Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Báu vật của làng

Báu vật của làng

Làng Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có hàng ngàn cây lộc vừng hàng trăm năm tuổi. Dân làng xem đây là báu vật của tổ tiên để lại nên ai ai cũng ra sức bảo vệ.
Ở làng thuần nông Siêu Quần, đi trên con đường nối với trung tâm xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế đâu đâu người ta cũng nhìn thấy những hàng cây lộc vừng thẳng tăm tắp, xanh ngắt chạy dọc bờ đê hay giữa cánh đồng lúa. Hàng trăm cây hai tay ôm không xuể, cao hơn chục mét, vỏ xù xì đầy rêu mốc với hình thế rất đẹp như bao trọn cả làng Siêu Quần.
Chuyện “ngài khai canh”
Ông Trần Thanh Hóa, trưởng làng Siêu Quần, cho biết làng có đến 5 hàng lộc vừng với các tên gọi do ông cha đặt từ thời xa xưa: duồng (hàng) Bạn, duồng Na, duồng Nọ, bàu Rộng, bàu Tranh. Số lượng cây lộc vừng lên đến hàng ngàn, trong đó có khoảng 1.000 cây trên 500 năm tuổi, đường kính gần 0,5 m; cây nhỏ vài chục năm tuổi, đường kính khoảng 0,2 - 0,3 m thì đếm không xuể.
Báu vật của làng - ảnh 1
 Một cây lộc vừng thuộc loại đại thụ ở cuối làng Siêu Quần được người dân giữ gìn hàng trăm năm nay
Người khai canh vùng đất này năm xưa đã biết Siêu Quần là nơi cồn bãi, nước bao xung quanh và năm nào cũng bão lũ triền miên nên trồng cây lộc vừng để bảo vệ làng. “Ông nội, cha tôi và những người già trong làng nói rằng tên của những duồng lộc vừng là do người xưa đặt và tồn tại đến bây giờ. Đó là báu vật của tổ tiên để lại cho chúng tôi” - ông Hóa cho biết.
Một câu chuyện luôn được người dân làng Siêu Quần truyền miệng là việc “ngài khai canh” kêu gọi người dân trồng lộc vừng. Cách đây trên 500 năm, “ngài khai canh” đã khuyến khích người dân trong làng ai trồng được nhiều lộc vừng sẽ được thưởng gạo, thưởng áo. Dân làng đua nhau đi trồng nhưng chỉ được ngài thưởng gạo, còn áo thì chờ mãi chẳng thấy.
Đến một thời gian lâu sau, vào một ngày mùa đông lạnh giá, người dân ra khỏi làng cày cấy và không chịu nổi những cơn rét buốt xương nhưng khi trở về thì cảm thấy rất ấm áp. Từ đó, người dân mới hiểu ra rằng cái áo mà “ngài khai canh” treo thưởng chính là những duồng lộc vừng nay đã tốt tươi.
Chở che, cứu đói
Trong ký ức tuổi thơ của bà Nguyễn Thị Mùng (83 tuổi, mẹ ông Hóa) là những chuỗi ngày gắn bó với cây lộc vừng. Bà Mùng kể: “Hồi đó, cứ mỗi lần ra đồng thả trâu xong là lũ trẻ chúng tôi tìm đến những cây lộc vừng để chơi đùa. Có hôm mải chơi mà quên về nhà, chúng tôi nghỉ trưa ngay dưới gốc cây. Còn đến mùa thi cử thì lũ học trò cả làng dắt nhau ra đó học bài”.
Đi gần hết cuộc đời, bà Mùng chứng kiến không biết bao nhiêu cây lộc vừng già cỗi lụi tàn để nhường chỗ cho các cây non vươn mầm sự sống. Qua nhiều cuộc chiến tranh và biết bao mùa bão lũ, bà Mùng cùng người dân Siêu Quần đã thấy được tầm quan trọng của cây lộc vừng và họ càng khâm phục về sự tính toán tài tình của ông cha.
Vào thời chống Pháp, dưới những tán lộc vừng là những căn hầm bí mật của các chiến sĩ cách mạng ẩn nấp để kháng chiến. Còn vào thời chống Mỹ, làng Siêu Quần tập trung nhiều đơn vị bộ đội, dân quân du kích, họ chiến đấu dưới sự che chở của cây lộc vừng. Dù quân đội Mỹ không biết bao lần ném bom, tưới xăng đốt nhưng cây lộc vừng vẫn vươn lên sống mãnh liệt.
Không những che chở cho làng, lộc vừng đã cứu đói cho người dân Siêu Quần vào những ngày giáp hạt. Bà Mùng kể rằng vào thời chiến tranh, người dân Siêu Quần không thể sản xuất, nhà cửa thường xuyên bị giặc đốt. Gạo thành tro, khoai sắn không có, người dân Siêu Quần ra rừng lộc vừng ngắt lá non về phơi qua nắng nhai sống hoặc nấu canh ăn tạm qua ngày. “Tôi có 6 người con, chồng chết sớm vì giặc Mỹ giết hại, nhờ cây lộc vừng mà con cái tôi sống sót qua những tháng ngày bom đạn chiến tranh” - bà Mùng tự hào.
