Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2024

Clindamycin

 Clindamycin

 Loại thuốc

Kháng sinh họ lincosamid

 Chỉ định

Clindamycin được dùng điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt do Bacteroides fragilis. Clindamycin cũng được dùng điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn Gram dương như Streptococci, Staphylococci (gồm cả chủng đã kháng meticilin) và Pneumococci. Tuy nhiên, do nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc, clindamycin không phải là thuốc lựa chọn đầu tiên; chỉ nên cho dùng khi không có thuốc thay thế phù hợp.

Clindamycin được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm trong những trường hợp sau: Tai mũi họng do S.pneumoniae kháng penicilin, viêm phế quản phổi, răng hàm mặt, da, trứng cá, sinh dục, xương khớp, nhiễm khuẩn huyết (trừ viêm màng não). Nhiễm khuẩn trong ổ bụng như viêm phúc mạc và áp xe trong ổ bụng; nhiễm khuẩn vết thương mưng mủ (phẫu thuật hoặc chấn thương). Sốt sản (đường sinh dục), nhiễm khuẩn nặng vùng chậu hông và đường sinh dục nữ như: Viêm màng trong tử cung, áp xe vòi trứng không do lậu cầu, viêm tế bào chậu hông, nhiễm khuẩn băng quấn ở âm đạo sau khi phẫu thuật do vi khuẩn kỵ khí. Chấn thương xuyên mắt, viêm nội nhãn. Nhiễm vi khuẩn hoại thư sinh hơi.

Dự phòng: Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn khi làm thủ thuật ở răng, đường hô hấp trong trường hợp dị ứng với beta-lactam. Ngoài ra, clindamycin còn phối hợp với quinin uống để điều trị sốt rét kháng cloroquin; với primaquin để điều trị viêm phổi do Pneumocystin jiroveci; với pyrimethamin để điều trị bệnh Toxoplasma.

Phác đồ nhiều thuốc để điều trị bệnh than do hít phải bào tử bệnh than, bệnh than ở da nặng.

Dùng tại chỗ chữa trứng cá và trứng cá đỏ.

 Chống chỉ định

Người bệnh mẫn cảm với clindamycin, lincomycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Các sản phẩm dùng tại chỗ và đường âm đạo ngoài các chống chỉ định trên, cần chống chỉ định cho người bệnh đã có viêm đại tràng giả mạc, viêm ruột non và viêm ruột kết mạn tính. Không sử dụng thuốc tiêm có chứa benzyl alcohol cho trẻ sơ sinh.

 Liều dùng và cách dùng

Cách dùng:

Clindamycin có thể uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, bôi trực tiếp hoặc đặt âm đạo. Clindamycin hydroclorid hydrat, clindamycin palmitat hydroclorid dùng cho đường uống; clindamycin phosphat được sử dụng cho đường tiêm.

Dùng đường uống: Viên hoặc dung dịch uống có thể cho dùng với thức ăn hoặc không; dạng viên nên cho uống với một cốc nước (nhiều nước) để tránh kích ứng.

Pha dung dịch uống: Pha dung dịch uống có hàm lượng 75 mg clindamycin/5 ml, bằng cách thêm 75 ml nước vào lọ 100 ml; chia làm 2 lần thêm, lúc đầu thêm phần lớn lượng nước vào lọ và lắc kỹ, sau đó thêm phần nước còn lại và lắc đến khi đồng nhất.

Dùng đường tiêm: Tiêm bắp sâu, vị trí tiêm luân phiên; không nên tiêm bắp quá 600 mg một lần. Tiêm truyền tĩnh mạch với dung dịch được pha loãng có nồng độ không vượt quá 18 mg/ml với tốc độ không quá 30 mg/phút và không được vượt quá 1 200 mg trong 1 giờ. Tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục trong khoảng thời gian ít nhất 10 - 60 phút. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục có thể bắt đầu truyền nhanh ở liều đầu tiên (thường là trong vòng 30 phút), sau đó truyền liên tục 0,75 đến 1,25 mg/phút.

Đường âm đạo: Bôi kem trực tiếp vào sâu trong âm đạo, không gây khó chịu hoặc đặt viên đặt âm đạo và nên rửa sạch trước khi đặt lần tiếp theo.

Kem: Cho trực tiếp vào dụng cụ để bôi lên bề mặt, không dùng bằng tay.

Liều lượng:

Thời gian điều trị với clindamycin tùy thuộc vào loại bệnh nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong nhiễm khuẩn do Streptococcus beta tan máu nhóm A, điều trị clindamycin phải tiếp tục ít nhất 10 ngày. Trong các nhiễm khuẩn nặng như viêm màng trong tim hoặc viêm xương tủy, phải điều trị ít nhất là 6 tuần.

Liều thường dùng:

Trẻ em:

Uống: 8 - 20 mg/kg/ngày dạng hydroclorid và 8 - 25 mg/kg/ngày dạng palmitat, chia 3 - 4 lần (liều tối thiểu của dạng palmitat là 37,5 mg, 3 lần/ngày).

Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch:

Trẻ dưới một tháng tuổi: 15 - 20 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần.

Trẻ trên tháng tuổi: 20 - 40 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 lần.

Người lớn:

Uống: 150 - 450 mg/lần, cách 6 - 8 giờ/lần; liều tối đa: 1,8 g/ngày.

Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch: 0,6 - 1,2 g/ngày, chia làm 2 - 4 lần; trong nhiễm khuẩn nặng có thể dùng 2,7 g/ngày và liều tối đa là 4,8 g/ngày cho những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.

Liều điều trị một số bệnh cụ thể:

Trẻ em:

Bệnh than: Tiêm tĩnh mạch: 7,5 mg/kg/lần, cách 6 giờ một lần.

Nhiễm ký sinh trùng babesia (hiếm gặp): Uống 20 - 40 mg/kg/ ngày, chia 3 lần cách 8 giờ/lần, trong 7 ngày, phối hợp thêm với quinin.

Viêm miệng hầu: Uống 10 - 20 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 liều bằng nhau. Tiêm tĩnh mạch: 15 - 25 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 liều bằng nhau.

Dự phòng viêm màng trong tim: Uống 20 mg/kg, trước khi phẫu thuật 30 - 60 phút. Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp: 20 mg/kg trước khi phẫu thuật 30 - 60 phút. Không nên tiêm bắp cho người bệnh đang điều trị với thuốc chống đông. Nói chung chỉ dùng đường tiêm cho người bệnh không có khả năng dung nạp hoặc hấp thụ thuốc bằng đường uống.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn:

Trị trứng cá: Gel, gạc, dung dịch: Bôi một lớp mỏng, 2 lần/ngày. Dạng thuốc bọt: 1 lần/ngày.

Người lớn:

Viêm màng ối: Tiêm tĩnh mạch 450 - 900 mg/lần; cách 8 giờ/lần.

Bệnh than: Tiêm tĩnh mạch 900 mg/lần, cách 8 giờ/lần, kết hợp với ciprofloxacin hoặc doxycyclin.

