Ban Quản lý hồ Gươm loan báo rằng "Cụ rùa hồ Gươm đã chết và nổi ở trong hồ gần khu vực đường Lê Thái Tổ". Ban Quản lý hồ Gươm cũng đã báo cáo khẩn cấp cho Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội biết về tin tang khó nầy và ông Chủ tịch Nguyễn Đức Chung của Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hà Nội đã đến tận nơi chứng kiến việc vớt xác cụ Rùa!
Ở Việt Nam vẫn có vài báo rất hiên ngang loan tin cụ Rùa chết mà không sợ làm ảnh hưởng đến Đại hội đảng csVN Kỳ 12 khai mạc sáng hôm sau. Báo Thanh Niên đăng tin cụ Rùa đã chết và nói rõ rằng "nhiều người dân Hà Nội đã bất ngờ và tỏ ý buồn với thông tin này".
|
Tháng 4-2011 cụ Rùa bị thương tích ghẻ lở nên được trục lên để chữa trị và súc rửa hồ Gươm |
Có điều là không thấy báo nào tại Việt Nam loan tin lý do tại sao cụ Rùa hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm bị chết. Trong khi nguồn tin mà VietPress USA được biết thì cụ Rùa chết bất đắc kỳ tử là có liên quan đến vụ tranh chấp quyền lực trong hàng "Tứ Trụ" của đảng csVN bắt đầu họp Đại Hội Đảng kỳ XII.
Hà Nội ngày nay là thành Thăng Long ngày xưa. Qua các triều đại từ thời "tiền Thăng Long" (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) đến thời Đinh, Tiền Lê, rồi phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, hậu Lê và trở thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Người Tàu xâm lược đô hộ nước ta cũng như các nhà vua kế tiếp trong lịch sử Việt Nam đều rất tin về địa lý, tứ phương, âm dương, ngũ hành.
|
Dân Hà Nội xem cảnh vậy bắt cụ Rùa để chữa bệnh |
Vào thời nhà Minh cai trị nước ta, có một nông dân tuấn tú tên là Lê Lợi sinh 10-9-1385 đã tập họp trai tráng khởi nghĩa Lam Sơn chống lại ách cai trị của Nhà Minh. Lúc ấy, Lê Lợi chơi thân với một người ở trại Mục sơn tên là Lê Thận chuyên nghề quăng chài kiếm cá trên sông. Chuyện dân gian kể rằng ở xứ vực Ma viện, Lê Thận đi quẳng chài thấy đáy nước sáng lóng lánh như có đuốc soi nhưng không đánh bắt được con cá nào. Lê Thận quẳng chài lần chót mà chỉkéo lên được một thanh sắt dài chứ không có cá. Lê Thận đem thanh sắt về nhà vất vào xó bếp.
Một hôm đến ngày kỵ giỗ kỷ niệm ngày mất của cha mình, Lê Thận mời Lê Lợi đến dự tiệc giỗ. Trong bóng tối ở nhà bếp, Lê Lợi thấy có cái gì đó sáng lóe và hỏi Lê Thận là cái gì thì Lê Thận kể về việc quẳng chài kéo được cây sắt dài cong như lưỡi kiếm. Lê Lợi xin về mài ra sắc bén thành lưỡi kiếm và thấy hiện rõ trên thanh sắt đã mài có khắc chữ "THUẬN THIÊN" (đúng theo Trời) và một chữ "LỢI" tức tên riêng của Lê Lợi.
Qua sáng hôm sau, Lê Lợi ra đầu ngõ nhặt được một cái chuôi gươm (cán gươm) đã được mài dũa thành hình nên Lê Lợi cầm lên và khấn vái Trời đất rằng "Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!" Lê Lợi lấy lưỡi kiếm tra vào chuôi gươm và ăn khớp dính vào nhau không thể tách rời ra được nên nghĩ là kiếm báu Trời ban.
Rồi một buổi sáng, vợ hiền của Lê Lợi ra làm vườn thấy có chân ai đi vào luống rau mà in các dấu chân như người khổng lồ.. Người vợ kinh hoảng gọi Lê Lợi ra xem.. Đi lần theo các dấu chân, Lê Lợi nhặt được một Ấn triện mang chữ "Thuận Thiên" và "Lợi" nên biết Trời ban Quốc Ấn cho mình làm Vua và Lê Lợi vững tin khởi nghĩa chống quân Minh.
