Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?



  • Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Quảng Trị?

  • quantrivien24h 21/04/2016 41,472 0

  • Facebook

  • QuangtriZ.com – Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm nhiều công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các tờ báo chính thống còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có bóng dáng người Trung Quốc đứng sau.

  • Lật xe chở cả trăm ký kem, tài xế biến mất
  • Làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp?
  • Ô tô bất ngờ bốc cháy, cô dâu chú rể may mắn thoát nạn
  • Phá ổ tiêu thụ xe gian từ bên kia biên giới tại Quảng Trị
  • Ô tô chở cô dâu, chú rể chụp ảnh ngoại cảnh bất ngờ cháy rụi
  • Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước này thực hiện đối với nước kia bằng bom đạn. Nhưng hôm nay, cần nghĩ khác. Ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang “xâm lược” Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
  • Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang âm thầm gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã phân giới cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn “xâm lược” về kinh tế, văn hóa, xã hội… không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu.
  • Câu hỏi được đặt ra là: tại sao Trung Quốc lại cắm chốt ở Quảng Trị?
  • Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị
  • Theo Báo Pháp luật TP.HCM trong loạt bài “Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam” cho thấy “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị một Công ty Trung Quốc có trụ sở chính đóng tại Hong Kong thâu tóm kể từ năm 2011.
  • Cửa Việt nhìn từ cầu Cửa Việt, bên phải bức ảnh là Hải đội 202, Vùng Cảnh sát biển II
  • Vậy mà Công ty này sắp được giao 100 ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km, chưa kể các địa phương lân cận huyện Phú Vang, tỉnh TTHuế (100ha), Hải Lăng, tỉnh Quãng Trị (100ha), Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị (100ha).
  • CP Việt Nam đang thực hiện hàng loạt dự án với quỹ đất rất lớn
  • Về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, thì chúng ta đều biết trong thời kỳ chống Mỹ, cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam.
  • Người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Trung Quốc lấy vợ, lập thành phố người Trung Quốc tại khu vực miền Trung; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền.
  • Tình trạng báo động người Trung Quốc tại miền Trung, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này được một người dân cho là: “Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”.
  • Một phụ nữ ở địa phương cho biết: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến đây mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”.
  • Người dân không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm.
  • Người Trung Quốc không cần theo luật Việt Nam là đi xe máy họ không cần đội mũ.
  • Người Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều ở Quảng Trị (Ảnh: Hai người Trung Quốc tại siêu thị COOP Mart Đông Hà, Quảng Trị ngày 29.1.2014, tức ngày 29 Tết vừa rồi)
  • Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm vào lãnh thổ Việt Nam thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng.
  • Căn cứ quân sự Du Lâm – Cửa Việt
  • Căn cứ hải quân Du Lâm của Trung Quốc là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Từ Du Lâm đến Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km. Với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển.
  • Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền.
  • Phải chăng tại Cửa Việt, Trung Quốc ý đồ muốn xây dựng vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Nên nhớ, tỉnh Quảng Bình gần đó, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào.
  • Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”
  • Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ).
  • “Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng)
  • Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979).
  • Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với Bá quyền Đại Hán, thì mọi việc đều có thể.
  • Lời kết
  • Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn từ Quảng Trị đến Thừa thiên Huế. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Trung Quốc. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp, Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông.
  • Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại những địa điểm nói trên và trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Bài học cảnh giác lịch sử vẫn còn đó.
  • Nguồn: http://nguyentandung.org/trung-quoc-dang-co-am-muu-gi-o-quang-tri.html
  • Bình Luân Bài viết
  • 56 Bạn có thể bình luận tại đây


  • VIDEO CÓ THỂ BẠN THÍCH



  • Chia Sẻ


  • Facebook
  • NHẠC QUẢNG TRỊ
  • Tôi yêu Quảng Trị quê tôi – Phú Quang Nguyên ft Rubi T


