Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

Điều khoản dịch vụ bổ sung của Google Maps/Google Earth

Sửa đổi gần đây nhất: Ngày 21 tháng 1 năm 2019
Cảm ơn bạn đã sử dụng Google Maps và Google Earth ("Google Maps/Google Earth").
Google Maps/Google Earth cho phép bạn xem và sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau, bao gồm bản đồ và dữ liệu địa hình, hình ảnh, danh sách doanh nghiệp, thông tin giao thông, bài đánh giá và các thông tin liên quan khác do Google, người cấp phép và người dùng của Google cung cấp ("Nội dung").
Bằng cách truy cập, tải xuống hoặc sử dụng Google Maps/Google Earth, nghĩa là bạn đồng ý với:
  1. Điều khoản dịch vụ của Google ("Điều khoản chung");
  2. các Điều khoản dịch vụ bổ sung này của Google Maps/Google Earth ( "Điều khoản bổ sung của Maps/Earth");
  3. Thông báo pháp lý của Google Maps/Google Earth ("Thông báo pháp lý"); và
  4. Chính sách bảo mật của Google ("Chính sách bảo mật").
Vui lòng đọc kỹ mỗi một trong bốn tài liệu này, bắt đầu với Điều khoản chung. Điều khoản chung làm rõ, ví dụ: quyền sở hữu trí tuệ trong nội dung bạn tải lên và trách nhiệm của bạn khi sử dụng nội dung của Google hoặc nội dung của bên thứ ba hoặc khi sử dụng Google Maps/Google Earth trong khi lái xe.
Chúng tôi gọi chung Điều khoản chung, Điều khoản bổ sung của Maps/Earth, Thông báo pháp lý và Chính sách bảo mật là "Thỏa thuận". Thỏa thuận là một hợp đồng ràng buộc giữa bạn và Google liên quan đến việc bạn sử dụng Google Maps/Google Earth.
  1. Giấy phép. Dựa trên việc tuân thủ thỏa thuận này của bạn, Google cấp cho bạn một giấy phép không độc quyền, không thể chuyển nhượng để sử dụng Google Maps/Google Earth, bao gồm các tính năng cho phép bạn làm những việc sau đây:
    1. xem và chú thích vào bản đồ;
    2. tạo tệp KML và lớp bản đồ;
    3. hiển thị công khai Nội dung trực tuyến với sự ghi nhận tác giả phù hợp, trong video và trong ấn bản; và
    4. làm nhiều việc khác được mô tả trong trang quyền Sử dụng Google Maps, Google Earth và Chế độ xem phố.
  2. Hành vi bị nghiêm cấm. Việc bạn tuân thủ Mục 2 này là một điều kiện của giấy phép được cấp trong Mục 1. Khi sử dụng Google Maps/Google Earth, bạn không được (hoặc cho phép những người hành động thay mặt bạn):
    1. phân phối lại hoặc bán bất kỳ phần nào của Google Maps/Google Earth hoặc tạo sản phẩm hoặc dịch vụ mới dựa trên Google Maps/Google Earth (trừ khi bạn sử dụng API của Google Maps/Google Earth theo điều khoản dịch vụ của chúng);
    2. sao chép Nội dung (trừ khi bạn cho phép làm như vậy theo trang quyền Sử dụng Google Maps, Google Earth và Chế độ xem phố hoặc luật sở hữu trí tuệ hiện hành, bao gồm cả "sử dụng hợp lý");
    3. tải xuống hàng loạt hoặc tạo nguồn cấp dữ liệu hàng loạt của Nội dung (hoặc cho phép bất kỳ ai khác làm như vậy);
    4. sử dụng Google Maps/Google Earth để tạo hoặc bổ sung bất kỳ tập dữ liệu nào liên quan đến lập bản đồ (bao gồm tập dữ liệu lập bản đồ hoặc điều hướng, cơ sở dữ liệu danh sách doanh nghiệp, danh sách gửi thư hoặc danh sách tiếp thị từ xa) để sử dụng trong một dịch vụ thay thế cho dịch vụ về cơ bản gần giống với Google Maps/Google Earth;
