Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

Văn Lang -Bách Việt

 Văn Lang phục quốc Bách Việt phục hưng.

Các tộc Bách Việt xuất hiện trên tất cả các vùng đất nông nghiệp trồng lúa nước tại châu Á Thái Bình Dương đã từ vài vạn năm qua...

Nền văn minh lúa nước của Cộng Đồng Bách Việt trải rộng khắp châu Á Thái Bình Dương từ hơn 30.000 năm qua... Người Hán 
Hoa khởi thuỷ là một dân tộc mọi rợ sinh sống tại vùng cao núi Hoa Sơn sông Hán Thuỷ đã hình thành nền tảng phong kiến và từ 5000 trở lại đây đã bành trướng chinh phạt và tiêu diệt Bách Việt ... Bắt đầu từ thời nhà Hạ (cũng gọi là nhà Hy) và nhà Thương (tức là giặc Ân) ... Đến thời nhà Tây Chu (người Nam gọi nhà Tây Châu) thì nhà nước Văn Lang đã giành lại nền độc lập cho cộng đồng Bách Việt kéo dài qua 18 triều đại của các vua Hùng... Đó là nước Văn Lang lớn bao gồm toàn vẹn lưu vực sông Dương Tử kéo dài đến tận lưu vực sông Hồng... Nhưng đến thời Đông Châu thì Văn Lang thu hẹp dần thành Văn Lang nhỏ mà bọn Hán Hoa gọi là Lĩnh Nam (vùng đất phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh) rồi bị xóa tên dưới thời Tây Hán ... 1000 Bắc thuộc và cá biệt là thời Sỹ Nhiếp cai trị thì tên này đã ra sức huỷ diệt nền văn hóa và lịch sử của Bách Việt Văn Lang còn sót lại trong dân gian ... Từ đó, người Bách Việt bị đồng hóa và chữ Việt cổ bị thất truyền ...

China và cộng đồng ASEAN nên thảo luận về hiệp ước dựa theo các kết quả khảo cổ hiện nay để tái lập Cộng Hòa Liên Bang Bách Việt bao gồm Trung quốc và các nước châu Á Thái Bình Dương... Tiếng Việt sẽ là quốc ngữ... Thủ Đô sẽ là Sài Gòn...

Lịch sử cận đại :

Năm 1945, Hoàng Đế Nhật Bản đã ủng hộ Vua Bảo Đại thành lập Đế Quốc Việt Nam, đứng đầu là Hoàng Đế Bảo Đại, nhưng không lâu sau đó Nhật đầu hàng Mỹ và Việt Minh ép Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị...

Nạn đói năm 1945 xảy ra tại Bắc Bộ là do Việt Minh tại Quảng Ngãi đã chặn đường tiếp tế gạo từ Nam Bộ ra Bắc cứu đói do lãnh tụ Cộng Sản Đệ Tứ Tạ Thu Thâu tổ chức... Cộng Sản Đệ Tam đã xử tử Tạ Thu Thâu trên bãi biển Quảng Ngãi và tịch thu toàn bộ gạo cứu đói... Hơn 2 triệu người Bắc phải chết đói bởi tệ nạn chuyên quyền của Cộng Sản Đệ Tam trà trộn trong hàng ngủ Việt Minh...

... Cụ Diệm từ sau khi đi Mỹ trở về đã ra sức tạo cầu nối cho Mỹ xua đuổi Pháp khỏi Đông Dương xây dựng tự do độc lập thực sự cho Việt Nam... 
Nhưng sau đó không lâu khi biết Mỹ muốn lợi dụng mình không phải chỉ để đuổi Pháp mà còn có ý phát triển ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ tại châu Á thì cụ Diệm mới lo ngại bị Mỹ tái đô hộ Việt Nam và cụ Diệm cuối cùng đã bị Mỹ thanh trừng là do ông Nhu trong tình hình đó lại chủ động gợi ý đại tá Phạm Ngọc Thảo môi giới với VC để giảng hoà với Lê Duẩn hầu tìm cách tổ chức Tổng tuyển cử thành lập chính phủ liên hiệp với Việt Minh... Ngoài ra, còn có chuyện bà Nhu, chuyện Ấp chiến lược, chuyện Bình Xuyên, Hoà Hảo, và cả chuyện Phật Giáo Ấn Quang... Tất cả đã bao vây Cụ Diệm ...

