Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

700 Bài Nhạc vàng xưa Nghe hoài không chán - Danh Ca Chế Linh, Trường Vũ, Thanh Tuyền, Duy Khánh


https://www.youtube.com/watch?v=sMi8txnaZPE&feature=push-u-sub&attr_tag=3M8hNXJZB_W-epB1%3A6

Nhạc Vàng Xưa Song Ca Danh Ca Hàng Đầu Hải Ngoại - LK Nói Với Người Tình, Nửa Đêm Nguyện Cầu

https://www.youtube.com/watch?v=NqipTVUpoZ4&feature=push-lbss&attr_tag=7cigLnpwYT1nVbsI%3A6

Gs Lê Nguyên Công Tâm: 3 Nguyên Nhân Làm Cho Đảng CSVN Sụp Đổ...



https://www.youtube.com/watch?v=1_5bIyck9pQ&feature=push-prem-sub&attr_tag=zqL4nx80NBxvOhR8%3A6

Liên Hiệp Quốc kỉ niệm 75 năm thành lập trong vô vàn thách thức (VOA)

https://www.youtube.com/watch?v=78uOAhtu7Qs&feature=push-u-sub&attr_tag=IfCxntfsuSbM-jUq%3A6
TRUNG QUỐC MƯA ĐÁ LŨ LỤT 26 tỉnh thành -- Đập Tâm Hiệp xả 2 cửa tràn để an toàn hồ đập


TQ yêu cầu quân đội VN lập tức rút khỏi các đảo – Công hàm Phạm Văn Đồng tới LHQ


TRUNG QUỐC MƯA ĐÁ LŨ LỤT 26 tỉnh thành -- Đập Tâm Hiệp xả 2 cửa tràn để an toàn hồ đập


Tuệ Sỹ: Thanh Sắc Thi Ca

Trích Tuệ Sỹ Văn Thuyển, Tập 3: Văn Học. Hạnh Viên sưu tuyển
Hương Tích Phật Việt xuất bản, 2015

