Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

 Xôn xao đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở Huế được sơn vàng
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong (hay còn gọi là Bia Quốc học) nằm trên đường Lê Lợi, phía trước cổng trường THPT chuyên Quốc học Huế (TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đang được trùng tu sơn vàng gây xôn xao dư luận.
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 1
Hình ảnh Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong ở TP.Huế được sơn vàng mới lan truyền trên mạng
Hạng mục trùng tu và cải tạo Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong nằm trong chương trình chỉnh trang công viên dọc bờ Nam sông Hương do UBND TP.Huế làm chủ đầu tư.
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 2
Một góc đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong trước trường chuyên Quốc học Huế
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 3
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong lúc chưa tôn tạo
Phần nền móng ở khu vực đài sẽ được tháo dỡ gạch bị nứt gãy, lớp gạch lát bị hư hỏng, lớp vữa láng bậc cấp, đào đất nền móng bị sút lún để gia cường móng. Ngoài ra, sẽ gia cường móng, xây bù gạch chỉ, bơm vữa vào các khe nứt và phần tiếp giáp móng gạch với bê tông.
Riêng bia sẽ được bóc lớp vữa, tháo dỡ ngói lợp bị hư hỏng, tháo gạch men trang trí, đục phần gạch mủn mục, nứt gãy; tô trát lớp vữa bị bong tróc bằng vữa tam hợp; lợp lại ngói ống men trong đó có tận dụng ngói cũ 30%; tu bổ các họa tiết trang trí, bổ sung hoa văn trang trí bị hư hỏng.
Phần lan can, trụ biểu, bến thuyền, trụ lan can cổng vào cũng được bóc lớp vữa bong rộp, đục phần gạch bị mủn mục, nứt gãy để xây tu bổ và gia cường, gắn lại ngói dương men, trang trí họa tiết, sành sứ… Ngoài ra, dự án còn làm lại hệ thống đèn chiếu sáng nghệ thuật ở mái, tường bia, trụ biểu với 67 bóng. Toàn bộ công trình được đầu tư với kinh phí khoảng 700 triệu đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 1.2017.
Hiện, toàn bộ công trình đang được sơn màu vàng mới. Dư luận đang bàn tán xôn xao về việc này trên các mạng xã hội.
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 4
Công trình đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong thời gian đầu sửa chữa
Trao đổi với Một Thế Giới cách đây ít phút, Tiến sỹ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết công trình này do thành phố Huế làm chủ đầu tư, không liên quan đến Trung tâm.
“Cái này không thuộc di tích Cố đô Huế, nhiều người nhầm lẫn lắm. Đây là Đài tưởng niệm chiến sỹ trận vong, do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1920, sau thế chiến 1. Người Pháp xây lên với mục đích mị dân, sau đó đề tên một số lính Việt Nam bị đưa sang chiến trường châu Âu và chết bên đó. Khi khánh thành thì vua Khải Định tới dự”, TS. Phan Thanh Hải cho biết về lai lịch đài tưởng niệm.
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 5
Cận cảnh công trình dở dang
“Nó chưa bao giờ được công nhận là di tích cả bởi vì có lai lịch như vậy, thành ra ứng xử với nó là một vấn đề. Tuy nhiên người ta vẫn đánh giá đó là một công trình đẹp, có giá trị về nghệ thuật nên cần phải tu bổ tôn tạo. Do đó, vừa rồi TP.Huế đã làm việc đó, nhưng người ta đưa vào công trình chỉnh trang chung trong công viên bờ nam sông Hương. Tôi cho cách làm đó là phù hợp và họ làm thận trọng, nghiên cứu ảnh tư liệu kỹ”, ông Hải cho biết thêm.
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 6
Cận cảnh công trình dở dang
Bình luận về việc trên mạng xã hội đang bàn tán về việc sơn màu vàng mới cho đài tưởng niệm theo kiểu ‘thà là một đống đổ nát hoang tàn nhuộm màu thời gian còn hơn là vàng son kiểu tuồng chèo, cải lương’, ông Hải cho rằng: “Đa số phản đối là dân không phải trong nghề nên họ không hiểu việc đó. Tất nhiên sau khi trùng tu và quét vôi lên thì có màu mới thôi, nhưng chỉ cần vài năm sau thì nó lại cũ vậy. Bản thân công trình này ngày xưa khi khánh thành thì nó cũng y chang như thế thôi, qua thời gian thì nó cũ như vậy”.
Xon xao dai tuong niem chien si tran vong o Hue duoc son vang - Anh 7
Cận cảnh công trình dở dang
“Tôi cho cách làm đó là được, và người ta cũng tiếp thu nhiều ý kiến các bên của các chuyên gia; và đơn vị thi công có kinh nghiệm, tôi đánh giá họ làm tốt” TS. Hải nhận định.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Giám đốc Trung tâm công viên cây xanh Huế cho biết đang tổ chức thông tin về công trình này sau khi báo giới và dư luận quan tâm.
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong được xây dựng vào năm 1920, tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong cuộc chiến giúp Pháp chống lại Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Công trình mang dấu ấn của thời kỳ Pháp thuộc nhưng có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo và được xây dựng thông qua cuộc thi lựa chọn kiến trúc với một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ thời bấy giờ làm chủ tịch. Trong bốn đồ án dự thi, hội đồng đã chọn đồ án của tác giả Tôn Thất Sa, giáo viên trường Bá công Huế, với giải thưởng thời đó là 80 đồng.
Đài được khánh thành 18.9.1920. Ngày nay, Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong là nơi thường xuyên được tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có tầm cỡ lớn, trong đó có các chương trình nằm trong lễ hội Festival Huế.
Lê Đình Dũng

