Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này

VÂN TRANG - DESIGN: HUYỀN TRANG, THEO TRÍ THỨC TRẺ 00:08 04/04/2020

https://kenh14.vn/bi-phan-doi-kich-liet-tac-gia-chu-viet-nam-song-song-40-len-tieng-chi-mat-3-buoi-hoc-la-thanh-thao-kieu-chu-moi-nay-20200401233528642.chn

Bộ chữ Tiếng Việt không dấu "Chữ Việt Nam song song 4.0" sau khi được cấp bản quyền đã gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội. Nhiều người cho rằng bộ chữ thiếu tính thực tế, thừa thãi và thậm chí rắc rối vì có quá nhiều quy tắc.

Viện Ngôn ngữ học Việt Nam từ chối thẩm định “công trình chữ VN song song 4.0” 

Ngày 25/3, Công trình chữ Quốc ngữ cải tiến của anh Kiều Trường Tâm và đồng tác giả - thầy Trần Tư Bình chính thức nhận được bản quyền số 1850/2020/QTG từ Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kiểu chữ này được đặt tên là "Chữ Việt Nam song song 4.0".
Công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" là sự kết hợp giữa "Chữ Việt Nhanh" của tác giả Trần Tư Bình và "Ký Hiệu Dấu" của tác giả Kiều Trường Lâm khi dùng 18 chữ cái thay cho các dấu phụ, dấu thanh cho phép người dùng đọc được chữ Việt không dấu lưu loát một cách trọn vẹn nhất. Riêng chữ "Việt Nam" được viết tắt thành "VN" vì còn cần xin ý kiến Quốc hội về tên.
Công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" được cấp bản quyền đã thể hiện sự sáng tạo và công sức tìm tòi của hai tác giả. Tuy nhiên, tính thực tế của kiểu chứ mới hoàn toàn không được đánh giá cao vì quá nhiều quy tắc và chưa tính đến thói quen, tâm lý sử dụng ngôn ngữ hiện nay. Vậy nên sau khi công bố trên mạng xã hội, bộ CVNSS 4.0 đã ngay lập tức nhận về nhiều chỉ trích kịch liệt vì tính phi thực tế của công trình.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 1.
Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan được ông Trần Tư Bình viết bằng kiểu chữ mới CVNSS 4.0 (Ảnh: NVCC)
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 2.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 2.
Ông Trần Tư Bình và đồng tác giả - Kiều Trường Lâm. (Ảnh: NVCC)
Tuy nhiên, sau khi được cấp phép bản quyền, hai tác giả cũng mong muốn công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" sẽ sớm được ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Đồng thời nhóm tác giả cũng mong muốn có thêm nhiều chuyên gia thẩm định để có thể đánh giá chính xác về giá trị của công trình.
Chỉ mất 3 buổi để thành thạo đối với trình độ học sinh lớp 12
Sau khi công bố toàn bộ nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông, nhóm tác giả vấp phải không ít ý kiến trái chiều từ dư luận. Nhiều người cho rằng công trình này là phi thực tế, ảnh hưởng đến cách luyến láy âm của chữ Quốc ngữ thường có. Bên cạnh đó, một số ý kiến cũng chỉ trích loại chữ này thừa thãi và rắc rối vì có quá nhiều quy ước.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 3.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 3.
Nhiều ý kiến trái chiều dưới bài đăng của hai tác giả công trình CVNSS 4.0. (Ảnh cap màn hình)
Trước các luồng ý kiến trái chiều, tác giả Trần Tư Bình cho biết hai tác giả đã chuẩn bị sẵn tinh thần "ăn chửi" trước khi công bố lên MXH: "Hơn 10 năm qua tôi đăng bài giới thiệu vào các diễn đàn cũng bị dân mạng ném đá tục tĩu nên cũng quen rồi. Bản thân bạn Trường Lâm cũng biết việc này và cũng đã chuẩn bị tinh thần khi cả hai bắt đầu làm việc và công bố".
Tác giả cho biết phần lớn ý kiến của dân mạng nêu ra khi chưa thực sự hiểu về bản chất của kiểu chữ mới: "Chữ Viết Nhanh có tất cả 34 quy ước rút gọn tối ưu từ chữ Quốc ngữ. Sau khi nắm vững 34 quy tắc này, ta chỉ cần học thuộc 18 chữ cái thay cho các dấu phụ (dấu: nón, móc, trăng) và các dấu thanh (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) là có thể viết được CVNSS 4.0. Như vậy tổng cộng 52 quy ước trong CVNSS 4.0. Vì có đến 52 quy ước nên ai đọc lướt chắc chắn sẽ thấy dài và khó hiểu".
Tác giả Trần Tư Bình cho biết thêm: "Trung bình, học 3 buổi là thành thạo đối với trình độ học sinh lớp 12. Đó là một buổi học lý thuyết Chữ Viết Nhanh, 1 buổi học CVNSS 4.0 và buổi thứ 3 thực hành gõ sẽ thành thạo. Các ý kiến trái chiều chỉ vì họ chưa quen, không ảnh hưởng đến việc sáng tạo chữ viết của tôi và Trường Lâm. Bây giờ, hai chúng tôi nhìn kiểu chữ mới này thi đọc nhanh như khi đọc chữ Quốc ngữ vậy".