Dẫn chúng tôi đi xem những duồng cây lộc vừng, ông Nguyễn Văn Thuận không ngớt lời ca ngợi về báu vật của làng. “Nếu làng Siêu Quần ni không có lộc vừng thì chắc không thể chịu nổi với gió bão được, nhà cửa e không đứng vững mô” - ông Thuận khẳng định.
Ông Thuận cho biết năm 1985, cơn bão Cecil đổ bộ vào tỉnh Thừa Thiên - Huế rất mạnh. Dù nhiều ngôi làng xung quanh bị bão tàn phá tan hoang nhưng làng Siêu Quần được lộc vừng chở che nên không hề hấn gì. Năm 1999, cơn lũ lịch sử khiến nước sông Ô Lâu dâng cao nhấn chìm tới nóc, nhiều căn nhà bị sập khi nước chưa rút. Trong sự nguy nan, cây lộc vừng trở thành chỗ trú ngụ cho người dân để chờ lực lượng cứu hộ tới ứng cứu. “Cũng vào cơn lũ đó, có rất nhiều người dân ở thôn Vĩnh An, xã Phong Bình bị nước cuốn trôi nhưng may mắn dạt vào những rừng cây lộc vừng nên được người làng Siêu Quần cứu sống” - ông Thuận nhớ lại.
Làng triệu phú
Vì lẽ đó, dù làng Siêu Quần hiện còn có gần 70 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm gần 45% tổng số hộ của làng nhưng không ai muốn bán báu vật đi để cuộc sống bớt khó khăn. Ông Hóa nhẩm tính: “Một cây lộc vừng có giá thấp nhất cũng 20 triệu đồng, cao thì cả 100 triệu, nếu bán đi thì người nào của làng ni cũng sẽ trở thành triệu phú. Làng sẽ có rất nhiều tiền để làm đủ thứ việc nhưng chúng tôi quyết giữ nguyên vẹn báu vật của ông cha cho đời con cháu, là giữ chiếc áo cho làng, mất lộc vừng thì làng cũng mất”.
Để bảo vệ được lộc vừng, từ xưa, Siêu Quần đã có tục lệ nếu ai chặt phá dù một cây cũng bị cả làng bắt phạt nhốt một ngày, đến khi người nhà ra bảo lãnh mới được thả. Chưa hết, người vi phạm phải soạn một mâm cau, trầu, rượu đưa ra trình làng để nhận tội và mong làng tha thứ. Còn từ năm 2003, trong hương ước của làng cũng đã quy định rằng người nào ở Siêu Quần chặt phá, bán trộm lộc vừng mà bị làng bắt được thì ngoài hình phạt theo pháp luật quy định còn phải có mâm cau, trầu, rượu đến đình làng xin lỗi.
Vào năm 2007 trở lại đây, nhiều người lạ tới săm soi rừng lộc vừng của làng Siêu Quần, không mua được thì những người này tìm cách bứng trộm. Để đối phó với nạn trộm lộc vừng, Siêu Quần đã lập ra đội tuần tra bảo vệ vào ban đêm với trụ cột chính là các cán bộ làng. Nhưng để đối phó với bọn trộm xảo quyệt, đầy tinh vi thì việc bảo vệ thành công như ngày hôm nay của làng là nhờ vào người dân. “Chúng tôi thường tuyên truyền bảo vệ lộc vừng tại các cuộc họp chi bộ, họp dân, vào các buổi sinh hoạt của các hội người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ. Ngay cả trẻ em cũng có nhận thức rất cao trong việc này” - ông Hóa cho biết.
Theo quy định của làng, chỉ những cây bị gió bão đánh bật gốc mới được bán. Tuy nhiên, muốn bán thì Siêu Quần phải tổ chức họp dân, công khai người mua và tất cả số tiền bán được phải sử dụng vào lợi ích của toàn dân làng. Sau khi bán, làng còn làm một mâm lễ gồm cau, trầu, rượu đến cúng tại gốc cây đó và trồng lại một cây khác.
Mong được bảo tồn
Vào những ngày cuối mùa hè đầu mùa thu, về làng Siêu Quần, đâu đâu cũng thấy những chùm hoa lộc vừng đỏ chói, chan hòa với màu xanh của lúa. Cảnh đẹp đó thu hút rất nhiều du khách phương xa đến tham quan, ngắm cảnh và những cặp uyên ương dắt nhau về đây lưu ảnh kỷ niệm.
Báu vật của làng - ảnh 2
Đường làng Siêu Quần rợp bóng cây lộc vừng 
Giờ đây, người dân Siêu Quần luôn mong ước Nhà nước quan tâm đầu tư vào việc chăm sóc, bảo tồn và giới thiệu hình ảnh cây lộc vừng để ngày càng nhiều du khách biết tới báu vật của làng mình.
 Theo Người Lao Động

