Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Đảng chỉ rõ 9 biểu hiệu 'tự diễn biến, tự chuyển hóa'

Đảng chỉ rõ 9 biểu hiệu 'tự diễn biến, tự chuyển hóa'

Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII)

Trung ương quyết định ra Nghị quyết về chỉnh đốn Đảng

Tự diễn biến, tự chuyển hóa và các biểu hiện nguy hiểm

Trung ương thảo luận về 'tự diễn biến, tự chuyển hóa'

Cụ thể, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ như sau:
1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ suý cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hoá, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.
9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
(Xin xem toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ở đây.)

Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ

Mưa lớn tại Quảng Bình khiến hàng trăm hộ dân lại ngập sâu, một cầu phao dân sinh bị lũ cuốn trôi.
Tại xã Châu Hoá (Tuyên Hoá, Quảng Bình), mưa lớn đã khiến ngập gần 100 hộ dân từ sáng sớm nay, trong đó có khoảng 70 hộ bị ngập từ 0,5-1m. Còn ở xã Quảng Trường (Quảng Trạch), lũ cuốn trôi cầu phao dân sinh khiến một thôn bị cô lập.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 1Nước dâng cao tại xã Sơn Thủy, Lệ Thủy sáng nay.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 2Nhiều nhà dân bị ngập từ 0,5-1m.
Theo ông Đinh Xuân Thương, Chủ tịch UBND xã Văn Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình), cho biết: “Mưa lớn từ hôm qua đến giờ đã làm nước sông dâng cao, tại xã Văn Hóa có ba điểm trường, trạm y tế và ủy ban xã bị ngập khoảng 1m.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 3Nước sông đang dâng cao.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 4Nước dâng cao tại xã Văn Hoá.
Nước cũng ngập khoảng 300 ngôi nhà của người dân từ 30-50cm. Hiện mưa đã ngớt, nước đang có dấu hiệu rút chậm”.
Hiện chính quyền địa phương đã khẩn trương hỗ trợ người dân di tản đến những ngôi nhà cao hơn để đề phòng lũ tiếp tục dâng cao, còn gia súc và gia cầm cũng đã đưa đến nơi trú ẩn an toàn.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 5Một đoạn đường ở xã Sơn Thuỷ, Lệ Thuỷ bị sạt lở.
Còn ở xã Châu Hoá, theo ông Phan Huy Hoàng, Chủ tịch UBND xã, mưa lớn đã khiến ngập gần 100 hộ dân từ sáng sớm nay, trong đó có khoảng 70 hộ bị ngập từ 0,5-1m.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 6Người dân thôn Xuân Hạ, xã Văn Hoá đang khó khăn chống đỡ với đợt lũ mới.
Tại huyện Quảng Trạch, ông Phan Xuân Linh – Chánh Văn phòng UBND huyện Quảng Trạch cho biết, nước lũ vừa cuốn trôi một chiếc cầu phao nối duy nhất nối vào thôn Thuận Hoá, xã Quảng Trường khiến thôn này bị cô lập hoàn toàn.
Theo ông Linh, do nước lũ đang còn cao nên tạm thời bà con thôn Thuận Hóa muốn đi lại sẽ phải dùng thuyền. Khi nước rút, lãnh đạo huyện sẽ đề xuất, xin ý kiến cấp trên và nghiên cứu về lâu về dài phải dựng một cây cầu mới để phục vụ việc đi lại cho người dân trong thôn Thuận Hoá.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 7Nhiều nhà dân bị ngập 1m.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 8Gia súc được sơ tán đến nơi cao ráo.
Hình ảnh hàng trăm hộ dân Quảng Bình lại ngập trong mưa lũ ảnh 9Nước dâng cao tại một thôn ở xã Văn Hoá chiều nay.
Theo VietNamNet

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

logger Nga: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu, và nước Nga hiện đang thua cuộc

