Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Kể chuyện làng: Những đụn rơm rạ làng Trạch Phổ

 Kể chuyện làng: Những đụn rơm rạ làng Trạch Phổ

 TrầnvănToản  Thứ bảy, ngày 12/09/2020 08:10 AM (GMT+7)
Aa Aa+
Đầu thu, làng vào mùa gặt, khắp các con đường, ngõ xóm chỗ nào cũng quyện thơm mùi rơm rạ. Tôi lớn lên giữa hương đồng gió nội, ngan ngát mùi thơm lúa mới..

Nhà tôi ở đầu xóm Đông An, làng Trạch Phổ, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế), phía trước là những thửa ruộng. Thuộc vùng thấp trũng, làng quê tôi hay bị ngập lụt, chỉ sau hai, ba trận mưa dài. Nghèo nhưng vui lắm. Người nông dân một nắng hai sương chân chất, bình dị nhưng sống ân tình. Vào mùa gặt, trên khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi nhưng vẫn luôn đon đả, tươi cười. Lúa gặt về, gặp nắng, chỉ phơi một ngày là khén (nghĩa là khô) và cho vào bao đem cất. Gặp nhau hỏi í ới, lúa khén chưa o, gặt xong chưa chú...Hạt lúa phơi ở trong sân, thân cây lúa phơi trên những thửa ruộng vừa gặt, ngoài cồn cỏ hoặc giữa đường làng. Nắng to, phơi kịp thời, từ thân cây lúa tươi đã truốt hạt chuyển sang màu vàng ươm được gọi là rơm. Rơm phơi khô rồi được chất thành đống, thành đụn. Đụn rơm là cách gọi của người dân quê tôi khi rơm được chất thành một đống cao, to quanh một cái cộc tre cao nằm ở giữa... Hai, ba người đứng dưới dùng mỏ xảy đưa rơm lên trên, người đứng trên dùng hai tay ôm rơm và rải xung quanh thành vòng tròn, hình trụ. Nhà nào làm ruộng càng nhiều, đụn rơm càng to. Đụn rơm nhà tôi nằm ở gần bụi tre bên góc đường nên bà con trong xóm ai đi qua cũng có lời hỏi, người thì khen chà, đụn rơm bác Hạ to hè, người thì hỏi chuyện, xây rơm rồi hả chú...Ở quê tôi đã trở thành lệ, khi nào rơm lên đụn cũng có nghĩa là coi như mùa màng kết thúc. Đụn rơm đó được dùng cả năm. Rơm dùng làm chất đốt để nấu cơm, nấu nước, kho thức ăn, nấu cám lợn. Rút rơm ( lấy rơm từ đụn rơm) để cho trâu ăn vào mùa mưa rét; rút rơm đốt lửa sưởi ấm; rút rơm lót dưới chiếu để nằm cho ấm vì chăn không đủ đắp...


Kể chuyện làng: Những đụn rơm rạ làng Trạch Phổ - Ảnh 1.

Cánh đồng trước nhà tôi

Nhớ ngày đầu đến lớp, mạ dẫn tôi đi trên con đường đầy rơm rạ qua xóm Đình. Đi giữa đường làng tôi nghe mùi rơm  xốc vào mũi ngai ngái mà dễ chịu, thân thương. Rơm như níu giữ, quấn quýt bước chân người. Mùi rơm, mùi thơm nồi cơm gạo mới nhà ai đang nấu, mùi cỏ dại ven bờ ruộng vừa gặt, mùi tro từ rơm vừa khô...hòa quyện nhau theo gió thoang thoảng trở thành mùi vị riêng của quê tôi mỗi khi vào vụ. Cái mùi ấy ngan ngát trong lồng ngực không dễ quên của biết bao người con lớn lên từ đất quê, từ ruộng làng dù có đi xa. Lang thang trên cánh đồng vừa gặt, lũ trẻ chúng tôi đi mót lúa, chăn trâu, thả diều và bắt cá. Thả đôi chân trần, cái đầu khét nắng tha hồ hò hét, chạy nhảy. Mỗi chiều đi học về, tôi cùng thằng Cún, thằng Nận, thằng Tấn, con Xạ chơi trò rượt bắt, trốn tìm. Có đứa chạy xộc vào giữa đống rơm trước sân, phơi ven đường để nấp. Nhớ có lần thằng Nận kéo rơm phủ dày lên người, cả bọn chạy tìm chợt mặt vẫn không phát hiện. Thấm mệt, con Xạ kêu to thôi không chơi nữa, Nận ơi, mi mô rồi, ra đi, đừng trốn nữa..., lúc đó thằng Nận mới vén rơm mà chạy ào ra, rơm vương lên tóc, lên áo.

