Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả ca khúc ‘Dư Âm’ nổi tiếng, qua đời

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. (Hình: Báo Tiền Phong)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả của ca khúc nổi tiếng “Dư Âm” cách đây gần 70 năm, vừa qua đời tại nhà riêng ở Sài Gòn vào chiều 26 Tháng Mười Hai, 2019.
Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn tin từ gia đình nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho biết, ông qua đời tại nhà riêng ở đường Trần Khắc Chân, quận 1, sau thời gian chống chọi với rất nhiều căn bệnh của tuổi già.
Tin cho biết, “10 giờ sáng ngày 27 Tháng Mười Hai, linh cữu ông sẽ được di quan ra nhà tang lễ thành phố. Lễ an táng ông vào sáng 29 Tháng Mười Hai tại nghĩa trang hoa viên Bình Dương, nơi có nhiều nghệ sĩ đang yên nghỉ như nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Sơn Nam, soạn giả Viễn Châu, Giáo Sư Trần Văn Khê, nhà thơ Kiên Giang…”
Tiểu sử của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được báo Tuổi Trẻ cho biết, “Ông sinh ngày 5 Tháng Ba, 1925 tại Vinh, Nghệ
An, quê gốc ở Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, cha của ông là “trùm một phường bát âm của miền quê Vĩnh Phú thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào,” sau vào làm thợ máy nhà máy xe lửa Trường Thi ở Nghệ An…”
“… Từ năm 1944, ông đi hát trong phòng trà ở Vinh kiếm sống. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh Niên Cứu Quốc Nghệ An.”
“Theo lời của Nguyễn Văn Tý, ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là trưởng Phòng thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương, nhưng ông coi tác phẩm đầu tay của mình là bài ‘Ai Xây Chiến Lũy’ được viết 1949.”
“… Bản Dư Âm nổi tiếng được ông sáng tác khoảng 1950 sau một lần về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An. Dư Âm viết về cô em gái của người bạn đó.”
Đến 1951, Nguyễn Văn Tý ra khỏi quân đội và chuyển về công tác ở Chi Hội Văn Nghệ Liên Khu IV. Năm 1952, ông quen biết với bà Nguyễn Thị Bạch Lệ, em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, và sau đó hai người thành hôn. Thời gian này ông sáng tác những bài như: Vượt Trùng Dương (1952), Tiếng Hát Dôi-a (1953) và ca khúc nổi tiếng Mẹ Yêu Con (1956).
Cuối năm 1957, Nguyễn Văn Tý cùng với Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao được chỉ định thành lập Hội Nhạc Sĩ (miền Bắc) Việt Nam.”
Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, “ông đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc nổi tiếng như: Dư Âm, Dáng Đứng Bến Tre, Mẹ Yêu Con, Tấm Áo Chiến Sĩ Mẹ Vá Năm Xưa, Một Khúc Tâm Tình của người Hà Tĩnh, Người Đi Xây Hồ Kẻ Gỗ…”
Những năm tháng cuối đời, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sống cô đơn và khốn khó tại Sài Gòn. Theo lời ca sĩ Ánh Tuyết, ông “sống bằng lương hưu, phụ cấp hoạt động trước cách mạng, rồi tiền tác quyền chừng hơn 1 triệu/tháng, tất cả là hơn 4 triệu đồng mỗi tháng không đủ để ông sinh hoạt tằn tiện thuốc men, chưa kể trả lương đỡ đần việc nhà cho cô cháu gái của người vợ đã khuất.”
Vẫn theo ca sĩ Ánh Tuyết, hai cô con gái của nhạc sĩ “thì một người sinh sống ở Hà Nội, cô út ở Sài Gòn thì cũng gần đây nhưng chính nhạc sĩ không muốn về sống cùng vì biết hoàn cảnh của các con cũng khó khăn.” (KN)

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2019

Một thời cà phê Sài Gòn  

Sunday, December 22, 2019


BM

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao người ta phải ra tiệm để uống cà phê? Vì pha cà phê đâu có khó, và bạn hoàn toàn có thể tự pha một tách cà phê đậm đà ở nhà để uống. Đó là bởi vì cà phê ngon chỉ mới được một nửa, và chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.