Chiến tranh thế giới thứ ba – đó không phải là bụi tro phóng xạ hay laser vũ trụ, mà đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia giành tầm cao trí tuệ, một blogger người Nga tên là Ilya Varlamov đã chia sẻ như vậy trong một bài viết với tựa đề “Tại sao Nga thất bại trong cuộc chiến với Mỹ”.
Theo nhận xét của Varlamov, sẽ không có một Elon Musk hoặc Steve Jobs trong tương lai muốn phát triển một dự án mới của mình tại Nga, bởi vì “bất cứ lúc nào, tất cả mọi thứ đều có thể bị xóa sổ lập tức bởi con ma cà rồng điên khùng FSB (Tổng cục An ninh Liên bang)”. Dưới đây là nội dung của bài viết:
Trước đây chiến tranh nổ ra vì sự tranh giành lãnh thổ, trong thế kỷ XX cuộc chiến chủ yếu về tàng trữ các nguồn tài nguyên và nhiên liệu. Cuộc chiến trong thế kỷ XXI sẽ là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang bị thất bại. Hãy nhìn nhận một cách trung thực: hoàn toàn không quan trọng khi thâu tóm bán đảo Crimea, và cũng chắng hề có ý nghĩa lớn lao nếu ông Putin buông hoặc giữ chặt quần đảo Kuril. Thậm chí nếu một ngày mai chúng ta lấy lại vùng Alaska cũng sẽ chẳng có gì thay đổi mang tầm chiến lược. Cuộc khủng hoảng gần đây đã cho thấy rõ, dầu và các nguồn dự trữ khác đã không phải là quá quan trọng. Đúng, chúng ta đã có rất nhiều tài nguyên, nguồn dự trữ lớn, nhưng để làm gì? Khi đói thì bánh mì cũng không thể phết bằng dầu? Giá dầu sụt giảm là tất cả chấm hết.

“Trong thế giới hiện đại ngày nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo ra được những điều kiện tốt nhất cho công việc và cuộc sống”.

Tác giả, blogger Nga: Ilya Varlamov
Tác giả, blogger Nga: Ilya Varlamov
Trong thế giới hiện đại hôm nay, đất nước chiến thắng là đất nước tạo được những điều kiện tốt cho công việc và cuộc sống. Một con người hiện đại, năng động và có học thức thì độ rào cản văn hóa sẽ thấp. Trong thế kỷ XIX và ngay cả trong thế kỷ XX, việc di chuyển đến một đất nước khác quả là một việc nghiêm trọng và đầy khó khăn. Nhưng ngày nay, đó chỉ còn là một chuyện vô cùng đơn giản, nhất là đối với giới trẻ thì đó là một vấn đề rất bình thường. Những công nghệ hiện đại, thông tin kết nối đã làm cho bạn cảm thấy thoải mái như đang ở nhà khi đang ở hầu như bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn không bị mất liên lạc, thông tin với người thân, bạn bè. Thậm chí gọi xe taxi ở Moscow hay New York đều sử dụng cùng một ứng dụng, thưởng thức ly cà phê yêu thích trong một không gian “Starbucks” cũng giống như nhau. Hôm nay bạn nhận được lời mời làm việc tại London, cần khoảng hai lần nhấp chuột để mua vé, hai lần nhấp chuột để thu xếp chỗ ở và ngày mai là bạn đã có mặt tại nơi việc. Đối với giới trẻ, những ranh giới địa lý không còn mấy ý nghĩa. Với họ, bay tới London dễ dàng hơn đi về Omsk. Nơi nào có điều kiện tốt, họ sẽ tới.
Tôi ít liên lạc với các bạn học cùng lớp của mình, nhưng mới đây qua mạng xã hội tôi biết được những người bạn trẻ, tài năng và thông minh nhất đều đã ra đi hết. Họ đã tạo dựng công việc và cuộc sống của mình đâu đó ở châu Âu, ở Mỹ hay ở Israel. Họ ra đi, bởi vì ở những nơi đó họ có nhiều cơ hội hơn, bởi vì ở những nơi đó không có những tòa án đưa ra những phán quyết từ một cuộc gọi điện thoại. Trong số họ, một số hiện đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia Mỹ môn trượt tuyết trên núi cao, một số người khác đơn giản làm việc trong những công ty công nghệ IT tiếng tăm, nơi tạo ra các sản phẩm mà bạn đang sử dụng hàng ngày. Đó là sự thất bại của nước Nga. Tỷ phú Durov, vì có doanh nghiệp bị chèn ép đã buộc ông phải rời đất nước – đó là sự thất bại của Nga. Sharapova, niềm tự hào quần vợt của nước Nga, nhưng sống và được đào tạo tại Hoa Kỳ, cô ta phục  vụ cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ – đó là sự thất bại của Nga. Và tôi chắc rằng, bạn có thể dễ dàng biết thêm được nhiều ví dụ điển hình khác.

“Ngày nay, cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật Bản và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn”.