Tác giả cho biết so với chữ Quốc ngữ, kiểu chữ mới này có một số tính năng ưu việt hơn: "Chữ VN Song Song 4.0 cũng có thể tích hợp vào các bộ gõ để bung ra chữ quốc ngữ và có thể tiết kiệm thời gian gõ khoảng 25-30%. Trong một văn bản trên giấy A4, số lượng chữ cái ở chữ Quốc ngữ gần như tương đương với số lượng của CVNSS. Bên cạnh đó, CVNSS 4.0 ra đời sẽ khắc phục được nhược điểm gây hiểu lầm trong CQN viết không dấu khi sử dụng trên điện thoại, zalo, chat..."
Nhóm tác giả cũng mong muốn sẽ có thêm nhiều chuyên gia thẩm định để có thể đánh giá đúng hơn về giá trị của công trình. Hiện tại đã có ông Bùi Đăng Bình hiện đang làm ở Viện Ngôn Ngữ học đồng ý gặp mặt để trao đổi nhưng vì dịch cúm nên chưa thực hiện được.
Thời gian tới, ông Trần Tư Bình sẽ dành thời gian để nghiên cứu kỹ và vắn tắt lại cách sử dụng CVNSS 4.0. Bắt đầu từ tháng 6/2020, tác giả cũng tổ chức cuộc thi có thưởng trên website của chính mình. Còn tác giả Kiều Trường Lâm sẽ dạy online cho khoảng 10 người ở Hà Nội để rút kinh nghiệm. Tương lai, Trường Lâm muốn tổ chức giới thiệu kiểu chữ mới trong một vài buổi học ngoại khóa ở các trường ĐH, Cao đẳng.
Tác giả Trần Tư Bình cũng chia sẻ thêm về tính ưu việt của công trình "CVNSS 4.0".
So với chữ Quốc ngữ (CQN) thì Chữ Việt Nam song song 4.0 (CVNSS4.0) có những đặc biệt và tính năng ưu việt sau đây:
- CVNSS4.0 là kiểu viết hay gõ chữ Việt không có dấu phụ và dấu thanh nào nhưng rất gọn và nhanh. Trong một văn bản trên trang giấy A4, số lượng chữ cái ở CQN gần như tương đương với số lượng của CVNSS.
- Nếu viết tin nhắn CQN không dấu trên điện thoại, messenger, zalo, chat... nhiều lúc đọc không dấu sẽ gây hiểu nhầm. CVNSS 4.0 ra đời sẽ khắc phục được nhược điểm gây hiểu lầm trong CQN viết không dấu.
- CVNSS 4.0 có thể gõ chữ Việt mà không cần phần mềm nào và có thể gõ bất cứ môi trường nào. Có thể tiết kiệm 25-30% so với kiểu gõ Telex hay các kiểu gõ khác bung ra CQN. Vì vậy CVNSS 4.0 vừa có thể là công cụ cho phép người sử dụng viết chữ không dấu cho phép đọc được, mà còn có thể cài đặt trong bộ gõ để bung ra CQN.
- CVNSS 4.0 là chữ viết không dấu chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh và trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho CQN. Nó cho phép người sử dụng đọc được lưu loát trọn vẹn vì trong CVNSS 4.0 có sự biến đổi linh hoạt giữa các vần chữ Việt Nam và có sự luân chuyển giữa các ký diệu dấu, tạo ra chữ viết
có độ chính xác cao giúp người sử dụng nhận biết được mặt chữ và đọc được.
- CVNSS là một cách viết chữ song song với CQN, không ảnh hưởng đến CQN.
Không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ
Theo tác giả, sở dĩ tên gọi của kiểu chữ mới là "Chữ Việt Nam song song 4.0" là vì đây không phải chữ viết thay thế chữ Quốc ngữ mà chỉ là một kiểu chữ viết tay hoặc nhắn trên màn hình, máy tính. Kiểu chữ sẽ cho phép người dùng đánh không dấu rất nhanh mà không phải lo về sự hiểu nhầm ý nghĩa, khiến việc đánh máy trở nên nhanh và dễ dàng mà không cần thông qua phần mềm nào.
Tác giả Trần Tư Bình khẳng định không hề có mục đích cải tiến chữ Quốc ngữ: "Gọi là Chữ Việt Nam song song vì chúng tôi không có tham vọng dùng nó thay thế chữ Quốc ngữ như một số thông tin thời gian gần đây. Bộ chữ của chúng tôi chỉ là một loại chữ viết tắt không dấu, dùng song song với chữ Quốc ngữ. Đó là cách viết tay hay viết trên điện thoại và không cần dùng bất cứ phần mềm nào".
Cách viết Chữ Việt Nam song song 4.0 theo bản hướng dẫn mới nhất của tác giả Trần Tư Bình
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 5.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 6.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 7.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 8.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 9.
Bị phản đối kịch liệt, tác giả “Chữ Việt Nam song song 4.0” lên tiếng: Chỉ mất 3 buổi học là thành thạo kiểu chữ mới này - Ảnh 10.
(Ảnh: NVCC)