BM

Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm.

Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương.

Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…

BM

Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che giấu.

BM

Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức) – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.

Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị.

Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?

BM

 Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.

BM

Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.

Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay dắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”.

Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ.

BM

Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi – nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.

Những năm cuối thập niên 1960, Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La.

Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất… Đa La.

Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.

BM

Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si.

Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.

Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa (La Pagode), anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học (nay là Nơ Trang Long) chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn 
Trường Tộ.

BM
Cafe La Pagode

Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng (này là Ngô Gia  Tự) hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur – Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý.

Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của sinh viên, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống sinh viên cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng.

BM

Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.



Lương Thái Sỹ – An Dân


BM

https://baomai.blogspot.com/2019/12/mot-thoi-ca-phe-sai-gon.html

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

CĐV Đông Nam Á phục sát đất U22 Việt Nam, khen HLV Park Hang-seo: "Ngầu quá cỡ!"

Nhật Hạ 
CĐV Đông Nam Á phục sát đất U22 Việt Nam, khen HLV Park Hang-seo: "Ngầu quá cỡ!"

Những cổ động viên khu vực đã dành lời khen ngợi hết lời đối với ĐT U22 Việt Nam và chính thầy Park Hang-seo.

Như vậy là ĐT U22 Việt Nam đã bước lên bục cao nhất của môn bóng đá nam tại SEA Games 30. Chúng ta vượt qua Indonesia với kết quả hết sức thuyết phục 3-0.
Sau trận đấu, trên nhiều group bóng đá Đông Nam Á, nhiều dân mạng đã dành lời khen ngợi cho bóng đá Việt Nam.
"Chúc mừng Việt Nam, các bạn là đội bóng tốt nhất. Trận chung kết chẳng có gì tiếc nuối hay nói thêm điều gì cả. U22 Việt Nam xuất sắc", cổ động viên Indonesia bình luận.

"HLV Park quả cảm thật, cái cách ông ấy bảo vệ cầu thủ đến mức bị thẻ đỏ mà thấy ngưỡng mộ. HLV ‘siêu ngầu’ như vậy ai mà không thích cơ chứ. Tôi thành fan của ông ấy mất rồi", một cổ động viên Philippines viết.
CĐV Đông Nam Á phục sát đất U22 Việt Nam, khen HLV Park Hang-seo: Ngầu quá cỡ! - Ảnh 1.
"Xin chúc mừng Việt Nam, cái cách các bạn "xơi tái" trận chung kết thật khiến người ta ngưỡng mộ. Việt Nam giờ đúng là Vua của khu vực Đông Nam Á", một dân mạng Thái Lan viết.
"HLV thực sự nóng tính nhưng sẽ khiến các cầu thủ cống hiến hết mình. Việt Nam thật may mắn, từ cầu thủ đến HLV đều vô cùng xuất sắc cả", một cổ động viên Myanmar viết.
"Trận chung kết đỉnh cao, bóng đá Việt Nam giờ chẳng thể nào mà lường được độ nguy hiểm. Càng ngày họ chơi càng hay, có càng sự ngưỡng mộ luôn rồi", một dân mạng Lào viết.
CĐV Đông Nam Á phục sát đất U22 Việt Nam, khen HLV Park Hang-seo: Ngầu quá cỡ! - Ảnh 2.
"Trận đấu hôm nay thật sự được định đoạt ngay từ hiệp 1 luôn đó. Indonesia rất cố gắng nhưng chẳng thể làm khác được. Thời điểm này đội nào gặp Việt Nam cũng đều thua hết thôi. Họ giỏi xuất sắc", một cổ động viên khác viết.
"Việt Nam được huy chương vàng rồi à, tôi biết ngay trừ Thái Lan ra thì chẳng đội nào làm khó được Việt Nam đâu. Chúc mừng Việt Nam, các bạn bây giờ quá nguy hiểm", dân mạng Thái Lan viết.