Lê Lợi đã dùng kiếm báu phất cờ khởi nghĩa đánh tan giặc Minh và xưng vua Lê Thái Tổ lấy hiệu "Thuận Thiên". Truyền thuyết này hiện nay được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua mở đầu Nhà Hậu Lê là vua Lê Thái Tổ, đặt niên hiệu Thuận Thiên, giữ ngôi Vua được 6 năm (1428 - 1433). Lê Thái Tổ là vị minh quân, yêu nước và yêu dân tộc, đánh đuổi quân nhà Minh ra khỏi bờ cõi Việt Nam, xây dựng lại khoa cử, luật lệ, chế tác lễ nhạc, thu thập lại sách vở, mở mang trường học... tạo nên một triều đại Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành Thăng Long khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu của sông Hồng chảy qua vị trí các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay.
|
Mai rùa mềm nên bị ghẻ thúi loét lở vì nước hồ ô nhiễm |
Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16), khi chúa Trịnh cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê ở; đã đồng thời xây dựng phủ chúa riêng nằm ngay bên ngoài Hoàng thành và trở thành một cơ quan trung ương thời bấy giờ với những công trình kiến trúc xa hoa như lầu Ngũ Long (dùng để duyệt quân) nằm ở bờ Đông của hồ Hoàn Kiếm, đình Tả Vọng trên đảo Ngọc Sơn. Năm 1728 Trịnh Giang cho đào hầm ở vị trí phía Nam hồ để xây dựng cung điện ngầm gọi là Thưởng Trì cung.
Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi làhồ Thủy Quân.
Đầu năm 1428, vua Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Tương truyền rằng nhận lệnh Long Quân, Rùa Thần nổi lên mặt nước. Vua Lê Thái Tổ thấy vậy truyền cho thuyền rồng đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm đang đeo bên người tự nhiên động đậy. Rùa thần tiến sát mạn thuyền nói với vua Lê Thái Tổ rằng:
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua Lê Thái Tổ bái chào và nâng gươm lên trao cho Rùa thần. Rùa há miệng ngậm lấy thanh gươm và lặn chìm xuống đáy hồ. Từ đó, hồ Tả Vọng được vua Lê Thái Tổ cho đặt tên là "hồ Hoàn Kiếm" và dân gian gọi tên là "hồ Gươm".
|
Cụ Rùa cuối cùng của hồ Gươm đã chết do đầu độc? |
Trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là "hồ Hoàn Gươm" (Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi khác làhồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt). Ngày nay tên "hồ Hoàn Kiếm" được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội là quận Hoàn Kiếm và đây là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.
Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà Thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.
Ngay chính giữa hồ có một "Tháp Rùa" được xây dựng trên "Gò Rùa" trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4-1886 theo kiến trúc của Pháp. Tháp hình chữ nhật. Tầng một có chiều dài 6,28 mét (của 2 mặt hướng Đông và Tây), mỗi mặt có 3 cửa. Chiều rộng 4,54 mét, mỗi mặt có 2 cửa. Các cửa đều được xây cuốn, đỉnh thuôn nhọn. Tầng hai có chiều dài 4,8 mét, rộng 3,64 mét và kiến trúc giống như tầng một. Tầng ba có chiều dài 2,97 mét, rộng 1,9 mét. Tầng này chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68 mét, phía trên cửa có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Tầng đỉnh có nét giống một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2 mét.
|
Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) và cầu Thê Húc nhìn toàn cảnh |
Đền Ngọc Sơn: nằm ở phía Bắc hồ, xưa có tên là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ đặt tên làNgọc Tượng khi dời đô ra Thăng Long và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai đã lập ra đền Ngọc Sơn trên nền cung Thụỵ Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh). Đền Ngọc Sơn thờ thần Văn Xươnglà ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo chống giặc Tàu xâm lược.
Cầu Thê Húc: dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm"
|
Cầu Thê Húc được xây dựng năm 1865 |
Tháp Bút: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, bao gồm năm tầng. Trên đỉnh là tượng trưng cho một ngòi bút đối lên trời, phần thân có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh), thân tầng thứ ba của tháp có khắc một bài Bút Tháp Chí.
Đài Nghiên: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ năm 1865, là phần không thể thiếu của Tháp bút. Ba chân kê nghiên là hình tượng ba con cóc. Trên thân nghiên khắc một bài Minh, gồm 64 chữ Hán.
Tháp Hoà Phong: trên bờ hướng Đông hồ, là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân (bị dỡ bỏ năm 1898). Tháp cao ba tầng, cửa theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, có các chữ Hán như: Báo Đức môn, Báo Ân môn, Hoà Phong tháp, Báo Thiên tháp, ứng với mỗi cửa của tháp. Tầng một to và cao hơn hai tầng trên cùng. Bốn mặt của tầng hai hình Bát quái. Tầng ba ghi "Hòa Phong tháp".
Đền Bà Kiệu: trên bờ hướng Đông Bắc hồ, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, là một di tích hoàn chỉnh nhưng do việc mở đường nên đã tách làm hai phần, Tam quan ở sát bờ hồ, còn Đền thờ ở về phía bên này đường. Toạ lạc theo hướng Nam. Tam quan và Đền thờ (Nhà đại bái) đều có kiến trúc ba gian xây gạch, lợp mái ngói ta. Ngôi đền thờ ba vị nữ thần là Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc Nữ.