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Hành trình bỏ trốn của Dương Chí Dũng


Hành trình bỏ trốn của Dương Chí Dũng

Thứ Tư, ngày 16/10/2013 14:55 PM (GMT+7)

Thay vì vượt biên sang Trung Quốc như dự tính ban đầu, Dương Chí Dũng đã chuyển hướng xuống phía Nam qua Campuchia, để bay sang Mỹ vì... xem bói. Đây là lời khai của các bị cáo với cán bộ điều tra.

   
Cùng với kết luận điều tra vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã hoàn tất hồ sơ vụ Dương Tự Trọng cùng 6 bị can có hành vi giúp Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.

Chuyển hướng bỏ trốn
Hồ sơ đã được chuyển sang Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố. 7 bị can bị đề nghị truy tố gồm: Dương Tự Trọng - nguyên đại tá, Phó GĐ Công an TP Hải Phòng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (em trai Dương Chí Dũng); Vũ Tiến Sơn - nguyên thượng tá, Phó phòng PC45, Công an Hải Phòng; Hoàng Văn Thắng - nguyên trung tá, Đội trưởng Đội 3 Phòng CSMT, Công an Hải Phòng; Nguyễn Trọng Ánh - nguyên thiếu úy Phòng PC45, Công an Hải Phòng; Trần Văn Dũng (Dũng Bắc Kạn- một đối tượng giang hồ ''cộm cán''); Phạm Minh Tuấn - GĐ Xí nghiệp Bạch Đằng; Đồng Xuân Phong - nguyên cán bộ Đội chống buôn lậu, Cục Hải quan Hải Phòng.