Việt Nam giành HC vàng SEA Games 30

PHILIPPINESCú đúp của Đoàn Văn Hậu góp phần giúp Việt Nam hạ Indonesia 3-0 trong trận chung kết bóng đá nam SEA Games 30, tối 10/12.

Video Player is loading.
Hiện tại 1:43
/
Thời lượng 7:56
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%

    • 90'+2
      Hết giờ
      Việt Nam hạ Indonesia 3-0 nhờ công của Văn Hậu (38', 73') và Hùng Dũng (59'). Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam lần đầu giành HC vàng SEA Games.
      van-hau-1575986035-1575986045-9161-15759
      Văn Hậu tỏa sáng với hai bàn từ tình huống cố định. Ảnh: Giang Huy.
    • 90'+2
      Syahrian sút vọt xà
      Tiền vệ Indonesia có cơ hội dứt điểm trên vạch 16m50, nhưng bóng đi vọt xà.
      Syahrian sút vọt xà
       
       
    • 90'
      Firza Andika nhận thẻ vàng
      Hậu vệ Indonesia kê chân Tấn Sinh và bị cảnh cáo.
    • 87'
      Tấn Sinh sút phạt
      Trung vệ CLB Quảng Nam đá phạt theo phong cách Cristiano Ronaldo, nhưng bóng đi nhẹ và không làm khó được thủ môn Nadeo.
    • 82'
      Việt Nam thay người thứ hai
      Trọng Hùng vào sân thay Đức Chiến.
    • 82'
      Indonesia giành ba quả phạt góc liên tiếp
      Đội bóng áo đỏ vừa hãm thành liên tục, nhưng Văn Hậu rồi Thái Quý lần lượt đánh đầu giải nguy.
    • 81'
      Văn Toản cứu thua
      Egy Maulana thoát xuống từ pha đánh gót của Rafli. Anh đối mặt thủ môn nhưng không thắng được Văn Toản. Rafli đá bồi đập đất nhưng Thành Chung phá bóng trên vạch vôi.
      Văn Toản cứu thua
       
       
    • park-1575985364-1575985372-3636-15759853
      HLV Park bị thẻ đỏ. Ảnh: Lâm Thỏa.
    • 78'
      HLV Park lên khán đài ngồi sau khi bị truất quyền chỉ đạo. Ông không phục quyết định của trọng tài.
    • 77'
      HLV Park Hang-seo nhận thẻ đỏ
      Phản ứng sau tình huống trọng tài không thổi phạt Indonesia, HLV Park Hang-seo bị trọng tài rút thẻ đỏ. Ông bị truất quyền chỉ đạo trong khoảng 15 phút cuối.
      HLV Park Hang-seo nhận thẻ đỏ
       
       
    • hau-1575985564-1575985573-7600-157598559
      Văn Hậu mừng bàn thắng nâng tỷ số lên 3-0. Ảnh: Giang Huy.
    • 73'
      Văn Hậu lập cú đúp
      Từ quả phạt của Hoàng Đức bên cánh phải, Tiến Linh lao vào đánh đầu nhưng không trúng bóng. Thủ môn Nadeo phải tung người đẩy bóng ra nhưng Văn Hậu lao bóng đúng nhịp đá bồi tung lưới Indonesia. 
      Văn Hậu lập cú đúp
       