Cám ơn ông hàng xóm
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh.
(Mộng Ngân Sơn)
Niềm vui đơn sơ của nhà thơ ở vào con số 12 đường Bến Chợ là như vậy đó. Tiếng sẻ gọi nhau trong nắng mai thật quá hiếm giữa những âm thanh rộn ràng khác. Trước mặt nhà của nhà thơ Quách Tấn chúng ta, đây là ngôi chợ Đầm của thành phố Nha Trang với lối kiến trúc tân tiến. Nhưng trước kia, chỗ này là một đầm sen. Một cái đầm sen ở ngay giữa thành phố; chúng ta có thể hiểu được tâm sự lạc loài của một nhà thơ nặng tình ấp ủ thiên nhiên như Quách Tấn. Mặc dù vẫn mang những tính chất náo nhiệt của một phố thị kiểu mẫu của thế kỷ này. Nha Trang thỉnh thoảng vẫn trầm mình trong hương sắc diễm lệ của mùa thu. Cho nên nhà thơ của chúng ta vẫn là bóng dáng một lữ khách mùa thu của một thời đại quá khứ còn sót lại giữa những bước chân nhộn nhịp của chúng ta, của thanh niên trưởng thành trong thế kỷ hai mươi:
Áo giũ ngàn sương gió
Lên chùa thăm cố nhân
Non nghiêng thềm bóng xế
Lịu địu bóng nhàn vân.
(Lịu địu, Mộng Ngân Sơn)
Phong cách ấy quả thực có khác với chúng ta trong những thù tạc vãng lai. Chúng ta đến và đi trong âm thanh và tốc độ của cơ khí, ồn ào và vội vã. Do bản chất cơ khí, nghĩa là sự hiện hữu bằng những phản lực bị dồn ép và bị bùng vỡ, mà thời đại chúng ta mang nặng tính chất chiến đấu, bạo động: những nổi loạn trong triết lý, trong văn học; những phong trào quần chúng, những nổi loạn của sinh viên thế giới… Thế thì, thời đại ấy của nhà thơ ấy là thời đại ẩn mình trầm lặng, của một đám mây lơ lửng lồng trong bóng núi nghiêng nghiêng. Là thời đại của một Vương Duy tiễn bạn trong chén rượu Vị Thành, của một Giả Đảo lên núi tìm bạn, hay một Lữ Đường nơi chùa Phổ Lại, một Nguyễn Du trong dãy Hồng Lĩnh?
Đạo dịch nói: ” Thiên nhiên biến động trong bất động. Nếu lửa là biểu tượng cho sự tiến hóa không ngừng, thì núi là biểu tượng cho sự an định, tĩnh chỉ. Cuộc lữ không chỉ duy một mặt là cuộc hành trình vô tận. Nhưng đó là những bước đi trên con đường Đạo – Chân thường vĩnh cửu. Núi có thể được san bằng để cho phố thị mọc lên, biển có thể bị lấp cạn để trở thành xa lộ. Dù đến mức như vậy, mối tương quan bản thể giữa con người và thiên nhiên vẫn tràn đầy trong đồng nhất tính hồn nhiên. Miếng vỏ sò lạc loài trên núi vẫn mang trong bản chất tồn tại của nó một nỗi hoài hương tha thiết, nó mơ về những đợt sóng của trùng dương:
Vỏ sò khô ấp ủ
Niềm băng tuyết đêm sương
Muôn xa bờ bến cũ
Vang vọng sóng trùng dương.
(Ấp ủ, MNS)
Nhà thơ của chúng ta trong một thoáng rung động kỳ diệu nào đó đã đọc ra bản chất tồn tại sâu xa của tạo vật. Cũng chỉ với tâm hồn ấy mới có thể đọc ra những ẩn ngữ ấy trong lớp vỏ vô tri và vô nghĩa ấy.
Tất nhiên nhà thơ vẫn ở trong dòng thác cuộn ào ạc theo bước tiến lịch sử của con người, nhưng trong cuộc hành trình vô tận ấy nhà thơ có thể đạt được tận cùng về bản chất lữ thứ của mình, vì trong tận cùng tâm sự vẫn là một nỗi hoài hương bao la. Quê hương hiện thực của ông ở đâu? Ở trong đất Việt trời Nam này, trong bóng chùa ẩn giữa mây trắng; trong tiếng chuông khuya sớm, những tiếng sáo chiều. Đấy là những hình ảnh, những ” thanh” và ” sắc”, mà thiên nhiên vô hình thực hiện trong cụ thể hữu hình:
Chùa ẩn non mây trắng
Bóng in hàng liễu xanh
Mai chiều chuông đã tạnh
Vòng sóng còn long lanh.
(Tiếng ngân, Giọt Trăng)
Đấy và những gì tương tự như thế đấy, là hình ảnh thiên nhiên đầy tình tự, là khoảng trời xanh tinh khiết còn lại trong đôi mắt long lanh của một nhà thơ trong cảnh xế chiều của chính đời mình, và của cả một thời đại thi ca Việt Nam. Tiếng chuông chùa Hải Đức trên đồi Trại Thủy kia, sát bên thành phố ấy, sớm và chiều vẫn lạc loài, lan xa trong cô độc, trong sự sống của thành phố đang trôi đi dưới những tiếng nổ ròn rã và tốc độ vội vàng của đủ các loại động cơ. Những tiếng chuông lạc loài, một hồn thơ cô quạnh, và còn gì nữa? Những giọt lệ – những giọt lệ đoàn viên trong nỗi hoài thương tha thiết:
Từng giọt châu rơi mắt mẹ hiền
Mừng con lưu lạc trở đoàn viên
Neo thu bến tạnh thuyền sương sóng
In bóng chùa xưa trăng nửa hiên.
(Chuông khuya, Đọng bóng chiều)
Vậy thiên nhiên có nói gì chăng? Thì đấy: bốn mùa đến rồi đi, và rồi lại đến. Nhưng ngôn ngữ của loài người là gì, trên một cung bậc nào đó?