Nhiễm ký sinh trùng Babesia: Uống 600 mg/lần, 3 lần/ngày, trong 7 ngày, kết hợp với quinin. I.V: 1,2 g/lần, hai lần/ngày trong 7 ngày, kết hợp với quinin.

Nhiễm khuẩn âm đạo: Trong âm đạo: Viên đạn 100 mg đặt âm đạo trước khi đi ngủ, trong 3 hoặc 7 ngày liên tục cho người bệnh không mang thai và 7 ngày liên tục cho người bệnh mang thai.

Vết thương do bị động vật cắn: Uống 300 mg/lần, 4 lần/ngày, phối hợp với fluoroquinolon.

Viêm cơ mủ hoại thư: Tiêm tĩnh mạch 900 mg/lần, cách 8 giờ/lần, phối hợp với penicilin G.

Nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm B (dự phòng trước sinh): Tiêm tĩnh mạch 900 mg/lần, cách 8 giờ cho tới lúc sinh.

Viêm miệng hầu: Uống 150 - 450 mg/lần, cách 6 giờ/lần, trong 7 ngày, tối đa 1,8 g/ngày. Tiêm tĩnh mạch 600 - 900 mg/lần, cách 8 giờ một lần.

Bệnh viêm tiểu khung: Tiêm tĩnh mạch 900 mg/lần, cách 8 giờ/lần, phối hợp với gentamicin 2 mg/kg; sau đó 1,5 mg/kg, cách 8 giờ/ lần; phối hợp với doxycyclin 100 mg/lần, 2 lần/ngày tới khi hoàn thành 14 ngày trong liệu pháp điều trị.

Bệnh viêm phổi do Pneumocystis jiroveci: Tiêm tĩnh mạch 600 mg/lần, cách 8 giờ/lần, phối hợp với primaquin hoặc pentamidin trong 21 ngày.

Dự phòng viêm màng trong tim: Uống 600 mg, 30 - 60 phút trước khi làm thủ thuật. Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp 600 mg, 30 - 60 phút trước khi phẫu thuật.

Không nên tiêm bắp cho người bệnh đang điều trị với thuốc chống đông. Nói chung chỉ dùng đường tiêm cho người bệnh không có khả năng dung nạp hoặc hấp thu thuốc bằng đường uống.

Dự phòng nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh thay khớp gối phải trải qua phẫu thuật răng: Uống 600 mg 1 giờ trước khi làm phẫu thuật. Tiêm tĩnh mạch 600 mg 1 giờ trước khi phẫu thuật (đối với người bệnh không thể uống được).

Hội chứng sốc nhiễm độc: Tiêm tĩnh mạch 900 mg/lần, cách 8 giờ/lần, phối hợp với penicilin G hoặc ceftriaxon.

Nhiễm Toxoplasma: Uống, tiêm tĩnh mạch 600 mg/lần, cách 6 giờ/lần, phối hợp với pyrimethamin và acid folinic.

Sốt sản (nhiễm trùng đường sinh dục): Đối với sản phụ sốt nhưng không có biểu hiện ốm lâm sàng, điều trị theo kinh nghiệm là: Amoxycilin + acid clavulanic; nhưng nếu sốt kéo dài hơn 48 giờ: Uống clindamycin 300 mg, cách 8 giờ/lần (nếu do Mycoplasma) cho đến khi hết sốt hoặc uống 500 mg erythromycin (nếu do Ureaplasma).

Chấn thương xuyên mắt: Tiêm tĩnh mạch gentamicin 1,5 mg/kg cùng với clindamycin 600 mg.

Hoại thư sinh hơi ở những người bệnh mẫn cảm với penicilin: Clindamycin 600 mg, tiêm tĩnh mạch 8 giờ/lần.

Viêm phổi sặc: Tiêm tĩnh mạch chậm 600 mg clindamycin, 8 giờ/ lần, sau đó uống 300 mg clindamycin, 6 giờ/lần, trong 10 - 14 ngày.

Người suy thận và suy gan: Nên giảm liều clindamycin đối với người bệnh suy gan hoặc suy thận nặng, không cần thiết điều chỉnh giảm liều nếu suy thận nhẹ đến vừa và bệnh gan.

 Thận trọng

Nếu người bệnh bị ỉa chảy liên tục trong quá trình dùng clindamycin nên ngừng dùng thuốc hoặc chỉ tiếp tục dùng nếu có sự theo dõi người bệnh chặt chẽ và có những liệu pháp điều trị phù hợp tiếp theo. Phải thận trọng đối với người có bệnh đường tiêu hóa hoặc có tiền sử viêm đại tràng. Người bệnh cao tuổi nhạy cảm đặc biệt với thuốc, cần theo dõi cẩn thận nhu động ruột và bệnh ỉa chảy.

Clindamycin tích lũy ở những người bệnh suy gan nặng, do đó phải điều chỉnh liều dùng; nếu sử dụng trong thời gian dài, cần theo dõi định kỳ chức năng gan, thận và công thức tế bào máu.

Dùng clindamycin có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp. Clindamycin cần sử dụng thận trọng cho người bị suy thận và suy gan nặng, khi dùng liều cao cho những người bệnh này cần theo dõi nồng độ clindamycin trong huyết thanh.

Do các sản phẩm có clindamycin dùng âm đạo có thể giảm tác dụng của dụng cụ tránh thai, không nên dùng đồng thời hoặc trong 3 - 5 ngày sau khi điều trị.

Dùng thận trọng các dạng sản phẩm có chứa benzyl alcohol và tatrazin.

Trẻ em <16 tuổi khi dùng thuốc cần thường xuyên theo dõi chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Nên tránh dùng thuốc tiêm có chất bảo quản benzyl alcohol cho trẻ sơ sinh, tuy nhiên Hội nhi khoa Hoa Kỳ (The American Academy of Pediatric: AAP) cho rằng nếu có một lượng nhỏ chất bảo quản thì không nên cấm sử dụng.

Không nên dùng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương.

Clindamycin dung nạp kém ở bệnh nhân AIDS.

Clindamycin không an toàn cho người bệnh bị loạn chuyển hóa porphyrin, tránh dùng cho người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính.

Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh. 

 Tác dụng không mong muốn ( ADR)

ADR thường xảy ra khi dùng clindamycin đường uống, tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch.

Clindamycin có nguy cơ cao gây viêm đại tràng giả mạc do độc tố của Clostridium difficile tăng quá mức. Điều này xảy ra khi những vi khuẩn thường có ở đường ruột bị clindamycin phá hủy (đặc biệt ở người cao tuổi và những người có chức năng thận giảm). Ở một số người bệnh (0,1 - 10%) viêm đại tràng giả mạc có thể phát triển rất nặng và dẫn đến tử vong. Viêm đại tràng giả mạc được đặc trưng bởi: Đau bụng, ỉa chảy, sốt, có chất nhày và máu trong phân. Soi trực tràng thấy những mảng trắng vàng trên niêm mạc đại tràng.

ADR của clindamycin ở đường tiêu hóa gây ỉa chảy có thể tới 20% ở người bệnh sau khi dùng thuốc uống hoặc tiêm.