Kể chuyện làng: Những đụn rơm rạ làng Trạch Phổ - Ảnh 2.

Tuổi thơ quê tôi.

Tôi lớn lên giữa mùi rơm rạ, đám bạn tôi ngày đó mỗi đứa một nơi. Thằng Tấn vào thành phố nhiều hoa lập nghiệp, con Xạ lấy chồng tận Hà Nam, học xong Đại học tôi ở lại thành phố làm việc. Lâu lâu, lật giở mấy tấm ảnh đen trắng thời còn đi học ở quê ra xem, kỉ niệm xưa hiện về. Bỗng dưng thấy nhớ cọng rơm vàng phơi trên sân. Chao ôi, cái mùi lúa mới, mùi rơm rạ hăng nồng khó tả. Cái mùi răng mà dễ chịu, vừa dìu dịu, vừa ngọt ngào, vừa khai khai. Đó là sự hòa trộn của mùi nắng nóng hừng hực, mùi mồ hôi của người nông dân vào vụ gặt, mùi ngai ngái của cỏ dại, của rơm khô. Giữa lòng phố xá đông người, giữa bộn bề công việc, giữa mùi xăng xe cộ...tôi bỗng thèm tìm về khoảng trời bình yên thời tóc còn để chỏm mà hít thở mùi thơm rơm rạ, được nhảy lên đống rơm để lăn từ trên xuống cho thỏa thích trong tiếng cười giòn tan trong nắng, được cùng mạ phơi rơm sau giờ tan học. Chỉ nghĩ thế thôi mà đã thấy thèm, nôn naovà cay cay nơi khóe mắt.

ADVERTISING
Video Player is loading.
Loaded100.00%
X

Tôi trở về thăm quê đúng vào mùa gặt lúa. Đi giữa đường làng, không còn thấy cảnh người dân quê tôi gánh hai bó lúa trên vai bước đi thoăn thoắt nữa. Trên cánh đồng, nhiều chiếc máy liên hợp đang gặt lúa. Người nông dân chỉ việc đặt bao hứng lúa rồi đặt lên xe máy hay xe tải chở hạt lúa về sân phơi. Trên đường thôn, ngõ xóm, không còn những cọng rơm vàng đem phơi nắng. Ở nông thôn bây giờ rất ít nhà dùng rơm rạ làm chất đốt hằng ngày. Bếp lửa rơm được thay bằng bếp  gas, bếp than...Đi giữa làng quê vào mùa lúa mới, nghe lòng nao nao, bỗng thấy thèm được hít thở thật sâu  mùi thơm rơm rạ ấm áp năm nào, thèm nhìn khói bếp lam chiều đượm mùi rơm mới...

Về lại phố thị, nhớ thời rơm rạ, nhớ về những hạt lúa ong ong chín vàng thấm đẫm bao giọt mồ hôi càng nghe lòng rưng rưng. Thương nhớ làng quê, ôi mùi rơm rạ!

Báo điện tử Dân Việt mở chuyên mục "Kể chuyện làng" từ 4/3/2020. Chuyên mục dành cho tất cả các tác giả chuyên và không chuyên có tình yêu với làng quê và muốn chia sẻ câu chuyện thật của mình với bạn đọc.

Bài viết phải chưa được đăng tải trên bất kì phương tiện thông tin đại chúng hoặc ấn phẩm nào. Các tác giả vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh (nếu có), địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại, số tài khoản nhận nhuận bút.

Các bài viết hay nhất, chất lượng nhất sẽ được lựa chọn để trao giải thưởng 2 tháng/lần.

Bài viết cộng tác với chuyên mục "Kể chuyện làng" xin gửi về email: kechuyenlang@gmail.com; ĐT liên hệ: 0903226305.

Rất mong được sự hợp tác, cộng tác của quý bạn đọc, của tác giả!