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Khi mẹ còn sống, anh em là một gia đình; Khi mẹ qua đời, chúng ta chỉ còn là người thân: Đọc thấy cay mắt

Thứ tình cảm duy nhất không bao giờ vơi cạn có lẽ chỉ có thể là tình yêu thương của mẹ. Thứ vướng bận sâu thẳm trong trái tim của chúng ta đó chính là ngôi nhà đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn…
Nếu như có ai đó hỏi bạn “Nhà bạn ở đâu”, bạn sẽ trả lời như thế nào? “Nhà” rốt cuộc là căn phòng cũ dưới quê nơi cha mẹ đang chờ, hay là căn chung cư thành phố nơi mà ta đang ở?
Giống với nhiều người khác, năm 18 tuổi tôi lên đại học, từ lúc đó tôi bắt đầu rời xa ngôi nhà mang ý nghĩa truyền thống của mình. Thoáng chốc, tôi đã xa nhà được 12 năm.
Có mẹ là có gia đình
Hầu hết chúng ta đều có một tuổi thơ để nhớ về, một thứ hạnh phúc đáng để chúng ta nhớ lại. Thời niên thiếu hạnh phúc đó đến từ nụ cười của mẹ, đến từ sự trông nom chăm sóc của mẹ. Khi trong nhà không còn mẹ nữa thì bạn sẽ khó thấy được nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt của mình nữa.
Thuở ấu thơ…
Khi còn nhỏ, cả ngày đùa nghịch ở bên ngoài, chỉ đến khi đói rồi, mệt rồi bạn mới biết đến hai từ “về nhà”. Việc đầu tiên bạn làm khi về nhà đó là tìm mẹ, câu nói đầu tiên khi bước vào nhà đó là hét lên “mẹ ơi”.
Khi đó chỉ cần nhìn thấy bóng lưng bận rộn của mẹ, nghe được lời hồi đáp của mẹ là trong lòng liền yên bình lạ thường. Và thế là, bạn bắt đầu tìm đồ ăn. Ăn uống no say, rồi lại chạy đi chơi.
Đến khi lớn rồi, việc đầu tiên bạn làm khi bước vào nhà vẫn là tìm mẹ, chưa kịp đặt chiếc ba lô trên vai xuống đã tìm vội vã tìm mẹ khắp nơi. Mẹ nhìn thấy, bèn cười nói “Đứa trẻ ngu ngốc này, sao không bỏ ba lô ra cho đỡ mệt”. Có lẽ mẹ không biết rằng, khi tìm mẹ thì chúng con không biết mệt là gì.
Khi bạn có gia đình nhỏ của mình rồi, rảnh rỗi là bạn lại nghĩ “đi đâu thì thích đây?”.  Thế là bạn liền trở về nhà. Tôi vĩnh viễn không bao giờ có thể thoát ra được sự mong chờ được trở về ngôi nhà này.
Mở cửa nhà đi vào, mẹ không ở nhà, cha đón chúng tôi vào và cùng nhau nói những chuyện trong cuộc sống. Tuy nhiên ánh mắt của tôi vẫn thường xuyên nhìn ra cửa để chờ mẹ về.
Khi mẹ đẩy cửa bước vào, trong lòng tôi mới có được cảm giác chân thực. Cứ như vậy, cho dù là ở đâu, bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào, tôi luôn nghĩ đến muốn về thăm nhà, khi về đến nhà rồi thì tiếng gọi đầu tiên vẫn luôn là “mẹ”.
Đó chính là niềm hạnh phúc của cuộc sống.
Nơi nào có mẹ nơi đó chính là nhà…