Thường gặp, ADR >1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy do Clostridium difficile, đau bụng.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Da: Mày đay, ngứa, hội chứng Stevens-Johnson, phát ban.

Khác: Phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp, viêm tắc tĩnh mạch sau tiêm tĩnh mạch.

Hiếm gặp, ADR <1/1 000

Tim mạch: Tim ngừng đập (tiêm tĩnh mạch).

Sinh dục - niệu: Viêm âm đạo.

Thận: Chức năng thận bất thường

Toàn thân: Sốc phản vệ.

Da: Ban đỏ da, viêm tróc da.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin; giảm bạch cầu trung tính hồi phục được, chứng mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, viêm thực quản.

Gan: Vàng da, chức năng gan bất thường.

ADR của chế phẩm tại chỗ:

 >10 %: Khô da, ngứa, rát, ban đỏ, bong vảy.

<1%: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, phản ứng quá mẫn.

Âm đạo: Viêm đường niệu - âm đạo do nấm Candida, ngứa âm đạo (> 10%); viêm âm hộ - âm đạo, đau âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas, nhiễm nấm (< 1%).

 Hướng dẫn cách xử trí ADR

Ngừng dùng clindamycin nếu ỉa chảy hoặc viêm đại tràng xảy ra, điều trị bằng metronidazol liều 250 - 500 mg uống, 6 giờ một lần, trong 7 - 10 ngày. Dùng nhựa trao đổi anion như: Cholestyramin hoặc colestipol để hấp thụ độc tố của Clostridium difficile. Cholestyramin không được uống đồng thời với metronidazol vì metronodazol liên kết với cholestyramin và bị mất hoạt tính. Không thể loại clindamycin khỏi máu một cách có hiệu quả bằng thẩm tách.

 Dược lý và cơ chế tác dụng

Clindamycin thuộc nhóm lincosamid, là một kháng sinh bán tổng hợp dẫn xuất của lincomycin lấy từ môi trường nuôi cấy Streptomyces lincolnensis. Clindamycin có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ thuốc đạt được ở vị trí nhiễm khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với thuốc. Clindamycin palmitat hydroclorid và clindamycin phosphat không có hoạt tính cho tới khi được thủy phân nhanh in vivo thành clindamycin tự do có hoạt tính. Clindamycin ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn với tiểu đơn vị 50S ribosom, tác dụng chính là ức chế sự tạo thành các liên kết peptid. Vị trí tác dụng của clindamycin cũng giống vị trí tác dụng của erythromycin, lincomycin và cloramphenicol.

Phổ kháng khuẩn

Nhạy cảm: Vi khuẩn Gram dương ưa khí: Streptococci, Staphylococci, Bacillus anthracis và Corynebacterium diphteriae. Vi khuẩn Gram dương kỵ khí: Eubacterium, Propionibacterium, Peptococcus và Peptostreptococcus spp., nhiều chủng Clostridium perfringens và C. tetani.

Một số chủng Actinomyces spp. và Nocardia asteroides.

Một vài hoạt tính kháng Toxoplasma gondii và Plasmodium spp.

Kháng thuốc

Cơ chế kháng thuốc mắc phải của vi khuẩn đối với clindamycin là do methyl hóa RNA trong tiểu đơn vị 50S ribosom của vi khuẩn; kiểu kháng này thường qua trung gian plasmid. Kháng thuốc xảy ra ở mức độ khác nhau trên các vùng miền theo phân bố địa lý. Có sự kháng chéo giữa clindamycin, lincomycin và erythromycin vì những thuốc này đều tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuẩn.

Các loại vi khuẩn sau đây thường kháng clindamycin:

Hầu hết các vi khuẩn Gram âm ưa khí bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas spp. và Acinetobacter spp., thực tế đã kháng clindamycin cũng như erythromycin, Neisseria gonorrhoeae, N. meningitidis, Haemophilus influenzae, Enterococci đều đã kháng thuốc. Mycoplasma spp., cùng một vài chủng Staphylococcus aureus kháng methicilin cũng đã kháng với clindamycin.

Theo một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng trong nhóm B. fragilis khoảng 25% hoặc cao hơn. Một số vi khuẩn kỵ khí đã ít nhiều kháng clindamycin: Clostridium spp. (10 - 20%), Peptostreptococci (8%), Fusobacterium spp. (9%), chủng Prevotella (11%).

Dược động học

Clindamycin bền vững trong môi trường acid. Khoảng 90% liều uống của clindamycin hydroclorid được hấp thu trong đường tiêu hóa. Sự hấp thu không bị giảm đi đáng kể khi uống cùng thức ăn, nhưng tốc độ hấp thu có thể bị giảm. Trước khi hấp thu clindamycin palmitat hydroclorid và clindamycin phosphat bị thủy phân ở đường tiêu hóa tạo thành clindamycin có hoạt tính. Sau khi uống khoảng 1 giờ liều 150, 300 và 600 mg (tính theo clindamycin), nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương tương ứng là 2 - 3 microgam/ml, 4 microgam/ml và 8 microgam/ml. Nồng độ trung bình vào khoảng 700 nanogam/ml sau 6 giờ.

Khi dùng đường tiêm, clindamycin phosphat không hoạt tính sinh học cũng được thủy phân thành clindamycin. Sau khi tiêm bắp liều tương ứng với 300 mg clindamycin, nồng độ đỉnh huyết tương đạt được khoảng 6 microgam/ml trong vòng 3 giờ; nồng độ đỉnh trong huyết tương là 9 microgam/ml khi tiêm liều 600 mg clindamycin phosphat. Đối với trẻ em nồng độ đỉnh đạt được trong khoảng 1 giờ. Khi tiêm truyền tĩnh mạch với liều như trên, nồng độ đỉnh là 7 - 10 microgam/ml đạt được sau khi tiêm.

Một lượng nhỏ clindamycin có thể được hấp thu sau khi dùng chế phẩm tại chỗ trên da. Sinh khả dụng từ các chế phẩm dùng tại chỗ dạng hydroclorid và phosphat thứ tự khoảng 7,5% và 2%. Khoảng 5% liều kem dùng đường âm đạo và khoảng 30% viên đặt âm đạo được hấp thu vào cơ thể.

Clindamycin được phân bố rộng khắp trong các dịch và mô của cơ thể, gồm cả xương, nhưng sự phân bố không đạt được nồng độ có ý nghĩa lâm sàng trong dịch não tủy. Thuốc khuyếch tán qua nhau thai vào tuần hoàn thai; thuốc cũng có xuất hiện trong sữa mẹ và có nồng độ cao trong mật. Thuốc tích lũy trong bạch cầu và đại thực bào. Trên 90% nồng độ clindamycin trong vòng tuần hoàn liên kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc là 2 - 3 giờ nhưng có thể kéo dài ở trẻ sơ sinh thiếu tháng và những người bệnh suy thận nặng.