    5. sử dụng bất kỳ phần nào của Google Maps/Google Earth cùng với các sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác cho hoặc kết hợp với điều hướng thời gian thực hoặc điều khiển xe tự động, ngoại trừ thông qua một tính năng cụ thể do Google cung cấp, chẳng hạn như Android Auto hoặc Gửi tới ô tô;
    6. thiết kế đối chiếu hoặc tìm cách trích xuất mã nguồn từ Google Maps/Google Earth hoặc bất kỳ phần mềm nào có liên quan, ngoại trừ trường hợp hạn chế này bị cấm rõ ràng bởi luật hiện hành;
    7. xóa, che hoặc thay đổi bất kỳ điều khoản dịch vụ nào của Google hoặc bất kỳ liên kết nào đến hoặc thông báo về những điều khoản này hoặc bất kỳ thông báo nào về bản quyền, nhãn hiệu hoặc các quyền sở hữu khác; hoặc
    8. làm bất cứ điều gì không thích hợp, bất hợp pháp hoặc vi phạm quyền của người khác (bao gồm cả quyền riêng tư, quyền công khai và quyền sở hữu trí tuệ của họ).
  3. Điều kiện thực tế; sự chấp nhận rủi ro. Khi bạn sử dụng dữ liệu bản đồ, thông tin giao thông, chỉ đường và Nội dung khác của Google Maps/Google Earth, bạn có thể thấy các điều kiện thực tế khác so với kết quả bản đồ và Nội dung, vì vậy, bạn phải tự cân nhắc và tự chịu rủi ro khi sử dụng Google Maps/Google Earth. Bạn luôn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi.
  4. Nội dung của bạn trong Google Maps/Google Earth. Nội dung bạn tải lên, gửi, lưu trữ hoặc nhận thông qua Google Maps/Google Earth phải tuân thủ Điều khoản chung của Google, bao gồm cả giấy phép trong phần có tựa đề “Nội dung của bạn trong các dịch vụ của chúng tôi”. Tuy nhiên, nội dung chỉ được lưu trữ cục bộ trên thiết bị của bạn (chẳng hạn như tệp KML được lưu trữ cục bộ) không được tải lên hoặc gửi cho Google và do đó, không chịu sự điều chỉnh của giấy phép đó.
  5. Người dùng chính phủ. Nếu bạn sử dụng các Dịch vụ của chúng tôi thay mặt cho một tổ chức chính phủ, các điều khoản sau đây sẽ áp dụng:
    1. Việc chính phủ sử dụng Dịch vụ của chúng tôi. Mục có tựa đề “Sử dụng dịch vụ của chúng tôi cho doanh nghiệp” của Điều khoản chung được thay thế hoàn toàn bởi mục sau:
      “Nếu bạn sử dụng Dịch vụ của chúng tôi thay mặt cho một tổ chức chính phủ, tổ chức đó chấp nhận các điều khoản này. Chỉ trong trường hợp được cho phép bởi pháp luật, quy định hoặc đặc quyền và miễn trừ, tổ chức đó sẽ không làm phương hại và bồi thường cho Google cũng như các chi nhánh, cán bộ, đại lý và nhân viên của Google cho bất kỳ khiếu nại, vụ kiện hoặc thủ tục tố tụng nào phát sinh từ hoặc liên quan đến việc sử dụng Dịch vụ hoặc vi phạm các điều khoản này, bao gồm mọi trách nhiệm pháp lý hoặc chi phí phát sinh từ khiếu nại, tổn thất, thiệt hại, phán quyết, chi phí kiện tụng và lệ phí pháp lý."
    2. Luật điều chỉnh.
      1. Đối với tổ chức chính quyền thành phố hoặc tiểu bang tại Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu, mục Điều khoản chung liên quan đến luật điều chỉnh và nơi xét xử sẽ không áp dụng.