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Sửa cổng có cần xem ngày không? Hướng cổng thế nào là phù hợp với phong thủy?

 https://suachuanha365.com/sua-cong-co-can-xem-ngay/ 
Sửa cổng có cần xem ngày
Sửa cổng có cần xem ngày

Theo phong tục truyền thống của người Việt, khi sửa nhà, xây nhà, làm cổng,…gia chủ cần phải xem tuổi để hợp phong thủy với mong muốn việc sửa chữa, xây dựng được diễn ra suông sẻ, làm ăn tốt đẹp, tài lộc, muốn gia đình luôn hạnh phúc và các thành viên trong gia đình đều có sức khỏe thịnh vượng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu phong thủy, sửa cổng có cần xem ngày hay không phụ thuộc vào việc sửa chữa lớn hay nhỏ. Nếu sửa chữa nhỏ thì không cần thiết phải xem tuổi, xem ngày chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt là gia chủ có thể sửa nhà. Nhưng đối với sửa chữa lớn, các gia chủ nên lưu ý và cẩn trọng hơn để tránh bị mắc phải các lỗi phong thủy ảnh hưởng xấu đến việc làm ăn cũng như sinh sống của gia đình.

Tìm hiểu liệu sửa cổng có cần xem ngày hay không?

Khi gia chủ gặp phải hạn Kim Lâu, tốt nhất nên xem hạn Kim Lâu đó là Kim Lâu gì, vì trong Kim Lâu sẽ được phân làm nhiều yếu tố khác nhau ở từng mức độ rủi ro cũng không giống nhau. Nếu thấy không có ảnh hưởng gì lớn, gia chủ có thể tiến hành kế hoạch sửa cổng theo giờ tốt đúng như dự kiến.

Sửa cổng có cần xem ngày

Trong phong thủy có ba yếu tố được coi trọng là Chủ môn táo (bao gồm phòng ngủ, bếp và cửa ra vào). Ba yếu tố này quyết định đến phong thủy cuộc sống hằng ngày của gia chủ. Vì vậy, khi bố trí, sắp xếp hay sửa chữa, làm mới ba ở vị trí này, chủ nhà cần nên cân nhắc sao cho phù hợp với tuổi gia chủ cũng như phong thủy của toàn bộ ngôi nhà.

Sửa cổng có cần xem ngày

Đối với Cổng nhà theo phong thủy chính là yếu tố Táo- nơi đi ra đi vào, đây là vị trí điểm giao tiếp giữa bên trong ngôi nhà với môi trường ở bên ngoài. Cổng nhà là nơi có ý nghĩa quyết định đến vận khí tốt xấu vào ra trong căn nhà. Nếu sửa cổng sai cách hay đặt sai hướng có thể rước vận xấu vào nhà cũng như làm thất thoát vận may ra bên ngoài. Do đó, cần xem ngày tháng tốt khởi công và cân nhắc cẩn thận khi đúng vào tuổi hạn.

Khi gia chủ gặp phải hạn Kim Lâu, nên xem xét và xác định Kim Lâu đó là gì, nếu như đó là hạn Kim lâu Lục súc (chết vật nuôi trong nhà) không có ảnh hưởng gì lớn thì bạn vẫn có thể xem ngày giờ để sửa cổng nhà. Trong trường hợp gặp phải hạn lớn, gia chủ nên hoãn lại kế hoạch để tìm một thời điểm khác thích hợp hơn, mang lại điều may mắn và tài lộc.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm xem ngày sửa nhà hợp phong thủy gia chủ cần biết

2.Tìm hiểu cách chọn cổng nhà hợp với phong thủy

Đối với việc sửa cổng, chọn cổng để thay mới cũng nên được lựa chọn cẩn thận phù hợp với phong thủy vì đây là nơi giúp che chắn, bảo vệ ngôi nhà. Hướng cổng cũng cần phải được bố trí đúng hướng với gia chủ và phải tránh ở những nơi ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính vào nhà.

Sửa cổng có cần xem ngày

-Với người mệnh Kim: Nên chú ý làm cổng có hình dạng vòm cong tròn màu sáng, trắng và bạc. Vật liệu để làm cổng nên là kim loại là phù hợp nhất.

-Với người mệnh Mộc: phù hợp với những loại cổng làm bằng sắt hoặc bằng gỗ được sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp nhất.