Nếu chủ tịch nước Minh Hồ và tổng thống Diệm Ngô biết cách giữ gìn danh dự và non sông cho Quốc Trưởng Bảo Đại và quốc dân Việt Nam thì làm gì có chuyện nội chiến hay ngoại xâm, làm gì mất Hoàng Sa Trường Sa...

Và nếu Bảo Đại may mắn hơn một chút thì họ Nguyễn Phúc đâu có mất vương vị hoàng đế Nam Triều...

Cả ba nhóm thân Nga, Tàu và Mỹ đều là nguyên tố chính tạo ra tất cả 3 cuộc chiến tranh Đông Dương vô cùng dã man tàn khốc làm kinh động cả địa cầu...

Hoàng Đế Bảo Đại thì mất ngôi vua phải đi sống đời lưu vong cho đến chết... 

Dân Việt Nam thì mất nước, mất biển, mất Hoàng Sa Trường Sa...

Lịch Sử Bách Việt bây giờ sẽ lại ghi thêm một giai đoạn éo le mà cũng có thể là giai đoạn cuối cùng của 30.000 năm Bách Việt sinh tồn và phát triển...

... Điều đáng nói trong suốt 3 cuộc chiến tranh Đông Dương chính là yếu tố xáo trộn nghiêm trọng về địa chính trị khu vực châu Á Thái Bình Dương mà Đông Dương và Việt Nam là một điểm nóng ...

Vua Bảo Đại bị cụ Hồ ép thoái vị năm 1945 nhưng vẫn còn được phía Quốc Gia vinh danh trong vị trí Quốc Trưởng ... 
Nhưng đến năm 1958 thì cụ Diệm truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại mở đường cho Mỹ can thiệp vào Đông Dương... Đến đây thì việc Nga Tàu triệt hạ Pháp đã có Mỹ làm nội ứng...

Năm 1975 VC vừa thắng trận thì Nga Tàu lại đập lộn với nhau để giành lấy Đông Dương...

Nhưng kể từ sau khi Liên Xô và Đông Âu tan vỡ thì tính cho đến hôm nay các nước Đông Nam Á đều đang dần dần trở thành chư hầu của Tàu ... Việt Nam là hậu duệ duy nhất còn sót lại của cộng đồng Bách Việt thì rỏ ràng là đang bên bờ huỷ diệt và rồi người Việt cũng đã, đang và sẽ phải lưu vong giống y như thân phận của vua Bảo Đại, Hoàng Đế cuối cùng của 30.000 năm tồn tại Bách Việt Văn Lang...

Bây giờ thì hoặc là Việt Nam mất nước và Bách Việt diệt vong... Hoặc là Văn Lang phục quốc Bách Việt phục hưng... 

Con đường duy nhất để Bách Việt sống sót là kiên tâm gìn giữ hoà bình đồng thời phát triển ngoại giao trên toàn cầu đặc biệt là với Nhật Bản...

Sấm Trạng Trình :
"... Đông Dương Trời mọc mới ra thái bình..."
Mặt trời đây ám chỉ người Nhật Bản đến giúp xây dựng Đông Dương thì chúng ta mới được yên vui hạnh phúc...

Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn

Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn

Hình ảnh nữ sinh áo tím gắn với trường Gia Long Sài Gòn nổi tiếng đến ngày nay, kể cả khi trường mang tên Nguyễn Thị Minh Khai. Marie Curie là trường duy nhất không thay đổi tên trong gần một thế kỷ.