Kỳ thực, gia đình và mẹ chính là như vậy, luôn khắc ghi sâu trong tận đáy lòng của mỗi một đứa con. Càng lớn, mọi người sẽ càng hiểu rằng, dẫu cho tuổi tác làm thay đổi diện mạo, dẫu cho thế gian này thay đổi lớn như thế nào, thì thứ duy nhất không bao giờ thay đổi chính là cảm giác không thể tách rời với ngôi nhà và tình yêu vô bờ bến, bất tận của người mẹ đối với mình.
Có mẹ bên cạnh bạn có thể vững tâm tự mình khám phá thế giới, yên tâm đặt ra lí tưởng của bản thân tiến lên phía trước. Bạn vốn không thể đi một mạch tới đích, nhưng khi mỏi mệt luôn có một bến đỗ yên bình đợi bạn đó là gia đình, ở đó có mẹ đang chờ mong bạn hàng ngày.
Khi bạn đã trở thành người quyền cao chức trọng có địa vị, đặc biệt là khi sự nghiệp của bạn đã có những thành tựu nhất định hoặc là bạn trở thành một người đầu đội trời chân đạp đất, có thể hô mưa gọi gió, lúc đó bạn sẽ vội vã đi tìm một chỗ dựa tinh thần cho mình. Mà chỗ dựa tinh thần an toàn nhất, lâu dài nhất và đáng tin cậy nhất vẫn là mẹ và gia đình của bạn.
Có một người phụ nữ như thế….
Có người nói rằng, sau sự thành công của một người đàn ông nhất định có bóng hình của một người phụ nữ vĩ đại. Nếu đúng là như vậy thì trong số những người phụ nữ đó đầu tiên chắc chắn phải là mẹ.
Vào thời khắc tòa tháp đôi của Mĩ sụp xuống, một thương nhân có khối lượng tài sản khổng lồ nhận thức được đây là ngày tận thế của mình, thứ mà ông ấy nghĩ đến không phải là tài sản phía sau mình, mà là muốn gọi cho mẹ để nói câu nói đẹp nhất trên thế giới này “Mẹ, con yêu mẹ!”.
Vào khoảnh khắc nguy hiểm nhất, tình yêu giữa người mẹ và con cái đã xua đi những đám mây ảm đạm để phát ra một thứ ánh sáng rực rỡ. Sự vĩ đại của nhân cách con người đã dừng lại ở thời khắc đó.
Có thể khẳng định, gia đình, mãi mãi không bao giời rời xa bạn! Cho dù là cách xa trăm núi nghìn sông, muôn trùng sóng bể thì bóng hình của mẹ luôn theo sát hành trình của bạn, sự tận tâm của mẹ chính là lý do để bạn vượt qua tất cả để trở về nhà.
Thứ tình cảm mà nhân loại không bao giờ lung lay một chút nào có lẽ đó chính là tình yêu thương của mẹ. Thứ vướng bận tận sâu trong trái tim của chúng ta đó chính là ngôi nhà đã sinh ra và nuôi dưỡng bạn. Chỉ cần có mẹ là có gia đình!
Đúng vậy! Khi mẹ còn sống, anh em là một gia đình; Khi mẹ qua đời, chúng ta chỉ còn là người thân! Những người còn có mẹ, cho dù bạn có bận đến mức nào nhưng nhất định phải sắp xếp thời gian để về nhà thăm mẹ, và hãy nói: Mẹ ơi! Con mãi yêu mẹ.
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”