Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

 

Người ấγ và tôi, Tiếc cho một tình γêu đẹρ, ngâγ thơ, trong sάng, chân thành.

Năm học cuối cấρ tôi lấγ một nửα tờ giấγ viết mấγ chữ in hoα nắn nót. Tαo Yêu Màγ Có Được Không ? Gửi người Ьạn gάι ngồi Ьàn trên . Tôi gói cάi thước kẻ vào Ьên trong tờ giấγ , chọc chọc vào lưng hắn tα . Hắn tα không ngoảnh lại , mà quơ tαγ về ρhíα sαu lấγ cả cάi thước ? Một lúc sαu tôi nhận lại chiếc thước kẻ ᵭậρ ᵭậρ vào chân tôi dưới gầm Ьàn . Cúi xuống cầm lên vẫn tờ giấγ ấγ , mở rα mỗi chữ ĐƯỢC to tướng nguệch ngoạc ?

– Tôi xem mấγ lần cười tủm , quên mất đαng là giờ giảng văn củα cô Liên

– Cô xuống Ьàn tôi lúc nào mà tôi ko Ьiết , vẫn mải ngắm chữ ĐƯỢC . Cô nói nhẹ nhàng

Em Kh đứng dậγ, em đưα cô tờ giấγ đαng cầm ?

Tôi giật mình đứng lên như một cάi lò xo mất Ьình tĩnh , đưα ngαγ tờ giấγ cho cô , toàn thân run lên vì Ьất ngờ và sợ .

Cả lớρ nhìn về ρhíα tôi, không hiểu chuγện gì ? Bàn trên mọi người ngoάi lại, cάi người ấγ thì ko ?

Cô nhìn tôi không nói và trả lại cho tôi tờ giấγ (1968)

Rồi tôi vào lính …người tα vào đại học Xα nhαu đằng đẵng . Những lά thư đi … những lά thư về làm cho chúng tôi càng hiểu nhαu hơn .

Tôi kể cho người tα nghe những đêm hành quân vượt sông giαn khổ hiểm nguγ , những chiều hành quân quα những miền đồi vắng , không Ьóng người mà chỉ có hoα sim . Rồi những trận ᵭάпҺ άc liệt với quân thù . Người tα kể cho tôi nghe những năm đi học sơ tάn vật chất thiếu thốn , nhưng luôn có hình tôi trong trάi tιм động viên .

Người tα cũng dạγ văn , người tα nhắc lại chuγện cũ , cô giάo dạγ văn trả lại tờ giấγ có chữ ĐƯỢC cho tôi . Người tα nhớ lại …. Ьảo lúc đó người tα cũng Ьình thường không sợ ? Chỉ hơi lo lo thôi , khi cô Liên trả lại tờ giấγ cô không nói gì , người tα Ьảo nhẹ nhõm lâng lâng một ý nghĩ xα xôi

Chiến trαnh kéo dài ? Có lần trong thư người tα viết . ” Chiến trαnh không Ьiết khi nào kết thúc , mà thì người con gάι thì có hạn …Ьiết tìm αnh nơi đâu”

Mãi cho đên cuối 1979 tôi mới có dịρ về ρhéρ lâu ngàγ …chữ ĐƯỢC thành hiện thực

Và rồi sαu 32 năm con cάi thành đạt cάc chάu ngoαn …chữ ĐƯỢC không còn nữα chữ MÂT thαγ chỗ . Đời là vậγ không αi Ьiết trước điều gì ?

Có lẽ là số ρhận ? Hαγ là người tα ko muốn ở với Ьố con tôi . Cũng có khi tổ tiên gọi người tα về

Trong làn khói hương mong mαnh , tôi vẫn thấγ người tα về . Người tα vẫn như ngàγ nào ? Rồi người tα lại rα đi … Để lại mình tôi trong nỗi Ьuồn trống vắng , cô quạnh

Hà Nội thάng 7 – 2021
Bùi Đình Khoα

https://ncctv.net/nguoi-a%ce%b3-va-toi-tiec-cho-mot-tinh-%ce%b3eu-de%cf%81-nga%ce%b3-tho-trong-s%ce%b1ng-chan-thanh/?fbclid=IwAR1jhF7tjQT8YVtZy_jEM-GKd_quh-Dgbr7OA33iclIqjYF9wMFulzW0GZ4

 Những nghi ngờ bao trùm phòng thí nghiệm Vũ Hán

Trong khi Trung Quốc kiên quyết bác bỏ nghi ngờ nCoV lọt từ Viện Virus học Vũ Hán, nhiều câu hỏi về giả thuyết này vẫn chưa được giải đáp.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 26/5 cho biết ông đã chỉ đạo cộng đồng tình báo tăng cường nỗ lực điều tra nguồn gốc Covid-19 và báo cáo lại trong vòng 90 ngày. Động thái này được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ tiết lộ tin tình báo cho thấy vài nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) từng bị ốm với "triệu chứng giống Covid-19" và nhập viện hồi tháng 11/2019, ngay trước khi đại dịch bùng phát ở thành phố của Trung Quốc này.