Auto Draft
Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn
Trường THPT Marie Curie là trường duy nhất tại Sài Gòn không thay đổi tên ban đầu có từ thời thuộc Pháp. Trường mở cửa năm 1918 với tên gọi Lycée Marie Curie, chỉ tiếp nhận nữ sinh. Ảnh trên chụp vào giờ tan trường trước năm 1975, nữ sinh mặc đồng phục cả váy và áo dài. Trước 1975, trường dành cho con em người Pháp và một ít nữ sinh con nhà giàu có thế lực ở Sài Gòn, giảng dạy bằng tiếng Pháp.
Sau 1975, trường chuyển thành trường THPT bán công, cho cả học sinh nam lẫn nữ. Có thời kỳ đây là trường THPT lớn nhất Việt Nam với hơn 5.000 học sinh mỗi năm. Năm 2007, trường được đổi lại thành trường Trung học phổ thông công lập, giảm dần sĩ số nhằm tăng chất lượng giáo dục. Kiến trúc đậm chất Pháp lưu lại trên cổng chào, từng góc cầu thang gỗ, khu vườn với đài phun nước… vẫn còn đến ngày nay. Ảnh: Khánh Ly
Auto Draft
Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn
Trường chuyên Lê Hồng Phong ngày nay mang kiến trúc cổ kiểu Pháp. Trường xây dựng năm 1927, lúc đầu có tên gọi Collège Petrus Ký hay còn gọi là Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký. Kiến trúc ngôi trường được gìn giữ theo năm tháng ở ảnh trên (chụp những năm đầu thập niên 40) và 2014.
Từ ngôi trường giàu truyền thống này, các thế hệ học sinh – thanh niên yêu nước đã châm ngòi cho cách mạng chống Pháp, chống Mỹ với những tấm gương Trần Văn Ơn, Hồ Hảo Hớn… Họ đã anh dũng ngã xuống tạo nên làn sóng biểu tình dâng cao khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, đòi quyền lợi cho học sinh. Từ năm học 1976-1977, trường mang tên cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Phong, là trường chuyên nổi tiếng ở Sài Gòn ngày nay.
Auto Draft
Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn
Lê Quý Đôn là trường trung học xưa nhất tại TP HCM, được thành lập năm 1875, hoàn thành xây dựng năm 1877 với tên gọi ban đầu là Collège Indigène, sau đổi thành Collège Chasseloup-Laubat. Hiện nay trường đào tạo 2 bậc giáo dục là trung học cơ sở (cấp 2) và trung học phổ thông (cấp 3).
Trường có nhiều cổng, hiện cổng chính nằm mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai làm cổng ra vào cho học sinh bậc trung học phổ thông, cổng sau ở đường Lê Quý Đôn là hướng của học sinh cấp trung học cơ sở.
Ngày nay, kiến trúc tòa nhà vẫn giữ đậm chất Tây Âu với những dãy nhà màu vàng đứng hiên ngang qua hơn thế kỷ thăng trầm và trở thành “nỗi nhớ niềm thương” của những học trò một thuở. Ảnh: Khánh Ly.
Auto Draft
Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn
Trường Trưng Vương tọa lạc tại số 3A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, trên con đường nhiều bóng cây cổ thụ xanh mát. Vào thế kỷ trước, đây vốn là trường dành cho nữ sinh. Ảnh trên, các nữ sinh thướt tha trong bộ đồng phục áo dài trắng, quần đen được chụp vào thập niên 60. Ảnh dưới ngôi trường có kiến trúc Pháp với tường vàng, mái ngói đỏ nổi bật giữa phố phường, được nhiều tờ báo bình chọn là một trong những ngôi trường có kiến trúc đẹp của Sài Gòn.
