Những ngày Tết đến xuân về, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đông nghịt du khách tìm đến tham quan, cúng bái. Không khó để bắt gặp hình ảnh người dân đeo khẩu trang, kể cả vào ban đêm hay tạo dáng chụp ảnh. Ai nấy đều hiểu phải tự bảo vệ chính mình ở chốn đông người giữa "cơn bão" corona đang hoành hành hiện nay.
Mùng 7 Tết, trong thời tiết mát rượi đầu năm, chúng tôi đến viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Tọa lạc dưới chân núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang, Miếu Bà Chúa Xứ vùng này nổi tiếng linh thiêng và ứng nghiệm. Mỗi dịp Tết đến, Miếu Bà Chúa Xứ trở thành điểm tựa tâm linh, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc.
Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Hòa vào dòng người ken đặc, chen chúc một lúc chúng tôi mới có thể vào trong thắp nén nhang. Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Dù tiết trời dễ chịu, nhưng có không ít du khách đến viếng đều mang khẩu trang che mặt, kể cả khi vào bên trong cúng bái.
Chị Trần Minh Thư, người dân địa phương đến cúng bái, cho biết ngày thường chỉ khi trời nắng mới dùng đến khẩu trang, nhưng hiện đang có dịch virus corona nên gia đình chị lúc nào cũng che chắn mỗi khi ra ngoài, nhất là đến những nơi đông người.
Được biết, từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm, nhất là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (24-27/4 âm lịch).
Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân trong vùng đến sinh sống và phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ. Tuy nhiên, Bà Chúa Xứ "hiển linh" vào một người tu hành bảo phải có 40 trinh nữ đến khiêng mới chịu đi. Và cuối cùng Bà đã chọn chân núi làm nơi an vị, người dân lập miếu thờ đến hôm nay.
Người dân nhích từng chút vào bên trong Miếu, đa số đều mang khẩu trang.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vang danh khắp vùng không chỉ bởi sự tâm linh mà còn bởi ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ những di tích vật thể, đến những giai thoại được truyền miệng từ đời này sang đời khác, đều gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Dưới đây là một số hình ảnh về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ trong bối cảnh dịch nCoV đang diễn biến phức tạp:
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc.
Người dân đến xin lộc cầu bình an sau khi thắp nhang. Lộc là những miếng vải đỏ được cắt ra từ áo Bà.
Nhiều gia đình chụp ảnh kỷ niệm. Những người này cho biết đã quen với cảnh xung quanh toàn là người, nên dù phải chen lấn họ vẫn không thấy mệt nhiều. Chị Trần Thu Dung (33 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ: "2 năm trước tôi có đến đây một lần, giờ mới có dịp trở lại. Đi cúng cầu an vì ở đây nổi tiếng linh lắm, nhà tôi cũng hay đến đây".
Gương mặt thoáng chút mệt mỏi của hai mẹ con sau khi thoát khỏi "vòng vây" đám đông xung quanh.
Gia đình anh Nguyễn Hải Đăng năm nào cũng từ Tiền Giang đến viếng Bà. Năm nay, anh cho biết sau khi cúng xong sẽ dẫn vợ con tham quan những địa danh nổi tiếng của đất An Giang.
Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng.
Trẻ nhỏ mệt mỏi trên vai mẹ vì dòng người quá đông, phải nhích từng chút mới có thể thoát khỏi đám đông.
Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Bên ngoài Miếu Bà vào buổi tối, mọi người thong thả tản bộ, náo nhiệt vô cùng.