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Giai Thoại Về Một Câu Đối Khó Nhất Việt Nam
Tôi vừa mới đọc trên mạng Internet có kể giai thoại giữa nữ sĩ Hồng Hà Đoàn
Thị Điểm và ông Cống Quỳnh mà trong dân gian gọi là Trạng Quỳnh.
Nữ sĩ ra một vế đối mà ngót hai thế kỷ nay, chưa ai đối chỉnh:
“ Da trắng vỗ bì bạch “
Tôi không được học về chữ Hán chỉ hiểu đại khái: Da là danh từ tiếng Việt,
trắng là tính từ gộp lại là tính danh từ. Vỗ là động từ, bì tiếng Hán cũng gọi là
da chỉ danh từ. Bạch cũng là tính từ tiếng Hán nghĩa là trắng. Bì bạch mang tính
từ xu hướng động nên tôi gọi là tính động từ phát ra tiếng kêu, hay là một phó
trạng từ bổ nghĩa cho động từ vỗ. Bì bạch còn là danh tính từ nữa cho nên vế
thách đối của bà Đoàn thị Điểm cầu kỳ rắc rối đa nghĩa thâm sâu vô cùng mà
cho đến nay, đã làm biết bao nhà nho, nhà văn, nhà thơ phải tốn bao công tốn
sức tìm câu đối lại mà chưa ai đối chính, như đắp cái chăn che kín đầu lại hở
đuôi, thì làm sao mà hy vọng đưọc hú hí với cô Điểm đây? Da trắng cũng có
nghĩa là bì bạch được nối với nhau bởi chữ vỗ, chính bởi chữ vỗ mà tạo ra một
ngữ cảnh cực hay trong cảnh người phụ nữ đang tắm. Nếu viết da trắng là bì
bạch, hay da trắng nghĩa là bì bạch. Thì không còn gọi là văn chương câu đối
Ông Trạng nhà ta đối lại là:
“ Trời xanh màu thiên thanh “
Theo tôi chưa ổn vì màu là hư từ, từ nhẹ không phải là thực từ chỉ động từ, từ
mạnh như vỗ. Trời là thiên như Trạng nói là được nhưng thiên thanh đối chưa
chỉnh với bì bạch vì bì bạch có âm thanh nhưng thiên thanh chỉ là hư từ, như hư
không. Màu thiên thanh rất khó xác định như bì bạch là da trắng. Trời xanh là
màu thiên thanh thì ai mà chả biết, lúc trưa nắng hè là trộn giữa hai màu xanh
biếc, xanh nuớc biển hay xanh lơ rất khó xác định. Trạng đối: Trời xanh là thiên
thanh hay trời xanh nghĩa là thiên thanh, hay trời xanh màu thiên thanh. Nên câu
vế đối của trạng tôi chê dở bởi chữ màu. Nếu ông Cống Quỳnh còn sống tôi xin
ông phải thay vào đó một động từ nào đó cho hợp với ý đồ mơn trớn ghẹo gái
của ông, phải bỏ chữ màu đi mới được. Tôi xin đề nghị: “Trời xanh thấm thiên
thanh “ hay “ Trời xanh cực thiên thanh “ hay “ trời xanh nhuốm thiên thanh
“ hay “ Trời xanh nựng thiên thanh “dứt khoát nên bỏ chữ màu đi để chữ màu
thành ra vô duyên. Làm hỏng cả cái hay cái thâm thúy tình tứ của câu đối đi.
Ông Nguyễn Tài Cẩn là một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng thì đối:
“ Rừng sâu mưa lâm thâm “
Theo tôi vẫn chưa ổn vì rừng là danh từ, sâu chưa hẳn là tính từ chỉ trạng thái
màu sắc, có thể gọi là mạo từ? Cũng chỉ là một hư từ? Lâm cũng là từ Hán chỉ
rừng tương tự như bì với da, hay thiên với trời theo tôi là hay đấy. Lâm thâm
theo tôi là một tính từ ở thể tĩnh không phát ra tiếng động như bì bạch. Còn mưa
chưa hẳn là một động từ như vỗ, mưa rất có thể là một danh từ, sự vật rất cụ thể
tồn tại trong không gian và thời gian. Rừng sâu không phải là lâm thâm như da