Những tổn thất nói trên thực sự ít được chú ý, nhưng nếu thua thiệt một vùng lãnh thổ thì lại làm rùng beng lên . Mất mát tài năng trí tuệ thì không được biểu hiện, nhưng những tổn thất này sẽ mang lại khó khăn hơn nhiều cho đất nước, hơn nhiều những gì các bạn đang nghĩ.
Ngày nay cả thế giới bay trên những chiếc máy bay của Mỹ và châu Âu, đi trên những chiếc xe hơi của Nhật và Đức. Còn chúng ta? thậm chí cả cái máy cơ khí cũng không làm ra hồn. Vâng, có lẽ các bạn sẽ không nhìn thấy rõ hết vấn đề, nhưng hãy xem xét bất kỳ một công nghệ sản xuất hiện đại nào đó, và bạn sẽ không nhìn thấy một máy móc sản phẩm của Nga. Một lần tôi nói chuyện với một phó giám đốc của một nhà máy quốc phòng của chúng ta, thời điểm đó chúng ta đang bị phương Tây trừng phạt, và hiểu được rằng: “Điều tồi tệ nhất không phải là chúng ta bây giờ không thể vay vốn từ các ngân hàng nước ngoài, nguồn tiền chúng ta có thể tìm ra được. Nhưng điều tồi tệ nhất là chúng ta đánh mất cơ hội, mất thời gian, không kịp mua những máy móc công nghệ chính xác cao. Thiếu những thứ này, chúng  ta không thể sản xuất được những vũ khí hiện đại”. Tất cả những điều này là thực tế.

“Không ai muốn đầu tư kinh doanh ở Nga, bởi có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng từ cục giám sát liên bang hay FSB đến và thổi bay sự nghiệp của họ”.

Hôm qua một nữ nhà báo gọi điện cho tôi và hỏi tôi rằng, tôi đã nghĩ ra được thêm trò gì tiếp theo chưa. Thật vớ vẩn, chính quyền muốn kiểm soát toàn bộ tin nhắn, trang web và những ý kiến bình luận của người dân. Tôi nghĩ rằng, sắp tới sẽ liên tiếp có những nhóm bạn trẻ, tài năng, dám nghĩ dám làm, những người yêu nước Nga, muốn được sống và làm việc tại đây, nhưng họ phải thu xếp hành lý ra đi và cống hiến cho Mỹ hay châu Âu. Bởi vì nếu đầu tư, phát triển kinh doanh ở Nga, có thể một ngày đẹp trời con ma cà rồng điên khùng  từ cục giám sát liên bang hay FSB sẽ đến và đóng cửa toàn bộ. Và không ai muốn như vậy.
Chẳng phải tự nhiên vậy, bởi vì đất nước hiện nay có những thẩm phán như Serebryannikova tòa án quận Chernojarsky tỉnh Astrakhan đã ký lệnh phong tỏa bách khoa toàn thư Wikipedia vì một bài viết vô tội. Có một Cục giám sát Liên bang Roskomnadzor chuyên đe dọa và ngăn chặn các dự án, trang web, nơi mà hàng triệu người đang sử dụng hàng ngày. Và vì thế, ở một nơi nào đó tại đất nước xinh đẹp này, những Elon Musk hay Steve Jobs tương lai đã tìm được câu trả lời cho băn khoăn: “tôi có nên phát triển một dự án mới ở Nga hay không?”.

“Tôi không nhìn thấy đất nước của tôi làm những điều khiến những con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây”.

Tất cả các nước phát triển đang cạnh tranh nhau để thu hút nguồn tài năng có trí tuệ. Ngay cả Trung Quốc cũng đã gia nhập cuộc đua này. Tôi không muốn kết luận bằng một kết cục buồn, nhưng hiện tôi không nhìn thấy đất nước của tôi đã làm được điều gì khiến nhưng con người tài năng, những bạn trẻ thông minh muốn sống và làm việc ở đây. Tôi đang nói về những con người tài năng và trí tuệ, họ có những phát minh mới, làm ra những sản phẩm mới, đưa những tên lửa lên vũ trụ, phát triển kinh doanh phục vụ cuộc sống của chúng ta.
Ai đó đang đe dọa bạn rằng sắp nổ ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba? Bạn tưởng tượng nó như thế nào? Bụi tro phóng xạ? Tia laser vũ trụ? Không phải vậy! Cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu rồi. Đây là cuộc chiến tranh giành trí tuệ, và hiện chúng ta đang thất bại.
Mika Lê|kygia.net
(Theo http://gordonua.com)
Xem thêm:

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Giáo dục Việt Nam cách đây hơn 100 năm