Bia Quốc học Huế sau trùng tu bị sai lệch, lòe loẹt phản cảm?

Huế: Trùng tu hay 'phá' Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong?

11/01/2017 18:43 GMT+7
TTO - Công trình kiến trúc cổ “Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong” ở Huế đang trùng tu sắp xong thì bộc lộ nhiều điểm bất thường, khiến dư luận lo lắng: trùng tu di tích cổ hay cải tạo thành công trình mới?
Huế: Trùng tu hay 'phá' Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong?
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong sau khi trùng tu sắp xong, chụp ngày 11-1-2017 - Ảnh: MINH TỰ
Sự mơ hồ này đã tồn tại ngay trong tên của dự án: “Trùng tu và cải tạo Bia Quốc học, công viên Lý Tự Trọng”. “Bia Quốc Học” chính là “Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong” theo cách gọi nôm na của dân gian vì nó nằm đối diện trường Quốc học.
Công trình đã biến dạng
Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong được xây dựng vào năm 1920, để tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã tử trận trong cuộc chiến của nước Pháp chống lại Đức hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918.
Tạp chí “Những người bạn cố đô Huế” tập 24 năm 1937 đã ghi chép rất đầy đủ quá trình tổ chức chuẩn bị, thi tuyển, thi công công trình này.
Đồ án được chọn xây dựng của họa sĩ Tôn Thất Sa, giáo sư Trường Bá công Huế, khánh thành 18-9-1920.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thông tin Thừa Thiên - Huế, cho rằng đây là một công trình kiến trúc - nghệ thuật đặc sắc về sự tiếp biến văn hóa Pháp của người Việt thời kỳ đầu thế kỷ 20.
Dự án “trùng tu và cải tạo Bia Quốc Học” - một hạng mục của công viên Lý Tự Trọng, được giao Trung tâm công viên cây xanh Tp Huế làm chủ đầu tư; đơn vị thiết kế là Công ty tu bổ di tích trung ương - chi nhánh miền Trung; đơn vị thi công là Công ty CP Đầu tư và phát triển Vishnu Huế.
Theo hồ sơ dự án và quan sát trên hiện trường, công trình này đã được bóc gần như toàn bộ phần vữa tô cùng các hoa văn - họa tiết trang trí để trát lại một lớp vữa mới, hoa văn trang trí mới và sơn mới toàn bộ công trình.
Là người theo dõi rất kỹ quá trình tu sửa công trình này, TS Trần Đình Hằng - Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế - cho rằng công trình này sau khi “trùng tu - cải tạo” đã bị biến dạng.
Màu sắc lòa loẹt, chói mắt, nhưng vấn đề quan trọng là hệ thống hoa văn trang trí trên công trình đã bị bóc hết phần còn lại. Đó là mô típ hoa văn mô phỏng từ kiến trúc Huế, là phần rất có giá trị của công trình, đã bị bong tróc một phần do thời tiết và sự can thiệp của thời kỳ trước đây.
Khi công trình trùng tu bắt đầu bộc lộ những bất cập, ông Hằng đã gặp lãnh đạo TP.Huế và nhà tư vấn thiết kế dự án để cảnh báo về nguy cơ biến dạng di tích, nhưng diễn biến sau đó vẫn không thay đổi.
Huế: Trùng tu hay 'phá' Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong?
Toàn bộ lớp vữa và hệ trang trí chung quanh công trình đã bị bóc bỏ để làm lại. - Ảnh: MINH TỰ
Tu bổ nhỏ hay sửa chữa triệt để?
Chiều 11-1, ông Lê Văn Quảng - phó giám đốc phụ trách Phân viện khoa học công nghệ xây dựng tại miền Trung (thuộc Bộ Xây dựng), đơn vị phụ trách việc thiết kế dự án, đã trả lời báo chí về những băn khoăn của dư luân liên quan đến công trình này.
Ông Quảng cho biết “Bia Quốc học” không phải là di tích nên việc trùng tu phải theo qui định như một công trình xây dựng cơ bản. Tuy vậy, việc trùng tu vẫn ứng xử như với một di tích, phương án trùng tu được thực hiện trên cơ sở khảo sát kỹ hiện trạng cũng như yếu tố gốc của công trình.