trắng tức là bì bạch. Nếu thêm tí mưa vào có thể gọi là lâm thâm. Đồi hoang trái
nhà mảnh vườn cũng mưa lâm thâm kia mà. Theo tôi có thể đối là: “ Rừng sâu
móc lâm dâm “ liệu có được không? Thay chữ mưa bằng chữ móc là một động
từ đối với vỗ của bà Điểm. Đằng ấy vỗ thì tớ đây móc chứ có kém gì. Đằng ấy
bì bạch thì tớ đây lên cơn lâm dâm. Lâm cũng có nghĩa là rừng, chữ dâm là dậm
đọc trại đi để ghẹo cô Điểm. Rừng sâu chả là rừng dậm là gì? Còn mưa theo tôi
là một danh từ chứ không phải động từ. Nói đến mưa là người ta nghĩ đến tên
gọi như các danh từ mây gió hoa lá cỏ cây sông núi v. v…
Thật ra tôi ngẫm thấy ông Nguyễn Tài Cẩn đối còn nhỉnh hơn cụ trạng Quỳnh
nổi tiếng hay chữ nhà ta. Theo tôi ông cống Quỳnh chỉ là người lanh lợi láu cá
trong đám dân đen tầng lớp bình dân. Ông luôn luôn đứng về phía tầng lớp dân
đen để làm thơ đả kích chống lại bọn vua chúa quan lại cường hào mà người ta
phong ông là Trạng chứ văn chương của ông tôi đã đọc so với các ông trạng thật
Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn kém một bực.
Tôi ở nuớc ngoài đã lâu có thể tiếng Việt chưa sành sỏi mong các vị cao minh
chỉ giáo. Cho nên đối lại được nữ sĩ Đoàn Thị Điểm cánh mày râu ta có lẽ đành
phải chắp tay lạy cô Điểm thôi. Không đối được làm sao hy vọng được bồng bế
nàng để mà hôn mà nựng đậy?
Tôi xin đối lại “ Da trắng vỗ bì bạch “ tàm tạm là:
Vế đối 1: “ Lông đen điểm mao hồng “ vì mao cũng là lông như bì và da
Lông đen đối với da trắng, điểm đối với vỗ, mao hồng đối với bì bạch. Đặc biệt
tôi dùng ngay chính tên cô Điểm làm động từ điểm để ghẹo cô. Giá như cô ấy
còn sống thì cũng đến chết thôi với Hà mỗ này.
hay là: “ Lông đen điểm mao tuyền “
hay là :“ Lông đen điểm mao hắc “? Mao hắc đối với bì bạch thì đối được ý chỉ
hiềm nỗi hắc và bạch đều vần trắc cả. Trong câu đối nhiều khi người ta bỏ qua
yếu tố trắc bằng nếu ý đối được hay.
Nhưng nếu ta gọi: “ Lông đen điểm hắc mao “ ? Liệu cô Điểm đã chịu ngả bàn
đèn chưa? Mao đối với bạch chữ cuối thành ra là bạch mao.
Cô Điểm thành ra là Bạch Mao Nữ rồi, không khéo bị cô ta cho mấy cái quốc
vào mặt. Vì dám tỉa cô ấy là lão bà bà. trên rừng xanh núi đỏ. Bạch Mao Nữ là
một nhân vật trong truyện cổ dân gian của Tàu.
Vế đối 2: “Bướm vàng xuyên điệp hồ “ vì bướm cũng là điệp từ Hán, hồ – vàng
chỉ màu sắc. hồ còn nghĩa là bột hồ màu trắng.
Bướm vàng đối với da trắng, động từ xuyên đối với động từ vỗ, điệp hồ đối với
bì bạch
Vế đối 3: “ Suối vàng ngập hoàng tuyền “ Suối vàng cũng có nghĩa là hoàng
tuyền, màu vàng cũng gọi là hoàng tiếng Hán, suối và tuyền cũng là hai danh từ
chỉ khác tiếng Hán đọc ngược lại mà thôi.
Suối vàng đối với da trắng, ngập đối với vỗ, hoàng tuyền đối với bì bạch.
Vế đối 4: “ Tơ hồng mọc sợi non “
Tơ là sợi, hồng là non. Tơ hồng đối với da trắng, mọc đối với vỗ, sợi non đối với
bì bạch.
Gọi là cây nhà lá vườn quấy quá vài chữ cho vui. Nếu có thời gian và có hứng
Lu Hà tôi tìm câu khác đối lại nàng Đoàn Thị Điểm .
14.4.2014 Lu Hà