Thứ tư, 29/10/2014 | 16:44 GMT+7
Từ lều chõng đi thi, học chữ Hán, chữ Nôm, học sinh Việt Nam đến lớp học chữ quốc ngữ, thực hành thí nghiệm...
Các triều đại phong kiến Việt Nam tuyển chọn nhân tài thông qua khoa cử. Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long giữ vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất nước. Giai đoạn 1802-1945 dưới triều Nguyễn, hiện thực nền giáo dục Việt Nam là bức tranh hỗn dung đan xen yếu tố giáo dục truyền thống và các nhân tố giáo dục mới. Việc dạy học chữ Hán ngày càng giảm thiểu, chữ Quốc ngữ cùng nhiều kiến thức mới về văn học, địa lý, khoa học... được đưa vào chương trình giáo dục. Hàng loạt trường tiểu học, trung học, cao đẳng, dạy nghề ra đời, trở thành gạch nối cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam sau này. Những hình ảnh về nền giáo dục Việt Nam thời kỳ này được thể hiện tại triển lãm "Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802-1945 qua tài liệu lưu trữ" được trưng bày ở Văn Miếu - Quốc tử giám từ ngày 28/10.
 
Các thí sinh lều chõng đi thi. Trong 143 năm tồn tại, nhà Nguyễn tổ chức được 39 kỳ thi Đại khoa, lấy 293 vị tiến sĩ. Bấy giờ, Văn Thánh miếu và Quốc tử giám Huế được thành lập tại kinh đô Phú Xuân, tiếp tục giữ vai trò đào tạo nhân tài cho đất nước.
 
Các tân khoa dạo phố để ra mắt người dân. Thời vua Minh Mạng, ông cho chỉnh đốn lại khoa cử và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ. Trước đó (đời Gia Long) chỉ có thi Hương.
 
Tân khoa dự tiệc. Sau khoa thi năm 1919, do ảnh hưởng của chế độ đô hộ Pháp, thi Nho học Việt Nam chấm dứt, thay thế vào đó là các loại thi cử dùng chữ quốc ngữ.
 
Danh sách tiến sĩ khoa thi Hội năm 1919.
 
Các hoàng đế triều Nguyễn chủ trương lấy việc tổ chức giáo dục, đào tạo làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thông qua việc xây dựng Văn Miếu Quốc tử giám và Văn Miếu tại Huế dưới thời vua Gia Long hay việc thành lập trường Quốc học Huế dưới thời vua Thành Thái.
 
Trường làng Xuất Hóa (Bắc Cạn). Ở mỗi địa phương đều có trường cho học trò theo học.
 
Giờ khoa học thường thức, voi được đem ra để học trò quan sát.
 
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Khi chiếm được Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Pháp tiến hành một nền giáo dục mới phục vụ cai trị. Trường học dựng lên ở khắp nơi hình thành nên tầng lớp trí thức mới trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Tòa nhà trụ sở của ĐH Đông Dương tại số 19 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) xây dựng năm 1906 là một trong những trường học sớm nhất được thành lập (nay do ĐH Dược và ĐH Quốc gia Hà Nội quản lý và sử dụng).
 
Trường Trung học Bảo hộ (nay là trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) thành lập năm 1908. Mục đích ban đầu là đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của Pháp tại miền Bắc. Sau này, trường được biết tới cái tên trường Bưởi, là nơi đào tạo các thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao, như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng và các thầy giáo nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên...
 
Trường nữ sinh Đồng Khánh, nay là trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) được khởi công xây dựng năm 1917. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh, các nữ sinh Đồng Khánh còn được dạy cách nuôi con, quản lý gia đình, rèn luyện phong cách người con gái có học thức.
 
Đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp tiến hành nhiều đợt cải cách giáo dục vào năm 1906 và năm 1917. Thời gian đầu, chương trình cải cách không như mong muốn, tạo ra sự tồn tại song song của hai nền giáo dục mâu thuẫn nhau, tạo bất lợi cho chính quyền thực dân.
 
Năm 1917, cải cách giáo dục lần hai tiến hành, nền giáo dục Việt Nam được chia làm ba cấp học: đệ nhất cấp (bậc tiểu học), đệ nhị cấp (bậc trung học) và bậc cao đẳng, đại học. Cuộc cải cách này tạo nền tảng cho giáo dục Việt Nam sau này.
 
Một buổi học khoa học ở trường Đồng Khánh (Huế). Khác với nền giáo dục bản xứ chỉ coi trọng văn chương, nền giáo dục Pháp hướng đến đào tạo con người, phát triển kỹ năng toàn diện phục vụ các công việc thuộc nhiều lĩnh vực của xã hội.
 