       
    • 72'
      Indonesia xâm nhập cấm địa
      Rafli giật gót cho Osvaldo, nhưng bị Thành Chung cắt bóng. Hậu vệ CLB Hà Nộ phá bóng trúng Osvaldo và bật ra, nhưng thủ môn Văn Toản kịp ập tới ôm bóng.
    • 72'
      Một thành viên ban huấn luyện Indonesia phải nhận thẻ vàng vì lỗi phản ứng.
    • 70'
      Việt Nam thay người đầu tiên
      Đức Chinh rời sân nhường chỗ cho Thái Quý. Việt Nam chuyển sang sơ đồ 3-4-3. Đức Chinh kết thúc SEA Games với tám bàn thắng.
    • 67'
      Phạt góc cho Indonesia
      Hùng Dũng xử lý lỗi và giúp Indonesia có phạt góc. Nhưng, Thành Chung bật cao hơn cả để giải nguy.
    • 64'
      Indonesia thay người cuối cùng
      Tiền đạo cao 180 cm, Muhammad Rafli, vào thay tiền vệ Sani Rizki.
    • 64'
      Trọng Hoàng nhận thẻ vàng
      Tiền vệ kỳ cựu phạm lỗi với Osvaldo và trọng tài đã rút thẻ đầu tiên.
    • Park2-3658-1575983984.jpg
      HLV Park Hang-seo và các thành viên ban huấn luyện vỡ oà trong phấn khích với bàn nhân đôi tỷ số của Hùng Dũng. Ảnh: Đức Đồng.
    • 61'
      Đá phạt nguy hiểm
      Indonesia được đá phạt bên cánh trái, gần cấm địa. Saddil treo bóng cho Egy Maulana đánh đầu vọt xà. Tiền vệ số 10 bị Thành Chung theo sát và không thể dứt điểm thoải mái.
    • HungDung2-7055-1575984105.jpg
      HungDung3-9819-1575984106.jpg
      Hùng Dũng phấn khích sau pha làm bàn. Ảnh: Phạm Đương - Đức Đồng
    • 59'
      Hùng Dũng nâng tỷ số lên 2-0
      Từ quả tạt của Trọng Hoàng, Tiến Linh khống chế bằng đùi vừa tầm để Hùng Dũng lao vào đặt lòng về góc xa. Bóng đi nhẹ nhưng hiểm và không cho thủ môn Nadeo cơ hội cản phá,
      Hùng Dũng nâng tỷ số lên 2-0
       
       
    • 58'
      Văn Hậu truy cản tốt
    • Chung-6893-1575983694.jpg
      Thành Chung chỉ mặt, cảnh cáo Osvaldo Haay sau tình huống tiền đạo Indonesia tiểu xảo với Trọng Hoàng. Ảnh: Lâm Thoả
    • 55'
      Trọng Hoàng bị phạm lỗi từ phía sau. Trong nỗ lực che bóng, anh bị Saddil thúc vào mông và nằm sân. Trọng tài vẫn chưa rút thẻ.
    • 54'
      Đức Chinh bị phạm lỗi
      Việt Nam lại có quả phạt bên cánh trái. Hùng Dũng treo bổng nhưng thủ môn Nadeo lần này lao ra đấm bóng.
    • Indonesia vẫn cầm bóng nhiều hơn trong hiệp hai, nhưng họ khó đưa bóng vào trong cấm địa Việt Nam. Đội quân của HLV Park đang giữ đội hình tầm trung (mid-block), và gây áp lực ở hai biên.
    • 48'
      Trọng Hoàng vừa phạm lỗi với Saddil Ramdani. Saddil là một trong những cầu thủ bị phạm lỗi nhiều nhất kể từ đầu trận.
    • DucChinh3-1517-1575983216.jpg
      Một số vị trí bên phía Indonesia bắt đầu nổi nóng, đá rắn hơn mức cần thiết trong các pha tranh chấp. Ảnh: Giang Huy
    • 46'
      Hiệp hai bắt đầu
      Witan Sulaeman rời sân nhường chỗ cho Egy Maulana. Indonesia đã thay hai người.
    • Văn Hậu là cầu thủ thứ 10 của Việt Nam ghi bàn tại SEA Games 30. Trong đó, có tới tám cầu thủ ghi một bàn. Hai cầu thủ ghi nhiều hơn một bàn là Đức Chinh (tám bàn) và Tiến Linh (sáu bàn).
    • VanHaughiban2-9924-1575982285.jpg
      Bàn thắng của Văn Hậu nhìn từ phía cầu môn Việt Nam. Ảnh: Lâm Thoả
    • 45'+3
      Hết hiệp một
      Việt Nam dẫn Indonesia 1-0 nhờ cú đánh đầu cận thành của Văn Hậu ở phút 38.
    • 45'+1
      Tiến Linh sút chệch cột
      Thành Chung xử lý kỹ thuật bên cánh trái rồi chọc khe cho Hùng Dũng căng ngang. Tiến Linh sút một chạm căng nhưng bóng chệch khung thành trong gang tấc. Hiệp một có hai phút bù giờ.
      Tiến Linh sút chệch cột
       