Nguyên đại tá Dương Tự Trọng (ảnh ANHP).
Vào thời điểm ngày 17.5.2012, ngay khi cơ quan CSĐT- Bộ Công an ra lệnh bắt bị can Dương Chí Dũng, đối tượng đã bỏ trốn. Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã phối hợp với Cục quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục hàng không, các hãng hàng không, bến cảng, hải cảng để phong tỏa việc trốn chạy của bị can…
Cùng thời điểm này, Dương Tự Trọng biết anh mình có lệnh bắt nên đã hướng dẫn anh đến trốn tại nhà bạn gái là Hoàng Kim N. ở tổ 43, phường Quan Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội). Tiếp đó Dương Tự Trọng đã bàn bạc với Vũ Tiến Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Trọng Ánh, Phạm Minh Tuấn lên kế hoạch đưa Dương Chí Dũng đi trốn.
Theo sự phân công, Hoàng Văn Thắng và Phạm Minh Tuấn đã đưa Dương Chí Dũng từ Hà Nội xuống nhà bố của chị Hoàng Kim N. ở trị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, Quảng Ninh nhằm vượt biên sang Trung Quốc. Dương Chí Dũng xem quẻ bói thấy việc trốn theo hướng Bắc không tốt đã quyết định chuyển hướng xuống phía Nam sang Campuchia, để bay sang Mỹ.
Lưới trời lồng lộng
Để tổ chức trốn theo hướng này, Dương Tự Trọng đã bàn với Vũ Tiến Sơn đã dùng 2 đối tượng có quan hệ xã hội là Đồng Xuân Phong (đang bị Công an TP Hồ Chí Minh truy nã về tội buôn lậu từ năm 2009) đang sống ở Hải Phòng và Trần Văn Dũng với biệt danh Dũng “Bắc kạn” một tay giang hồ khét tiếng đất Cảng (2 tiền án) giúp sức.
Trong vụ án này, bị can Nguyễn Hồng Vinh (em vợ Dương TựTrọng), đã được cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an đã ra Quyết định đình chỉ điều tra. Quyết định trên được xem xét từ thái độ khai báo thành khẩn, tính chất, mức độ phạm tội; động cơ phạm tội.
Để đảm bảo kế hoạch được thực hiện chặt chẽ, các đối tượng trên đã mua nhiều điện thoại và sim rác để liên tục giữ liên lạc với nhau. Chúng thống nhất gọi Dương Chí Dũng là “Đồng”; Đồng Xuân Phong là “Gió”; Trần Văn Dũng là “Cạn”. 
Lợi dụng được cử đi công tác tại TP Hồ Chí Minh, Dương Tự Trọng đã chọn ngày 21.5.2012 là thời điểm đưa Dương Chí Dũng từ Quảng Ninh vào TP Hồ Chí Minh. Hoàng Văn Thắng và Nguyễn Trọng Ánh nhận nhiệm vụ chở Dương Chí Dũng đi, còn Dương Tự Trọng và Vũ Tiến Sơn bay vào trước 1 ngày.
Quá trình đưa Dương Chí Dũng đi, các đối tượng liên tục thay đổi xe để tránh bị phát hiện. Vào đến nơi, tối ngày 23.5.2012, Dương Chí Dũng được xe ôm chở theo đường tiểu ngạch trốn sang Campuchia. Còn Đồng Xuân Phong (mang hộ chiếu giả) và Trần Văn Dũng đi qua cửa khẩu.
Trưa 24.5.2012, Đồng Xuân Phong mua vé máy bay và cùng Dương Chí Dũng từ Campuchia bay sang Singapore để Dũng làm thủ tục xuất cảnh đi Mỹ. Tuy nhiên, do Văn phòng Interpol Việt Nam đã trao đổi thông tin về vụ án và lệnh truy nã quốc tế với Dương Chí Dũng đối với Văn phòng Interpol của Mỹ nên đối tượng này đã không được phép nhập cảnh Mỹ và ngày 27.5.2012, Dương Chí Dũng bị quay trở về Campuchia. Để Dương Chí Dũng có tiền chi tiêu, Dương Tự Trọng đã 2 lần chuyển số tiền 24.000USD tương đương 500 triệu đồng. Sau thời gian lẩn trốn nơi đất khách, đến ngày 4.9.2012, Dương Chí Dũng bị bắt.
Theo Lương Kết

hanh-trinh-bo-tron-cua-duong-chi-dung

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Linh xa dừng trước nhà riêng trong tiếng khóc nghẹn