      2. Đối với tổ chức chính quyền liên bang của Hoa Kỳ, mục Điều khoản chung liên quan đến luật pháp điều chỉnh và nơi xét xử được thay thế hoàn toàn bằng mục sau:
        "Thỏa thuận này sẽ chịu sự điều chỉnh bởi và diễn giải cũng như thực thi theo luật của Hoa Kỳ mà không tham chiếu đến xung đột luật. Chỉ trong trường hợp được luật liên bang cho phép: (A) Luật của bang California (không bao gồm các nguyên tắc về xung đột luật của California) sẽ áp dụng trong trường hợp không có luật liên bang có thể áp dụng; và (B) mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến Thỏa thuận này hoặc các Dịch vụ sẽ được đưa ra tố tụng duy nhất tại các tòa án liên bang của hạt Santa Clara, California và các bên đồng ý với khu vực tài phán riêng của các tòa án đó.”
    3. Quyền hạn chế của chính phủ Hoa Kỳ. Mọi việc truy cập hoặc sử dụng Google Maps/Google Earth bởi hoặc cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ phải tuân theo mục "Quyền hạn chế của chính phủ Hoa Kỳ" trong Thông báo pháp lý.
  6. Nhà phát triển và Người dùng doanh nghiệp. Nếu bạn đã tham gia thỏa thuận dành cho nhà phát triển hoặc doanh nghiệp và thỏa thuận này cho phép bạn tích hợp các tính năng/nội dung của Google Maps vào một trang web, ứng dụng hoặc sản phẩm khác, thì các điều khoản sau sẽ áp dụng:
    1. Các điều khoản bảo vệ dữ liệu của châu Âu. Bạn và Google đồng ý với Điều khoản bảo vệ dữ liệu dành cho người kiểm soát-Người kiểm soát Google Maps tại https://privacy.google.com/businesses/mapscontrollerterms/
    2. Điều khoản dịch vụ thông qua. Chậm nhất là ngày 25 tháng 5 năm 2018, bạn sẽ phải nêu rõ trong trang web, ứng dụng hoặc điều khoản sử dụng của sản phẩm rằng người dùng chịu sự ràng buộc của Điều khoản dịch vụ bổ sung của Google Maps/Google Earth (bao gồm cả Chính sách bảo mật của Google), đồng thời cung cấp các siêu liên kết đến Điều khoản dịch vụ bổ sung cho cả 2 sản phẩm đó, trừ khi trang web hoặc ứng dụng của bạn đã bao gồm một siêu liên kết đến các Điều khoản bổ sung này của Maps/Earth mỗi khi hiển thị dữ liệu Google https://www.google.com/intl/vi_ALL/help/terms_maps/

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Lộ giới hẻm là gì? Đất có lộ giới hẻm được bồi thường thế nào?

Một trong những quy tắc nằm lòng không thể thiếu nếu không muốn mất tiền oan mà nhiều người truyền tai nhau khi mua nhà hoặc xây nhà là tránh xa lộ giới hẻm. Vậy lộ giới hẻm là gì? Làm thế nào để xác định đất có lộ giới hẻm và quy định bồi thường ra sao?
"Lộ giới" hay còn gọi là "chỉ giới đường đỏ" là thuật ngữ được dùng để chỉ ranh giới quy hoạch mở đường hoặc mở hẻm. Hiểu đơn giản, mốc lộ giới này dùng để đánh dấu phần đất đó sau này có thể được dùng để mở rộng hẻm, đường và người dân không được xâm lấn cũng như xây dựng các công trình kiên cố trên phần đất đó.
Lộ giới là ranh giới quy hoạch mở đường hoặc mở hẻm. Ảnh minh họa.
Lộ giới là ranh giới quy hoạch mở đường hoặc mở hẻm. Ảnh minh họa.