Clindamycin có thể chuyển hóa ở gan tạo thành chất chuyển hóa N-demethyl và sulfoxid có hoạt tính và một số chất chuyển hóa khác không có hoạt tính. Khoảng 10% liều được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính hay chất chuyển hóa và khoảng 4% bài tiết qua phân; số còn lại bài tiết chậm dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính sau vài ngày.

Không thể thải loại clindamycin một cách có hiệu quả bằng thẩm tích máu hoặc thẩm phân màng bụng.

Tuổi tác không làm thay đổi dược động học của clindamycin nếu chức năng gan thận bình thường.

 Thời kì mang thai

Độ an toàn khi dùng clindamycin cho phụ nữ mang thai chưa được xác định. Hiện không có các bằng chứng về ngộ độc thai và quái thai trong các nghiên cứu trên động vật nhưng cũng chưa có các nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ về việc dùng clindamycin cho người mang thai hoặc khi sinh đẻ; vì vậy không dùng clindamycin cho người mang thai, trừ khi thật cần thiết, không còn liệu pháp nào thay thế và phải theo dõi thật cẩn thận. 

 Thời kì cho con bú

Clindamycin bài tiết vào sữa mẹ (khoảng 0,7 - 3,8 microgam/ml), vì vậy nên tránh cho con bú trong thời gian điều trị thuốc. 

 Tương tác thuốc

Clindamycin có tác dụng phong bế thần kinh cơ nên có thể làm tăng tác dụng của các thuốc phong bế thần kinh cơ khác, bởi vậy nên sử dụng rất thận trọng khi người bệnh đang dùng các thuốc này và những người bệnh này cần được theo dõi vì tác dụng phong bế thần kinh cơ kéo dài.

Clindamycin không nên dùng đồng thời với những thuốc sau: Thuốc tránh thai steroid uống, vì làm giảm tác dụng của những thuốc này.

Erythromycin, vì các thuốc này tác dụng ở cùng một vị trí trên ribosom vi khuẩn; bởi vậy liên kết của thuốc này với ribosom vi khuẩn có thể ức chế tác dụng của thuốc kia.

Diphenoxylat, loperamid hoặc opiat (những chất chống nhu động ruột), những thuốc này có thể làm trầm trọng thêm hội chứng viêm đại tràng do dùng clindamycin vì chúng làm chậm thải độc tố.

Hỗn dịch kaolin - pectin, vì làm giảm hấp thu clindamycin.

Clindamycin có thể làm giảm tác dụng của vắc xin thương hàn. Clindamycin kháng lại hoạt tính kháng sinh của các aminoglycosid in vitro. Tuy nhiên, in vivo sự kháng này không được chứng minh, clindamycin đã sử dụng thành công trong kết hợp với một aminoglycosid và sự giảm hoạt tính không thấy rõ.

 Độ ổn định và bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không vượt quá 30 oC trong bao bì kín. Dung dịch uống sau khi hoàn nguyên với nước có thể ổn định 2 tuần ở nhiệt độ phòng; không được để đông băng.

Dung dịch tiêm truyền ổn định trong 16 ngày ở nhiệt độ phòng, 32 ngày khi để đông lạnh (4 oC) và ít nhất 8 tuần khi để đông băng (-10 oC). Thuốc đã sử dụng phải bỏ phần còn lại sau 24 giờ.


 

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2024

 

Chẩn đoán và điều trị suy tim cấp

Suy tim cấp là một trong những biểu hiện của bệnh suy tim xảy ra bất ngờ, bệnh nhân cần chuẩn bị trước kiến thức về bệnh lý cũng như hướng điều trị và xử lý trong trường hợp khẩn cấp khi cần thiết.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.


1. Suy tim cấp là gì?

Suy tim cấp là tình trạng những biểu hiện của hội chứng suy tim xảy ra một cách đột ngột, cần được can thiệp cấp cứu nhanh nhất. Các triệu chứng bao gồm sung huyết phổi và có thể giảm cung lượng tim hệ thống. Hiện nay có rất nhiều tiến bộ đáng kể trong việc chẩn đoán và điều trị tình trạng bệnh này.



Suy tim cấp là tình trạng những biểu hiện của bệnh suy tim xuất hiện bất ngờ

Suy tim cấp là tình trạng những biểu hiện của bệnh suy tim xuất hiện bất ngờ

Suy tim cấp có thể chia thành hai dạng phổ biến: phù phổi cấp và sốc tim. Trong đó, 20% trường hợp suy tim cấp xuất hiện một cách đột ngột và mới, trong khi 80% trường hợp còn lại liên quan đến suy tim mạn (suy tim mạn tính) và bị suy yếu trạng thái nặng hơn. Vì vậy, việc xác định dạng suy tim, các yếu tố thúc đẩy, và nguyên nhân gây bệnh đóng vai trò quan trọng trong xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.


2. Phân loại suy tim cơ bản nhất

2.1 Suy tim trái

Với suy tim trái, tâm thất trái của tim trở nên yếu đi và mất khả năng bơm máu. Trong trường hợp này, tim không thể bơm máu đến các cơ quan quan trọng như não và thận. Suy tim trái được chia làm 2 loại:


Suy tim tâm thu:


● Tình trạng này xảy ra khi tâm thất trái của tim không còn khả năng co bóp đủ mạnh để duy trì lưu thông máu bình thường trong cơ thể, dẫn đến mất nguồn cung cấp máu cho cơ thể. Điều này khiến máu chảy ngược vào các cơ quan, khiến chất lỏng tích tụ trong phổi và gây sưng tấy ở các bộ phận khác của cơ thể.


Suy tim tâm trương:


● Tình trạng này xảy ra khi tâm thất trái của tim bị thu hẹp hoặc dày lên, làm giảm lượng máu bơm ra ngoài. Theo thời gian, máu dồn vào tâm nhĩ trái và sau đó là phổi, gây tích tụ chất lỏng và gây ra các triệu chứng suy tim.


2.2 Suy tim phải

Suy tim phải là bệnh lý trong đó tâm thất phải của tim trở nên quá yếu để bơm đủ máu lên phổi. Điều này khiến máu ứ đọng trong tĩnh mạch (mạch dẫn máu từ các cơ quan và mô đến tim). Khi áp lực trong tĩnh mạch tăng lên, máu bị đẩy ra khỏi tĩnh mạch và đi vào các mô xung quanh. Điều này khiến chất lỏng tích tụ ở chân hoặc hiếm gặp hơn ở vùng sinh dục, các cơ quan gần đó hoặc bụng.


3. Nguyên nhân suy tim cấp là gì

Suy tim cấp có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng các nguyên nhân phổ biến bao gồm:


3.1. Biến cố khiến suy tim cấp trầm trọng

Rối loạn nhịp tim nhanh hoặc chậm nặng: Nhịp tim không đều có thể gây ra suy tim cấp khi trái tim không bơm máu hiệu quả.

Hội chứng mạch vành cấp: Các biến cố như tắc nghẽn mạch vành có thể dẫn đến thiếu máu và tổn thương trái tim, góp phần làm bệnh trở nên nghiêm trọng.

Biến chứng cơ học của hội chứng mạch vành cấp: Các sự kiện như vách liên thất vỡ hoặc đứt dây chằng van hai lá có thể gây ra suy tim cấp.

Thuyên tắc phổi cấp: Sự tắc nghẽn nhanh chóng của mạch máu đến phổi có thể làm gia tăng áp lực lên trái tim.

Cơn tăng huyết áp cấp cứu: Áp lực máu cao và không kiểm soát có thể gây ra bệnh nếu không điều trị kịp thời.

Ép tim: Suy tim có thể xảy ra sau một cơn ép tim nặng, gây tổn thương cho trái tim.

Bóc tách động mạch chủ: Một sự kiện hiếm gặp nhưng nếu xảy ra, có thể gây suy tim cấp một cách nhanh chóng.

Phẫu thuật và các vấn đề liên quan đến chu phẫu: Sau một ca phẫu thuật tim mạch, suy tim cấp có thể xảy ra là một biến chứng.

Bệnh cơ tim chu sinh: Các bệnh lý cơ tim từ khi mới sinh có thể gây ra bệnh khi trái tim không phát triển hoặc hoạt động đúng cách.


Rối loạn nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm nặng có thể gây nên suy tim cấp

Rối loạn nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm nặng có thể gây nên suy tim cấp

3.2 Biến cố khiến suy tim nặng dần theo thời gian dài

Nhiễm trùng (bao gồm viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc hen phế quản.

Thiếu máu.

Suy chức năng thận.

Không tuân thủ chế độ ăn kiêng hoặc thuốc điều trị.

Nguyên nhân do thầy thuốc gây ra (do kê đơn thuốc kháng viêm không steroid hoặc corticoid, tương tác thuốc,...).

Rối loạn nhịp, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền nhưng không gây giảm nhịp tim đột ngột, nặng nề.

Tăng huyết áp không kiểm soát được.

Nghiện rượu và và các chất gây nghiện.

4. Triệu chứng suy tim cấp

4.1 Triệu chứng liên quan đến quá tải thể tích:

Khó thở (khi gắng sức, kịch phát về đêm, khi nằm, hoặc lúc nghỉ); ho, khò khè.

Khó chịu chân và bàn chân: phù, tê bì, lạnh

Khó chịu ở bụng: đầy bụng, chán ăn

Khi thăm khám sẽ thấy: ran ở phổi, tràn dịch màng phổi, phù ngoại biên (chân, vùng thấp), chướng bụng hoặc tăng vòng bụng, đau hoặc tức 1/4 bụng trên phải, gan to hoặc lách to, củng mạc vàng, tăng cân, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+), tăng tiếng T3, tiếng T2 mạnh.

4.2 Triệu chứng liên quan đến giảm tưới máu mô:

● Mệt


● Thay đổi tri giác, ngủ gà ban ngày, lú lẫn, mất tập trung, choáng váng, gần ngất hoặc ngất


● Chân tay lạnh tái nhợt, tụt huyết áp


● Thăm khám sẽ thấy: áp lực mạch hẹp hoặc chênh áp thấp, choáng.



Bệnh nhân khi gặp suy tim cấp có thể bị ngất

Bệnh nhân khi gặp suy tim cấp có thể bị ngất

5. Các phương pháp chẩn đoán suy tim cấp

Suy tim cấp tính là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, đòi hỏi sự hỗ trợ từ bác sĩ và đội ngũ y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng, hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân và kết quả kiểm tra sức khỏe để phát hiện ra những dấu hiệu chỉ rõ rằng tim đang không thể bơm máu đúng cách.


Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng có thể xác định loại suy tim cấp để đề xuất phương pháp điều trị thích hợp, các phương pháp đó bao gồm:


Điện tâm đồ (ECG): sử dụng điện cực để theo dõi hoạt động tim.

Theo dõi nồng độ oxy trong máu.

Các xét nghiệm máu có thể phản ánh nguyên nhân cơ bản của việc dẫn đến suy tim hoặc nguy cơ xuất hiện các biến chứng cùng những ảnh hưởng đến sức khoẻ

Chụp X-quang ngực: Hữu ích để theo dõi phản ứng và quá trình điều trị.

Siêu âm tim: khảo sát hình ảnh tim đang bơm máu, giúp xác định đúng loại suy tim.

Chụp cộng hưởng từ tim (chụp MRI tim) và chụp cắt lớp vi tính tim (chụp CT tim): Cung cấp hình ảnh chi tiết về tổn thương cơ tim.

6. Biến chứng suy tim cấp


Suy tim cấp tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Một số biến chứng là:

Thiếu máu: Tình trạng này xảy ra khi máu thiếu các tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố khỏe mạnh và có thể gây suy nhược và mệt mỏi.

Rung tâm nhĩ: Nhịp tim không đều này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và đông máu.

Rối loạn chức năng thận: Thường gặp ở bệnh nhân suy tim và làm tăng nguy cơ biến chứng tim, nhập viện và tử vong.

Giãn tĩnh mạch và loét: Tuần hoàn kém có thể khiến da dày lên, thay đổi màu sắc và có vẻ sáng bóng. Chấn thương có thể khiến tóc rụng hoặc để lại sẹo.

Bệnh gan: Những người bị suy tim có nguy cơ mắc bệnh gan.

7. Điều trị suy tim cấp

Để điều trị suy tim cấp hiệu quả, cần đánh giá tình trạng bệnh nhân trước:


Xác định xem bệnh nhân có suy hô hấp hoặc sốc tim hay không. Nếu có, cần thực hiện hồi sức tích cực và chuyển bệnh nhân đến phòng chăm sóc cấp cứu (ICU).

Đối với trường hợp suy tim cấp nhẹ hơn, cần đánh giá các yếu tố như đường thở, thông khí và cung cấp oxy cho bệnh nhân. Đặt đường truyền tĩnh mạch để cung cấp thuốc và theo dõi các dấu hiệu sống còn của bệnh nhân, bao gồm việc theo dõi nước tiểu.

7.1. Phù phổi cấp

Phù phổi cấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của suy tim cấp. Để đánh giá tình trạng của bệnh nhân phù phổi, bác sĩ cần phải đánh giá các yếu tố:


Đánh giá tình trạng bệnh nhân qua lịch sử bệnh, triệu chứng cơ năng, và thăm khám lâm sàng.

Sử dụng các xét nghiệm như điện tâm đồ 12 chuyển đạo, X-quang ngực, siêu âm tim qua ngực, các xét nghiệm máu như công thức máu, Ure, Creatinine, điện giải đồ, men tim, và khí máu động mạch để chẩn đoán và đánh giá nguy cơ.

Trong trường hợp nặng, có thể cần thực hiện các xét nghiệm sâu hơn như thông tim, siêu âm tim qua thực quản, hoặc đặt catheter động mạch hệ thống.

Các biện pháp điều trị phù phổi do suy tim cấp bao gồm:


Các biện pháp điều trị bao gồm cung cấp oxy, đặt đường truyền tĩnh mạch và sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu Furosemide, Nitroglycerin, Morphine Sulfate.