13/10/2013 09:22 GMT+7
8h45, xe rước linh cữu dừng lại trước cửa 30 Hoàng Diệu để thực hiện các nghi lễ tâm linh. Hàng trăm bạn trẻ quỳ phục xuống, lẫn vào tiếng gọi "cha ơi" của hàng chục nghìn người.
Zing News sẽ cập nhật các chia sẻ của bạn đọc vào nội dung tường thuật qua các kênh:
Phần bình luận ở cuối bài viết Chia sẻ lên tường fanpage chính thức của Zing News trên Facebook Chia sẻ trên Zini với hashtag #Võ-Nguyên-Giáp Gửi email về địa chỉ toasoan@news.zing.vn
Lễ truy điệu sáng 13/10 Tự động cập nhật trong: 54 giây
Tại khu vực ngã tư Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh người dân đứng chờ sẵn đoàn linh xa
Đoàn xe đi qua nút giao thông Daewoo, nơi tiếng khóc ngất râm ran trong cả hàng chục nghìn người tiễn biệt.
Hình ảnh Linh cữu của Đại tướng được đưa lên xe tang sáng nay
Lúc này, ở hội trường Thống Nhất (TP.HCM), hàng chục nghìn người cũng đã quỳ xuống tiễn đưa Đại tướng.
Hình ảnh sáng nay được truyền hình trực tiếp trên VTV
Clip đoàn linh sa đi qua ngã tư Cửa Nam. Clip: PV Hoàng Anh
Đoàn xe tiếp tục lăn bánh theo lộ trình Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng - Thăng Long đến sân bay Nội Bài
Đoàn Thanh niên tình nguyện quỳ phục ngay dưới lòng đường. Ảnh: Hoàng Thành.
Người dân đứng hai bên đường nước mắt ngắn, nước mắt dài còn trong tay cầm chặt di ảnh của Đại tướng. Ảnh: Hoàng Thành.
Linh cữu Đại tướng dừng lại ở số nhà 30 Hoàng Diệu. Ảnh: Hoàng Thành.
Một bạn trẻ khóc nức nở khi đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đi qua
Người dân đứng trên cầu vượt tại ngã tư Xuân Thủy - Phạm Hùng chờ đón đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đi qua tuyến đường Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng. Ảnh: Độc giả Thu Hà
Đoàn xe đã dừng trước số nhà 30 Hoàng Diệu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hồi 18h9, ngày 4/10 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Người dân đứng hai bên đường Kim Mã chờ đón đoàn xe đi qua - Ảnh: Độc giả Nguyễn Thanh Hiền
"Người dân hai bên đường khóc òa khi đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng đi qua. Họ cùng gọi hai chữ "Cha ơi" trong tiếng nấc nghẹn ngào"
"Cửa nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 Hoàng Diệu cũng đã mở sẵn để chờ đón đoàn xe rước linh cữu. Hàng chục nghìn người dân đã đứng cả dậy để ngóng chờ đoàn linh xa"
"Tôi có mặt ở Lăng Bác từ lúc 5h sáng để chờ đến giây phút xúc động này. Tôi đến đây chỉ với một tâm niệm nhìn thấy linh cữu của vị tướng tài lần cuối", người đàn ông đến từ huyện Thường Tín, Hà Nội nói.
Người dân đứng xem lễ di quan đầu đường Hoàng Văn Thụ. Đoàn xe đang phải tạm dừng vì tắc, một số xe phải đi đường khác, hai bên đường, người dân đứng chật kín lúc 8h25.
Đoàn xe đi với tốc độ nhanh, đã đi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn xe đi qua Lăng Bác
Cộng đồng mạng chia sẻ cảm xúc
"Đại tướng muôn năm, Đại tướng muôn năm", nhiều người dân hô lớn khi linh cữu của Đại tướng đến đầy phố Hoàng Văn Thụ. Những giọt nước mắt cũng lăn dài trên nhiều gương mặt người dân theo dõi.
Cả nghìn người dân đứng hai bên đường nghiêm trang chào đón Đại tướng. Nhiều máy ảnh, điện thoại của người dân đưa ra ghi lại những hình ảnh xúc động.
Người dân đón chờ linh cữu Đại tướng tại Cửa Nam
Rất nhiều tiếng khóc đã cất lên trong biển người 2 bên đường khi xe linh cữu đi qua.
Đoàn linh xa qua Nhà Hát Lớn. Ảnh: Tùng Lê.
Lúc này, cửa nhà riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở số 30 Hoàng Diệu cũng đã mở sẵn để chờ đón đoàn xe rước linh cữu. Hàng chục nghìn người dân đã đứng cả dậy để ngóng chờ đoàn linh xa.
Xe chở linh cữu đang đi qua Lê Thánh Tông.
Đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng sẽ đi qua quảng trường Ba Đình - Lăng Bác trước khi đi qua nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu
Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng sẽ đi từ Trần Thánh Tông - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu - Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng - Thăng Long đến sân bay Nội Bài
Cả nghìn người ở phố Hoàng Diệu đã đứng dậy chờ đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua. Hàng trăm phóng viên đang có mặt trước căn nhà số 30 để đưa tin về sự kiện.