Ban đầu, đơn vị này đưa ra phương án tu bổ dặm vá những những chỗ hư hỏng, mất mát, với chi phí khoảng 800 triệu đồng. Nhưng cách làm này khiến công trình trở nên chắp vá, hạng mục mới và cũ không ăn khớp nhau, không bền vững lâu dài, nên đơn vị này đưa ra phương án trùng tu triệt để.
Các cơ quan chuyên môn như Sở Văn hóa - thể thao, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đều đồng ý phương án này và chủ tịch UBND TP Huế đã quyết định chọn.
Ông Quảng nói phải xử lý triệt để vì nền móng, mái, lan can... đã bị sụt lún, nứt gãy, xuống cấp nặng; phần họa tiết trang trí bị hư hỏng, bong tróc, mất mát khá nhiều. Với phương án này, vốn đầu tư cho phần trùng tu tăng lên 1,7 tỷ (trong tổng dự án là 2,9 tỷ).
Ông Quảng nói việc trùng tu này không thể đúng 100% nguyên gốc, nhưng đã tôn trọng tối đa yếu tố gốc. Toàn bộ hoa văn trang trí, màu sắc của công trình đều trùng tu theo đúng nguyên gốc, vẫn còn lưu lại trên công trình.
“Nhiều ý kiến cho rằng màu sắc lòe loẹt là do không hiểu. Màu sắc này là dựa vào bảng màu ngũ sắc Huế. Do vôi mới quét nên nó tươi như thế, chỉ một thời gian là màu dịu thôi” - ông Quảng nói.
Huế: Trùng tu hay 'phá' Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong?
Đài tưởng niệm trở thành không gian phục vụ lễ hội - Ảnh: MINH TỰ
Trùng tu hay cải tạo?          
Ông Quảng cho rằng việc sử dụng từ “cải tạo” ở đây là do người lập dự án dùng sai từ ngữ. “Không phải cải tạo mà gọi là tôn tạo mới đúng” - ông Quảng nói.
Tuy nhiên, ông Quảng cũng xác định rằng khoảng 80% công trình đã được bóc bỏ toàn bộ phần nề vữa trang trí bên ngoài để làm lại. Ông Quảng cũng thừa nhận thật chất dự án này là nhằm cải tạo công trình “Bia Quốchọc” thành một không gian để phục vụ lễ hội, nằm trong chuỗi không gian ven bờ sông Hương.
Theo quan sát của chúng tôi, trên thực tế, công trình đã trở nên như một sân khấu lễ hội, không còn dấu tích cũng như công năng của Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong như ban đầu.
TS Trần Đình Hằng cho rằng Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong là công trình mang tính thiêng, cần phải được ứng xử với tinh thần nhân văn và hoà hợp.
“Không thể quan niệm đó là sản phẩm thời thực dân phong kiến, lại chưa được công nhận là di tích về mặt hành chính, mà ứng xử tùy tiện!” ông Hằng nói.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, việc chưa công nhận di tích là sự chậm trễ của cơ quan chức năng. Nhưng dù chưa được công nhận thì giá trị về kiến trúc - mỹ thuật hiển hiện trên công trình cho thấy nó cần phải được bảo tồn.
Vì vậy, theo ông Hoa, việc tu bổ công trình này là quá đúng, và chỉ nên tu bổ những phần bị hư hỏng, có nguy cơ đe dọa đến tính bền vững của công trình, chứ không nên cải tạo mới công trình như thế, vừa làm biến dạng di tích, vừa lãng phí tiền của, công sức.
Huế: Trùng tu hay 'phá' Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong?
Đài tưởng niệm tử sĩ ở Huế trong tạp chí Những người bạn cố đô Huế 1937 - Ảnh: MINH TỰ
“Theo tôi, cách tốt nhất là trùng tu đúng nguyên trạng ban đầu. Đó là Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong do người Pháp xây dựng vào năm 1920.
Đừng vì e ngại công trình này của Pháp xây dựng nhằm tưởng niệm lính Pháp mà né tránh hoặc phủ nhận.
Thời gian gần 100 năm đủ để chúng ta nhìn nhận thực chất và trả công trình này về lại giá trị lịch sử của nó!”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa

Bí thư Thăng: Đưa huyện lên quận để phục vụ người dân nhiều hơn

Bí thư Thăng: Đưa huyện lên quận để phục vụ người dân nhiều hơn

Thứ tư, 11/01/2017 - 18:26

Dân trí Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng khẳng định, việc chuyển từ huyện lên quận không ngoài mục đích có bộ máy phù hợp, phục vụ người dân được nhiều hơn. “Việc này chúng ta làm không phải để chạy theo cái gì cả. Làm để quản lý tốt hơn, đúng hơn, phục vụ người dân được nhiều hơn”, ông Thăng nói.

Tại buổi làm việc với huyện Bình Chánh diễn ra ngày 11/1, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng cùng lãnh đạo các sở, ngành tiếp tục đề cập đến vấn đề đưa huyện lên quận.
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu Sở Nội vụ và các ngành liên quan khẩn trương có báo cáo để đưa Bình Chánh từ huyện loại 2 lên huyện loại 1 nếu đủ tiêu chí, trong khi chờ đợi lộ trình chuyển Bình Chánh lên quận. Ông nhấn mạnh, việc chuyển từ huyện thành quận không ngoài mục đích để có bộ máy phù hợp, phục vụ dân.
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng khẳng định việc chuyển huyện lên quận để phục vụ người dân nhiều hơn
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng khẳng định việc chuyển huyện lên quận để phục vụ người dân nhiều hơn
“Việc đưa huyện lên quận không phải để chạy theo cái gì cả. Làm để quản lý tốt hơn, đúng hơn, phục vụ người dân được nhiều hơn. Cái quan trọng là chúng ta quản lý, bộ máy phù hợp, đô thị tốt hơn”, ông Thăng nói và cho rằng nếu thực sự đã đủ tiêu chí, phù hợp lên quận thì đề xuất các cơ quan có thẩm quyền theo quy trình.
Bí thư Đinh La Thăng nhấn mạnh, TP đã có chủ trương và giao cho Sở Nội vụ. Cụ thể, tiếp tục rà soát lại các tiêu chí, còn tiêu chí nào chưa đạt thì cố gắng. Ông cho biết đã được báo cáo về các tiêu chí mà huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh đang có để chuẩn bị cho lộ trình từ huyện lên quận.
Ông Đỗ Văn Đạo – Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, nếu căn cứ theo nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của quận thì Bình Chánh đã đạt và vượt rất nhiều chỉ tiêu, về quy mô dân số, kinh tế, giáo dục, hạ tầng... Bình Chánh cũng có những chỉ tiêu vượt xa tiêu chuẩn.
Cũng theo ông Đạo, huyện Bình Chánh còn 2 tiêu chí chưa đạt là tỉ lệ người chết sử dụng hình thức hỏa táng và tỉ lệ tuyến văn minh đô thị tính trên tổng số trục phố chính. Ông cũng lưu ý huyện Bình Chánh còn một số xã chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, cần tiếp tục đầu tư để đảm bảo cơ cấu chuẩn đô thị.
Cũng tại buổi làm việc, Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu huyện Bình Chánh tập trung xử lý vấn đề xây dựng trái phép, không phép. Ông hoan nghênh các sở, ngành đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề này, nhất là vấn đề biệt phái cán bộ xuống địa phương giải quyết công việc. “Không làm thay nhưng tăng cường cùng với huyện khắc phục những tồn tại, bất cập. Cả thành phố mà Bình Chánh chiếm hơn một nửa vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, quá nóng”, ông Thăng nói.
Liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, Bí thư Thành ủy đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường cử thêm người về huyện Bình Chánh để hỗ trợ xử lý bãi trung chuyển rác, bố trí thùng rác, nhà vệ sinh công cộng, xử lý rác thải…
“Đây cũng là điểm nóng về môi trường. Bên cạnh đó, dứt khoát hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư di dời. Kiên quyết đã không phù hợp với quy hoạch thì phải chuyển đến khu công nghiệp”, Bí thư Thăng nói và một lần nữa khẳng định, thành phố tạo môi trường kinh doanh tốt, nhưng không để bất cứ một doanh nghiệp nào làm sai luật. Khu dân cư thì không thể để sản xuất công nghiệp được.
 http://dantri.com.vn/xa-hoi/bi-thu-thang-dua-huyen-len-quan-de-phuc-vu-nguoi-dan-nhieu-hon-20170111182302605.htm

Quốc Anh