Truyền thuốc vận mạch như Dobutamin, Dopamin nếu huyết động không ổn định. Đặt nội khí quản và hỗ trợ thở máy nếu cần. Cũng có thể sử dụng các phương pháp hỗ trợ tuần hoàn như máy siêu lọc máu. Điều trị nguyên nhân dẫn đến phù phổi cấp và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị lâu dài sau khi bệnh nhân thoát khỏi cơn phù phổi cấp.

7.2 Sốc tim

Các tổn thương tim dẫn đến sốc tim có thể ở cơ tim, van tim, buồng tim hoặc do loạn nhịp tim. Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, 80% nguyên nhân sốc tim là do tổn thương cơ tim, chỉ 20% do yếu tố cơ học như hở 2 lá cấp, thủng vách liên thất.


Đánh giá bệnh nhân sốc tim:


Đánh giá bệnh nhân bằng lịch sử bệnh và kiểm tra lâm sàng. Điều này bao gồm kiểm tra huyết áp, điện tâm đồ, X-quang ngực, siêu âm tim, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm và các xét nghiệm máu.

Các biện pháp điều trị bao gồm:


Các biện pháp điều trị bao gồm cung cấp oxy, đặt nội khí quản và hỗ trợ thở bằng máy nếu cần. Sử dụng các thuốc vận mạch truyền tĩnh mạch như Dopamine, Dobutamine, Milrinone, Noradrenaline. Nếu có tổn thương cơ tim, có thể cần đặt bóng đối xung động mạch chủ hoặc thực hiện tái thông mạch vành để điều trị nguyên nhân gây ra sốc tim.

7.3 Điều trị tiếp theo

Sau khi ổn định tình trạng suy tim cấp, điều trị lâu dài và quản lý bệnh nhân để cải thiện chức năng tim và chất lượng cuộc sống. Điều này bao gồm theo dõi huyết áp, cân nặng, thể tích dịch xuất nhập hàng ngày, và điều chỉnh thuốc. Hỗ trợ bệnh nhân trong việc duy trì sức khỏe và theo dõi sát sao để giảm nguy cơ tái nhập viện và tử vong.



Bệnh nhân cần được giảm thời gian chăm sóc tích cực sau khi cấp cứu

Bệnh nhân cần được giảm thời gian chăm sóc tích cực sau khi cấp cứu

Suy tim cấp là một tình trạng nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng và chăm sóc tích cực. Sau điều trị cấp cứu, việc theo dõi và điều trị tiếp theo rất quan trọng để giúp bệnh nhân ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống.


8. Phòng ngừa suy tim cấp

Một lối sống lành mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ suy tim cấp. Đối với chế độ dinh dưỡng, việc ăn hoa quả và rau, cũng như ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì và gạo lứt, đều là cách quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch.


Giảm tiêu thụ thịt và ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không chứa chất béo giúp hạn chế lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Việc hạn chế thực phẩm giàu chất béo như pho mát và thực phẩm chế biến sẵn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh.


Bên cạnh đó, tránh thức ăn nhiều muối và đường cũng là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh để phòng ngừa suy tim cấp tính. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trong việc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.


Ngoài ra, những phương pháp điều chỉnh lối sống khác như uống đủ nước, không sử dụng thuốc lá và ma túy. Tập thể dục đều đặn, duy trì cân nặng phù hợp, và giảm căng thẳng thông qua thiền hoặc tập thể dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn suy tim cấp. Chúng ta cũng cần lưu ý đến mức tiêu thụ rượu để duy trì một lối sống lành mạnh cho tim mạch.



Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa suy tim

Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa suy tim

9. Điều trị suy tim tại Vinmec

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc suy tim cấp ngày càng nhiều, tiến triển càng nhanh. Do vậy, việc tìm kiếm một phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa là điều rất cần thiết. Trung tâm Tim Mạch - bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã xây dựng Phòng khám chuyên sâu về suy tim được tổ chức và đưa vào hoạt động từ tháng 3/2019. Đây là 1 trong số ít các phòng khám chuyên sâu về suy tim được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam có tham khảo mô hình của Mỹ và Singapore, mang lại hy vọng điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị suy tim nhằm phục vụ cho nhu cầu thăm khám, tư vấn, điều trị mang lại sức khỏe cho bệnh nhân.


Bệnh nhân được quản lý theo mẫu bệnh án thống nhất, thuận tiện cho việc tra cứu và lưu trữ trên nguyên tắc bảo mật thông tin. Bệnh viện đang xây dựng các phần mềm trên điện thoại thông minh để qua đó có được sự tương tác chặt chẽ, thường xuyên giữa bệnh nhân và nhân viên y tế như: nhắc lịch khám, nhắc và hướng dẫn dùng thuốc, cách thức sử trí các tình huống phát sinh, giáo dục sức khỏe.


Đánh giá mức độ suy tim, lập kế hoạch điều trị cụ thể, tối ưu và phù hợp với từng bệnh nhân, trên cơ sở áp dụng các hướng dẫn cập nhật từ các tổ chức chuyên khoa Tim Mạch lớn trên thế giới như Hội Tim Mạch châu Âu, hội Tim mạch và Trường môn Tim Mạch Hoa kỳ. Với những bệnh nhân bị suy tim giai đoạn muộn, phòng khám chuyên sâu về suy tim sẽ tổ chức hội chẩn để đưa ra các biện pháp điều trị tăng cường: tái đồng bộ, thiết bị hỗ trợ thất, ghép tim.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng

Tổng quan bệnh suy tim: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

4.3/5 - (36 bình chọn)

Suy tim là hậu quả chung của hầu hết các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh van tim… Mặc dù là tình trạng mạn tính khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu biết cách điều chỉnh lối sống khoa học và tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị, người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt căn bệnh nguy hiểm này và sống lâu khỏe mạnh.

Suy tim là bệnh gì?

Suy tim là khi hoạt động bơm máu của tim suy yếu, lượng máu tim bơm đi không đủ cho nhu cầu của cơ thể khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, mệt mỏi, hụt hơi mỗi khi vận động.

Suy tim tâm thu (trái) và suy tim tâm trương (phải)

Suy tim tâm thu (trái) và suy tim tâm trương (phải)

Suy tim có mấy cấp độ?

Phân loại theo Hiệp Hội tim mạch New York NYHA

Mức độ suy tim

Biểu hiện bệnh

Độ 1

(Suy tim tiềm tàng)

Người bệnh hoạt động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, tức ngực.

Độ 2

(nhẹ)

Một số hoạt động thể chất bị hạn chế, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhẹ, tuy nhiên sau khi nghỉ ngơi sẽ thấy dễ chịu hơn.

Độ 3

(trung bình)

Hoạt động thể chất, sinh hoạt bị hạn chế rõ ràng. Khi nghỉ ngơi không có triệu chứng nhưng nếu hoạt động gắng sức nhẹ là thấy khó thở, mệt mỏi, nhịp tim nhanh, trống ngực.

Độ 4

(nặng)

Triệu chứng bệnh xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ làm được những việc nhẹ. Mọi sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều.

Phân loại suy tim theo Hiệp Hội tim mạch Mỹ AHA/ACC

Giai đoạn A

Người bệnh có nguy cơ mắc suy tim cao nhưng không có triệu chứng hoặc bệnh tim khác.

Giai đoạn B

Người bệnh đã có bệnh tim nhưng lại chưa xuất hiện triệu chứng suy tim

Giai đoạn C

Người bệnh tim đã và đang có triệu chứng suy tim, vẫn đáp ứng tốt với thuốc điều trị.

Giai đoạn D

Suy tim đã tiến triển nặng, không còn đáp ứng với thuốc và cần can thiệp phẫu thuật tại bệnh viện.

Phân loại suy tim theo chức năng tim

Suy tim tâm thu

Cơ tim yếu do bị giãn rộng, không thể bơm máu ra khỏi tim.

Suy tim tâm trương

Cơ tim trở nên dày và cứng, khó giãn rộng ở thời điểm máu đổ về tim

Phân loại theo tính chất tiến triển

Suy tim cấp tính

Triệu chứng xuất hiện và tiến triển nhanh chóng, đột ngột do bệnh lý cấp tính như cơn tăng huyết áp kịch phát, nhồi máu cơ tim…

Suy tim mạn tính

Triệu chứng tiến triển nặng dần theo thời gian, có những đợt suy tim cấp xen kẽ vơi những giai đoạn ổn định.

Phân loại theo vị trí

Suy tim trái

Do khả năng co giãn, bơm máu của buồng tâm nhĩ trái và tâm thất trái giảm, máu bị ứ đọng tại phổi gây khó thở, ho khan, nặng ngực đặc biệt là khi nằm.

Suy tim phải

Thường là hệ quả của suy tim trái; các buồng tim bên phải suy yếu khiến máu bị ứ đọng tại các cơ quan khác trong cơ thể gây phù chân, tay, bụng…

Nguyên nhân gây suy tim

Tất cả các bệnh tim mạch hoặc các tổn thương tim đều dẫn tới hội chứng suy tim. Nguyên nhân phổ biến nhất là do:

– Huyết áp cao: Huyết áp cao khiến tim phải làm việc gắng sức để thắng được áp lực trong lòng mạch, lâu dần khiến cơ tim suy yếu.

– Bệnh van tim: Hẹp van tim hoặc hở van tim.

– Bệnh cơ tim: Cấu trúc hoặc chức năng của cơ tim bị thay đổi, giảm khả năng co bóp

– Bệnh mạch vành: Bệnh mạch vành làm thu hẹp dòng chảy của máu tới nuôi cơ tim. Khi lòng động mạch vành bị tắc hẹp hoàn toàn, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây tổn thương vĩnh viễn cơ tim, làm suy giảm chức năng tim.

Ngoài ra, suy tim còn có thể do một số nguyên nhân khác như bệnh tim bẩm sinh, biến chứng tiểu đường trên tim, rối loạn nhịp tim kéo dài nhiễm độc hóa chất, rượu, bệnh tự miễn, bệnh tuyến giáp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…

Triệu chứng suy tim thường gặp

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không có biểu hiện bệnh, nhưng khi suy tim tiến triển, một số dấu hiệu có thể xuất hiện như:

– Hụt hơi, khó thở: Ban đầu người bệnh chỉ khó thở nhẹ mỗi khi gắng sức, nhưng về sau khó thở xảy ra cả khi nghỉ ngơi, khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, thậm chí mất ngủ.

– Mệt mỏi: cảm giác như bị suy nhược cơ thể

– Nặng ngực: cảm như có vật đè nén, ép chặt vào ngực

– Ho khan: bởi máu bị ứ lại tại phổi, có thể ho ra đờm lẫn máu

– Hoa mắt, chóng mặt: có thể ngất xỉu khi tim hoạt động không hiệu quả

– Nhịp tim nhanh: hồi hộp, trống ngực ngay cả khi nghỉ ngơi

– Phù chân và tăng cân: Suy tim khiến máu trong cơ thể lưu thông kém và giảm đào thải dịch qua thận, gây tích tụ nước dẫn tới phù, rõ nhất là ở mắt cá chân, bàn chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng khác như đi tiểu đêm, đầy hơi, buồn nôn hoặc chán ăn… Để nhận biết một cách trực quan hơn, bạn có thể theo dõi các triệu chứng suy tim qua video dưới đây:


Video hướng dẫn cách nhận biết các triệu chứng suy tim thường gặp

Bạn đang tìm kiếm giải pháp giúp làm giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực,… và ngăn ngừa suy tim tiến triển. Hãy liên hệ tới số điện thoại –  zalo 0962 546 541 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Bệnh suy tim có nguy hiểm không?

Suy tim thường gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống. Khi bệnh tiến triển nặng có thể khiến các cơ quan bị tổn thương vì thiếu oxy đến nuôi dưỡng, người bệnh có thể gặp biến chứng như:

– Suy gan

– Suy thận

– Phù phổi cấp

– Đột quỵ

– Nhồi máu cơ tim

– Rối loạn nhịp tim

– Rối loạn tiêu hóa

Người bệnh suy tim sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu của Framingham được công bố năm 2002 trên Tạp chí Y học New England sử dụng dữ liệu từ 15 đến 20 năm trước, có tới 59% nam giới và 45% phụ nữ tử vong sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán. Tuy nhiên nghiên cứu này lại chưa xác định nguyên nhân gây tử vong là do suy tim hay vì một lý do nào khác.

Một nghiên cứu khác được công bố năm 2017 thực hiện trên 54.313 người bệnh suy tim cho thấy có tới 81,3% sống được thêm 1 năm, 51,5% sau 5 năm và chỉ có 29,5% sống được đến 10 năm sau chẩn đoán. 

Thực tế, tuổi thọ của người bệnh suy tim phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, các bệnh mắc kèm, mức độ bệnh, khả năng tuân thủ điều trị, cơ địa người bệnh… Do đó, rất khó để có thể đưa ra một con số chính xác về tuổi thọ của người bệnh suy tim.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn có những cách để kéo dài tuổi thọ của mình. Hãy để chuyên gia Tim mạch Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này qua video dưới đây:

GS.TS Phạm Gia Khải giải đáp thắc mắc “Suy tim sống được bao lâu?”

Chẩn đoán suy tim

Để chẩn đoán chính xác bệnh suy tim, ngoài việc khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ thường tiến hành một số các xét nghiệm sau:

– Điện tim đồ

– Xét nghiệm máu

– X – quang ngực

– Siêu âm tim

– Nghiệm pháp gắng sức

– Nội soi tim

Các phương pháp điều trị suy tim giúp kéo dài tuổi thọ

Để điều trị suy tim hiệu quả, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, kết hợp với sử dụng thuốc để ổn định triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Chế độ ăn uống và lối sống

– Giảm muối và nước: nhằm giảm gánh nặng cho tim. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng muối ăn và lượng nước uống mỗi ngày.

– Kiểm soát cân nặng: Khi thừa cân, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu và oxy cho cơ thể khiến bệnh tiến triển nhanh. Nhưng nếu người bệnh sụt cân nhanh chóng có thể bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

– Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu: Hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu có thể gây tổn thương tim, khiến tình trạng suy tim tiến triển nặng hơn.

– Tập thể dục nhẹ nhàng: để tăng cường khả năng hồi phục chức năng tim.

Thuốc điều trị suy tim

Nhiều loại thuốc được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh. Các loại thuốc điều trị thường được chỉ định là:

– Nhóm lợi tiểu

– Thuốc chẹn beta

– Thuốc ức chế men chuyển (ACE)

– Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)

Người bệnh suy tim cần sử dụng thuốc đúng liều lượng và đúng giờ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý bỏ liều.

Điều trị suy tim bằng thảo dược

Suy tim là bệnh mạn tính, khó có thể trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thuốc đều đặn, thay đổi lối sống tích cực kết hợp với sử dụng các thảo dược tự nhiên có thể nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ.

Trong y học cổ truyền, Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Đan sâm, Hoàng bá… được coi là những dược liệu quý thường có mặt trong những bài thuốc trị bệnh tim. Sự kết hợp của những thảo dược này sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực và ngăn ngừa suy tim tiến triển trong mọi giai đoạn bệnh.  

Rất nhiều công trình nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chứng minh quan điểm này. Tiêu biểu như nghiên cứu về berberin – hoạt chất chính có trong Hoàng bá được thực hiện tại Khoa Tim mạch, Bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) cho thấy: berberin giúp làm gia tăng phân suất tống máu, giảm rối loạn nhịp tim cho người bệnh suy tim độ 3, độ 4.

Hay nghiên cứu về Đan sâm tại Đại học Hoshi (Nhật Bản) và nghiên cứu về Bồ hoàng của Đại học Y khoa Nam Kinh (Trung Quốc) đã chứng minh tác dụng giãn mạch để giảm tải gánh nặng cho tim, thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông nhằm giải quyết các triệu chứng do ứ trệ tuần hoàn trong suy tim.  

Thấu hiểu được nhu cầu từ người bệnh, các nhà Dược học của Công ty sản xuất và thương mại Hồng Bàng – đơn vị tiên phong trong công nghệ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu Việt Nam đã bào chế thành công Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Tâm Thống – viên uống hỗ trợ điều trị suy tim chứa bộ 3 thảo dược Bồ hoàng, Hoàng bá, Đan sâm kết hợp cùng Đỏ ngọn, Sơn tra Cao Natto, Mạch môn,  L – carnitine fumarate, Alpha lipoic acid.

Nhận định về công thức 9 thành phần của Vương Tâm Thống, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết:

“Công thức bào chế nên Vương Tâm Thống khá hoàn chỉnh. Hoàn chỉnh ở chỗ biết kết hợp những thứ cần kết hợp, không thừa cũng không thiếu.Vương Tâm Thống là lựa chọn đáng tin cậy, có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng người bệnh tim mạch”. 

Kết quả khảo sát về tác dụng của Vương Tâm Thống cũng cho thấy, có tới 97.05% số người bệnh tim mạch, cảm thấy rất hài lòng về tình trạng sức khỏe sau khi sử dụng sản phẩm Vương Tâm Thống.

Trong đó có 93.36% người bệnh cải thiện rõ rệt tình trạng đau tim, đau thắt ngực, nhói ở ngực và 64.94% ghi nhận chỉ số huyết áp/mỡ máu về mức bình thường, tình trạng khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp thuyên giảm hẳn.

Thông tin chi tiết về kết quả khảo sát và nhận định của GS. TS Phạm Gia Khải về Vương Tâm Thống, mời bạn vui lòng xem tại video dưới đây:

Kết quả khảo sát đánh giá người dùng về sản phẩm Vương Tâm Thống

Với giải pháp này, rất nhiều người bệnh đứng trước ngưỡng cửa suy tim đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và có được cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Dưới đây là chia sẻ của bác Đào Gia Đạt (0362.231.874 – thôn Đại Tự, xã Đại Tự, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) – một trong số những người bệnh suy tim may mắn đã tìm ra giải pháp điều trị bệnh phù hợp:

Bác Đạt chia sẻ bí quyết trị suy tim bằng giải pháp Đông y

Phẫu thuật trong điều trị suy tim

Phẫu thuật được áp dụng cho người bệnh có tổn thương tim thực thể mà dùng thuốc không hiệu quả. Các loại hình phẫu thuật bao gồm:

– Thay/ sửa chữa van tim

– Nong mạch vành

– Đặt stent mạch vành

– Bắc cầu động mạch vành

– Cấy máy tạo nhịp

Nếu suy tim nặng, người bệnh có thể cần phải tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim. Phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, cần theo dõi người bệnh chặt chẽ cả trước và sau phẫu thuật.

Cách phòng bệnh suy tim

Để phòng bệnh suy tim cho những đối tượng có nguy cơ cao, ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học, người bệnh cần chú ý:

– Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

– Dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định.

– Tiêm phòng cúm mỗi năm (vào mùa thu).

– Vệ sinh răng miệng tốt, tránh các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm lợi…

Người bệnh suy tim thường sống trong tâm lý lo lắng, và không ít trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm bởi khả năng vận động của họ ngày một mất dần đi, phải sống lệ thuộc vào người khác. Chính vì vậy, người thân cần ở bên chăm sóc, động viên. Đó chính là liều thuốc tinh thần quý báu, giúp họ vượt qua gánh nặng bệnh tật.

Xem thêm:

7 lý do khiến người bệnh suy tim nên lựa chọn dùng Vương Tâm Thống mỗi ngày

Kinh nghiệm điều trị suy tim từ công thức thảo dược 9 vị

Nguồn tham khảo: uptodate.comheart.orggriswoldhomecare.comcardiobrief.org

—–—–—–—–—–—–

 

GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hiệp Hội Tim mạch học Việt Nam

Ông có hơn 50 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Tim mạch, với 70 công trình khoa học liên quan đến Siêu âm Chẩn đoán trong tim mạch và Tim mạch học can thiệp.

 

BẢNG GIÁ

Điện thoại đặt hàng:  0962.546.541 – 0866.746.966

1. Vương Tâm Thống hộp 30 viên (Mua 6 tặng 1)

– Từ 2-5 hộp: 215.000 đồng/hộp

– Từ 6 – 9 hộp: 200.000 đồng/hộp

– Từ 10 hộp trở lên: 180.000 đồng/hộp

2. Vương Tâm Thống 2 lọ x 90 viên (Tặng 1 hộp 30 viên):

– Giá: 1.100.000 đồng/hộp 2 lọ

3. Miễn phí vận chuyển đơn hàng (từ 2 hộp)

Ngoài ra đơn hàng thành công sẽ được chúng tôi tặng thêm 01 cuốn cẩm nang điện tử “Sống khỏe với bệnh tim mạch” qua email đăng ký

Đặt hàng online



    1.100.000 đ