Đoàn Linh xa chính thức di chuyển đưa linh cữu Đại tướng dời khỏi Nhà Tang lễ quốc gia
Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo Đảng và nhà nước, cùng những người đến dự lễ truy điệu, trước khi đoàn xe chuyển bánh rời về nhà riêng của Đại tướng ở Hoàng Diệu.
Xe lăn bánh ra khỏi nhà Tang lễ Quốc gia Số 5 Trần Thánh Tông.
Xem trực tiếp Lễ truy điệu trên truyền hình .
Các lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam, quốc tế cùng tang quyến theo sau xe linh cữu, bước ra khỏi nhà tang lễ. Ảnh: Hoàng Hà
Ảnh Hoàng Hà
Ảnh Hoàng Hà
Linh cữu của Đại tướng được đặt lên xe tang. Ảnh: Hoàng Hà
Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các chiến sĩ đưa linh cữu Đại tướng ra phía sân Nhà tang lễ. Ảnh: Hoàng Hà
Linh cữu Đại tướng chính thức di quan
Xem trực tiếp Lễ truy điệu trên truyền hình .
Hình ảnh truy điệu tại Quảng Bình. Cả đất nước đang lặng lại để mặc niệm người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Lê Hiếu.
Hình ảnh tại Hội trường Thống Nhất.
Tại hội trường Thống Nhất, TP.HCM, hàng nghìn người dõi theo lễ truy điệu qua màn hình lớn. Không ai giấu được niềm xúc động. Ảnh: Lê Quân.
Các đồng chí Đảng, Chính phủ, lãnh đạo, khác quốc tế và gia đình đang đi quanh linh cữu để tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Quân nhạc Hành khúc Tang lễ
Ở Hoàng Diệu, người dân đã đeo cho nhau những dải băng tang, cùng người thân chia sẻ nỗi mất mát của cả dân tộc.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai). Bà Quang Thái trở thành liệt sỹ năm 1946 và để lại một người con gái là Giáo sư Võ Hồng Anh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với bà Đặng Bích Hà, con gái Giáo sư Đặng Thai Mai. Bà Hà sinh được 4 người con cùng Đại tướng gồm 2 trai 2 gái. Hiện cả 4 người con này đều rất thành đạt.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin tưởng niệm Đại tướng.
Ông Võ Điện Biên, con trai trưởng Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu ý kiến
Phút mặc niệm bắt đầu!
Quân nhạc cử Hồn tử sĩ
Xem thêm Tiểu sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đội tiêu binh nghiêm trang
Bên trong nhà tang lễ
Mùi hương lan tỏa, khiến rất nhiều người sụt sùi.
Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, Hà Nội
Không khí nghiêm trang trong nhà tang lễ, nơi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đọc điếu văn.Ảnh: Hoàng Hà.
Trước khi linh cữu vị Đại tướng tài ba được cả thế giới biết đến đưa qua nhà số 30 phố Hoàng Diệu, Thượng tá Phạm Văn Lâm, từng công tác tại lực lượng cảnh vệ cho rằng ngoài con đường mang tên Tướng Giáp, căn nhà số 30 phố Hoàng Diệu cũng cần sớm được xem đây là một điểm Bảo tàng.
Tháng 12/1944, Đại tướng được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh: Văn. Ông sinh ngày 25/8/1911 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban Lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn.
Nghe Quốc ca trên Zing MP3 tại đây
Lễ truy điệu chính thức bắt đầu.
Quốc ca đang được cử lên tại Nhà tang lễ Quốc gia
Đang có mặt ở trước cổng nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Trần Đức Quế từng công tác ở Bộ giao thông Vận tải - người có mặt trong buổi sinh nhật vị Đại tướng khi tròn 103 tuổi chia sẻ, mới đây tại một cuộc hội thảo, nhiều người cho rằng nên bỏ tên một số tuyến đường ở Hà Nội như Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi nối về đầu phố Điện Biên Phủ để đặt tên vị Đại tướng. Cũng có ý kiến cho rằng khi cầu Nhật Tân nối sân bay Nội Bài được hoàn thành, con tên đường Võ Nguyên Giáp cũng hình thành ở đây. Tuy nhiên, các phương án vẫn chưa được chốt, phóng viên Hà Tuấn Anh, cho biết
"Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, lãnh đạo trung đoàn cơ động cho biết đã huy động 1000 chiến sĩ cho sự kiện đặc biệt này" - Phóng viên Lê Tú.
Bên trong Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, những nghi lễ tâm linh và cả nghi thức quân đội đang được thực hiện.Ảnh: Hoàng Hà.
Tại Nhà hát lớn, hàng nghìn người dân đã đổ về chọn lấy một vị trí để có thể dõi theo đoàn xe rước linh cữu. Ảnh: Tùng Lê.
Trời đã sáng. Chỉ còn ít phút nữa là đến giờ làm lễ truy điệu Đại tướng. Xe linh cữu đã sẵn sàng. Ảnh: Hoàng Hà.