  •  https://suachuanha365.com/sua-cong-co-can-xem-ngay/ 
    Sửa cổng có cần xem ngày
    Sửa cổng có cần xem ngày

    Theo phong tục truyền thống của người Việt, khi sửa nhà, xây nhà, làm cổng,…gia chủ cần phải xem tuổi để hợp phong thủy với mong muốn việc sửa chữa, xây dựng được diễn ra suông sẻ, làm ăn tốt đẹp, tài lộc, muốn gia đình luôn hạnh phúc và các thành viên trong gia đình đều có sức khỏe thịnh vượng.

    Theo các chuyên gia nghiên cứu phong thủy, sửa cổng có cần xem ngày hay không phụ thuộc vào việc sửa chữa lớn hay nhỏ. Nếu sửa chữa nhỏ thì không cần thiết phải xem tuổi, xem ngày chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt là gia chủ có thể sửa nhà. Nhưng đối với sửa chữa lớn, các gia chủ nên lưu ý và cẩn trọng hơn để tránh bị mắc phải các lỗi phong thủy ảnh hưởng xấu đến việc làm ăn cũng như sinh sống của gia đình.

    Tìm hiểu liệu sửa cổng có cần xem ngày hay không?

    Khi gia chủ gặp phải hạn Kim Lâu, tốt nhất nên xem hạn Kim Lâu đó là Kim Lâu gì, vì trong Kim Lâu sẽ được phân làm nhiều yếu tố khác nhau ở từng mức độ rủi ro cũng không giống nhau. Nếu thấy không có ảnh hưởng gì lớn, gia chủ có thể tiến hành kế hoạch sửa cổng theo giờ tốt đúng như dự kiến.

    Sửa cổng có cần xem ngày

    Trong phong thủy có ba yếu tố được coi trọng là Chủ môn táo (bao gồm phòng ngủ, bếp và cửa ra vào). Ba yếu tố này quyết định đến phong thủy cuộc sống hằng ngày của gia chủ. Vì vậy, khi bố trí, sắp xếp hay sửa chữa, làm mới ba ở vị trí này, chủ nhà cần nên cân nhắc sao cho phù hợp với tuổi gia chủ cũng như phong thủy của toàn bộ ngôi nhà.

    Sửa cổng có cần xem ngày

    Đối với Cổng nhà theo phong thủy chính là yếu tố Táo- nơi đi ra đi vào, đây là vị trí điểm giao tiếp giữa bên trong ngôi nhà với môi trường ở bên ngoài. Cổng nhà là nơi có ý nghĩa quyết định đến vận khí tốt xấu vào ra trong căn nhà. Nếu sửa cổng sai cách hay đặt sai hướng có thể rước vận xấu vào nhà cũng như làm thất thoát vận may ra bên ngoài. Do đó, cần xem ngày tháng tốt khởi công và cân nhắc cẩn thận khi đúng vào tuổi hạn.

    Khi gia chủ gặp phải hạn Kim Lâu, nên xem xét và xác định Kim Lâu đó là gì, nếu như đó là hạn Kim lâu Lục súc (chết vật nuôi trong nhà) không có ảnh hưởng gì lớn thì bạn vẫn có thể xem ngày giờ để sửa cổng nhà. Trong trường hợp gặp phải hạn lớn, gia chủ nên hoãn lại kế hoạch để tìm một thời điểm khác thích hợp hơn, mang lại điều may mắn và tài lộc.

    Tham khảo thêm: Kinh nghiệm xem ngày sửa nhà hợp phong thủy gia chủ cần biết

    2.Tìm hiểu cách chọn cổng nhà hợp với phong thủy

    Đối với việc sửa cổng, chọn cổng để thay mới cũng nên được lựa chọn cẩn thận phù hợp với phong thủy vì đây là nơi giúp che chắn, bảo vệ ngôi nhà. Hướng cổng cũng cần phải được bố trí đúng hướng với gia chủ và phải tránh ở những nơi ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính vào nhà.

    Sửa cổng có cần xem ngày

    • Mệnh Mộc: Gia chủ mệnh Mộc nên lựa chọn cổng làm bằng gỗ hoặc sắt, có thiết kế các thanh cửa xếp song song và sơn màu xanh lá cây, là rất phù hợp.
    • Mệnh Hỏa: Những thiết kế cổng có nhiều đường nét nhọn, đan chéo nhau, và sơn màu đỏ hoặc nâu, kết hợp với mái lợp bằng ngói đỏ, sẽ rất hợp với gia chủ có mệnh Hỏa.
    • Mệnh Thổ: Gia chủ mệnh Thổ nên làm cổng có dáng vuông vức, tường xung quanh cổng nên xây bằng gạch đá có màu nâu hoặc vàng để hợp với mệnh.
    • Mệnh Thủy: Gia chủ mệnh Thủy nên làm cổng bằng gỗ hoặc kim loại, cùng với thiết kế hoa văn mềm mại và nên sơn cổng màu đen hoặc xanh nước biển.
    • Mệnh Kim: Gia chủ mệnh Kim nên thiết kế cổng có kiểu dáng vòm tròn màu trắng hoặc bạc và kim loại là chất liệu phù hợp nhất để làm cổng.

