Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

ĐÊM NHỚ VỀ SÀIGÒN(NGÀY THÁNG CŨ)-TRƯƠNG VĂN KHOA/THY NGUYÊN

ĐÊM NHỚ VỀ SÀIGÒN(NGÀY THÁNG CŨ)-TRƯƠNG VĂN KHOA/THY NGUYÊN

tambut1
logo thi ca1

ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN

Thy Nguyên
Thy Nguyên posted phầy búc
Tác giả Trương Văn Khoa
Trình chơi Âm thanh

saigon8
Café cóc với một người bạn ở một góc phố Đà Nẵng.
Chợt nghe Khánh Ly với “e” giọng nhừa nhựa như ma túy, hút hồn từ một đĩa nhạc rất xưa cũ:
“ Đêm nhớ về Sài Gòn
thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi. 
Những con đường thèm đôi chân vui, 
đã bao lâu chờ đợi. 
Đường im nghe quá khứ trong sầu. 
Đường chia ly vẫn ngóng tin nhau. 
Tình lẻ loi canh thâu…”
Lâu lắm rồi, tôi mới có dịp nghe lại những ca khúc trong “Kinh khổ” của Trầm Tử Thiêng. Ca khúc “Mười năm yêu em” & “Đêm nhớ về Sài Gòn” là 2 ca khúc nổi tiếng được nhiều người biết đến. Nhạc phẩm “Đêm nhớ về Sài Gòn” được viết vào năm 1987 với những ca từ trau chuốt, đầy tình, vốn là kỹ năng nổi trội nhất trong âm nhạc của ông. Hình ảnh của người nhạc sĩ già, mái tóc bạc phơ, ngồi một mình, cô đơn, suy tư trong quán cà phê ở Little Saigon (Mỹ) năm nào khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng.
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng tên thật là Nguyễn Văn Lợi, sinh ngày 01 tháng 10 năm 1937 (tuổi Đinh Sửu) tại Đại Lộc, Quảng Nam. Lúc 10 tuổi, Trầm Tử Thiêng tham gia ca hát ở các vùng quê miền Nam. Sau đó, ông lên Saigon tiếp tục học, cùng sinh hoạt văn nghệ tại các trường học. Năm 1958, Trầm Tử Thiêng tốt nghiệp sư phạm và bắt đầu dạy học. Năm 1985, Trầm Tử Thiêng đến đảo Galang (Indo nesia). Ca sĩ Thanh Thúy là người bảo lãnh cho ông nhập tịch Hoa Kỳ, định cư tại Orange County, California. Trầm Tử Thiêng mất năm 2000, để lại cho chúng ta trên 200 ca khúc với các đề tài về tình yêu, quê hương, chiến tranh và thân phận.
“Re thứ” là hợp âm buồn, khiến chúng ta day dứt, khắc khoải nỗi nhớ cố hương. Đó là con đường nhạt nhoài trong mưa, những quán nhỏ đèn vàng vắng khách, mẹ già và đôi mắt người tình mênh mông:
“…Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song 
Mắt người tình một trời mênh mông
Gợi bao nhiêu cho cùng…”
Sau biến động năm 1975, Trầm Tử Thiêng là người ở lại Sài Gòn. Đời sống lúc bấy giờ dường như làm nhiều người thay đổi. Với Trầm Tử Thiêng không hề có. Ông sống tử tế, trân trọng & nghiêm túc hơn. Thế nhưng, một khi đã từ bỏ quê hương của mình, chỗ khác cho dù có đầy đủ, hạnh phúc đến đâu nữa vần không thể nào thay thế và bù đắp được. Bởi thế, những năm tháng ở Califonia, tình yêu, quê hương & thân phận là nỗi niềm lớn nhất, dày vò ông hàng đêm ở tuổi xế chiều:
“…Yêu mẹ một khối tình quê. 
Yêu em từng bước tình si. 
Đêm đêm mộng thấy đường đi đường về. 
Ta như cậu bé mồ côi. 
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi. 
Cố quên ngày tháng lẻ loi, để lớn…”
Một Sài Gòn hoa lệ, diễm tình. Một Sài Gòn thơ mộng, hiền hoà được lưu giữ trong tâm tưởng của người ra đi, cả người ở lại. Trầm Tử Thiêng không ngoại lệ. Ông đã mang theo bên kia bờ đại dương những hoài niệm về một thành phố đã xa. Trong giấc mơ, ông thấy mình vừa trở lại quê hương, thèm chút ấm, thèm ngồi bên bạn bè, để rồi nhắc lại quãng đời đã đi qua:
“… Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn. 
Thấy mình vừa trở lại quê hương. 
Đã gặp người một trời yêu thương. 
Cho lòng thêm chút ấm.
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau. 
Nhắc chuyện người chuyện đời thương đau. 
Tình chia trong đêm sầu…”
Trương Văn Khoa

Không có nhận xét nào: