Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Gần 53 tỉ đồng xây khu trung tâm hành chính TP.HCM giai đoạn 1

Gần 53 tỉ đồng xây khu trung tâm hành chính TP.HCM giai đoạn 1

20:43:20 26/02/2016

Giai đoạn 1, khu trung tâm hành chính TP.HCM xây dựng tại khu đất số 213 đường Đồng Khởi (P. Bến nghé, Q.1) với quy mô hai tầng và một tầng hầm, tổng kinh phí gần 53 tỉ đồng.


Gần 53 tỉ đồng xây khu trung tâm hành chính TP.HCM giai đoạn 1 - Ảnh 1.
Một trong những phương án đoạt giải cuộc thi thiết kế khu trung tâm hành chính TP.HCM công bố tháng 11-2015 - Ảnh: CTV
UBND TP.HCM vừa phê duyệt thiết kế và dự toán công trình Khu trung tâm hành chính TP giai đoạn 1 với những nội dung chính như trên.
Công trình nối dài khối nhà mặt tiền đường Lê Thánh Tôn của trụ sở UBND TP.HCM đến giáp đường Đồng Khởi.
Trong đó, tầng 1 (trệt) và tầng 2 có diện tích 750m2/tầng. Tầng hầm tận dụng lại tầng hầm rộng gần 1.900m2 đã có của chung cư 213 Đồng Khởi trước đây, thiết kế lại giao thông cho hợp lý và dự kiến bố trí chỗ để xe, phòng kỹ thuật.
Tường bao và tường ngăn làm bằng vật liệu không nung, phần hoàn thiện sơn nước hoặc ốp gạch (khu vệ sinh); sàn lát gạch kết hợp các loại đá tự nhiên; trần thạch cao khung kim loại... Ngoài ra còn có tường rào dài 26m và hai nhà bảo vệ rộng 8m2.
Công trình do Công ty TNHH một thành viên Quản lý Kinh doanh nhà TP làm chủ đầu tư

Hàng vạn người đổ về sông Hàn ngắm đoàn thuyền Clipper diễu hành


Hàng vạn người đổ về sông Hàn ngắm đoàn thuyền Clipper diễu hành

(VTC News) - Tối 25/2, hàng ngàn người dân và du khách đứng kín dọc hai bên bờ sông Hàn (Đà Nẵng) xem thuyền buồm quốc tế Clipper race 2015-2016 diễu hành.

Đúng 19h35, thuyền buồm đội Đà Nẵng dẫn đầu đoàn diễu hành gồ 12 thuyền đua Clipper race đến từ các châu lục trên thế giới từ cầu Thuận Phước tiến về cầu Sông Hàn trong tiếng trống hội và tiếng vỗ tay của hàng vạn người dân và du khách.
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Đúng 19h35 đoàn thuyền đua Clipper race 2015-2016 gồm 12 thuyền đã diễu hành trên sông Hàn chào người dân và du khách Đà Nẵng 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Cầu Sông Hàn quay ngang đón đoàn thuyền đi vào trong 
Từ từ tiến về phía cầu Rồng, đoàn diễu hành đã đi sát bờ sông dọc đường Bạch Đằng để người dân được thưởng lãm, chào mừng đoàn đua lần đầu tiên đến Đà Nẵng và thuyền Đà Nẵng-Việt Nam đầu tiên tham dự sự kiện thể thao quốc tế lớn hàng đầu thế giới.

Sau khi tiến đến cầu Rồng, đoàn diễu hành thuyền buồm được chào đón bằng những màn phun nước, lửa từ cầu Rồng trước khi quay đầu trở lại vị trí xuất phát. Riêng thuyền của đội Đà Nẵng quay lại một vòng nữa chào người dân Đà Nẵng trong niềm hân hoan chào đón của người dân đối với sự kiện Clipper race lần đầu tiên tham gia.
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Đoàn thuyền đi dọc đường Bạch Đằng, tiến về phía cầu Rồng 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Sau khi quay đầu trở lại, thuyền đội Đà Nẵng bẻ lái vòng lại thêm vòng nữa chào người dân 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Chào người dân Đà Nẵng  
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Thuyền Đà Nẵng, đội Việt Nam đầu tiên tham dự sự kiện thể thao vòng quanh thế giới 
Đoàn diễu hành gồm 12 thuyền đua đến từ các quốc gia, tổ chức uy tín trên thế giới, với sự tham gia của 690 thủy thủ không chuyên từ 44 quốc gia. Thuyền đội chủ nhà Đà Nẵng - Việt Nam có tổng cộng 58 thành viên trong độ tuổi từ 19 đến 67, được dẫn dắt bởi thuyền trưởng bà Wendy Tuck (50 tuổi)

Clipper Race 2015 – 2016 là cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới, xuất phát từ tháng 8/2015 đến tháng 7/2016 với hải trình dài hơn 40.000 hải lý. Đây là lần đua thứ 10 vòng quanh thế giới của Clipper Race.
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Các thuyền còn lại di chuyển về lại điểm xuất phát 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Tiền về cầu quay Sông Hàn đang chào đón 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Lần lượt, các thuyền di chuyển qua cầu Sông Hàn 
Hàng vạn người, đổ về sông Hàn, ngắm đoàn thuyền, Clipper race, diễu hành
Và về điểm tập kết, kết thúc chuyến diễu hành trong sự chào đón nống hậu của người dân 

Người dân Đà Nẵng háo hức với sự kiện đặc biệt này

Đoàn đua lần này lần lượt dừng lại ở 14 cảng, gồm London (Anh), Rio de Janeiro (Brazil), Cape Town (Nam Phi), Albany (Úc), Sydney (Úc), Hobart (Úc), Airlie Beach (Úc), Đà Nẵng (Việt Nam), Thanh Đảo (Trung Quốc), Seattle (Hoa Kỳ), Panama, Derry - Londonderry (Bắc Ai-len), Den Helder (Hà Lan) và cuối cùng trở về lại London.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Quả báo khủng khiếp vì hủy hoại tượng Phật

Quả báo khủng khiếp vì hủy hoại tượng Phật

Thời cổ đại, từ vua, đại thần đến dân thường hầu như ai ai cũng đều tín Phật, tín Đạo, tín Thần. Ngay cả người tu luyện chân chính cũng rất được mọi người tôn kính.

Người xưa có câu: “Thà rằng khuấy động nghìn sông còn hơn quấy nhiễu tâm người tu đạo”, hay là “Đả tăng mạ đạo, tất có ác báo.” Nhưng mà, cách giáo dục “thuyết vô thần” đã khiến cho không ít người ngày nay cho rằng tu luyện là mê tín.
Thậm chí rất nhiều người không tin vào nhân quả báo ứng, “thiện ác có báo.” Thực tế đã có rất nhiều trường hợp làm việc ác mà bị quả báo ngay lập tức khiến nhiều người tỉnh ngộ.
Dưới đây xin kể lại ba câu chuyện có thật là ba trường hợp bị báo ứng vì hủy hoại miếu thờ và tượng Phật.
Câu chuyện tượng Phật Di Lặc tại cung điện Ung Hòa Cung
Tại cung điện Ung Hòa Cung ở Bắc Kinh, Trung Quốc có một bức tượng Phật Di Lặc vô cùng tráng lệ. Bức tượng Phật này có chiều cao 18m, oai hùng uy vũ, trang nghiêm và thần thánh. Bức tượng Phật Di Lặc này là vào triều đại nhà Thanh, niên hiệu vua Càn Long, triều đình đã chuyển đến một cây cổ thụ quý hiếm lấy từ Tây Tạng, sau đó mời thợ thủ công có tay nghề cao siêu về chế tác ra.
Để bức tượng Phật đứng thẳng, tại hai bên và phía sau của bức tượng, người chế tác đã xây dựng hành lang cao hai tầng để giữ. Hành lang này chỉ rộng đủ để cho phép một người đi qua. Giữa hành lang và bức tượng Phật người ta dùng dây cáp để giằng lại, đỡ lấy bức tượng.
qua bao nhan tien vi huy hoai tuong phat
Bức tượng Phật Di Lặc tại cung điện Ung Hòa Cung ở Bắc Kinh. (Ảnh: Internet)
Theo thông tin báo cáo từ mạng văn hóa và lịch sử: Trải qua sự tàn phá thảm trọng của “Cách mạng Văn hóa” nhưng bức tượng Phật Di Lặc và Ung Hòa Cung vẫn không bị phá hủy thậm chí còn hoàn toàn nguyên vẹn. Nguyên nhân bức tượng Phật và cung điện này không bị Hồng vệ binh phá hủy khiến người đời không khỏi “sợ hãi.”
Một lần có một vị thanh niên tới cung điện thăm quan đã được vị Lạt Ma hơn 70 tuổi, ở tại cung điện kể rằng: Vào thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” đã có 3 người là Hồng vệ binh đến đây để phá hủy bức tượng. Người thứ nhất trèo lên hành lang, giơ rìu lên để chém đứt dây cáp nhưng chiếc rìu rơi xuống không đụng vào dây cáp mà lại chém đúng vào đùi anh ta.
Người thứ hai lại cầm rìu chém, cũng chém không được mà ngã lăn xuống chết tại chỗ. Người thứ ba chứng kiến thấy quá sợ hãi và không dám làm gì. Từ đó về sau, không còn ai dám động đến tương Phật nữa. Bức tượng Phật Di Lặc và cung Ung Hòa cứ như vậy, bình yên vô sự mà được bảo tồn đến về sau.
Câu chuyện bức tượng Trượng Bát
Trong chùa Hưng Quốc tại huyện Bác Hưng, thành phố Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một bức tượng Phật nổi danh được làm bằng đá. Bức tượng này cao một trượng tám (1 trượng = 10 thước) nên được người dân địa phương gọi là “Tượng Phật Trượng Bát” hay cũng gọi là “Tượng Phật đá Trượng Bát.”
qua bao nhan tien vi huy hoai tuong phat
Bức tượng Trượng Bát tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. (Ảnh: Internet)
Người dân địa phương đều biết, bức tượng Phật này được lắp đặt lại trong mấy thập niên gần đây. Liên quan đến bức tượng này còn có một câu chuyện thật như sau:
Thời “Cách mạng Văn hóa,” vô số chùa chiền, đền thờ và tượng Phật đều bị hủy và bức tượng Phật Trượng Bát bằng đá này cũng không ngoại lệ. Người tổ trưởng của tổ chức thực hiện “Cách mạng Văn hóa” ở địa phương nơi đây đã mượn việc đập phá tượng Phật để “lập uy, lập thành tích” cho mình. Ông ta vừa đập vừa bắn một cách điên cuồng, khiến nhiều người dân dù muốn cũng không dám đến khuyên can.
Người tổ trưởng này ban đầu lệnh cho một người trong nhóm bắn vào con mắt của bức tượng Phật. Dường như cảm thấy chưa đủ, ông ta triệu tập một nhóm người đến vừa đập vừa nện, nhưng bức tượng Phật vẫn không bị đổ.
Người tổ trưởng này vô cùng bực bội nên đã điều một chiếc máy kéo từ địa phương khác tới, dùng dây buộc vào cổ bức tượng đá rồi cho máy kéo chuyển động. Kết quả khiến cho đầu của bức tượng đá bị đứt ra và rơi xuống mặt đất.
Sau khi sự tình này xảy ra không lâu thì người mà đã cầm súng bắn vào mắt bức tượng Phật trong lúc đang lao động thì bị đá bắn vào mắt và bị mù. Người tổ trưởng kia trong một lần ngồi bên cạnh của ghế lái máy kéo, vì không cẩn thận đã bị ngã xuống đất và lập tức bị bánh xe sau của máy kéo nghiền qua cổ khiến cho đầu bị lìa khỏi cổ mà chết tại chỗ.
Câu chuyện: Bị quả báo vì đập phá miếu thờ, vũ nhục tổ tiên
Trong dãy núi thuộc phía bắc của huyện Cử, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc có một ngôi làng mà người thuộc dòng họ Lưu chiếm đa số. Thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” càn quét khắp đất nước thì thôn trang nhỏ hẻo lánh này cũng không thoát khỏi.
Trong quá trình mở rộng cuộc vận động “phá tứ cựu” đã kêu gọi, ép buộc người dân phá hủy vô số đồ cổ, chỉ có một ngôi miếu nhỏ và bài vị tổ tiên ở gian chính là không ai dám động đến.
Nhưng, trong thôn làng nhỏ ấy có hai thanh niên trẻ tuổi thuộc dạng “to gan lớn mật,” “không biết trời cao đất dày” tự vỗ ngực xưng: “Các người không dám đập, chúng ta dám!”
qua bao nhan tien vi huy hoai tuong phat
Bức tượng Phật bị phá hủy. (Ảnh: Internet)
Kết quả, ngôi miếu nhỏ bị đập phá, họ còn dùng chân giẫm nát bài vị của tổ tiên, sau đó đem ném xuống con sông nhỏ ở trước thôn. Sau khi hủy hoại miếu và bài bị tổ tiên xong, một người trở về nhà, người còn lại ngồi trên một tảng đá ở ven sông nghỉ ngơi.
Không ngờ, người trở về nhà, sau khi về đến nhà đột nhiên bụng bị đau quằn quại, nằm lăn lộn trên mặt đất. Mẹ của người thanh niên này vốn là một người tin vào Phật, nhìn thấy cảnh con trai sau khi đập miếu trở về nhà bị bạo bệnh, tính mạng khó giữ nên đã công khai quỳ gối lê từ nhà đến ngôi miếu nhỏ kia để thay con trai nhận lỗi bất chấp bị “phê đấu” thời bấy giờ (phê đấu là bị công khai xử tội trong thời “Cách mạng Văn hóa”).
Người thanh niên này cũng kịp thời nhận ra mình đã bị báo ứng vì việc làm tội lỗi nên trong lòng vô cùng hối hận, phát tâm kính trọng Phật. Kết quả thật kinh ngạc, bụng anh ta đã dần dần giảm đau, cuối cùng cơn đau hoàn toàn biến mất.
Nhưng người thanh niên ngồi nghỉ bên bờ sông thì không được may mắn như vậy. Sau khi đã nghỉ ngơi đủ, ngay lúc anh ta đứng dậy thì bị ngã sấp xuống mặt đất. Sau khi cố gắng đứng dậy, thì phát hiện hai chân bị uốn cong lại, dù cố gắng dùng lực thế nào cũng không đứng thẳng dậy được. Điều kỳ lạ là, hai chân còn bị giao nhau ở một chỗ, không mở được ra.
Lưng của anh ta cũng bị gập xuống, cố gắng hết sức cũng không thẳng được lên khiến cho đầu của anh ta áp sát xuống mặt đất. Lúc đi đường, anh ta phải dùng cả hai tay hỗ trợ giống như kiểu chèo thuyền. Từ đó về sau, trong suốt quãng đời còn lại anh ta đều phải đi với tư thế này, vô cùng thống khổ. Tư thế này của anh ta giống y như động tác dập đầu bái Phật.
Người dân địa phương đều cho rằng, người thanh niên này vì đập miếu, làm nhục bài vị tổ tiên mà bị báo ứng như vậy. Cho nên, mọi người đều gọi anh ta là: “Người dập đầu đi đường”. Người thanh niên này phải chịu tư thế đi như vậy mãi cho đến hơn 70 tuổi thì qua đời.

7 hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ Thủ tướng

7 hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ Thủ tướng

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ nghiêm túc nhìn nhận 7 hạn chế, yếu kém...

7 hạn chế, yếu kém trong nhiệm kỳ Thủ tướng
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
NGUYỄN LÊ
Chiều 24/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011- 2016 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Nhìn lại 5 năm qua, báo cáo nhấn mạnh những kết quả đã đạt được trong điều hành.

Như, kiềm chế được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; duy trì được tăng trưởng ở mức hợp lý và đạt tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối; thực hiện có kết quả bước đầu các đột phá chiến lược và tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia và giữ được hòa bình, hữu nghị với các nước; bảo đảm ổn định chính trị xã hội; nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển cao hơn trong giai đoạn tới. 

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng nghiêm túc nhìn nhận 7 hạn chế, yếu kém trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Một là việc quán triệt, thể chế hóa và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật, nghị quyết của Quốc hội trong một số lĩnh vực và ở một số bộ, ngành, địa phương còn lúng túng. 

Khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách trong một số lĩnh vực còn chậm được hoàn thiện. Việc thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự hiệu quả. 

Hai là, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong một số trường hợp tính khả thi chưa cao. Tiến độ xây dựng một số dự án luật, pháp lệnh còn chậm, chất lượng thẩm định còn thiếu tính bao quát, khả thi. 

Công tác phối hợp trong nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh chưa thật chặt chẽ. Giám sát, phản biện xã hội hiệu quả chưa cao.

Ba là công tác chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong một số lĩnh vực còn những hạn chế, yếu kém và gặp nhiều khó khăn, thách thức. 

Ở hạn chế này, báo cáo nói rõ thêm, khả năng nắm bắt, xử lý thông tin, năng lực phân tích, dự báo còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư và các chính sách khác trong thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và tăng trưởng kinh tế có thời điểm còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. 

Nhiều cơ chế, chính sách còn thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa cân đối đủ nguồn lực để triển khai. Việc huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế. 

Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế ở nhiều lĩnh vực còn chậm. Công tác quy hoạch, quản lý thực hiện thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với cân đối nguồn lực. 

Chính phủ cũng nhìn nhận việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và chăm lo đời sống nhân dân nhiều mặt còn hạn chế. 

Chậm khắc phục trùng lặp trong một số quy định chính sách về an sinh xã hội, giảm nghèo. Phát triển thị trường lao động, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu lao động còn chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý nhà nước về văn hoá, nghệ thuật, thông tin truyền thông có mặt còn lúng tong. 

Việc khắc phục quá tải bệnh viện còn chậm. Thực hiện lộ trình giá thị trường đối với dịch vụ y tế và cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập còn khó khăn. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. 

Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường còn hạn chế; huy động nguồn lực phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu, Chính phủ đánh giá.

Hạn chế thứ tư là tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn chưa tinh gọn, hiệu quả và còn chồng chéo. Công tác phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng còn nhiều vướng mắc.

Công tác cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu, nhiều quy định về thủ tục hành chính còn phức tạp. Công tác quản lý công chức, viên chức còn hạn chế. Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức còn lúng túng, bất cập. 

Thứ năm là công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo ở một số bộ ngành, địa phương còn thiếu quyết liệt, chưa sâu sát; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi. 

Hạn chế thứ sáu: công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên một số địa bàn còn hạn chế; việc tuyên truyền vận động quần chúng tham gia phòng chống tội phạm chưa thật sâu rộng, thiết thực. Ùn tắc giao thông tại đô thị lớn khắc phục còn chậm, chưa bền vững. 

Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế có mặt chưa thật chủ động, chưa phát huy hết các lợi thế. Công tác chuẩn bị để chủ động hội nhập còn nhiều hạn chế, truyền thông về hội nhập hiệu quả chưa cao. 

Cuối cùng, hạn chế thứ bảy được nhìn nhận là quan hệ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể nhân dân còn hạn chế. 

Việc cập nhật thông tin, phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh có lúc chưa kịp thời, đầy đủ. Còn tình trạng chậm gửi một số báo cáo, tài liệu tại các kỳ họp Quốc hội và phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội. 

Đề cập nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây, báo cáo nêu rõ nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. 

Trong đó, có nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nhiều lĩnh vực chưa đủ rõ và còn khác nhau nên việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp với kinh tế thị trường, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính phủ và Thủ tướng cũng nhìn nhận, phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh tế xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 

Tổ chức bộ máy và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức nhiều mặt còn hạn chế. Khả năng phân tích, dự báo và phản ứng chính sách chưa đáp ứng yêu cầu trước tình hình quốc tế biến động rất nhanh, phức tạp.

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
http://vneconomy.vn/thoi-su/7-han-che-yeu-kem-trong-nhiem-ky-thu-tuong-20160224023259702.htm

BẬT MÍ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHỎI DỨT ĐIỂM KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

 BẬT MÍ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHỎI DỨT ĐIỂM KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT


BẬT MÍ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM KHỎI DỨT ĐIỂM KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khác nhau như nào? Liệu trong thực tế hiện nay có bài thuốc nào chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm? Đây chính là câu hỏi của nhiều người đang mắc phải căn bệnh này.

Phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng mà dùng quá nhiều sản phẩm nhưng không mang lại giá trị. Nhiều bệnh nhân đã cảm thấy mất lòng tin vào việc chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên ,nếu ngày hôm nay bạn đọc hết bài viết này bạn sẽ có 1 con đường mới mang lại hiệu quả cao trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
Chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh cột sống bị thoát vị đĩa đệm

Chức năng của đĩa đệm cột sống


Hệ thống cột sống về cơ bản được cấu tạo bởi hai phần là đốt sống và đĩa đệm. Hệ thống cột sống có chức năng nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ các động tác cử động và bảo vệ tủy sống thần kinh... Khi áp lực đè nén xuống cột sống thì bộ phận hấp thụ áp lực chính là đĩa đệm.
Cơ chế hấp thụ trọng lực của đĩa đệm cột sống
Cơ chế hấp thụ trọng lực của đĩa đệm cột sống

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm được cấu tạo bởi 2 phần: Phần ngoài là bao xơ, bao bọc lấy phần nhân nhầy ở phía trong. Có thể bạn chưa được nhìn hoặc thấy bao xơ của đĩa đệm nhưng bạn đã quá biết về phần da của gót chân.
Bao xơ đĩa đệm cấu tạo giống như phần da gót chân
Bao xơ đĩa đệm cấu tạo giống như phần da gót chân
Bao xơ của đĩa đệm có cấu tạo giống như vậy: Dai và chắc, có tính đàn hồi cao. Phần nhân nhầy bên trong có dạng như lòng trắng trứng gà có đặc tính hấp thụ trọng lực khi có lực đè nén. Bản chất sâu xa của quá trình thoát vị đĩa đệm là do thoái hóa. Khi quá trình thoái hóa xảy ra làm bao xơ không còn đặc tính dai và chắc nữa, lúc này nó trở nên khô, cứng và có biểu hiện nứt rách. Dưới áp lực đè nén vào cột sống, vòng bao xơ vốn đã nứt rách sẽ mở đường cho nhân nhầy phía trong thoát ra, khối thoát vị này nếu chèn ép vào vùng tủy sống gây ra hội chứng tủy sống, chèn vào rễ thần kinh thì gây ra hội chứng chèn ép rễ thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống
Hình ảnh thực tế nhân nhầy chèn ép vào ống tủy sống

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không “của riêng” ai.


Dựa trên số liệu nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp ở Hoa Kỳ thì: Có hơn 70% dân số ở tuổi trường thành đều mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy khó tin với con số này??? Thoát vị đĩa đệm là gì? Tại sao ở một đất nước phát triển hàng đầu thế giới từ kinh tế cho đến y học lại có tỷ lệ người mắc bệnh thoát vị nhiều đến thế?
Có một điều may mắn, tất cả hình ảnh phim chụp MRI cho thấy bệnh nhân đều bị thoát vị nhưng không phải ai cũng chuyển thành bệnh. Bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra thực sự với số ít người trong đó mà thôi. Điều này được lý giải bởi hình ảnh của ống sống. Dưới đây là hình dạng của ống sống thắt lưng.
Hình dạng ống cột sống thắt lưng
Ống sống là khoảng không gian được tạo ra từ hình dạng của đốt sống. Ống sống chứa toàn bộ hệ thống tủy sống và rễ thần kinh. Ống sống có 3 dạng: Ống sống dạng tròn, dạng trứng và dạng lá.
Với những bệnh nhân khi chụp hình đã có hình ảnh của khối thoát vị. Tuy nhiên bệnh nhân không có các hội chứng chèn ép tủy sống hay rễ thần kinh bởi lẽ họ có ống sống dạng tròn. Đối với các trường hợp này, mặc dù bị đĩa đệm khi thoát vị chèn ép nhưng khoảng không gian còn rất rộng, đủ chỗ “thoải mái” cho: Tủy sống, rễ thần kinh, phần đĩa đệm bị thoát vị chung sống “yên bình” cùng nhau. Tuy nhiên nếu bạn là người có ống sống dạng lá thì khi bị thoát vị sẽ dễ dàng chuyển thành bệnh lý và có đầy đủ biểu hiện của chèn ép.
Điều may mắn là: Hầu hết chúng ta đều có cấu tạo ống sống dạng tròn!