       
    • 45'
      Witan Sulaeman sút xa nhẹ và thủ môn Văn Toản ôm gọn. Đội quân của Indra Sjafri đang không phối hợp tốt sau bàn thua.
    • Trongtai-5437-1575982197.jpg
      Việt Nam có lúc phải chơi với chín người trên sân do Văn Hậu và Đức Chinh bị trọng tài giữ lại ngoài đường biên khi họ ra để chăm sóc y tế. Ảnh: Lâm Thoả
    • 43'
      Đức Chinh lại bị phạm lỗi
      Tiền đạo Phú Thọ liên tiếp bị phạm lỗi cuối hiệp một. Lần này anh bị Asnawi vào bóng từ đằng sau.
    • VanToan-5595-1575982065.jpg
      Văn Toản đang bắt rất tự tin, chắc chắn. Ảnh: Lâm Thoả
    • 42'
      Văn Toản bắt bóng tự tin
      Indonesia treo bổng từ một quả phạt. Bóng đi cuộn nhưng thủ môn Văn Toản lao ra bắt dính bóng.
      Văn Toản bắt bóng tự tin
       
       
    • Vanhau-ghi-ban-8072-1575981860.jpg
      VanHau2-1772-1575981815.jpg
      Ảnh: Đức Đồng
    • VanHau-6481-1575981708.jpg
      Văn Hậu mừng bàn mở tỷ số với cái đầu gối chân trái rách bươm, toé máu. Ảnh: Đức Đồng. 
    • 38'
      Văn Hậu mở tỷ số
      Việt Nam được đá phạt bên cánh trái khi Asnawi phạm lỗi với Đức Chinh. Hùng Dũng đá phạt cho Văn Hậu đánh đầu cận thành mở tỷ số. Đây là bàn thắng đầu tiên của Văn Hậu ở SEA Games.
      Đoàn Văn Hậu ghi bàn
       
       
    • 36'
      Văn Hậu sút từ giữa sân khi thấy thủ môn Nadeo dâng cao, nhưng bóng chệch khung thành. Trước đó, Syahrian phạm lỗi từ phía sau Đức Chinh, nhưng trọng tài không rút thẻ.
    • HoangDuc-6205-1575981578.jpg
      Hoàng Đức có cơ hội tái hiện cút sút xa như ở vòng bảng, nhưng bóng đi chệch đích rất cao. Ảnh: Đức Đồng
    • 35'
      Hoàng Đức sút vọt xà
      Từ quả tạt cánh trái, Tiến Linh làm tường cho Hoàng Đức sút xa. Bóng đi vọt xà khá nhiều.
      Hoàng Đức sút vọt xà
       