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Chút Kỷ Niệm Về Ca Nhạc Sĩ Duy Khánh



Cái Bè, Tiền Giang, năm 1978.
Buổi tối trời mưa lất phất, cái rạp hát gần Cầu Đúc đêm nay sáng đèn. Có đoàn ca nhạc từ Sài Gòn về trình diễn. Khán giả ngồi kín rạp nhỏ ước chừng 400 ghế gỗ. Sân khấu cũng nhỏ có hai bên cánh gà màn vải sậm màu đã bắt đầu tơi tả, nhưng duới ánh đèn nhìn cũng còn chu tất. Người ca sĩ tuổi độ trung niên là tiết mục được công chúng rỉ tai mua vé vào xem,và được chờ đợi nhất ở cuối chương trình. Với chất giọng nam sáng khỏe hát tròn vành rõ chữ,mang âm hưởng miền Trung đặc biệt, Ông dễ dàng chinh phục khán giả bằng bài hát cũ Tình nước :
.. Quê hương anh nước mặn đồng chua… bây giờ sau giải phóng được đổi tên là Tình đồng chí. Bài hát “dò la” này được phép trình bày, nhanh chóng thông qua để người ca sĩ bung những tuyệt chiêu sở trường nhạc quê hương lồng trong tình anh lính chiến. Tiếp đó là những ca khúc về người lính ‘chế độ cũ’ :
???? ” Lội bùn dơ băng lau lách xuyên đêm
Sương trắng rơi vai tôi ướt lạnh mềm.
Chim muông buồn rủ nhau bay về đâu.
Ngẩn ngơ lũ vượn gọi nhau..”
Giọng ca DUY KHÁNH lồng lộng như mây trắng Trường Sơn, bao la như ruộng đồng bát ngát..Tiếng hát với âm vực cao rộng, luyến láy tài tình âm sắc miền Trung gió cát, có thể chạy dài tới 21 quãng trường canh, lên cao mà không chói, xuống thấp nốt trầm không hề đục .
” Nào những khi ôm thép súng tê vai
Đăm mắt theo bao hư ảo thở dài
Nơi chốn xa buồn thương mẹ quang gánh
Em còn khêu sáng ánh đèn từ suơng mai”
( Sương trắng miền quê ngoại – Đinh miên Vũ )
Khán giả như bị thôi miên trước giọng ca bất hủ này, mấy bà mấy chị lớn tuổi ngồi nghe mà miệng há ra, như nuốt cả lời ca vào bụng. Họ ngơ ngẩn vì lần đầu được thấy người danh ca trước mặt. Còn ca sĩ ban nhạc thì vừa diễn vừa sợ, vì đây là đoàn hát chui không có giấy phép. Hát xong lập tức di chuyển liền, họ bị cấm hát vì là ca sĩ chuyên hát nhạc lính cũ. Với cấp bậc hạ sĩ quan tâm lý chiến, thuộc bộ CTCT, thì dễ gì mà được hát. Duy Khánh, Nhật Trường, Chế Linh, Thanh Lan .. đều như thế cả..
Trời đêm gần Tết se lạnh, người danh ca như được tiếp sức mạnh từ sự nồng nhiệt của khán giả, như mạnh mẽ thêm. Ông tiếp bài hát đã đóng đinh tên tuổi mình lên hàng đệ nhất ca sĩ tân nhạc Việt Nam. Bài hát này ông không có đối thủ ..Vang mà nghẹn..
???? Con biết bây giờ mẹ chờ tin con.
Khi thấy mai đào nở vàng bên nương.
Năm trước con hẹn mùa Xuân sẽ về
Nay én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa..”
Chạm ngay tới nỗi niềm nhà có người đi học tập cải tạo, những Hoàng Liên sơn, Ba Sao, Suối Máu, Hàm Tân … mấy năm rồi đi thăm nuôi xa biền biệt đày ải .. biết ngày nào về ? Có bà mẹ nào ngồi dưới thầm lau giọt nước mắt.
???? Duy Khánh tên thật là Nguyễn Văn Diệp, sinh năm 1936 tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Tên ông được tiết lộ là ghép giữa tên nhạc sĩ Phạm Duy – một đàn anh trong nghề có sức ảnh hưởng lớn và Khánh tên một người bạn đã chết từ lâu. Thành công từ năm 16 tuổi với giải nhất đài Pháp Á tại Huế với ca khúc Trăng Thanh Bình, ông không theo truyền thống khoa bảng của gia đình mà dấn thân hẳn vào sinh hoạt văn nghệ.
Vào Sài Gòn mảnh đất màu mỡ của những ca sĩ muốn thành danh, Duy Khánh bật lên thành ngôi sao sáng chói với những ca khúc đậm đà tình yêu quê hương – quê nghèo và những mảnh đời dân quê ( Về miền Trung, Tình nghèo, Đêm nguyện cầu, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Ai ra xứ Huế, Thuơng về miền Trung, Sương trắng miền quê ngoại, Hòn vọng phu…)