Buổi học thực hành vật lý ở trường Chasseloup - Lauba.
 
Giờ dạy mẫu tại trường Quốc học Huế.
 
Giờ học vẽ tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế.
 
Bài thi môn vẽ Mỹ thuật vẽ lá ô rô của một thí sinh.
 
Quyển biên bài dạy học hàng ngày và chương trình tiểu học Pháp - Việt và giáo dục bổ túc Pháp - Việt.
 


Hoàng Phương








http://vnexpress.net/photo/giao-duc/giao-duc-viet-nam-cach-day-hon-100-nam-3100009.html









Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Tổng biên tập báo Infonet 'bị tạm đình chỉ'

  • 19 tháng 10 2016
InfonetImage copyrightOTHER
Image captionGiao diện báo Infonet hôm 19/10
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam ký quyết định tạm đình chỉ chức vụ tổng biên tập và phó tổng biên tập báo điện tử Infonet, cơ quan trực thuộc bộ này.
Hôm 19/10, Infonet loan báo trên website của họ: "Quyết định do ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông ký tạm đình chỉ chức vụ Tổng biên tập báo Infonet đối với ông Võ Đăng Thiên trong thời gian 15 ngày, để làm rõ trách nhiệm cá nhân của ông với những sai phạm của Infonet thời gian qua."
Báo này cũng dẫn một quyết định đình chỉ 15 ngày với Phó tổng biên tập Infonet Phạm Thanh và thông báo "Phó tổng biên tập Nguyễn Văn Bá, đảm nhận nhiệm vụ Phó tổng biên tập phụ trách báo Infonet trong thời gian 15 ngày."
Các quyết định trên có hiệu lực từ ngày 19/10.
Trang web Bộ Thông tin-Truyền thông Việt Nam cũng đưa tin này.
Các nguồn tin cho BBC biết hôm 18/10 Infonet phải gỡ bài viết có tựa "Chủ tịch Quốc hội: 'Tôi thất vọng khi đọc dự thảo luật Chính phủ trình'".
Bài báo tường thuật phiên họp cùng ngày của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Trong bài có đề cập Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ sự không hài lòng về dự thảo luật.
Không rõ đây có phải là lý do kỷ luật các lãnh đạo của báo Infonet hay không.
Tin về phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn còn trên nhiều trang mạng chính thức khác.
Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài, vẫn còn trên mạng của báo, dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: "Đọc dự thảo luật Chính phủ trình tôi rất thất vọng, dù tôi ủng hộ sửa."
Tờ này viết: "Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo chưa đưa ra được những điều khoản cần thiết phải sửa để tạo động lực cho doanh nghiệp kinh doanh, phát triển; chủ yếu là những quy định thủ tục hành chính, không nhất thiết phải sửa luật mới thực hiện được."
'Khó khăn của người làm báo'
Trong một bài viết nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/2016 đăng trên Infonet, báo này cho hay Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên nêu kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về "nỗi lo mất nhân lực và sự cạnh tranh không cân sức giữa các báo điện tử".
"Một trong những khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay đối với người làm báo, nhất là báo điện tử, là làm sao vừa thực hiện đúng chỉ đạo, pháp luật, định hướng của cơ quan chỉ đạo, định hướng báo chí, lại vừa thu hút được bạn đọc, hấp dẫn được bạn đọc," bài báo dẫn lời ông Thiên.
"Vì nếu làm sai chỉ đạo sẽ bị xử lý, nhưng nếu không thuyết phục được bạn đọc thì không có nguồn thu. Đây thường xuyên là thách thức hàng ngày đối với chúng tôi".
Vụ việc tạm đình chỉ tổng biên tập báo Infonet xảy ra chỉ chưa đầy một tháng sau vụ báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì 'để xảy ra những sai phạm' và Tổng Biên tập Nguyễn Như Phong bị cách chức và thu thẻ nhà báo.
Một trong những lý do được công bố là PetroTimes đã có báo trích đăng lại từ báo hải ngoại về vụ án Trịnh Xuân Thanh, người đang bị Việt Nam truy nã.
Bài báo đăng trên trang PetroTimes ngày 30/9, ngay sau đó bị xóa, trích lại phỏng vấn với cây bút Bùi Thanh Hiếu từ Đức (còn được biết đến với bút danh Người Buôn Gió), người đã viết nhiều bài về ông Trịnh Xuân Thanh từ khi nhân vật này "mất tích".
Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn nói tờ PetroTimes có nhiều vi phạm và việc đăng bài phỏng vấn ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một trong số lý do.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-37690682