       
    • 33'
      Trọng Hoàng vừa mất bóng nguy hiểm ở giữa sân, nhưng Indonesia không tận dụng được cơ hội phản công. 
    • 31'
      Witan không vượt qua được Văn Hậu
      Tiền vệ Witan Sulaeman có cơ hội thực hiện pha qua người một đối một, nhưng Văn Hậu truy cản thành công khiến đối phương phải phạm lỗi.
    • 29'
      Indonesia đá phạt bổng vào cấm địa nhưng Đức Chiến bật cao đánh đầu chịu ném biên. Indonesia đã ghi hai bàn từ những tình huống cố định ở SEA Games 30.
    • 25'
      Indonesia thay người đầu tiên
      Syahrian Abimanyu vào thay Evan Dimas. Syahrian được đánh giá là có lối chơi giống với Evan. Indonesia nhiều khả năng không thay đổi lối chơi.
    • Duc-Chien-3852-1575980601.jpg
      Tuyến giữ Việt Nam đang bắt người rất chặt. Ảnh: Lâm Thoả
    • 23'
      Indonesia xuống biên trái tốt và tạt bóng xoáy, nhưng Thành Chung bật cao hơn tất cả để phá ra. Việt Nam sau đó có cơ hội phản công nhưng Đức Chinh xử lý chậm.
    • Oppa-9404-1575980790.jpg
      HLV Park Hang-seo bật khỏi ghế chỉ đạo để nhắc nhở tình huống va chạm giữa Văn Hậu với Evan Dimas. Ảnh: Lâm Thoả
    • 20'
      Evan Dimas bị đau
      Tiền vệ 24 tuổi nằm sân sau khi bị Văn Hậu phạm lỗi. Anh phải nhờ hai trợ lý dìu ra khỏi sân và nhiều khả năng phải rời sân.
      Dimas-8336-1575981078.jpg
      Dimas không thể thi đấu tiếp. Ảnh: Đức Đồng.
    • 17'
      Việt Nam hưởng phạt góc
      Tấn Tài mang về quả phạt góc bên cánh trái. Hùng Dũng tạt vào nhưng Nadeo đấm bóng ra. Ở tình huống tạt tiếp theo của Hùng Dũng, Thành Chung đánh đầu với và vọt xà.
      Thành Chung đánh đầu vọt xà
       
       
    • Duc-Chinh-4284-1575980319.jpg
      Cú vuốt bóng điệu nghệ của Đức Chinh. Ảnh: Đức Đồng
    • 16'
      Đức Chinh vuốt bóng
      Từ nỗ lực tạt bên cánh phải của Trọng Hoàng, Đức Chinh khống chế rồi vuốt bóng trong không gian hẹp. Bóng đi xoáy về góc xa chệch khung thành.
      Đức Chinh vuốt bóng
       
       
    • 15'
      Trong 15 phút đầu tiên, Indonesia cầm bóng nhiều hơn và tạo ra nhiều pha hãm thành về phía Việt Nam.
    • 11'
      Phạt góc đầu tiên cho Việt Nam
      Đức Chinh thoát xuống bên cánh trái rồi căng ngang bị chặn lại, khiến bóng hết biên ngang. Hùng Dũng đá phạt góc nhưng thủ môn Nadeo đã lao ra đấm bóng. Ở tình huống treo bóng tiếp theo, Tiến Linh có bóng nhưng không thể tranh chấp với trung vệ Indonesia.
    • TL-3157-1575979936.jpg
      Các cầu thủ Việt Nam rất tích cực đuổi theo tranh chấp ngay bên phần sân đối phương. Ảnh: Lâm Thoả
    • 9'
      Indonesia đá phạt góc bất thành
      Evan Dimas phối hợp với Saddil ở gần cột phạt góc, nhưng trọng tài căng cờ báo việt vị. Sau tình huống này, Việt Nam dần lấy lại thế trận.
    • 7'
      Indonesia hai lần xuống biên thành công và căng ngang, nhưng các trung vệ Việt Nam kịp phá bóng ra. Indonesia đang hãm thành liên tiếp.
    • vne-3-1575979727-1718-1575979778.jpg
      Do Thanh Thịnh chấn thương, Hồ Tấn Tài được điều sang cánh trái. Ảnh: Đức Đồng.
    • 5'
      Nguy hiểm
      Văn Hậu phạm lỗi ở khoảng cách 30 mét, giúp Indonesia đá phạt với góc sút thuận lợi. Tiền vệ trụ Zulfiandi sút căng nhưng Văn Toản đấm ra chịu phạt góc.
      Văn Toàn cứu thua
       
       
    • HLV Park Hang-seo vẫn đang sử dụng sơ đồ 3-5-2. Ông để Tấn Tài trám chỗ Thanh Thịnh vì chấn thương. Các vị trí còn lại không đổi so với trận bán kết với Campuchia.
    • 1'
      Trận đấu bắt đầu
      Indonesia, trong trang phục đỏ, giao bóng. Còn Việt Nam mặc áo và quần trắng.