Ông cũng tham gia sáng tác với số lượng không ít, có rất nhiều bài in dấu trong lòng khán giả. Sở trường của ông là nghiêng về quê hương xứ sở, ít khi là tình cảm trai gái lứa đôi. Bài nào cũng gắn với tình yêu mảnh đất chan chứa yêu thương nơi mình sinh ra và lớn lên cùng tao loạn. Khác với Nhật Trường thế mạnh song song là hát và sáng tác, Duy Khánh thiên về hát nhiều hơn với chất giọng lạ kỳ hiếm có, pha chút âm thanh ngũ cung luyến láy đặc biệt, nhất là những câu có dấu thanh ngã – hỏi ( ~,?) không ai có thể hát giống được .
” Ngoài kia súng nổ, đốt lửa đêm đen, tầm đạn hay tiếng emmmmm…” ( Kẻ ở miền xa ).
Giọng ngân cuối câu của Duy Khánh rất đặc biệt, dài và vang xa trong âm vực rộng, rung nhịp từ trong đáy cổ, gọi là ” đổ hột “, có người không thích vì nó hơi ” mái “, những ai yêu mến thì lại thấy thích mê.
???? Là một quân nhân, lại nằm trong biệt đoàn văn nghệ Trung ương, chung với những nghệ sĩ tài danh khác . Những khi không phải phục vụ tại những tiền đồn xa xôi hẻo lánh, ủy lạo tinh thần binh sĩ, ông lại trở về thủ đô Saigon với những hoạt động ca nhạc riêng mình. Băng nhạc ( Akai, cassette ) TRƯỜNG SƠN từ cuốn 1_ 11 phát hành toàn quốc. Những bản nhạc rời in offset màu rất đẹp lúc bấy giờ (thập niên 60_ 70) của trung tâm này luôn luôn bán hết với các sáng tác của Trúc Phương, Trầm tử Thiêng, Anh Bằng, Trịnh Lâm Ngân, Hoàng Thi Thơ…). Ông cũng hát nhạc của Chế Linh, Nhật Trường, Hùng Cường (ít )., Và ngược lại. Bốn nam danh ca này thời đấy mệnh danh ” Nhạc vàng tứ trụ “. Họ đều là ca sĩ mặc áo lính, dọc ngang khắp nẻo đường đất nước. Kiếm sống cho mình nhưng cũng là phục vụ cho một lý tưởng.
???? Cao ngất Trường Sơn ôm ấp tình ai nước ra sông nguồn .
Tìm về Biển Đông tình yêu thành sông Thái Bình Dương .” ( Biển mặn)
Tuy nhiên cũng có bài Duy Khánh hát không” bắt” ví dụ như” Chiều một mình qua phố” của Trịnh Công Sơn, hay dòng nhạc bán cổ điển ông cũng không hạp. Ngoài Bắc cũng có những giọng nam đặc biệt như Quốc Hương, Trung Kiên .. họ cũng mặc áo lính bên kia bờ chiến tuyến. Nếu quê hương này không có cuộc nội chiến tương tàn mấy chục năm. Quốc Hương âm hưởng giọng khu 5 riêng biệt cũng bừng sáng lên như các anh em bên này vĩ tuyến ?!
???? Trung tâm ca nhạc quận 10, Sài Gòn. Đêm đã dần trôi..
Năm 1987.
Lúc này đây là điểm biểu diễn ca nhạc ngoài trời hút khách mạnh nhất, tưong đương với điểm diễn rạp Xổ số kiến thiết ở quận 1. Danh ca Nhật Trường tới trước. Ông đang ngồi chờ ở hậu trường thì Duy Khánh bước vào .
Lúc này các ông đã được hát chính thức, dĩ nhiên là các bài mới, không được xé rào bài cũ để bị cấm hát nữa. Hai người bạn danh tiếng chào nhau. Họ nói chuyện bằng chất giọng địa phương đặc sệt Quảng Trị và Phan thiết. Duy Khánh sau này bất đắc chí nên ông uống rượu nhiều, sau năm 75 còn gì rượu Tây, uống toàn thứ độc dược thuốc rầy be bét. Lại có tật sát giờ hát mới tới điểm diễn, người ta chờ ông chứ ông không chờ ai hết. Cỡ Nhật Trường lừng lẫy, hát – viết song toàn, độ phủ sóng có phần rộng hơn, mà cũng nhường Duy Khánh .
-“Anh hát trước đi “.
Duy Khánh lên sân khấu và ngân nga…
Tôi hát bài ca ngợi cả cây lúa..
Và người trồng lúa cho hôm nay
(Bài ca cây lúa – Hoàng Vân)