Trường được thành lập ở Hà Nội năm 1917 với cái tên trường Nữ trung học, hay còn gọi là Đồng Khánh. Sau hiệp định Geneve, một bộ phận của trường di chuyển vào Nam. Năm 1957, trường chính thức được chuyển về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, nằm cạnh trường Võ Trường Toản (khi ấy chỉ dành cho nam sinh) cho đến ngày nay.
Những hàng cây cổ thụ phía trước gắn với ký ức của cựu học sinh Trần Nam. Ông Nam nay tóc đã bạc trắng“Gốc cây này là nơi chúng tôi – những nữ sinh Trưng Vương và nam sinh Võ Trường Toản – đã túm tụm quanh chiếc xe đạp của ông bán bò khô để thưởng thức biết bao mùi vị thơm ngon ngọt cay chua cùng tụ lại… trên đĩa gỏi nhỏ”, cựu học sinh Võ Trường Toản hồi tưởng. Ảnh: Khánh Ly
Auto Draft
Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn
Đầu thế kỷ 20, nền giáo dục Việt Nam còn mang tính chất Nho giáo, ít chú trọng đến giáo dục nữ giới. Năm 1908, một số trí thức người Việt đề nghị chính quyền Pháp thành lập một ngôi trường nhiều cấp học dành cho nữ. Năm 1915, khóa đầu tiên trường tuyển 42 nữ sinh, đồng phục là áo dài tím, tượng trưng cho sự tinh khiết của phụ nữ Việt Nam, tên trường Nữ sinh Áo Tím bắt nguồn từ đó. Năm 1953, trường được đổi tên thành Trường Nữ trung học Gia Long.
Niên khóa 1978-1979, trường giải thể cấp 2, thu nhận nữ sinh lẫn nam sinh, đổi tên thành Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Năm 2003, trường được đưa vào danh mục 55 công trình đề nghị điều tra xác lập di tích kiến trúc cổ của TP HCM. Mặt tiền trường “Nữ sinh áo tím” năm 1925 (ảnh trên) và nay có những thay đổi nhất định, khang trang hơn nhưng vẫn giữ tinh thần chủ đạo của kiến trúc Pháp.
Thời chống Mỹ, học sinh Gia Long là một trong những trường đi đầu của phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn rải truyền đơn, xuống đường biểu tình đòi độc lập. Mới đây, Nguyễn Lê Vân 23 tuổi, cựu học sinh Nguyễn Thị Minh Khai đã quay về trường xưa thực hiện bộ ảnh áo dài tím, kỷ niệm trường tròn 100 tuổi. Áo tím được coi là đồng phục đầu tiên của trường Gia Long. Vân chia sẻ niềm tự hào khi là nữ sinh của ngôi trường áo tím, màu tím tượng trưng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của thiếu nữ Việt Nam. “Áo tím là niềm tự hào của rất nhiều thế hệ nữ sinh trường không chỉ học giỏi, đức độ mà còn biết đặt mơ ước vào những lý tưởng cao cả và thực hiện mơ ước đó trên mọi nẻo đường đất nước”, cô gái trẻ nói.  Màu tím cũng trở thành màu bộ váy đồng phục duyên dáng của nữ sinh Minh Khai hiện nay. Ảnh: Khánh Ly.
Auto Draft
Ký ức về những ngôi trường nổi tiếng Sài Gòn
Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa được tu sửa từ trường dòng Lasan Taberd, thành lập năm 1874. Đến nay trường Trần Đại Nghĩa là trường trung học công lập chuyên, dành cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Hiện nay trường là một trong 5 trường phổ thông chuyên (hoặc có lớp chuyên), trọng điểm của thành phố nổi tiếng với tỷ lệ chọi đầu vào rất cao. Kiến trúc đậm chất Pháp của trường với màu tường vàng, cửa sổ vòm tròn… được gìn giữ đến hôm nay. Ngôi trường có 2 cổng, một trên con đường lá me bay Nguyễn Du, cổng kia ở đường Lý Tự Trọng, quận 1.
Khánh Ly tổng hợp