Lộ giới được đo bằng mét dài, tính từ trung tâm của đường (tim đường) sang 2 bên. Cọc lộ giới sẽ được cắm 2 bên đường để cảnh báo người dân không được phép xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi này. Ngoài ra, chiều cao tối thiểu và tối đa của công trình cũng phụ thuộc vào lộ giới­­, được quy định đồng bộ theo từng khu dân cư.
Theo quy định tại Điều 3 Luật Xây dựng 2014, việc quy định lộ giới hay chỉ giới đường đỏ trên bản đồ quy hoạch và thực địa để nhằm phân định ranh giới giữa phần đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng khác.
Do đó, chủ nhà có thể căn cứ vào quy định của Luật Xây dựng để xác định xây nhà cách lộ giới bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn như sau:
Làm thế nào để xác định mốc lộ giới cho một khu đất ở?
Theo quy định, một mốc lộ giới đất thông thường sẽ bao gồm 3 phần là lộ giới, khoảng lùi và chỉ giới xây dựng. Trong đó:
- Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép người dân xây dựng nhà, công trình kiên cố.
- Chỉ giới xây dựng có thể trùng hoặc lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (lộ giới) tùy theo yêu cầu của quy hoạch.
- Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
Như vậy, cần xác định mốc lộ giới cho một khu đất ở qua 4 bước:
- Bước 1: Nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới và các biển báo liên quan đến lộ giới được cắm ở 2 bên đường.
- Bước 2: Qua vị trí cột mốc lộ giới, xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang 2 bên.
- Bước 3: Từ lộ giới vừa xác định, tính toán khoảng lùi phù hợp với tuyến đường, đảm bảo đúng theo quy định của cơ quan nhà nước.
- Bước 4: Từ việc xác định được khoảng lùi của công trình sẽ ra được chỉ giới xây dựng. Phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Quy định mua bán và bồi thường phần đất dính lộ giới
Theo quy định của pháp luật, các cá nhân cố tình xây nhà trên đất thuộc lộ giới thì Nhà nước sẽ không cấp giấy phép xây dựng cho những bản vẽ vi phạm lộ giới, nếu cố tình vi phạm, sẽ bị phạt và yêu cầu phá bỏ công trình trong phần lộ giới, cuối cùng là cưỡng chế phá dỡ.
Cá nhân vi phạm xây dựng ở đất thuộc lộ giới sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh minh họa.
Cá nhân vi phạm xây dựng ở đất thuộc lộ giới sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Ảnh minh họa.
Phần đất nằm trong mốc lộ giới có thể được xem xét để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì chủ nhà đã sử dụng ổn định trước thời điểm cắm mốc lộ giới. Đồng thời, phần diện tích đất lộ giới này sẽ được ghi trong mục ghi chú của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là: "Thửa đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông đường bộ".
Theo Điều 75 Luật đất đai 2013, đất nằm trong lộ giới được bồi thường khi bị thu hồi phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm .
- Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Nếu giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà ở trước thời gian công bố lộ giới thì mặc định sẽ được bồi thường 100%. Nếu giao dịch diễn ra sau thời điểm công bố lộ giới, nhưng ngôi nhà đó đã tồn tại từ trước khi có công bố chỉ giới đường đỏ thì chỉ được bồi thường 50%.
T.P (T/H) / Tin Nhanh Onlin

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

Miếu Bà Chúa Xứ 'vỡ trận' ngày Tết, ai cũng đeo khẩu trang giữa đại dịch corona


Những ngày Tết đến xuân về, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đông nghịt du khách tìm đến tham quan, cúng bái. Không khó để bắt gặp hình ảnh người dân đeo khẩu trang, kể cả vào ban đêm hay tạo dáng chụp ảnh. Ai nấy đều hiểu phải tự bảo vệ chính mình ở chốn đông người giữa "cơn bão" corona đang hoành hành hiện nay.
Mùng 7 Tết, trong thời tiết mát rượi đầu năm, chúng tôi đến viếng miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Tọa lạc dưới chân núi Sam, TP Châu Đốc, An Giang, Miếu Bà Chúa Xứ vùng này nổi tiếng linh thiêng và ứng nghiệm. Mỗi dịp Tết đến, Miếu Bà Chúa Xứ trở thành điểm tựa tâm linh, thu hút đông đảo người dân địa phương và khách thập phương đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc.