  • Tuyển Tập Những Ca Khúc Hay Nhất Về Miền Trung
  • Những bài hát hay nhất về Quảng Trị
  • Vân Khánh || Tuyển Tập Ca Khúc Hay Về Quảng Trị || Nguyễn Thành NTF
  • Ca nhạc: Quảng Trị yêu thương
  • QUÁN ĂN NGON
  • Bánh Khoái Quảng Trị
  • Bún Hến Mai Xá Đặc Sản Ngày Nắng ở Quảng Trị
  • Tổng hợp các địa điểm ăn uống trong khu vực Đông Hà
  • 11 Món Ngon Tại Quảng Trị Không Thể Bỏ Qua
  • Quảng Trị Nỗi Tiếng Bánh Rong Biển
  • QUẢNG TRỊ YÊU THƯƠNG
  • Sự kiện cuối tuần tổ chức tại Quảng Trị
  • Quảng Trị KHI TÓC NGẮN DIỆN ÁO DÀI – MÚA NÓN
  • Ngày Trái Tim Ta Đong Đầy Của Lớp 12A6 THPT Đông Hà – Quảng Trị
  • 12A7 THPT Vĩnh Linh – Dàn nam thanh nữ tú khiến ai cũng phải ngợi khen
  • Kỷ yếu đầy sắc màu của lớp 12a1 trường THPT Đông Hà
  • BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Lật xe chở cả trăm ký kem, tài xế biến mất
  • 29/05/2016
  • Làm gì để sau khi ra trường không bị thất nghiệp?
  • 29/05/2016
  • Ô tô bất ngờ bốc cháy, cô dâu chú rể may mắn thoát nạn
  • 29/05/2016
  • Phá ổ tiêu thụ xe gian từ bên kia biên giới tại Quảng Trị
  • 29/05/2016
  • Ô tô chở cô dâu, chú rể chụp ảnh ngoại cảnh bất ngờ cháy rụi
  • 28/05/2016
  • Chạy xe máy ngược chiều, người đàn ông bị xe tải cán chết


  • 28
  • /05/2016

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Quá trình hình thành và hoạt động Hội đồng hương Phong Điền tại Tp.HCM và Vùng lân cận

Quá trình hình thành và hoạt động Hội đồng hương Phong 

Điền tại Tp.HCM và Vùng lân cận

Lượt xem: 367
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ HOẠT ĐỘNG
 HỘI ĐỒNG HƯƠNG HUYỆN PHONG ĐIỀN
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ VÙNG PHỤ CẬN
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
      Nguyễn Văn Thái
Nguyên Chủ tịch Hội
Chủ tịch danh dự Hội Đồng hương Phong Điền
tại Tp.HCM và các tỉnh lân cận 
 
 
     
    Từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp, sự phân bổ dân cư trong cả nước có sự thay đổi : dân Miền Bắc, Miền Trung vào Miền Nam làm ăn sinh sống khá đông. Với truyền thống của dân tộc Việt Nam “ly hương bất ly tổ”, bà con xa quê trong cùng một thôn làng muốn tập hợp nhau lại với tình làng nghĩa xóm và hướng về cội nguồn. Từ đó khắp nơi hình thành các hội đồng hương, từ tỉnh, huyện đến làng xã. Bà con huyện Phong Điền tại Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận khá đông, đều có nguyện vọng này.
 
 
I.                  QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
    Vào tháng 5/1995, một số cụ trước công tác ở Miền Bắc, nghỉ hưu, vào sinh sống ở thành phố họp nhau lại, dưới sự chủ trì của cụ Hoàng Trình, người làng Hiền Lương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhất trí thành lập “Ban Liên lạc Đồng hương” huyện Phong Điền, Thừa Thiên-Huế tại Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận (là tiền thân của “hội Đồng hương” ngày nay).
     a/ Về tổ chức :
      Hội đồng hương huyện là một tổ chức xã hội tự nguyện, tập hợp bà con xa quê, không phân biệt độ tuổi, giới tính, tôn giáo, tự nguyện tham gia. Mục đích là để giúp đỡ, động viên nhau trong cuộc sống và cùng hướng về quê cha đất tổ. Hội Đồng hương huyện bấy giờ là một thành viên của hội Đồng hương tỉnh Thừa Thiên-Huế. Thời gian đầu có khoảng 20-25 thành viên, về sau tăng dần lên khoảng 140-150 người. Từ năm 2003, Đồng hương huyện liên lạc và mời các hội Đồng hương làng xã tham gia : sớm nhất là hội của xã Điền Hòa (2003). Đến nay đã có 16 thành viên hội Đồng hương làng, xã, kể cả làng nghề, họ tộc cùng sinh hoạt với hội Đồng hương huyện.
      Trong số đó, về cấp xã có hội Điền Hòa (Thế Chí Tây), hội Điền Hải (Thế Chí Đông). Về cấp làng có hội Kế Môn, Vĩnh Xương (xã Điền Môn), Tân Hội, Đại Lộc (xã Điền Lộc), Thanh Hương (xã Điền Hương), Phước Tích, Mỹ Xuyên Cang, Ưu Điềm (xã Phong Hòa), Siêu Quần, Phò Trạch (xã Phong Bình), Lương Mai (xã Phong Chương), Đồng Lâm (xã Phong An). Về làng nghề và họ tộc có hội Làng Rèn Hiền Lương (xã Phong Hiền), hội Kim hoàn Kế Môn, và họ Nguyễn Tri (xã Phong Chương).
    b/ Về nhân sự :
    Ban Điều hành ( tức ban Liên lạc trước đây)  gồm :
    - Chủ tịch hội đầu tiên : cụ Hoàng Trình.
    - Các phó chủ tịch : gồm các cụ Thân Ngọc Sang, Nguyễn Trí Hoàng, Trương Đức Thiện.
    - Thủ quỹ : cụ Nguyễn Thị Lưu.
    - Các Ủy viên : Phạm Thị Đáo, Trần Thị Hồng, Trần Thử, Nguyễn Duy Trinh.
     Từ năm 2003 trở đi, một số cụ già yếu hoặc từ trần nên bổ sung và thay thế :
    - Cụ Nguyễn Văn Thái, nguyên phó chủ tịch từ 2003 lên làm chủ tịch thay chụ Hoàng Trình từ năm 2005.
    - Bổ sung các phó chủ tịch : gồm cá cụ Trương Quang Phái, Nguyễn Thiện, Nguyễn Thiện Liêu và Trần Văn May.
    - Các ủy viên : gồm các hội trưởng các hội đồng hương làng xã, họ tộc.
 