Ông hát nhạc đỏ mà vẫn nghe nồng nàn như thường, sau ngày đứt phim, rất nhiều ca sĩ nhạc vàng vì miếng cơm manh áo phải đi hát nhạc đỏ để kiếm tiền sinh sống. Khi ông hát thì hoàn toàn đèn sáng, không chớp tắt, múa minh họa tai họa gì cả nhé. Với chuyện nhường bài của ca sĩ hàng top chạy cả chục show một đêm, 10 phút chờ là nể nang nhau lắm, là cắt đi phần mình đó. Nhưng họ tôn trọng nhau, đó là lối cư xử của bậc đàn anh quý tài yêu nết với nhau. Chuyện này chính mắt tôi trông thấy.
???? Với gia tài âm nhạc đồ sộ, hoạt động lúc nổi lúc chìm, hơn 20 album trước và sau 1975, từ trong mảnh đất quê hương ra tới hải ngoại. Cùng chương trình ca nhạc “Trường Sơn show” cá nhân ăn khách bậc nhất của đài số 9 THVN trước 75, sánh ngang với các chương trình tạp lục Hoàng Thi Thơ, show Thẩm Thuý Hằng, kịch Kim Cương, kịch Sống Tuý Hồng, cải lương Dạ Lý Hương, show Tiếng hát đôi mươi của Nhật Trường. Danh ca Duy Khánh với nội lực giọng hát vô đối mạnh gấp hai người khác, hát dễ dàng như người ta nói, chất giọng trăm năm có một..
” Vang vang như tiếng trống Cổ thành trên đồi Vọng Cảnh ” ( Phạm Duy).
Đã in dấu sâu đậm vào lòng người dân Việt khắp nơi bất kể chính kiến vào mọi thời điểm – mọi không gian, mãi mãi là một thứ tài sản quốc gia không thể thay thế.❤ Hiện tượng Duy Khánh mania với ba mặt : thanh – sắc – tài hoàn hảo. Vừa viết vừa hát vừa là người tổ chức ( production). Vàng ròng người ta cất trong ngân hàng két sắt còn Ông cất trong cổ họng mình, ngân nga luyến láy tài tình, chuốt từng từ rất kỹ. Ở Duy Khánh không có style nỉ non nhão nhẹt như người khác. Mà kiểu hát tròn vành rõ chữ chân phương như chan tình cảm vào mỗi lời ca. Pha chất hùng của nhạc lính mà cũng phảng phất chút bi của quê hương Việt Nam đau khổ, những mất mát chia ly của con người trong cuộc chiến được diễn xuất ngoại hạng qua tiếng hát ông, không làm bi lụy nản chí, mà chỉ thoáng chút bùi ngùi nhân văn.
???? ” Về đây hoa lá cỏ cây cũng buồn theo tháng ngày
Trở lại xóm đạo còn đâu người yêu ôi hoang vắng đìu hiu
Nhặt cành hoa trắng xót xa tôi cài lên trên nấm mộ xanh cỏ lá
Em ơi em ơi nhớ hoài nhớ nhau muôn đời
Vì chinh chiến ngược xuôi nên tôi cách xa em rồi ”
( Người em Xóm đạo – Bằng Giang)
☘️ Thật là tài năng không đối thủ. Ông cũng là người chung thủy, lần lượt hai đời vợ với năm đứa con, nhưng hông có người nào hoạt động văn nghệ chuyên nghiệp như bố. Những ngày khi ra được nước ngoài, ông vẫn đau đáu nỗi lòng nhớ thương quê cũ nơi chôn nhau cắt rốn. Nơi đã sản sinh và tạo dựng một tài năng kiệt xuất.
Mơ một ngày về được hát tự do trên quê hương với bạn bè chí cốt. Như trong bài hát Xin anh giữ trọn tình quê, ngỡ là lời tiên tri .
“Ngày mai ta xa nhau rồi
Nhưng tin trong đời anh vẫn còn gặp tôi
Quê cũ mừng vui ..”
Ông không còn cơ hội nào để quy cố hương.
☸ DUY KHÁNH mất ngày 12/2 /2003 tại bịnh viện Fountain Valley, quận Cam, bang California.
Hưởng thọ 66 tuổi.☸
Kết thúc ánh sáng một ngôi sao Bắc Đẩu rạng ngời ngời. Người đời sẽ nhớ mãi người con Quảng Trị quê nghèo mà chân chính.
???? ” Tôi sinh ra giữa lòng miền Trung, miền thuỳ duơng, ruộng hoang nước mặn đồng chua, thôn xóm tôi sống đời dân cày ”
( Tình ca quê hương – Duy Khánh sáng tác năm 1966.
☘ Tuấn Tony viết xong một đêm rạng sáng tháng 5/2018, mùa đông Sydney). Để dân ta cùng nhớ tiếc một tài năng trăm năm có một. Con xin lạy Chú !!!!