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Rừng lộc vừng bên dòng Ô Lâu

Rừng lộc vừng bên dòng Ô Lâu


 Nằm bên tả ngạn con sông Ô Lâu, làng Siêu Quần thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, có một báu vật mà hơn 200 trăm năm qua các thế hệ người dân nơi đây đều ra sức gìn giữ. Đó là “tập đoàn cây lộc vừng” chạy dài trên những con đê, bảo vệ làng qua 2 cuộc kháng chiến và ngày nay là sự tàn phá của thiên nhiên.

Nằm cách TP. Huế hơn 40 km về phía Bắc, làng Siêu Quần là một vùng đất thấp trũng, nhất là vào mùa mưa bão, làng thường xuyên bị ngập nước kéo dài. Với một vùng đất không thấy trước được hứa hẹn gì, thì nơi đó lại đâm chồi nảy mầm lên một loài cây với sức sống mãnh liệt đến kỳ lạ, sức sống của một loài cây đã che chở, bảo vệ làng xuyên suốt hơn 200 năm. Trước bao cuộc biến thiên của lịch sử và sự tàn phá ác liệt của thiên tai, những thân cây lộc vừng vẫn đứng vững để che chở bảo vệ làng.

 
Một cây cổ thụ trị giá cũng 50 triệu đồng nhưng làng không bao giờ muốn bán.    Ảnh: N.Đ.T
Một cây cổ thụ trị giá cũng 50 triệu đồng nhưng làng không bao giờ muốn bán. Ảnh: N.Đ.T
Báu vật của làng

Đặt chân vào làng, bước đi bên dòng kênh hai bên bờ bóng cây lộc vừng đổ xuống mặt nước làm say đắm những ai đến đây. Đâu đâu cũng hiện hữu bóng dáng lộc vừng, ở những làng quê khác thì được che chở bởi những rặng tre, còn riêng với làng Siêu Quần thì được che chở bởi những thân cây lộc vừng. Bên cạnh những cây già là những cây non, một sức sống phi thường, như muốn minh chứng một điều không bao giờ và không một thế lực nào phá hủy được.

Ông Hóa-Trưởng thôn làng Siêu Quần tâm sự: “Năm 2000 không hiểu sao lộc vừng lại được nhiều người trong giới cây cảnh đổ xô “săn lùng”. Khi giới cây cảnh săn tìm như vậy thì những cây có thế đẹp và cổ thụ cũng nằm trong tầm ngắm của họ. Khắp nơi trong và ngoài tỉnh tìm về làng chúng tôi hỏi mua cho bằng được, nhưng trước những lợi ích mà cây lộc vừng đem lại cho làng, chúng tôi quyết không bán cho dù về mặt kinh tế, làng cũng không khá giả gì”.

Với vẻ đẹp của cây và sự săn tìm ráo riết của những người chơi cây cảnh, buộc làng đã phải ra một hương ước riêng để bảo vệ cây. Trong hương ước có đoạn nêu: Lực lượng tham gia bảo vệ là: Thôn trưởng, Công an viên, lực lượng dân quân tự vệ và đông đảo người dân trong làng. Về quy chế xử phạt, đối với người trong làng khi đào trộm cây bị bắt được thì phạt tiền (từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/người/cây) hoặc phạt lúa (từ 400 kg đến 500 kg/người/cây) và làm một mâm cau trầu ra xin lỗi làng, còn đối với người ngoài làng bắt được thì xử phạt 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/cây và bắt đem cây về trồng lại chỗ cũ.

Có thể nói hiếm ở đâu mà có một hương ước bảo vệ cây như vậy mà cũng dễ hiểu thôi, nói như ông Trưởng thôn nếu không có hương ước bảo vệ cây thì chắc giờ này làng  đã sạch bóng dáng của cây rồi. Theo như ông Hóa cho biết thì bọn trộm cây rất tinh vi, chúng chỉ đào trộm vào lúc đêm khuya khi cả làng đã ngủ, hoặc lợi dụng những lúc mưa to để đào trộm cây. “Vào một đêm cách đây 3 năm trời mưa to, bọn trộm đã đào một cây cổ thụ rất lớn và đẹp mà theo giá thì phải lên đến 60 triệu đồng. Chúng lợi dụng đêm khuya, trời mưa để đào, nhưng cũng may là có người dân phát hiện báo nên chúng tôi đã huy động thanh niên, công an viên và người dân vây bắt. Sau khi bắt được làng đã buộc bọn chúng chở cây về trồng lại vị trí cũ và xử phạt”- ông Hóa kể.

Theo như ước tính của người dân, hiện trong làng có hơn 200 cây lộc vừng, đó là chưa kể những cây nhỏ. Trong đó có 50 cổ thụ có đường kính 1 mét, theo đó thì làng đang có trong tay hàng trăm triệu đồng.

 
Ảnh: Nguyễn Đắc Thành
Ảnh: Nguyễn Đắc Thành
Bức bình phong che chở cho làng

Trước khi vào làng, chúng tôi chạy xe trên con đê mà trên đó dày đặc những thân cây lộc vừng. Theo cách nói vui của ông Trưởng thôn “các anh vượt qua tấm bình phong lớn nhất của làng, sự sống của cả làng phụ thuộc vào “bức bình phong” đó.

Chúng tôi càng tò mò khi nghe ông Trưởng thôn bảo rằng sự sống của làng phụ thuộc vào những hàng cây chạy dài trên con đê mà ông bảo đó là “bức bình phong”. Khi nghe ông kể rằng “năm 1999 khi cơn đại hồng thủy tràn vào làng, nước từ sông Ô Lâu ồ ạt đổ vào làng, nếu như không có con đê, không có những cây lộc vừng che chở thì làng chúng tôi ít nhất cũng hơn nửa số nhà bị cuốn trôi. Trong khi những làng khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì làng chúng tôi chỉ bị ngập lụt. Những cơn lũ lớn và bão mạnh, làng Siêu Quần cũng chỉ tổn thất nhẹ”.

Để có rừng cây lộc vừng chạy dài trên con đê bao quanh và bảo vệ làng như thế này, theo những cụ cao tuổi trong làng cho biết đó là nhờ công rất lớn của Quan hầu Trần Văn Kỷ. Lúc mới thành lập làng, nhận thấy đây là vùng đất thấp, quanh năm ngập nước và chịu nhiều thiên tai, nên ông đã huy động mỗi người trồng một cây để bảo vệ thôn.

Đáp lại những gì mà rừng lộc vừng mang lại cho làng, người dân nơi đây cũng rất trân trọng và bảo vệ cây. Ngay khi mở con đường mới, làng cũng tính toán để không phải chặt phá một cây nào và người nào muốn trồng cây thì chỉ lấy hạt về ươm rồi trồng chứ không nhổ cây và trồng làm cảnh chứ không được đem đi bán. Theo như ông Hóa cho biết thì hiện tại làng đang làm hồ sơ đề nghị đưa “tập đoàn cây lộc vừng cổ thụ” của làng vào cụm cây Di sản Việt Nam, làm như vậy cũng để ràng buộc người dân ý thức hơn với cây.
(GLO)                                                                                      Nguyễn Đắc Thành