhà sẽ không tạo được thiện cảm, đặc biệt là ở nơi công cộng, không phải ai cũng có nhu cầu nghe về các dự án mấy ngàn cây vàng, mấy trăm tỷ của bạn.

-Nếu được, nên học các từ vựng của miền Nam, như nón thay cho mũ, dư thay cho thừa, muỗng thay cho thìa, không nên gọi ngôi ba số nhiều là bọn này bọn kia, người miền Nam cũng không mấy thiện cảm về cái đó.

- Đừng đội nón cối, biểu tượng này không gây ấn tượng gì đặc biệt ngoài sự chê cười mà người miền Nam dành cho bạn.

- Khi tới nhà bạn bè người miền Nam chơi, nếu được mời ăn cơm, bạn hãy ăn uống một cách tự nhiên, người miền Nam mời ăn cơm là mời thật chứ không phải mời lơi.

- Ở ngã tư, bạn nhớ dừng đèn đỏ, ra đường nhớ đội nón bảo hiểm đầy đủ, ở đây người chạy xe đầu trần bị coi như sinh vật lạ chứ không phải như ở Hà Nội, tất nhiên nếu bố bạn hoặc chú bác của bạn có phạm vi ảnh hưởng đến miền Nam thì bạn có thể bỏ qua điều này.

- Người miền Nam ít nhiều đều có liên quan tới bên thua cuộc, cho nên có thể bạn sẽ nghe tiếng chửi cộng sản đâu đó ở vùng đất này, bạn nên chấp nhận điều đó, đó chỉ là hiện tượng phản kháng lại sự hạ nhục mà chế độ cộng sản đã dành cho phe thua cuộc trong sách lịch sử, phương tiện truyền thông đại chúng và định kiến xã hội mà thôi.

- Khi làm bất cứ điều gì phạm pháp, hãy nghĩ tới gia đình bạn, quê hương bạn, và vùng đất Bắc Kỳ của bạn. Người Hàn Quốc cũng đã phải chế tài các địa phương miền Bắc với danh sách rất chi tiết nên bạn cần phải thận trọng với những gì mình làm.

- Hạn chế chửi địt mẹ vì đó là một từ gây ác cảm với người miền Nam, đó có thể là nỗi ám ảnh trong ký ức của người mẹ buôn gánh bán bưng bị nhóm cho vay nặng lãi giang hồ đất Cảng hăm doạ vì góp trễ, hay tiếng của cán bộ tiếp quản Sài Gòn sau 75 trong trạng thái hống hách của người chiến thắng.

- Hãy thân thiện, cởi mở, thành thật với người xung quanh, nếu cảm thấy không an toàn với chính người Bắc, bạn hãy chơi với người Nam và tập sống cho giống họ.

- Sài Gòn là đất tứ xứ, cư dân phức tạp, đừng thấy cướp giật ở Sài Gòn rồi so sánh nó với nét yên bình ở quê của bạn, nếu Sài Gòn cũng yên bình thì nó có phải là nơi lý tưởng để kiếm sống, khiến biết bao nhiêu người đã đổ về đây học hành rồi ở lại?

- Hãy coi người miền Nam ngang hàng, bình đẳng với bạn, các bạn không phải là tổ tiên của người miền Nam, tổ tiên người miền Nam đã từng sống gần với tổ tiên của các bạn nhưng vì hoàn cảnh họ đã vào miền Trung rồi sau đó con cháu họ mới vào miền Nam, kết hợp với người Khmer và người Hoa Minh Hương để tạo ra người miền Nam. Nếu tổ tiên của các bạn cũng đi theo tổ tiên của tôi thì bây giờ các bạn đã ở đâu đó Đồng Tháp, Cà Mau, Tiền Giang hay Sài Gòn chứ không phải là một công dân mới của thành phố lớn nhất nước.

- Khi bạn tranh cãi một vấn đề gì đó, cần hiểu lý lẽ và có điểm dừng, tật xấu nhất của các bạn là khi tranh cãi thì muốn thắng cho bằng được, bất chấp lý lẽ, nhiều khi sẵn sàng bịa chuyện, nói dối để đạt được mục đích, điều đó ngăn cản các bạn đến với văn minh cũng như cơ hội tái tạo lại thế hệ tiếp theo sau hơn nửa thế kỷ sống dưới chế độ cộng sản.

- Cảm ơn là đủ, không cần thiết phải “cho em/anh/chị/bác xin” sau khi nhận được một cái gì từ ai đó, bớt khách sáo sẽ thoải mái hơn.

Thịnh Phạm giữ bản quyền

(FB Đồng Yến Nhi)