Phạm Công Thiện: Trách Nhiệm Của Tuổi Trẻ Việt Nam Với Quách Tấn

Đối với Quách Tấn, tôi đã nói hết những gì cần nói trong hệ TƯ TƯỞNG. Tản Đà chấm dứt thế kỷ 19 và Quách Tấn là thi hào vĩ đại nhất ở thế kỷ 20. Cho mãi đến năm 1970 này, tôi cũng chưa thấy ai đủ sức mạnh tâm linh đứng ngang hàng Quách Tấn.
Từ năm 1932, ngày “trọng đại” mà Hoài Thanh cho rằng “một cuộc cách mạng về thi ca đã nhóm dậy” ngày đó, đối với tôi, cũng chính là ngày tang tóc của cảm thức tâm linh Việt Nam.
Trước năm 1932, cảm thức tâm linh Việt Nam đã bị Tàu đục khoét cho đến độ tan rã, chỉ có Tản Đà là người cuối cùng cứu vớt lại, sau năm 1932 chỉ còn Quách Tấn cứng đầu đi tới và tàn bạo khinh miệt tất cả cuồng phong từ Tây phương thổi tới.
Đứng bên Quách Tấn có Hàn Mặc Tử, mặc dù Hàn Mặc Tử là một nhà thơ Tây phương hơn cả những nhà thơ Tây phương vĩ đại ở Tây phương, nhưng nhờ định mệnh tàn khốc và cơn đau linh thiêng đã xô đẩy Hàn Mặc Tử đến cảm thức hố thẳm toàn triệt của buổi chiều vàng vọt ở Đông phương; nhờ thế, Hàn Mặc Tử đã đến kịp với Quách Tấn trong tiết nhịp vĩnh cửu của Việt Nam.
Hàn Mặc Tử đi xuống và Quách Tấn đi lên, giống như sự lên và xuống, cả – Heraclite và Larmenide: hai người chỉ là một, một người đau một lần rồi chết rồi một người đau suốt đời rồi chết một lần. Hai người đã nhìn thấy vĩnh cửu trong một lần đau và một lần chết. Song, ĐAU và CHẾT có nghĩa gì đối với hai đứa con Đông phương nhất của Đông phương. Việt Nam nhất của Việt Nam.
Đang lúc cả một thời đại đâm đầu ngu xuẩn chạy theo Tây phương từ thơ Mới đến thơ Tự Do, chỉ có một người điềm nhiên bất động đứng lại với – quê hương: QUÁCH – TẤN.
Hôm nay tôi không muốn nói thể thơ mà thôi, tôi muốn nói cả – Hồn thơ: có ai cảm nhận hồn thơ Dân tộc như Quách Tấn ? Có ai cảm dưỡng hào khí của Thiền tông Việt Nam như Quách Tấn? Quách Tấn xứng đáng là kẻ nối dòng của Không lộ thiền sư, Vạn hạnh thiền sư, Ngộ ấn thiền sư và tất cả những thiền sư thi sĩ đã nuôi dưỡng linh hồn của cả một dân tộc, linh hồn của một Lý Thường Kiệt đánh Tống và Trần Hưng Đạo đánh Nguyên. Sau Nguyễn Du, sau Tản Đà, chỉ còn có Quách Tấn, và Quách Tấn còn hơn cả Nguyễn Du và Tản Đà vì chính Quách Tấn đã chịu thảm kịch bi đát nhất gấp trăm ngàn lần Nguyễn Du và Tản Đà, Nguyễn Du chỉ chịu đựng cảm thức tan nát của Trung hoa, Tản Đà chỉ chịu đựng cảm thức tan nát của Trung hoa và Tây phương , còn Quách Tấn lại chịu đựng cảm thức tan nát của Trung hoa, Tây phương cận đại và Tây phương hiện đại, Tây phương của Hippies và nôn mửa.
Hàn Mặc Tử là một người chịu ảnh hưởng Tây phương một cách sâu thẳm và tốt đẹp nhất; ở Việt Nam tôi chỉ thấy một người Ki-tô giáo đúng nghĩa ; Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử là người tín hữu Ki-tô giáo duy nhất : Kierkegaard đã đau đớn vì không tìm thấy một tín hữu Ki-tô giáo như vậy ( nếu Kierkegaard còn sống đến thế kỷ 20 và gặp thấy Hàn Mặc Tử thì chắc chắn Kierkegaard chết một cách thỏa mãn).
Còn Quách Tấn là một Phật tử trọn vẹn, đã thu tóm tất cả những thơ mộng của Phật giáo vào trong cuộc đời trầm lặng của mình. Quách Tấn đã đi ngược lại tất cả phong trào thời
Tất cả thi sĩ Việt Nam từ tiền chiến cho đến bây giờ đều là một lũ hèn họ chạy theo ngoại bang bằng cách này hay cách khác. Quách Tấn là người duy nhất can đảm lì lợm sống chết với những gì còn lại với quê hương.
Thẩm mỹ học Tây phương đã thành tựu trong trận chiến tranh Việt Nam sau Rimbaud và Hoelderlin, Tây phương đã lặng chìm. Rimbaud ước mộng trở về Đông phương nguyên vẹn và Hoelderlin mơ mộng quay về với nguồn sông Indus ở Ấn Độ. Đang khi đó một lũ vong bản đua đòi chạy theo xác chết của Tây Phương; từ đám thơ mới tiền chiến ở Việt Nam cho đến đám thơ tự do ở miền Nam tất cả đám thi sĩ hèn mọn đều là những kẻ tiếp tay cho Tây phương tàn phá Việt Nam.
Những gì tôi nói hôm nay về Quách Tấn, tôi nói với tất cả thẩm quyền của một kẻ hiểu biết Tây phương nhiều nhất.
Tôi không muốn nói nhiều, tôi xin để lại trách nhiệm cho thanh niên Việt Nam hiện nay, trách nhiệm của những đứa con dân tộc đối với một thiên tài can đảm đã chịu đựng một mình, nuôi dưỡng một mình tất cả di sản tâm linh cao cả nhất của quê hương.
PHẠM CÔNG THIỆN
(Viện Đại học Vạn Hạnh 29/7/1970)