Nhà Thủy Tọa: được khởi công năm 1937 trên nền Tả Vọng đình thời chúa Trịnh Sâm, nằm ở mép hồ hướng Tây Bắc, là một loại hình kiến trúc đặc sắc trong kiến trúc cổ Việt Nam, là địa điểm thưởng ngoạn không gian hồ.
Đền thờ vua Lê: ở bờ Tây hồ, áp với đình Nam Hương. Đền có tượng vua Lê Thái Tổ đứng trên trụ cao, tay cầm thanh kiếm như phóng xuống mặt hồ.
Điều đặc biệt là dưới hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm, có 4 con rùa lớn mà không biết chúng xuất hiện từ lúc nào. Có giả thuyết cho rằng các cụ Rùa ở hồ Hoàn Kiếm là do vua Lê Thái Tổ mang giống từ Lam Kinh ở Thanh Hóa cùng quê với Lê Lợi để thả nuôi ở hồ nầy vì trước đó trong khu vực Thăng Long không có loài rùa to lớn nào như thế. Có một phúc trình của Giáo sư Lê Trần Bình ở Hà Nội so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống mẫu ADN của loài rùa xứ Quảng Phú thuộc Thanh Hóa.
Các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam phối hợp đã xem xét liệt các con rùa ở hồ Gươm có tên khoa học là "Rafetus Leloii" (Leloii theo tiếng Latin là của ông Lê-Lợi (Leloius, genitif là Leloii), thuộc họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn).
Rùa hồ Gươm gồm có 4 con, trong đó một con đã chết vào thập niên 1960 nhưng xác ướp khô hiện trưng bày trong đền Ngọc Sơn cân nặng 250 Kgs với chiều dài 2,1 mét và chiều rộng 1,8 mét; một con chết được lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội; và một con đã bị dân Hà Nội bắt giết thịt vào năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí Linh!
Con Rùa cuối cùng mà mọi người quý yêu gọi là "cụ Rùa" được xem là một linh vật di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá thiêng liêng từ hàng ngàn năm nay trong sự nghiệp chống giặc Tàu xâm lược thì hôm nay Thứ Ba 19-1-2016 đã chết lúc 16:30PM giờ địa phương! Thật đáng tiếc vì lâu nay đã được Nhà nước csVN và nhân dân thủ đô Hà-Nội chăm sóc và bảo vệ.
Năm 2011, cụ Rùa hồ Gươm, nỗi lên vài lần và thấy thân mình, các ngón tay bị lở loét do nước hồ Hoàn Kiếm bị ô nhiễm nặng. Nhà nước csVN cho trục vớt cụ Rùa lên để chữa trị vào tháng 4-2011 và được biết đó là cá thể duy nhất còn sống sót, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của bà cụ Rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm.
|
Tháp Rùa trên hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) nhìn từ xa |
Trong lần chữa trị vết thương đó, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định cụ Rùa hồ Gươm là loài rùa lớn mai mềm nước ngọt đặc hữu của Việt Nam, được đặt tên là Rafetus Vietnamensis. Tuy nhiên vẫn còn các tranh luận quốc tế cho rằng cụ Rùa hồ Gươm thuộc loàiRafetus swinhoei (Rùa mai mềm Thượng Hải).
Ông Douglas Hendri, giám đốc Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đã từng dựng lều trại tại bờ hồ Gươm ngày đêm theo ngư dân đánh cá để tìm kiếm rùa. Ông Douglas khẳng định đã làm xét nghiệm ADN rùa Đồng Mô tại Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật Việt Nam và kết quả xét nghiệm cho thấy rùa Đồng Mô cùng loài với rùa Hồ Gươm, và trùng với ADN của loài rùa Rafetus swinhoei (rùa Thượng Hải) hiện có 2 con đang được nuôi tại vườn thú ở Trung Quốc.
Các phát hiện và công bố nầy về rùa tại hồ Gươm đã khiến các Thầy bùa ngãi và thầy xem thiên văn địa lý của Trung Quốc rất quan tâm. Người Tàu không xem loại rùa mai mềm Thượng Hải Rafetus swinhoei là một trong "Tứ Linh" gồm "Long, Lân, Quy, Phụng". Rùa được công nhận là "Quy" phải có mai cứng như một cái vỏ giáp của xe bọc sắt.