Bí thư Thanh Hóa

Tin đồn bôi nhọ Bí thư Thanh Hóa 'nhằm gây hoài nghi trong nhân dân'


Thứ Hai, 19/09/2016 17:14:00

Theo Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Thanh Hóa, tin đồn bôi nhọ ông Trịnh Văn Chiến là "một chiêu trò không có gì mới của các thế lực thù địch nhằm gây mất uy tín, chia rẽ đoàn kết nội bộ gây hoài nghi trong nhân dân".
Tỉnh ủy Thanh Hóa bác tin đồn bôi nhọ danh dự cá nhân của Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến.
Liên quan đến một số thông tin viết về Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến lan tràn trên mạng xã hội, trao đổi với báo chí, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa đã bác bỏ những thông tin sai sự thật trên. 
Đồng thời, các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cũng khẩn trương vào cuộc nhằm làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng cố tình tung tin đồn thất thiệt, bôi nhọ, vu khống làm giảm uy tín, hình ảnh của cán bộ tỉnh trong mắt người dân. 
Ngay trong ngày 18/9, Tỉnh ủy Thanh Hóa có Công văn số 296-CV/TU gửi Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông và đến ngày 19/9, có Công văn số 297-CV/TU  với cùng nội dung do Phó Bí thư thường trực Đỗ Trọng Hưng ký, đề nghị chỉ đạo, xử lý việc đưa tin bịa đặt, sai sự thật về Thanh Hóa của một số báo điện tử, blog, mạng xã hội.
Cụ thể,  nội dung công văn này nêu rõ: “Thời gian gần đây, một số tờ báo, nhất là các blog, mạng xã hội đã đăng những tin, bài phản ánh không đúng tình hình Thanh Hoá, trong đó có một số bài viết hoàn toàn sai sự thật, không có cơ sở, vu khống, bôi nhọ lãnh đạo tỉnh, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, mà trực tiếp là đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường đầu tư, hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hoá và uy tín, hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá".
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá khẳng định: "Những thông tin mà một số tờ báo điện tử, blog, mạng xã hội viết về đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong những ngày gần đây là hoàn toàn sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt, không có căn cứ, nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ, hạ uy tín của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh để phục vụ cho mưu đồ, mục đích cá nhân của một số người. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng báo cáo với Trung ương và tổ chức điều tra, xác minh, kết luận và sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật".
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước thông tin khách quan, trung thực, phản ánh đúng bản chất sự việc; kiên quyết không đăng các bài viết nhằm mục đích bêu xấu, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá mà không có căn cứ, không có cơ sở… Yêu cầu phóng viên các cơ quan báo chí không viết bài, đưa tin không đúng sự thật, không có căn cứ, không có cơ sở nhằm phục vụ mục đích, ý đồ riêng của một số cá nhân.
Cũng liên quan đến vụ việc, trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn kết chiều ngày 19/9, Đại tá Lê Văn Khoa - Trưởng phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Qua công tác kiểm tra ban đầu cho thấy: Thông tin này xuất phát từ trang mạng xã hội (face book) của một cá nhân, sau đó bị các trang mạng phản động tại nước ngoài lợi dụng khai thác cùng với sự tiếp tay của một số đối tượng có ý đồ xấu trong nước để bôi nhọ cá nhân.
"Phải khẳng định rằng, đây là thông tin không có cơ sở, xúc phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của một cá nhân, dẫn đến hậu quả khôn lường. Tuy nhiên có thể thấy, đây là một chiêu trò không có gì mới của các thế lực thù địch nhằm gây mất uy tín, chia rẽ đoàn kết nội bộ gây hoài nghi trong nhân dân. 
Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc, nhằm làm rõ các đối tượng cũng như động cơ mục đích khi cố tình tung tin đồn thất thiệt. Từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” - ông Khoa cho biết thêm.
Trước đó, từ ngày 17-18/9, trên nhiều trang mạng xã hội lan truyền chóng mặt bài viết đề cập đến mối quan hệ tình cảm giữa Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Trịnh Văn Chiến và một nữ trưởng phòng đang công tác tại Sở Xây dựng tỉnh này. 
Bài viết đưa ra nhiều hình ảnh cho biết nữ cán bộ này còn trẻ tuổi nhưng sở hữu khối tài sản lên đến hàng chục tỉ đồng, gồm nhiều bất động sản giá trị, nhiều  ô tô hạng sang…
Trong bài viết này còn đề cập nhiều thông tin khác liên quan đến Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Thanh Hóa và một Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

http://daidoanket.vn/thoi-su-chinh-tri/tin-don-boi-nho-bi-thu-thanh-hoa-nham-gay-hoai-nghi-trong-nhan-dan/122522

Nguyễn Chung