II.              QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
     a/ Bản thân Đồng hương huyện :
     1.-Hội Đồng hương (ĐH) huyện Phong Điền là một thành viên của hội Đồng hương tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội trưởng ĐH huyện là ủy viên của ĐH tỉnh, nên hằng năm, hội ĐH huyện đều có báo cáo tình hình hoạt động của hội. Chủ tịch hội ĐH tỉnh tham gia và chỉ đạo hoạt động của hội ĐH huyện.
     2.- Hội ĐH huyện là cầu nối giữa bà con xa quê với lãnh đạo và bà con huyện nhà. Hằng năm hội có báo cáo và thay mặt bà con gửi thư chúc mừng năm mới đến lãnh đạo huyện. Đáp lại, trong gần 20 năm, có hơn 10 lần lãnh đạo huyện vào thăm hỏi và dự họp mặt mừng xuân với bà con. Các đồng chí bí thư huyện ủy và chủ tịch huyện các nhiệm kỳ từ 1995 đến nay đều đã vào dự họp. Đặc biệt, lãnh đạo huyện không chỉ động viên tinh thần mà còn giúp đỡ cả vật chất, mỗi lần tham dự đều có đóng góp đáng kể cho quỹ hoạt động của hội.
     3.- Như thường lệ, hằng năm, sau tết Nguyên Đán cổ truyền của dân tộc, hội ĐH huyện lại Họp mặt Mừng Xuân, gặp gỡ và giao lưu tình cảm. Các buổi họp mặt đều có đại diện ĐH tỉnh, ĐH huyện bạn (Quảng Điền), lãnh đạo huyện nhà (vài năm một lần), đại diện các hội ĐH làng xã, và bà con xa quê các đơn vị chưa có hội Đồng hương cũng trực tiếp tham gia. Sau phần nghi lễ lại có phần liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn” tạo không khí vui tươi và đầm ấm.
     b/ Hội Đồng hương các làng xã :
     Về các hội ĐH làng xã trong hệ thống ĐH huyện, có hội đã ra đời từ rất sớm, hoạt động liên tục ngót 23-25 năm, như Thế Chí Tây (1988), như làng Kế Môn (1991). Cũng có những đơn vị mới ra đời 3-5 năm, nhưng đã mau chóng đi vào nề nếp như Đông Lâm, Phò Trạch, Lương Mai, Thanh Hương…đặc biệt là Vân Trình, phát triển rất nhanh và hoạt động có hiệu quả.
     Các hội, trong ngày Họp mặt Mừng Xuân, trước khi vào nghi lễ chính thức trên diễn đàn, thường có lễ yết cáo tổ tiên trước bàn thờ vọng được lập tạm nhưng hết sức trang nghiêm. Sau cùng diễn ra liên hoan văn nghệ, đi kèm với các hình thức vận động tài chánh tại chỗ cho quỹ khuyến học.
     Đặc biệt, các hội Đồng hương làng xã, trong những hoạt động thiết thực hướng về cội nguồn, rất quan tâm đến việc xây dựng, tu bổ các công trình tại quê nhà, như đình, chùa, từ đường; các công trình phúc lợi xã hội như đường sá, trường học…với những chi phí có nơi đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, được lãng đạo và bà con ở quê nhà rất hoan nghênh.
     Điều đáng chú ý là trong các dịp Họp mặt Mừng Xuân của các làng xã, ngoài đại biểu danh dự của Đồng hương huyện, đều có sự tham dự của hầu hết đại diện các làng bạn. Từ đó có sự học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức, đặc biệt về các phương thức vận động tài chính có hiệu qủa.
       c/ Những thuận lợi và khó khăn :
       Trong quá trình hoạt động gần 20 năm qua, bên cạnh những thuận lợi xuất phát từ sự ủng hộ tinh thần quý báu của ĐH tỉnh, của lãnh đạo huyện nhà, của các tổ chức ĐH bạn, của các hội ĐH làng xã và bà con đồng hương xa quê tại thành phố, thì khó khăn chủ yếu vẫn là vấn đề tài chính. Bởi rõ ràng không có hoặc thiếu tiền thì không làm được việc, hoặc làm nhưng hiệu quả không cao. Hội đã từng cố gắng tiếp cận với các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và các nhà hảo tâm, vốn là đồng hương xa quê lập nghiệp tại địa bàn, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là càng về sau, khi các hội ĐH làng xã ra đời, thì những vị này buộc phải quay về với làng xã, là nơi gắn bó gần gũi hơn. Bởi vậy, nguồn quỹ hoạt động của ĐH huyện chỉ dựa và sự đóng góp có phần hạn hẹp của bà con tham dự trong buổi họp mặt hằng năm.
     Cụ thể, các năm đầu, mỗi năm chỉ thu được từ 1,5 triệu đến 2 triệu ! Từ năm 2010, với sự quan tâm của các hội ĐH làng xã và một số vị hảo tâm, số thu mới tăng lên từ 10 đế 20 triệu mỗi năm. Trong đó, cá biệt có anh Nguyễn Mạnh Hiệp, là con trai cụ Nguyễn Thiện, làng Tân Hội, đến nay đã hỗ trợ tổng cộng 15 triệu đồng.
     d/ Những công tác xã hội đã làm được :
     Mặc dầu với những điều kiện tài chính hạn hẹp như trên, như hội cũng đã làm được một số công tác thiết thực như sau :
     .-Đối với bà con tại thành phố : Hội đã tổ chức Mừng thọ được gần 50 cụ trong hạn tuổi 80 và 90, phúng viếng 25 cụ; mỗi năm thăm ốm đau từ 3 đến 5 cụ.
     .-Đối với quê nhà :
-Gởi quỹ khuyến học của huyện 3 năm                 10.000.000 đ
-Ủng hộ nhà thình thương huyện A Lưới                 1.500.000 đ
-Đóng góp xây đền Liệt sỹ và hương khói               3.500.000 đ
-Ủng hộ hội Người mù của huyện quần áo và       10.000.000 đ
-Ủng hộ đồng bào bị thiên tai 2 đợt                         2.500.000 đ
-Ủng hộ tạp chí Phú Xuân (ĐH tỉnh)                          500.000 đ
-Ủng hộ Tuần Văn hóa Huế tại TP.HCM                   500.000 đ
-Giúp gia đình đ/c Luyến, công an xã Phong Hiền hy sinh khi làm nhiệm vụ chống bão lụt                                       500.000 đ
-Giúp cháu Hoàng Công Trung, xã Phong An mồ côi cả cha lẫn me, gặp nhiều khó khăn                                           1.000.000 đ
     Tổng cộng trong 5 năm (1999-2003) hội ĐH huyện đã giúp đỡ bà con ở quê nhà 30 triệu và quần áo. Riêng giúp hội Người mù đến năm 2011-2012.
     Do việc huy động quỹ bị hạn chế, nên từ năm 2003, hội ĐH huyện chủ trương việc làm từ thiện xã hội với quê hương được phân cấp về cho các hội ĐH làng xã có điều kiện hơn.
     e/ Lời tri ân chân thành :
     Thay mặt bà con đồng hương xa quê, hội Đồng hương Phong Điền tại Tp.HCM và vùng lân cận:
    -Hoan nghênh và biết ơn lãnh đạo huyện Phong Điền, hội ĐH tỉnh Thừa Thiên-Huế, hội ĐH huyện Quảng Điền, hội ĐH các làng xã và họ tộc đã tận tình giúp đỡ hội ĐH huyện.
    -Tri ân các tổ chức, mạnh thường quân và các nhà hảo tâm đã hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất cho hoạt động của hội gần 20 năm qua.
    -Tri ân các cụ đã về với tổ tiên : cụ Thân Ngọc Sang, cụ Nguyễn Tri Hoàng, cụ Trương Đức Thiện, cụ Trần Thử, cụ Nguyễn Duy Trịnh, cụ Phạm Thị Đáo, cụ Nguyễn Thị Lưu, cụ Phan Thị Cúc.
    -Biết ơn các cụ cao tuổi, sức yếu, nghỉ tham gia công tác của hội : cụ Hoàng Trình, cụ Phan Đồng, cụ Trương Quang Phái, cụ Trần Thị Hồng, cụ Nguyễn Đình Khuê.
    -Biết ơn một số bà con thường xuyên tham gia sinh hoạt và đóng góp nhiệt tình cho quỹ hội : anh Nguyễn Mạnh Hiệp, anh Trương Diên Đỗng, anh Nguyễn Quốc Khánh và anh Dương Phước Nam.
    -Cuối cùng xin tri ân các bạn, các anh chị trong ban Điều hành hiện đang đem hết sức mình xây dựng cho hội ĐH huyện, mỗi ngày một phát triển, đáp ứng được mong mỏi về một mái nhà chung đầm ấm cho bà con xa quê.
 