Trong tiếng Tàu, cụ Rùa hồ Gươm được gọi là "ban miết" (mai mềm) hay "lại đầu ngoan" (ba ba chốc đầu), da trơn, thân hình to khỏe, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi cổ rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt, bơi lội chậm rãi và sống sâu dười nước được nhiều giờ. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
Người Tàu rất tạp ăn, kể cả ăn thịt người, xác chết trẻ sơ sinh; nhưng thịt loại rùa mai mềm Thượng Hải như cụ Rùa hồ Gươm thì người Tàu không ăn vì họ tin đây là linh vật, là thần Rùa.
Sách "Việt Nam Sử Lược" của Trần Trọng Kim ghi rằng vào năm 43 có Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ nỗi dậy chống sự đô hộ của nhà Hán nên tướng của nhà Hán là Mã Viện mang quân qua chinh phục đánh được Trưng Vương thu hồi lại đất Giao Chỉ mang về cho nhà Hán như cũ. Mã Viện đem phủ trị về đóng tại Mê Linh và dựng một cây trụ đồng để phân chia địa giới. Trên trụ đồng ghi "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt (銅柱折,交趾滅) (Cột đồng gãy, nước Giao Chỉ bị tiêu diệt).
Theo một nguồn tin từ Hoa Kỳ cho hay, Ông Tập Cận Bìnhrất tin về phong thủy địa lý nên mang theo trong phái đoàn của ông 2 thầy bùa ngãi và địa lý cao tay ấn nhất của Trung Quốc để xem cách chế tài phong thủy Hà Nội thế nào cho Trung Quốc dễ dàng thôn tính Việt Nam.
Một thương gia cao cấp làm việc cho tình báo Hoa Nam nay đào tẩu qua Mỹ sau khi người anh em bị ông Tập Cận Bình bắt, đã cho một giới chức Mỹ hay rằng phúc trình của 2 nhà Phong thủy Địa lý đi theo phái đoàn của ông Tập Cận Bình đến Hà Nội đã nhận định rằng địa điểm Lăng của ông Hồ Chính Minh đặt giữa trung tâm thủ đô Hà Nội sẽ là ám khí cho đất nước Việt Nam không bao giờ sáng sũa lên được. Ví như một ngôi nhà mà tại phòng khách ai bước vào đều thấy một cổ quan tài nằm chính giữa nhà thì gia đình đó chỉ gặp chuyện buồn, rủi ro, bè phái và dân chúng phải đói khổ. Tuy nhiên một Thầy địa lý khác nhận định rằng Trung Quốc là một đại cường quốc nhưng năm 1979 đã xua hằng chục nghìn quân đánh Việt Nam khắp tuyến biên giới phía bắc mà cuối cùng Trung Quốc thiệt hại nặng nề phải rút quân.
|
Hồ Gươm nhìn từ trên cao |
Nay Việt Nam coi như đã nằm gọn trong bàn tay của Trung Quốc nhưng vẫn chưa nắm được Việt Nam vì vẫn còn một số chống đối, dựa thế Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Thấy địa lý Trung Quốc xem thế phong thủy của hồ Gươm và phúc trình rằng hồ Gươm có linh vật mang hùng khí của nhân văn lịch sử và anh linh của nhiều triều đại chống Tàu nên Trung Quốc khó lòng chiếm được thủ đô Hà Nội để nắm quyền đô hộ Việt Nam, ngoại trừ phải
có biện pháp giết sinh vật thần thoại lịch sử ở hồ Gươm, tức là phải xử tử cụ Rùa hồ Gươm!
Thầy phong thủy địa lý của Tàu noi theo kiểu Trụ đồng của Mã Viện ghi "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" thì nay đề nghi thực hiện gấp kế hoạch "Rùa Thần chết, Việt Nam diệt" (海龟死亡,越南去除).
Kế hoạch giết cụ Rùa thần của hồ Gươm đã được Bắc Kinh chỉ thị cho một phe thân Trung Quốc trong đảng csVN thực hiện để Bắc Kinh sẽ chiến thắng tại Việt Nam một cách dễ dàng và những kẹ trong phe giết cụ Rùa Thần hồ Gươm cũng được ưu tiên nắm quyền lực làm thái thú cho Trung Quốc trong giai đoạn sắp tới.
Hiện nay đảng csVN đang bắt đầu phiên họp kín quyết định ai sẽ được tái lưu nhiệm và ai sẽ bị mất ghế. Có điều chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng sau khi cụ Rùa hồ Gươm chết bất đắc kỳ tử thì sẽ dễ dàng tái lưu nhiệm. Trong khi tin đồn ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải đội nón ra đi.. Nhưng theo chương trình phiên họp các nhà lãnh đạo ASEAN sắp tới vào ngày 15 và 16-2-2016 tại Sunnyland, nam California thì tên ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong lịch trình gặp TT Barack Obama.
|
Cụ Rùa thường hay nỗi lên tham gia các vụ lễ hội truyền thống tổ chức trên khu vực hồ Gươm.
Hạnh Dương tổng hợp.
|