    Mọi người có thể tham khảo nội dung trên để biết mình thuộc cung mệnh nào, từ đó lựa chọn ra được cách thiết kế, màu sắc, chất liệu làm cửa sao cho phù hợp, giúp ngôi nhà đón được tài lộc, may mắn một cách tốt nhất.

Nguyên tắc để tính cổng nhà tốt cho một ngôi nhà:

-Tại cung hướng của ngôi nhà có thể dùng làm Môn Lộ của ngôi nhà.

-Từ cung tọa của ngôi nhà tính về 2 bên trái, phải mỗi bên 7 cung, tại 2 cung dừng lại cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

-Từ cung hướng của ngôi nhà tính về bên phải 3 cung, tính về bên trái 5 cung, tại 2 cung dừng lại đó cũng có thể dùng làm Môn Lộ cho ngôi nhà.

Sửa cổng có cần xem ngày

Tham khảo thêm: Những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà ai cũng nên biết

**Đối với Cổng chính hướng về phía Bắc

Theo phong thủy, cổng hướng Bắc là nơi phát ra gió lạnh nên được xem là không tốt. Sửa cổng theo hướng này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình. Không chỉ thế, còn ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng và thậm chí là mức độ nghiêm trọng nhiều hơn thế.

Cách hóa giải: Đặt một bức bình phong ở phía sau cửa nhà hoặc treo rèm sau cánh cửa. Như thế sẽ ngăn được gió độc và khí lạnh vào trong nhà.

Sửa cổng có cần xem ngày

**Đối với Cổng chính hướng về phía Đông Bắc

Đông Bắc được xem là hướng của quỷ, do đó được gọi là quỷ môn. Trong phong thủy, không nên đặt cổng ở trong quỷ môn. Vì khi đặt cổng hướng này, mọi người trong nhà sẽ mang cảm giác mờ mịt, bất an.

Cách hóa giải: Ở hai bên cổng có thể dán hình đuổi tà, ngoài ra, gia chủ còn có thể dán các tranh ảnh ở vị trí hành lang có thể là những bức tranh phong cảnh màu sắc sặc sỡ hoặc những đồ vật tương tự để mang đến bầu không khí tươi mới, thanh thoát và xóa giải đi những điều không may.

**Đối với Cổng chính hướng về phía Đông bị trũng

Đối với cổng hướng Đông tuy không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng nhưng nếu cổng bị trũng, lõm thì sẽ không tốt. Điều này sẽ khiến cho người trong nhà cảm giác thiếu sinh khí, từ đó dễ sinh bệnh tật.

Cách hóa giải: Bạn nên đặt những cây tùng hoặc mai ở 2 bên cửa, tận dụng tinh khí mà trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây tạo ra để bổ sung cho năng lượng sống gia đình.

Sửa cổng có cần xem ngày

**Đối với Cổng chính hướng về phía Đông Nam

Trong phong thủy, hướng Đông Nam mở cổng được xem là may mắn, tuy nhiên nếu là cổng trũng thì sẽ tạo ra tác dụng ngược lại.

Cách hóa giải: Đặt một số chậu hoa cỏ ở trước cửa, trong cửa hoặc trang trí những sản phẩm bằng thạch anh, tre trúc. Như vậy có thể hóa giải bớt đi những điều xấu.

Tham khảo thêm: Cổng nhà nên mở ra hay mở vào là phù hợp nhất?

Sửa cổng có cần xem ngày hay không? Với những chia sẻ hữu ích trên các gia chủ sẽ có thêm hiểu biết cho mình để chuẩn bị cho kế hoạch làm lại cổng nhà tốt nhất.

Công ty Cổ phần Xây dựng và Nội thất Aeros

Dịch vụ thi công sửa chữa nhà trọn gói, giá rẻ tại TP.HCM

Hotline: 0901 806 999