Nguyên nhân gây bệnh là như nhau nhưng tùy theo vị trí bị mà có những tên gọi và mức độ nghiêm trọng cũng khác nhau.


Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nguy hiểm hơn nhiều so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vì ở vùng này ống sống chứa nhiều tổ chức thần kinh điều khiển trung tâm quan trọng.
Tùy theo dạng chèn ép mà triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng khác nhau.
- Nhóm bệnh lý chèn ép rễ thần kinh: Biểu hiện rõ ràng nhất là đau và tê, đau vùng cổ gáy thường đau lan ra bả vai và cánh tay làm hạn chế các cử động như: Vòng tay ra sau lưng để gãi hoặc chải đầu vuốt tóc... Thường bệnh nhân có biểu hiện đau dữ dội nhưng cũng có lúc lại có biểu hiện tê và yếu cơ. Biểu hiện tê thường thấy ở vùng cánh tay, ngón tay hoặc bàn tay. Biểu hiện yếu cơ thì khó cảm nhận hơn vì chỉ khi bệnh nhân bị chèn ép mạnh và lâu ngày làm cho một số cơ điều khiển bị teo và liệt, bệnh nhân sẽ mất khả năng cầm nắm khi đó mới nhìn rõ biểu hiện.

- Nhóm bệnh lý tủy: Biểu hiện rõ ràng nhất là tê và yếu. Tê thường bắt gặp ở cả vùng thân mình của người bệnh, đặc biệt vùng bụng trước rồi đến hai chân, hai tay. Biểu hiện tê chân làm cho người bệnh mất khả năng điều khiển vận động của chi chân: Đi lại hay bị vấp ngã, hay bị rơi dép...
cách kiểm tra thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng:

Hoàn toàn tương tự với trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhưng lúc này vị trí xảy ra nằm ở vùng lưng, gây chèn ép đau nhức dữ dội vùng thắt lưng (Thường xảy ra ở vị trí L4-L5 hoặc L5-S1). Thậm chí có những bệnh nhân ngoài đau lưng bị đau lan dọc mông xuống dưới bụng chân, làm căng, đau nhức và tê bì vùng chân.

Thành phần bài thuốc và kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm:

An Cốt Nam chữa thoát vị đĩa đệm
Phác đồ điều trị An Cốt Nam của phòng chẩn trị y học cổ truyền An Dược gồm 2 bài thuốc chính là: Bài Thuốc Uống và Bài Thuốc Cao Dán. Khi bệnh nhân đến thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, đội ngũ lương y sẽ thăm khám để biết ngoài tổn thương hệ thống cột sống thì bệnh nhân có bị tổn thương vùng cơ hay không. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân được chỉ định áp dụng thêm liệu trình châm cứu để kích thích thuốc tác động nhanh hơn tới vùng điều trị.
Vị thuốc Sâm Ngọc Linh
Vị thuốc Sâm Ngọc Linh
I. Bài Thuốc Uống chữa thoát vị đĩa đệm: Thuốc cơ sở chúng tôi sử dụng điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là thuốc nam chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tươi ở dạng nước. Bài thuốc nam bao gồm: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Sâm Ngọc Linh và một số vị thuốc nam khác trong đó có thành phần quen thuộc là Hương nhu tía. Đây là bài thuốc chủ lực giúp phục hồi hệ thống bao xơ và dây chằng của đĩa đệm, tăng sức bền lực đàn hồi của bao xơ gúp kéo đĩa đệm về trạng thái ban đầu, bệnh nhân không bị chèn ép.
Với những bệnh nhân bị thoát vị ở giai đoạn đầu hoặc những người có dạng ống sống tròn, bài thuốc phát huy hiệu quả rõ rệt theo từng ngày điều trị. Tuy nhiên thời gian điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ kéo dài hơn so với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống.
>> Xem thêm: Cách chữa chấm dứt thoái hóa đốt sống cổ nhờ An dược