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc.
Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Hòa vào dòng người ken đặc, chen chúc một lúc chúng tôi mới có thể vào trong thắp nén nhang. Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Dù tiết trời dễ chịu, nhưng có không ít du khách đến viếng đều mang khẩu trang che mặt, kể cả khi vào bên trong cúng bái. 
Chị Trần Minh Thư, người dân địa phương đến cúng bái, cho biết ngày thường chỉ khi trời nắng mới dùng đến khẩu trang, nhưng hiện đang có dịch virus corona nên gia đình chị lúc nào cũng che chắn mỗi khi ra ngoài, nhất là đến những nơi đông người.
Được biết, từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm, nhất là khoảng thời gian diễn ra lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (24-27/4 âm lịch).
Theo truyền thuyết kể lại, cách đây khoảng 200 năm, người dân trong vùng đến sinh sống và phát hiện tượng Bà ở đỉnh núi nên mới bàn nhau khiêng xuống lập miếu thờ. Tuy nhiên, Bà Chúa Xứ "hiển linh" vào một người tu hành bảo phải có 40 trinh nữ đến khiêng mới chịu đi. Và cuối cùng Bà đã chọn chân núi làm nơi an vị, người dân lập miếu thờ đến hôm nay.
Người dân nhích từng chút vào bên trong Miếu, đa số đều mang khẩu trang.
Người dân nhích từng chút vào bên trong Miếu, đa số đều mang khẩu trang.
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vang danh khắp vùng không chỉ bởi sự tâm linh mà còn bởi ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ những di tích vật thể, đến những giai thoại được truyền miệng từ đời này sang đời khác, đều gắn với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Dưới đây là một số hình ảnh về Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ trong bối cảnh dịch nCoV đang diễn biến phức tạp:
Miếu Bà chúa xứ Núi Sam mỗi năm thu hút hơn 3 triệu Phật tử từ các nơi đổ về hành hương, cúng bái cầu bình an, may mắn, tài lộc.
Người dân đến xin lộc cầu bình an sau khi thắp nhang. Lộc là những miếng vải đỏ được cắt ra từ áo Bà.
Nhiều gia đình chụp ảnh kỷ niệm. Những người này cho biết đã quen với cảnh xung quanh toàn là người, nên dù phải chen lấn họ vẫn không thấy mệt nhiều. Chị Trần Thu Dung (33 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ: "2 năm trước tôi có đến đây một lần, giờ mới có dịp trở lại. Đi cúng cầu an vì ở đây nổi tiếng linh lắm, nhà tôi cũng hay đến đây".
Gương mặt thoáng chút mệt mỏi của hai mẹ con sau khi thoát khỏi "vòng vây" đám đông xung quanh.
Gia đình anh Nguyễn Hải Đăng năm nào cũng từ Tiền Giang đến viếng Bà. Năm nay, anh cho biết sau khi cúng xong sẽ dẫn vợ con tham quan những địa danh nổi tiếng của đất An Giang.
Từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm, Miếu Bà luôn nô nức dòng người đến thăm viếng.
Trẻ nhỏ mệt mỏi trên vai mẹ vì dòng người quá đông, phải nhích từng chút mới có thể thoát khỏi đám đông.
Miếu Bà Chúa Xứ 'vỡ trận' ngày Tết, ai cũng đeo khẩu trang giữa đại dịch corona - 12
Thời tiết mát mẻ nên dù là ngày hay đêm, Miếu Bà Chúa Xứ cũng ken đặc người. Ai cũng chen chúc vào bên trong chánh điện khiến lực lượng bảo vệ phải túc trực liên tục sắp xếp trật tự.
Bên ngoài Miếu Bà vào buổi tối, mọi người thong thả tản bộ, náo nhiệt vô cùng.