III.          PHẦN KẾT
     Mặc dầu đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong gần 20 năm qua, bất chấp những khó khăn và thử thách, được hội ĐH tỉnh Thừa Thiên –Huế đánh giá là một trong những Đồng hương huyện khá nhất. Nhưng đứng trước những thách thức trong tình hình mới, để tiếp tục tồn tại và phát triển, đòi hỏi ĐH huyện phải có những cải tiến, đổi mới hoạt động của mình cho phù hợp.
     Từ những đóng góp ý kiến của bà con, sau khi đúc kết, trong cuộc họp toàn thể ban Điều hành hội ngày 26/5/2013, đã quyết định một số vấn đề như sau :
     a/Về tổ chức và nhân sự :
-Về tổ chức : ngoài Ban Điều hành chung, thành lập để phân nhiệm cụ thể cho các tiểu ban chuyên môn như sau :
     -Tiểu ban Giao tế - xã hội
     -Tiểu ban Tài chính – Câu lạc bộ doanh nghiệp
     -Tiểu ban Văn hóa – thông tin
     -Tiểu ban Khuyến học
-Về nhân sự : bầu ông Hoàng Văn Hạnh thay ông Nguyễn Văn Thái làm chủ tịch hội (ông Thái nghỉ vì tuổi cao). Phó chủ tịch  thường trực: ông Trần Văn May. Các tiểu ban chuyên môn gồm các ông Nguyễn Thiện Liêu, Đoàn Văn Xứng, Trần Du, Nguyễn Thanh Mạo, Nguyễn Thiện Tống và Trần Thanh Quang.
      b/Về cải tiến nội dung hoạt động :
     Bên cạnh việc hoàn thiện Điều lệ và Nội quy của hội, trước mắt tăng cường công tác thông tin và giới thiệu văn hóa quê nhà, với việc :
    -Ra mắt website của hội Đồng hương huyện Phong Điền
    -Biên soạn tập san văn hóa thông tin nội bộ
Đồng thời đề ra và thực hiện các phương án gây quỹ, trước mắt xúc tiến thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp.
     Những thay đổi này sẽ được thử nghiệm, chọn lọc, đúc kết hoàn chỉnh  trước khi báo cáo với bà con đồng hương trong ngày Họp mặt Mừng Xuân Gíap Ngọ (2014). Rất mong bà con đồng hương quan tâm ủng hộ, để hội Đồng hương huyện vững bước tiến lên.
Cập nhật ngày Thứ ba, 26/11/2013