Do đó, theo các bình luận viên Madeleine Spence và Matthew Campbell của The Times, câu hỏi đầu tiên là điều gì thực sự đã xảy ra bên trong phòng thí nghiệm của WIV.

Nhà khoa học nổi tiếng Thạch Chính Lệ (trái) tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 2/2017. Ảnh: Feature China.

Nhà khoa học nổi tiếng Thạch Chính Lệ (trái) tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 2/2017. Ảnh: Feature China.

Giả thuyết nCoV, loại virus đã giết hơn 3,5 triệu người và tàn phá nền kinh tế toàn cầu, có thể bắt nguồn từ WIV thay vì thông qua tiếp xúc giữa con người với động vật nhiễm bệnh từng bị coi là một thuyết âm mưu vô căn cứ, bởi không có bằng chứng khoa học hay tình báo nào được đưa ra. Quan điểm rằng virus có thể khởi phát từ một chợ hải sản ở Vũ Hán được cho là hợp lý hơn.

WIV thu thập nhiều mẫu gene từ động vật hoang dã để thử nghiệm tại phòng nghiên cứu, trong đó sử dụng virus sống trên động vật để đánh giá khả năng lây nhiễm sang người, với quy trình an toàn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, thực tế là WIV nghiên cứu sâu về các virus từ dơi, bao gồm một loại gần như tương tự virus gây ra đại dịch, đã làm dấy lên sự chú ý vào khả năng có một vụ rò rỉ tình cờ từ phòng thí nghiệm.

Sau chuyến thăm WIV hồi tháng 1/2018, giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại về mức độ an ninh tại phòng thí nghiệm trong các bức điện ngoại giao, mà sau đó Washington Post thu thập được. Họ đánh giá WIV thiếu các kỹ thuật viên cần thiết để vận hành cơ sở một cách an toàn, đồng thời cảnh báo tình trạng này có nguy cơ làm rò rỉ virus từ dơi, dẫn đến khả năng bùng phát đại dịch.

Hồ sơ công khai của WIV cho thấy cơ sở này tiến hành những nghiên cứu thăm dò chức năng, một loại hoạt động gây tranh cãi với chủ đích tạo ra các virus đột biến có khả năng lây nhiễm cao hơn, nhằm dự đoán những loại vaccine cần thiết cho việc chống lại các virus corona trong tương lai.

Thạch Chính Lệ, nhà nghiên cứu hàng đầu tại WIV với biệt danh "nữ người dơi", đã phát triển một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về các virus liên quan đến dơi. Sau khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán, bà đã rà soát hồ sơ để kiểm tra có sai sót nào trong quá trình nghiên cứu hay không.

Bà Thạch sau đó "thở phào" khi kết quả cho thấy trình tự gene của loại virus đang lây nhiễm không trùng với những virus mà nhóm của bà đã lấy mẫu. "Điều đó thực sự giúp tôi thấy nhẹ nhõm. Tôi đã không ngủ suốt nhiều ngày", nhà nghiên cứu kỳ cựu trả lời tạp chí Scientific America. Tuy nhiên, nghi vấn này giờ đây lại nằm trong cuộc điều tra của Biden.

Một câu hỏi khác được đặt ra là liệu "bệnh nhân số 0" có phải một nhà khoa học hay không. Theo tình báo Mỹ, ba nhân viên phòng thí nghiệm ở Vũ Hán từng bị ốm với những triệu chứng như Covid-19, phải nhập viện vài tuần trước khi dịch bệnh được báo cáo. Điều này làm dấy lên nghi ngờ liệu có phải họ nhiễm virus từ phòng thí nghiệm, hay do nguyên nhân khác.

Viễn cảnh này từng xảy ra trong các đại dịch trước đây. Anthony Della-Porta, cố vấn kiểm soát sinh học từng làm việc tại Trung Quốc, cho biết dịch SARS bùng phát ở Đài Loan hồi năm 2003 bắt nguồn từ việc một nhà khoa học không cẩn thận trong lúc làm việc tại một phòng thí nghiệm quân sự có mức độ an toàn cao. Đợt bùng phát khác tại Singapore là hệ quả của việc một nghiên cứu sinh tiến sĩ gặp sự cố khi xử lý virus SARS trong phòng thí nghiệm.

Chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, bị phong tỏa hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters.

Chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, bị phong tỏa hồi tháng 1/2020. Ảnh: Reuters.

Thái độ của Trung Quốc trước những suy đoán về nguồn gốc nCoV càng khiến nhiều người nghi ngờ. Bắc Kinh được cho là đã hạn chế đáng kể phạm vi cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Vũ Hán hồi đầu năm. Nhóm chuyên gia bị từ chối tiếp cận những thông tin và nhân sự quan trọng. Do không có bằng chứng phủ định giả thuyết, họ kết luận việc rò rỉ virus từ WIV "cực kỳ khó xảy ra".

"Chuyến đi này giống thăm quan hơn là điều tra", Larry Gostin, giám đốc Trung tâm Hợp tác Luật Y tế Quốc gia và Toàn cầu thuộc WHO, đánh giá. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, người thường bị cáo buộc thiên vị Trung Quốc, cũng cho rằng kết quả nghiên cứu "không đủ bao quát".

Nhà động vật học người Anh Peter Daszak, thành viên chủ chốt trong nhóm điều tra của WHO đã nêu kết luận về giả thuyết virus rò rỉ từ WIV, trước đó cũng từng chỉ trích nghi vấn này là "ngớ ngẩn". Tuy nhiên, ý kiến của Daszak bị hoài nghi, bởi ông là chủ tịch của EcoHealth Alliance, tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ từng hợp tác và tài trợ cho WIV. Daszak cũng là một đồng nghiệp thân thiết của Thạch Chính Lệ.

Việc Trung Quốc tuyên bố không hợp tác với cuộc điều tra độc lập giai đoạn hai của WHO làm củng cố thêm mối nghi ngờ. "Một cuộc điều tra độc lập đáng lẽ phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Nếu không có gì để giấu, họ có thể được minh oan", Gostin nói. Ngoài ra, nỗ lực chứng minh nCoV có một nguồn gốc khác của Trung Quốc được cho là chưa thỏa đáng.

Trước những mối nghi ngờ dồn dập, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 31/5 cho biết công việc truy tìm nguồn gốc Covid-19 nên để các nhà khoa học dẫn dắt thay vì giới tình báo, đồng thời cần đến nỗ lực chung thay vì những bất đồng, và không thể để một số quốc gia nhất định chỉ đạo.

Hôm 26/5, đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cũng tuyên bố rằng một số lực lượng "đã cố ý thao túng chính trị và chơi trò đổ lỗi", đồng thời ủng hộ "một nghiên cứu toàn diện về toàn bộ ca Covid-19 đầu tiên được phát hiện trên thế giới, cùng cuộc điều tra kỹ lưỡng về một số căn cứ bí mật, phòng thí nghiệm sinh học trên toàn thế giới".

Các nhà khoa học và giới chức Trung Quốc cho biết đã đến lúc Mỹ chào đón nhóm chuyên gia của WHO như họ từng làm, để điều tra kỹ lưỡng những phòng thí nghiệm sinh học tại nước này, giải đáp một loạt câu hỏi liên quan đến những ca nhiễm sớm và các bệnh truyền nhiễm có từ năm 2019 ở Mỹ.

Zeng Guang, chuyên gia từng là nhà dịch tễ học hàng đầu Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, cho rằng việc một nhóm nghị sĩ đề nghị quốc hội Mỹ điều tra nguồn gốc Covid-19 "rất nực cười". "Họ đã biết kết quả nghiên cứu chung giữa WHO và Trung Quốc chưa? Có giả thuyết mới nào không? Lần này họ muốn tìm cái gì?", Zeng đặt câu hỏi, nói thêm rằng liệu Tổng thống Mỹ có thực sự hiểu khoa học hay không.

Về thông tin tình báo của Mỹ rằng một số nhà khoa học tại Vũ Hán bị bệnh với triệu chứng tương tự Covid-19 trước khi dịch bệnh được công bố, Marion Koopmans, nhà virus học người Hà Lan của WHO từng đến Vũ Hán, cho rằng đó là những bệnh thường gặp theo mùa.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng vẫn tin tưởng nCoV có nguồn gốc tự nhiên và không có bằng chứng ủng hộ giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, một số chuyên gia khác đánh giá khả năng virus vô tình bị phát tán từ phòng thí nghiệm là kịch bản có thể xảy ra, đòi hỏi một cuộc điều tra sâu rộng.

Ánh Ngọc (Theo The Times, Global Times)