II. Bài Thuốc Cao Dán (Thuốc Đắp): Thuốc được chiết xuất ở dạng Cao Dán. Mỗi bệnh nhân khi lấy thuốc được cấp 1 lọ cao dán và 9 miếng gạc dán dùng trong 9 ngày. Trước khi dán, bệnh nhân xác định chính xác vị trí bị đau trên hệ thống cột sống, dùng thìa nhỏ “thìa sữa chua” phết 1 lượng cao mỏng lên miếng gạc sau đó dán trực tiếp lên vùng bị đau. Dán trong khoảng thời gian 30 phút rồi bóc ra và lau sạch lớp da. Mỗi ngày dán duy nhất 1 lần. Cao có tác dụng thẩm thấu tinh chất của thuốc qua bề mặt da khuếch tán thấm sâu vào gân cốt giúp mạnh gân cốt, hoạt huyết lưu thông máu và bồi bổ những dưỡng chất phục hồi các tế bào bị thoái hóa loại bỏ viêm nhiễm do thoát vị gây nên. Đặc biệt khi sử dụng cao dán giúp đẩy sâu tác dụng của bài thuốc uống tới vùng điều trị giúp giảm thời gian trong việc chữa thoát vị đĩa đệm.

III. Miễn phí trong Suốt quá trình điều trị: Châm cứu, bấm huyệt xoa bóp bằng thuốc namKéo giãn cột sống cổ và lưng bằng máy => Giúp đẩy sâu phát huy tác dụng của thuốc.
Video bật mí cách chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm thắt lưng từ bài thuốc An Cốt Nam
Anh Quý ở Biên Hòa Đồng Nai (gần giáo xứ Thuận Hòa) khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm HƠN 2 NĂM nay không tái phát và KHÔNG PHẢI DÙNG BẤT CỨ VIÊN THUỐC NÀO KHÁC
Tất cả những biểu hiện trên gây cản trở không ít tới chất lượng sống của người bệnh. Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu có bài thuốc nào chữa khỏi được bệnh thoát vị đĩa đệm?
Để trả lời thay cho câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra những số liệu về kết quả thực tế điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm và những minh chứng rõ ràng về chất lượng điều trị:
1. Sau hơn 5 năm điều trị, chúng tôi đã chữa thành công cho hơn 5000 bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cả trong và ngoài nước.
2. Hiệu quả còn mang lại bất ngờ hơn khi ngay cả những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm từ lúc phải đi lại bằng gậy 4 chân (Bác Thiện ở Quận Tân Phú) cho đến những bệnh nhân liệt không đi được phải nằm giường thường xuyên (Bác Khánh ở Hải Phòng) đã có thể trở lại sinh hoạt bình thường (Các bạn có thể lắng nghe trực tiếp audio trò chuyện với bác Thiện và bác Khánh tại website).
3. Do bài thuốc uống được chiết xuất từ thảo dược tươi của Việt Nam và không pha chế thêm bất cứ thành phần tân dược giảm đau nào, nên ngay cả bệnh nhân có tiền sử bệnh đau dạ dày (đau bao tử) vẫn có thể sử dụng thuốc bình thường mà không lo phản ứng phụ.
4. Bài thuốc không cứ người bị nặng hay bị nhẹ, miễn là cơ địa người bệnh hợp với thuốc thì có thể đạt hiệu quả điều trị sau 1-2 liệu trình điều trị. Tuy nhiên cũng có những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm phải dùng từ 3-4 liệu trình mới đạt kết quả.
5. Những cơ sở chứng thực cho các lời nói trên chính là những  audio trò chuyện chân thực qua điện thoại với những bệnh nhân đã điều trị mà các bạn có thể nghe trực tiếp ngay tại cột bên trái của website. (Để khách quan nhà thuốc chúng tôi phải đóng vai trò là những người đang đến nhà thuốc còn nghi ngờ về công dụng của bài thuốc để trò chuyện cùng với người đã sử dụng thuốc).
Cuối cùng khi bạn đã dùng và thấy được hiệu quả của bài thuốc xin hãy nhớ tên phác đồ: An Cốt Nam – Bài thuốc Nam trị đau nhức xương khớp an toàn và hiệu quả